2018/08/14

TIN BUỒN: ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN THƯƠNG - ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TỪ TRẦN

Vô cùng thương tiếc báo tin:Bác Nguyễn Văn Thương (Con người huyền thoại), Anh hùng LLVT, người Thiếu tá tình báo 6 lần bị CIA cưa chân.
Đồng chí Nguyễn Văn Thương

Do tuổi cao, sức yếu và bệnh nặng. Tuy đã được tập thể Y, Bác sỹ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa nhưng không thể qua khỏi.

Bác Thương đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 09h00 ngày 13/8/2018, ra đi ở tuổi 80. Tổ chức liệm vào lúc 18h00 cùng ngày.

Xin gửi lời tri ân và lời chia buồn sâu sắc đến gia đình của Bác.


Tiểu sử Đồng chí Thiếu tá Nguyễn Văn Thương (1938 - 2018) 
Đồng chí Nguyễn Văn Thương sinh ra và lớn lên tại xã Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh trong một gia đình cách mạng. Mới 3 tháng tuổi, ông đã được gửi cho một người cô nuôi dưỡng để ba mẹ đi hoạt động cách mạng. Năm lên 8 tuổi, ông nhận được tin mẹ bị bắt, đày đi Côn Đảo rồi hy sinh. Năm 1959, cha ông hy sinh trong một lần hoạt động quân báo.

Đồng chí Nguyễn Văn Thương sinh ra và lớn lên tại xã Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh trong một gia đình cách mạng. Mới 3 tháng tuổi, ông đã được gửi cho một người cô nuôi dưỡng để ba mẹ đi hoạt động cách mạng. Năm lên 8 tuổi, ông nhận được tin mẹ bị bắt, đày đi Côn Đảo rồi hy sinh. Năm 1959, cha ông hy sinh trong một lần hoạt động quân báo.

Tháng 5 năm 1959 Nguyễn Văn Thương quyết định tham gia cách mạng. Năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định). Sau đó, Nguyễn Văn Thương được chuyển sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Mười Nho (đại tá Nguyễn Nho Quý, Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn).

Tháng 5 năm 1959 Nguyễn Văn Thương quyết định tham gia cách mạng. Năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định). Sau đó, Nguyễn Văn Thương được chuyển sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Mười Nho (đại tá Nguyễn Nho Quý, Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn).

Trong 10 năm hoạt động chiến đấu từ năm 1959 đến tháng 2 năm 1969, Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn (Sài Gòn - Bến Cát - Bình Dương) đây là thời điểm khó khăn, bởi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà luôn tỏ ra thận trọng thường xuyên kiểm soát gắt gao trên tuyến hành lang xung yếu này. Nguyễn Văn Thương đã vượt qua khó khăn, gian khổ,và nguy hiểm, thực hiện hàng nghìn lần chuyển nhận chỉ thị, tài liệu và đưa đón hàng trăm cán bộ từ ngoài căn cứ vào trong Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ an toàn.

Trong 10 năm hoạt động chiến đấu từ năm 1959 đến tháng 2 năm 1969, Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn (Sài Gòn - Bến Cát - Bình Dương) đây là thời điểm khó khăn, bởi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà luôn tỏ ra thận trọng thường xuyên kiểm soát gắt gao trên tuyến hành lang xung yếu này. Nguyễn Văn Thương đã vượt qua khó khăn, gian khổ,và nguy hiểm, thực hiện hàng nghìn lần chuyển nhận chỉ thị, tài liệu và đưa đón hàng trăm cán bộ từ ngoài căn cứ vào trong Sài Gòn và từ Sài Gòn ra căn cứ an toàn.

Ngày 10/2/1969, trong lần trên đường mang tài liệu từ Sài Gòn ra vùng căn cứ, Nguyễn Văn Thương bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp định bắt sống. Ông đã chủ động dùng súng AK bắn rơi một máy bay lên thẳng, diệt 3 tên Mỹ. Quân đội Mỹ phải huy động một lực lượng lớn gồm 72 chiếc trực thăng, mỗi chiếc là một tiểu đội, nguyên trung đoàn 48 và sư đoàn 5 lính Việt Nam Cộng Hòa mới bắt được ông, nhưng ông đã cất giấu tài liệu kỹ trước khi bị bắt.
Năm 1973, sau Hiệp định Paris, Nguyễn Văn Thương mới được trở về đoàn tụ với gia đình.

