2018/08/15

Các nhà zân chủ biện hộ cho 20 công nhân biểu tình ở Đồng Nai

Loa Phường
Mấy ngày gần đây, các nhà zân chủ mạng như Nguyễn Quang A, Nguyễn Thúy Hạnh, Trịnh Kim Tiến… đẩy mạnh phê phán, lên án phiên tòa xử 20 công nhân biểu tình ở Đồng Nai và kêu gọi hỗ trợ tài chính cho các bị cáo này như các “tù nhân lương tâm”, “nhà đấu tranh dân chủ” của họ.
Cụ thể, trong cuộc biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế vào ngày 10/06/2018, một số công nhân ở Đồng Nai đã chặn đường Quốc lộ, gây ách tắc giao thông. Ngày 30/07, Tòa án Nhân dân tỉnh Biên Hòa đã xử sơ thẩm 20 người trong số này về tội “Gây rối trật tự công cộng”, với mức án tù từ 8 đến 18 tháng. Sau phiên xử, 11 người trong số này đã đề nghị luật sư Đặng Đình Mạnh làm thủ tục kháng cáo cho họ. Ngày 04/08 vừa qua, nhiều thân chủ kể với luật sư Mạnh rằng quản giáo đang dọa sẽ nhốt họ vào buồng có người nhiễm HIV, để ép họ không kháng cáo. Khi trả lời phỏng vấn đài VOA tiếng Việt vào ngày 07/08, ông Mạnh đã kể lại câu truyện này, đồng thời nói rằng các thân chủ của ông chỉ “cầm biểu ngữ đi trên đường”, để “biểu đạt ý chí” của mình, chứ không phạm tội gây rối như tòa tuyên án.
Kết quả hình ảnh cho hiên tòa xử 20 công nhân biểu tình ở Đồng Nai
Xem bài "Người biểu tình chống Luật Đặc khu bị dọa nhốt chung với phạm nhân HIV/AIDS" - VOA tiếng Việt, 07/08/2018


Trong suốt tuần qua, các tổ chức chống đối trong và ngoài nước đã có nhiều hoạt động để hỗ trợ 20 công nhân vừa nêu và gia đình họ. Ngày 04/08, 5 tổ chức và 48 cá nhân chống đối đã cùng ký tên vào một bản tuyên bố đòi Nhà nước phóng thích, trả lại tài sản và xin lỗi 20 công nhân vừa nêu, đồng thời ban hành Luật Biểu tình. Năm tổ chức đồng ký tên vào tuyên bố là CLB Lê Hiếu Đằng (do Võ Văn Thôn đại diện), Diễn đàn Xã hội Dân sự (do Nguyễn Quang A đại diện), nhóm Vì Môi Trường (do Lê Bảo Nhi đại diện), Phong trào Lao Động Việt (do Đỗ Thị Minh Hạnh đại điện) và Phong trào Liên đới Dân oan Việt Nam (do Trần Ngọc Anh đại diện) [11]. Người khởi thảo cho biết bản tuyên bố được soạn ở “Sài Gòn”, và kêu gọi cộng đồng ký tên qua hộp thư quyentudobieutinh18@gmail.com. Qua các chi tiết này và văn phong trong bản tuyên bố, có thể đặt giả thuyết rằng Lê Bảo Nhi hoặc Đỗ Thị Minh Hạnh là người khởi thảo.

Xem bài "TUYÊN BỐ VỀ VIỆC TRUY TỐ, PHẠT TÙ NGƯỜI BIỂU TÌNH ÔN HÒA" - 04/08/2018
Cùng ngày 04/08, Nguyễn Thúy Hạnh đã liên lạc với gia đình của 7 công nhân bị kết án, và phỏng vấn 3 gia đình trong số này. Một ngày sau, Hạnh cho biết Quỹ 50K của bà đã trích 58 triệu VNĐ để hỗ trợ 11 gia đình, mỗi gia đình từ 5 đến 8 triệu. Hạnh cũng kêu gọi cộng đồng gửi tiền cho quỹ để hỗ trợ các gia đình còn lại [12][13]. Cùng ngày 05/08, trang Nhật ký Biểu tình phỏng vấn gia đình công nhân Võ Như Huỳnh về bản án của Huỳnh [14]. Ngày 07/08, Liên đoàn Lao động Việt Tự do (tức nhóm Lao Động Việt) đã tiếp xúc và phỏng vấn gia đình công nhân Hồ Đăng Di và Phạm Ngọc Huyền [15].
Xem các bài
- "QUỸ 50K CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH NHỮNG THANH NIÊN BỊ KẾT ÁN Ở ĐỒNG NAI VÌ BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI LUẬT ĐẶC KHU" - Nguyễn Thúy Hạnh (FB cá nhân), 04/08/2018, 20:02
- "QUỸ 50K VÀ BÀ CON ĐỒNG NAI" - Nguyễn Thúy Hạnh (FB cá nhân), 05/08/2018, 19:06
- "ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN PHI NHÂN" - Nhật ký Biểu tình (trang FB), 05/08/2018, 22:15
- "Hoàn cảnh gia đình công nhân biểu tình ở Đồng Nai" - Lao Động Việt, 07/08/2018

Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền vừa nêu đều khai thác hoàn cảnh gia đình éo le của các công nhân, để tận dụng lòng thương hại mà cộng đồng dành cho họ. Thực tế đó cho chúng tôi thấy:
Thứ nhất, luật sư Đặng Đình Mạnh không nên khẳng định rằng 20 bị cáo vô tội, vì chỉ "cầm biểu ngữ đi trên đường" để "thể hiện ý chí của mình". Các bị cáo có quyền tự do thể hiện ý chí của bản thân, miễn là không vi phạm pháp luật Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong khi đó, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, thì nhóm công nhân biểu tình vào ngày 10/06 đã chặn đường Quốc lộ, gây ách tắc giao thông. Vì vậy, tòa có đủ căn cử để xử các bị cáo theo tội "Gây rối trật tự công cộng", với hành vi "Gây cản trở giao thông nghiêm trọng", được quy định tại Khoản 2 Điều 318 của Bộ Luật Hình sự 2015.
Thứ hai, trong trường hợp luật sư Đặng Đình Mạnh chứng minh được rằng quản giáo đã ép thân chủ của ông không kháng cáo, bằng cách dọa nhốt họ vào buồng có phạm nhân nhiễn HIV, thì các quản giáo đã vi phạm quy chế của trại giam, và cần bị xử lý.
Thứ ba, vì nhiều bị cáo có gia cảnh khó khăn và là lao động chính trong gia đình, chúng tôi thông cảm với các hoạt động thiện nguyện để hỗ trợ họ. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thúy Hạnh và những người liên quan không nên dùng tiền quyên góp để khiến các bị cáo mang ơn, hoặc trở nên lệ thuộc vào phong trào chống Cộng. Nếu bà làm thế, thì một mặt, phong trào của bà sẽ sớm mục nát vì bị chi phối bởi đồng tiền; mặt khác, bà sẽ không thể tuyên truyền rằng 20 công nhân Đồng Nai hoạt động chính trị một cách vô vụ lợi.

No comments: