Viễn
Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF đang khiến cho vấn đề tự do thông tin bị méo mó theo cách hiểu thông thường. Đây là nhận định được nhiều người đưa ra khi xem bản danh sách xếp hạng tự do thông tin toàn cầu năm 2017 và báo cáo giải trình cách xếp hạng của tổ chức này, nhất là đối với Việt Nam
Ngày 26/4 vừa qua, tổ chức RSF công bố bản báo cáo hàng năm về tự do thông tin trên toàn thế giới. Theo bản báo cáo này thì Việt Nam đứng thứ hạng 175 trên 180 nước được khảo sát. Và cũng theo RSF thì Việt Nam nằm trong danh sách các nước không có tự do thông tin (nhóm nước bị bôi đen).
Thông tin này không khiến nhiều người bất ngờ bởi năm nào thì RSF cũng công bố bản báo cáo như thế này và đối với Việt Nam thì kết quả trước sau như một , chỉ loanh quoanh ở mức xếp hạng thứ 173-175 và luôn luôn bị xếp vào các nước không có tự do thông tin.
Lý giải cho điều này, nhiều người đã phân tích rằng, thực ra bản báo cáo của RSF chẳng có tí nào giá trị vì nó không dựa trên các căn cứ khách quan chính xác mà hoàn toàn dựa vào cảm tính. Và điều đáng nói hơn là mang danh là một tổ chức quốc tế nhưng RSF từ lâu đã bị một số quốc gia có chính sách thù địch với Nhà nước Việt Nam thao túng, biến tổ chức này thành tổ chức phục vụ cho các toan tính chính trị của họ. Vì thế, không khó hiểu khi tổ chức này luôn xếp Việt Nam vào các nước không có tự do thông tin, bản chất là để vu cáo Việt nam vi phạm nhân quyền. Thực ra đây là hành động nằm trong chuỗi âm mưu lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam mà thôi.
Không chỉ xếp hạng dựa trên sự cảm tính, chủ quan sẵn có, RSF còn làm cho vấn đề tự do thông tin bị méo mó với cách làm báo cáo và xếp hạng của mình.
Điển hình như đối với Việt Nam, cách duy nhất để RSF xây dựng bản báo cáo và kết luận Việt Nam không có tự do thông tin đó là dựa vào thông tin cung cấp của một số nhà “dân chủ” trong nước:
Ông Benjamin Ismail, phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Phóng viên Không biên giới, cho đài Á châu Tự do biết:
“Báo cáo này dựa vào các số liệu và thông tin mà chúng tôi thu thập được từ các blogger, nhà báo trong nước để đánh giá tình hình Việt Nam.”
Nghe cách nòi này của ông Benjamin Ismail có thể đoán biết ngay tổ chức này lấy thông tin từ các blogger lề trái kiểu như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Lân Thắng…
Mà số này thì ai cũng biết rồi, đều mang bản chất chống đối, thù địch với chính quyền. Thế nên chẳng có gì khó hiểu khi thông tin số này cung cấp cho RSF lại là những thông tin sai lệch và xuyên tạc, thậm chí là bịa đặt về tình hình tự do thông tin ở Việt Nam
Tại sao RSF không lấy thông tin từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác của Việt Nam như Bộ thông tin, truyền thông, các nhà báo chân chính mà đi lấy thông tin từ mấy nhà dân chủ cuội này để xây dựng báo cáo.
Với cách làm báo cáo này, chẳng trách Việt Nam sao cứ mãi không có tự do thông tin.
Đúng hơn là RSF đang làm cho vấn đề tự do thông tin trở nên méo mó.
No comments:
Post a Comment