Sau nhiều lần mua chuộc không thành, quân đội Mỹ đã đưa Nguyễn Văn Thương ra đập nát hai bàn chân. Sau đó chỉ trong 3 tháng, họ 6 lần cưa 6 đoạn chân của ông.
Hơn 4 năm trong các nhà tù Nguyễn Văn Thương bị tra tấn đủ mọi cực hình nhưng vẫn một mực trung kiên, giữ vững khí tiết. Khi ở trại giam đảo Phú Quốc ông vẫn tiếp tục đấu tranh, tham gia trong cấp uỷ nhà tù. Tấm gương bất khuất, kiên cường của ông đã cổ vũ đồng chí, đồng đội trong nhà tù tích cực hăng hái đấu tranh.
- Ngày 6 tháng 11 năm 1978, được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục với cuộc sống đầy lạc quan, tích cực rèn luyện, học tập. Sống giản dị, khiêm tốn được đồng đội, bạn bè kính phục.
Thành tích của đồng chí Nguyễn Văn Thương:- 2 Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhất- 1 Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng 3- 14 lần đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ



Nhớ lại lần anh chị em trong nhóm Cờ Đỏ TỔ QUỐC TRÊN HẾT của chúng tôi cùng với nhạc sĩ Huỳnh Hữu Thưởng tác giả bài hát “Người Giao Liên Anh Hùng” và nhà văn Mã Thiện Đồng tác giả quyển sách “Người bị CIA cưa chân 6 lần” cùng đến thăm người giao liên có tinh thần và ý chí thép ấy nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sĩ.

Về cuộc đời của người anh hùng thì nhiều quyển sách, nhiều bài báo, nhiều thước phim đã nói đến nhiều rồi, cũng không có bút mực hay lời nào có thể diễn tả hết lòng dũng cảm của chú, và nếu có danh hiệu nào cao quý hơn danh hiệu ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG Nhân dân thì chắc chắn chính phủ sẽ phong tặng cho chú rồi.

Thời trẻ chú tự nguyện đi theo cách mạng, lúc bị địch bắt chú thề một lòng trung kiên với Đảng. Bị CIA cưa sống từng khúc xương hai đôi chân của chú đến 6 lần, mà chú vẫn không tiết lộ nửa lời để bảo đảm an toàn cho đồng đội. Chú là một con người hay khối thép ? Trời ạ, chúng tôi không thể nào hình dung nổi.

Hôm đến thăm chú, vừa nhìn thấy anh Trịnh Hoài Nam trong bộ quân phục, mắt rưng rưng, chú nói : Chào đồng chí, đồng chí đến thăm tôi, mừng quá... !!!

Lúc này không ai cầm được nước mắt...

Chúng tôi hỏi chú hiện tại chú có mong muốn gì không ? Chú nói : không, đất nước mình hôm nay phát triển như vầy là mừng lắm rồi, ráng giữ, ráng giữ...

Hình như chú không đủ sức khỏe để nói nhiều hơn hay do quá xúc động mà chú nói không tròn câu...

Không ngờ, lần đến thăm đó lại là lần cuối cùng chúng tôi gặp chú...

Anh Trịnh Hoài Nam thay mặt cho nhóm còn hứa với chú và gia đình là năm sau sẽ tổ chức kỷ niệm 50 ngày chú bị địch bắt, bị tra tấn giả man và bị tù đày... vậy là không còn kịp nữa rồi chú ơi!

Nhìn chú,
chúng tôi tất cả đều thấy đau, thấy nghẹn... thương chú quá, càng thương và khâm phục chú bao nhiêu thì càng hận cho những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ đang mưu đồ lật sử, hạ bệ thần tượng các anh hung trong chiến tranh giải phóng đang vô ơn, quay lưng với máu xương của đồng đội, của các anh hung liệt sỹ đã ngã xuống cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do như ngày hôm nay. Thật là một sự nhẫn tâm, tráo trở hết sức khốn nạn và đáng lên án. Đó là những kẻ muốn viết lại, lật lại, xuyên tạc lịch sử... để mưu cầu lợi ích bản thân và phục vụ cho một mưu đồ chính trị đen tối.
Chúng tôi xin thành tâm chia buồn cùng thím và gia đình, chia buồn với tất cả thân nhân đồng đội của chú!

Vĩnh biệt chú Nguyễn Văn Thương - thiếu tá tình báo - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam - Người giao liên huyền thoại !


Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương, người giao liên ngày ấy vừa chào vĩnh biệt chúng ta !
Mới hay tin chú ra đi vĩnh viễn, lòng bàng hoàng như mất đi một người thân ruột thịt của mình, không biết nói gì hơn chỉ nghe lòng trỗi lên niềm tiếc thương vô hạn...










Giờ chú nằm đây, với cơ thể không nguyên vẹn như lúc chú được cha mẹ sinh ra, nhưng chú luôn hài lòng, không một điều mảy may ân hận với những gì mình đã cống hiến cho tổ quốc, dù đó là một phần thân thể của chú.


No comments: