Như một số trang mạng (chủ yếu là các blog của đám rận chủ) đưa tin. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày hôm qua 29/3 được đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump và thứ trưởng ngoại giao phụ trách Chính trị sự vụ, Thomas Shannon, trao giải Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm. Các tiêu chí được đưa ra cho sự "anh hùng" này đó là dũng cảm khi đưa ra các "vấn đề dân sự" "tuyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa" "là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận". Và các hoạt động minh chứng cho những tiêu chí này trên thực tế của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được biểu hiện như sau:
Thứ nhất: Về sự dũng cảm đưa ra các "vấn đề dân sự".Từ năm 2012 đến nay, Quỳnh sử dụng Facebook với các tên gọi như: Mẹ nấm, Mẹ nấm Gấu, Nguyen Nhu Quynh và thường xuyên soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân.
Thứ hai: Về tiêu chí "tuyền cảm hứng cho sự thay đổi ôn hòa". Trên thực tế trong quảng thời gian bắt đầu bước vào nghề "dân chủ" Quỳnh đã nhận "lời mời" cộng tác với nhiều tổ chức phản động, trong đó có cả tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân. Quỳnh đã từng nhận tiền từ tổ chức này, in và tán phát các tài liệu có nội dung chống phá và sau đó đã từng bị Công an Khánh Hòa bắt tạm giam vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước. Quỳnh còn là "ngọn cờ đầu" của nhiều tổ chức, hội nhóm chống đối khác ở trong nước như nhóm “Tuyên bố công dân tự do”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”… Cùng với các nhà “dân chủ” khác trong cả nước Quỳnh đã liên tục tiến hành nhiều hoạt động vi phạm pháp luật (Quỳnh từng "được" cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất việc khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”). Đặc biệt trong thời gian gần đây, lợi dụng sự cố môi trưởng biển Formosa Hà Tình Quỳnh đã "có công" kích động người dân biểu tình, lồng ghép nội dung vu cáo, chống Đảng, Nhà nước.
Thứ ba:Về tiêu chí "là tiếng nói đại diện cho quyền tự do ngôn luận". Đây có lẽ là tiêu chí mà Quỳnh được điểm cao nhất, với 400 bài viết trên Facebook cá nhân của Quỳnh (gồm 1.180 trang) và tập tài liệu “Stop police killing civilians - SKC” do Quỳnh biên tập, in ấn. Các tài liệu này có nội dung lợi dụng quyền tự do dân chủ, kích động nhân dân chống lại chính quyền, chống lại chế độ, gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội...
Và nếu một giải thưởng mang thương hiệu Mỹ có liên quan đến các vấn đề về "nhân quyền" được trao dựa trên những tiêu chí hoạt động "thực tế" như vậy thì ắt hẳn giới "dân chủ Việt" còn nhiều người xứng đáng hơn Quỳnh. Chẳng hạn:
Ứng viên Nguyễn Văn Lý. Từ năm 1975 đến 1977, Nguyễn Văn Lý đã nhiều lần bị xử lý hành chính vì tội phản tuyên truyền, thậm chí có lần còn bị giam 4 tháng. Đến năm 1983, do liên tục tái phạm, coi thường luật pháp, Nguyễn Văn Lý bị Tòa án nhân dân (TAND) Thừa Thiên - Huế xử phạt 10 năm tù vì tội “Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân”. Bên cạnh đó, ông ta viết và tán phát những tài liệu như “tuyên ngôn 10 điểm”, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tôn giáo, tài liệu “lời chứng” kêu gọi xóa bỏ chế độ Cộng sản ở Việt Nam, kêu gọi Chính phủ Mỹ không ký Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (Hành vi của Nguyễn Văn Lý đã vấp phải sự phản ứng quyết liệt của đa số linh mục, giám mục ở Huế nói riêng, và Giáo hội Thiên Chúa giáo cả nước nói chung. Thậm chí có linh mục đã từng nói thẳng với Nguyễn Văn Lý: “Nếu muốn làm chính trị thì hãy cởi bỏ chiếc áo thầy tu, chứ đừng lợi dụng tôn giáo, mượn bục giảng nhà thờ để xúi bẩy giáo dân làm điều sai trái”). Liên tục trong năm 2005 và 2006, Nguyễn Văn Lý soạn thảo hàng chục nghìn trang tài liệu, cụ thể như “Tuyên ngôn tự do dân chủ cho Việt Nam”, “Lời kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội năm 2007”, “Tự do tôn giáo hôm nay ở Việt Nam”..., tất cả đều có nội dung xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, vu cáo Việt Nam vẫn vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, kêu gọi người dân không đi bầu cử Quốc hội năm 2007...
