Với hình ảnh được lan truyền rộng rãi được chuyển thể từ tác phẩm điêu khắc có tên gọi “Người phụ nữ chim” của một nghệ sĩ người Nhật Bản Keisuke Aisawa. Hình ảnh nhân vật được miêu tả như một người phụ nữ: có đầu người, mình gà, làn da nhợt nhạt, đặc biệt đôi mắt lồi, như những mô phỏng về người ngoài hành tinh.
Chò trơi hướng dẫn, khuyến khích trẻ vị thành niên trơi trên ứng dụng WhatsApp, đăng nhập vào tài khoản có tên là MoMo; để cứu nhân vật thì phải vượt qua thử thách, bằng cách thực hiện các yêu cầu từ dễ, đến khó có cấp độ bạo lực tăng dần, kể cả phải hủy hoại bản thân mình, cao nhất là sát hại người thân và tự sát. Để làm được những điều lớn lao phi thường, cần phải bảo đảm bí mật, không được nói với các thành viên khác, kể cả người thân trong gia đình.
Vì tò mò, rất nhiều người đã tìm cách kết bạn với tài khoản này thông qua các số điện thoại được chia sẻ nhiều trên kênh YouTube và thử tìm cách kết nối để trò chuyện với nhân vật này, tạo thành một trào lưu lan truyền rộng khắp. Các tài khoản Momo sau đó cũng xuất hiện nhiều trên Facebook, Instagram, Twitter... Nhiều người cho biết đã bị ám ảnh khi tài khoản này, đôi khi nhận được các hình ảnh, các video kinh dị để trò chuyện với họ lúc nửa đêm hoặc đi kèm các dịch vụ ăn theo như: hướng dẫn cách kiếm tiền như, nhận ngay 100K từ MoMo cực kỳ đơn giản qua ứng dụng di động, thanh toán trực tuyến chuyển tiền nhanh, khi thực hiện các bước sau…
Thực tế đã có nhiều hậu quả đáng tiếc như: tự hủy hoại bản thân, ở mức độ cao nhất là sát hại người thân, tự tử đã xảy ra đối với con trẻ mà chưa thể thống kê cụ thể được; chò trơi đã tác động đến đối tượng trẻ vị thành niên chưa có nhận thức đầy đủ, chưa đủ kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trước những lừa bịp. Khi tham gia vào các ứng dụng này thông tin cá nhân của người dùng đã bị chủ tài khoản Momo đánh cắp và khai thác để phục vụ mục đích trò trơi trở lên hấp dẫn hơn, người chơi thấy rằng nhân vật còn hiểu được suy nghĩ và tính cách của mình.
Các nhà chức trách và dư luận xã hội đều cho rằng “Chò chơi MoMo” là một biến thể từ thử thách “Cá voi xanh” từng gây nên nhiều cuộc tử tự của hơn một trăm thiếu niên tại Nga vào năm ngoái và đã du nhập vào Việt Nam; nhưng “Thử thách MoMo” có tốc độ lan truyền nhanh, cấp độ nguy hiểm hơn nhiều.
Tác hại và mức độ nguy hiểm khi tham gia chò trơi MoMo thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết; trong môi trường công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khi lượng người dùng ở lứa tuổi vị thành niên đang chiếm số lượng lớn, thì mối lo về những hệ lụy xấu là điều có thể nhìn thấy.
Bởi vì, trẻ vị thành niên là đối tượng là mục tiêu để kẻ xấu, đối tượng kinh doanh lách luật tìm kiếm lợi nhuận về kinh tế; thế lực phản động chống phá hướng vào thế hệ chủ nhân tương lai của quốc gia dân tộc, chúng lừa dụ tác động, khuyến khích đông đảo nhiều người tham gia với nhiều chiêu trò hấp hẫn, do mải chơi trẻ bỏ bê việc học tập, kiến thức bị sa sút dẫn đến chán học, sự ham chơi dẫn tới hủy hoại tương lai của chính bản thân mình; tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực và có những hành vi gây hậu quả khôn lường; vô cảm với cuộc sống, sa rời những giá trị văn hóa truyền thống, nhân cách tốt đẹp, làm cho các bạn trẻ chìm đắm trong một thế giới ảo, có tư tưởng toan tính, thực dụng, gây rối loạn tâm lý, lệch chuẩn về đạo đức, nhân cách của con người mà gia đình, nhà trường, xã hội đã và đang dầy công xây dựng.
Để bảo vệ con trẻ trước những chò trơi độc hại trên không gian mạng cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ: đối với quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần thực hiện nghiêm Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông Tư 24/2014/TT-BTTTT của Bộ TT-TT quy định về quản lý kinh doanh chò trơi trên mạng internet: quy định đối với doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có trách nhiệm tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi, khuyến cáo thời gian chơi một lần chơi; ngăn chặn gỡ bỏ các chò trơi độc hại, những hình ảnh, video phản cảm…. Đối với người chơi khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi phải cung cấp thông tin cá nhân như họ, tên; ngày, tháng, năm, sinh, địa chỉ đăng ký thường trú, số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu, số điện thoại... Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi sẽ đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký.
Tuấn Quang
1 comment:
Cần có các giải pháp ngăn chặn những trò độc hại này
Post a Comment