Hay như Bùi Thị Minh Hằng được nhiều người biết đến với biệt danh "dâm phụ". Sinh ra và lớn lên tại Sơn Tây, Hà Nội. Từ rất sớm Bùi Thị Minh Hằng đã dính vào những tiền án, tiền sự. Trong năm 2011, Bùi Thị Minh Hằng đã 3 lần bị tạm giam vì hành vi gây rối trật tự công cộng. Cụ thể, ngày 2/8/2011 Bùi Thị Minh Hằng có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Cù Huy Hà Vũ, với vai trò kích động một số người có mặt tại phiên tòa gây mất trật tự công cộng. Tiếp đó, ngày 21/8/2011, Bùi Thị Minh Hằng vẫn tiếp tục cùng một số người tụ tập gây mất trật tự công cộng tại khu vực trước tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và với hành vi này Hằng đã bị lực lượng công an phải cưỡng chế đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, sau đó chuyển tới công an quận Hoàn Kiếm lập hồ sơ, ra quyết định xử lý hành chính theo thẩm quyền đối với Bùi Thị Minh Hằng về hành vi gây rối trật tự công cộng theo điều 7, Nghị định 73/CP sau khi đã tuyên truyền, vận động nhưng Hằng vẫn cố tình không chấp hành. Nhưng không lâu sau đó vào ngày 16/10/2011, Bùi Thị Minh Hằng cùng 17 người khác tụ tập trước cổng Đền Ngọc Sơn - Hoàn Kiếm, có hành vi phát tán khẩu hiệu gây mất trật tự công cộng. Cũng như những lần trước, khi được lực lượng làm nhiệm vụ đã vận động dừng ngay các hành vi trên nhưng Hằng tiếp tục cho thấy bản chất lì lợm hơn người của mình khi khi không chấp hành. Và điều đáng nói, khi bị xử lý, Hằng đã la hét, lăn ra vỉa hè ăn vạ, chửi bới, lăng mạ lực lượng làm nhiệm vụ…
Dâm chủ Đoan Trang (Phạm Thị Đoan Trang) đáng lẽ ra phải là ứng cử viên sáng giá nhất cho "giải thưởng" này. “Tham gia in áo cổ động chống Bauxite Tây Nguyên... bị cơ quan an ninh bắt giam và khai trừ công việc/nghề nghiệp (từ 2009)”. Đoan Trang đứng đầu các tổ chức dưới danh xưng xã hội dân sự nhưng thực chất là sân sau của các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài. Ấy mới có chuyện tổ chức Sáng kiến vì lương tâm người Việt hải ngoại (Voice) – một tổ chức ngoại vi của Việt Tân nhanh chóng tìm được thủ lĩnh Đoan Trang. Tổ chức này có nhiệm vụ chuyên tuyển mộ và huấn luyện cho các nhân tố tiềm năng và anh chị em đấu tranh trong nước qua Phi, để đào tạo họ trở thành các activist hoạt động XHDS, đấu tranh dân và nhân quyền trở về lại trong nước để hoạt động tích cực trong phong trào. Bên cạnh đấy, Đoan Trang còn góp mặt trong trong nhóm Tẩy chay Tân Hiệp Phát đình đám dư luận trong thời gian dài. Cái kiểu nhận “tiền” ngoại bang phá hoại từ bên trong mà vẫn cao dọng ta đây đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền chính là bộ mặt của mụ dân chủ này...và đặc biệt Trang chưa từng được một "nhân quyền" nào?
Còn rất nhiều dân dâm chủ khác họ thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí của "giải thưởng", thậm chí vượt xa với "thành tích" mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đạt được. Được biết trước đây vào năm 2015 được nhận giải thưởng “Người bảo vệ Dân quyền 2015”, ẳm về riêng mình số tiền trị giá 50.000 Euros do tổ chức Civil Rights Defenders (CRD) trao tặng, và ngay sau đó giới rân chủ đã thi nhau đấu tố bất kể, trước đó chúng đã từng chung chiến hào. Vậy thì liệu lần này kịch bản cũ có được lặp lại, và Quỳnh có tiếp tục ẳm toàn bộ số tiền trên?
CBR
VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ TRƯỜNG HỢP "MẸ NẤM"
Việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một cá nhân đang bị giam để điều tra hành vi vi phạm pháp luật, là hành động thiếu khách quan, không phù hợp.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (“Mẹ Nấm”), một cá nhân đang bị giam để điều tra hành vi vi phạm pháp luật, là hành động thiếu khách quan, không phù hợp - Ảnh: Nguyễn Hưởng
Chiều 30-3, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, phóng viên đã đặt câu hỏi về quan điểm của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng phụ nữ can đảm đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết đến nhiều nhất dưới cái tên “Mẹ Nấm” trên mạng xã hội Facebook).
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước”.
Ông Lê Hải Bình cũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là luôn bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền của phụ nữ. Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng cải thiện và đảm bảo quyền con người trong thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Trước đó, ngày 10-10-2016, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã hoàn tất việc khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Các quyết định áp dụng đối với bà Quỳnh đã được Viện KSND tỉnh Khánh Hòa phê chuẩn.
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (37 tuổi, trú phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) được biết đến nhiều nhất dưới cái tên “Mẹ Nấm” trên mạng xã hội Facebook. Theo Công an tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2012 đến nay, bà Quỳnh sử dụng Facebook với các tên gọi như: Mẹ nấm, Mẹ nấm Gấu, Nguyen Nhu Quynh và thường xuyên soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân. Tại cơ quan công an, bà Quỳnh khẳng định tự tạo lập và sử dụng, kiểm soát các trang Facebook trên từ trước tới nay, không ai khác tham gia sử dụng chung.
D.Ngọc