2018/08/15

Phạm Lê Vương Các và làng zân chủ tìm cách “gỡ tội” cho Huỳnh Thục Vy như thế nào?

Loa phường
Nghe tin Huỳnh Thục Vy bị bắt, khởi tố về hành vi xúc phạm quốc kỳ, làng zân chủ nhốn nháo tìm cách “gỡ tội” cho Huỳnh Thục Vy.
Kết quả hình ảnh cho HUỲNH THỤC VY CỐ TÌNH XÚC PHẠM QUỐC KỲ
Nguyễn Văn Đài phân tích các dấu hiệu pháp lý của Điều 276 BLHS, cho rằng cơ quan công an phải thu được chứng cứ đó là lá cờ đã bị xịt sơn và phải chứng minh được lá cờ bị xịt sơn mà họ thu giữ được phải do chính Huỳnh Thục Vy thực hiện và phải chứng minh được việc chị huỳnh Thục Vy thực hiện hành vi xịt cờ có mục đích xúc phạm đến danh dự quốc gia với hy vọng Vy có thể “đảo ngược” được tình thế(1) nhằm phủ nhận căn cứ kết tội của công an địa phương “dựa trên lời khai của Huỳnh Thục Vy”.  
Nguyễn Mạnh Hùng tư vấn cho Vy xem có thể phủ nhận được lá quốc kỳ do Vy xịt có “hổi đủ tiêu chuẩn của Quốc kỳ” hay không vì “Để xác định có dấu hiệu tội phạm theo Điều 297 Bộ luật hình sự 1999 thì Cơ quan điều tra phải chứng minh tấm vải đỏ bị xịt sơn là Quốc kỳ (hội đủ các tiêu chuẩn được công nhận là Quốc kỳ)” làm căn cứ phủ nhận căn cứ kết tội theo Điều 276 BLHS (2)
Một số anh chị zân chủ khác xúi Vy phủ nhận, đối phó bằng cách sử dụng “quyền im lặng”… Hài nhất là cựu LS Võ An Đôn thì xúi Vy lợi dụng chính sách nhân đạo dành cho phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi để đẻ liên tục, đẻ thật nhiều để tránh bị “nhập kho” và quá 10 năm nữa thì chế độ cộng sản không còn thì Vy cũng hết tội!
Trong số các hướng tư vấn kể trên, đáng chú ý nhất có Phạm Lê Vương Các cho rằng luật pháp một số nước phương Tây không xem hành vi xúc phạm quốc kỳ là phạm tội, xem đó như là quyền tự do biểu đạt và UBNQ Liên Hiệp quốc cũng đã thông qua khuyến nghị số 34 “khuyến nghị các quốc gia cần phải loại bỏ việc hình sự hoá đối với các hành vi thiếu tôn trọng hay xúc phạm đến các biểu tượng của quốc gia như quốc kỳ” (3)
Bàn về vụ án Huỳnh Thục Vy, nó đã xảy ra gần 1 năm, vào ngày 1/9/2018, Vy đem sơn xịt lên quốc kỳ và quay video clip cùng với tuyên bố trên mạng về mục đích phủ nhận chế độ chính trị và biểu tượng quốc gia này. Công an Buôn Hồ đã nhiều lần triệu tập Vy về hành vi này nhưng Vy không chấp hành buộc họ phải cưỡng chế. Sau buổi làm việc với sự thừa nhận hành vi trên, Vy đã nhận được quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can kèm theo quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh và đối diện với án tù 3 năm nếu vụ án bị đem ra xét xử.
Ngay sau buổi làm việc đó, Vy đã trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài như SBTN (4), RFA(5), VOA tuyên bố rõ, chị ta đã thực hiện hành vi này và nêu rõ mục đích “trong ý thức của tôi, cờ đỏ là biểu trưng cho sự đàn áp và độc tài. Chống độc tài thì tất nhiên chống lại mọi biểu tượng của nó.”, từ bỏ việc chối bỏ hành vi cô ta làm “Nếu có anh chị em nào nghĩ rằng tôi dại dột vì chạm đến vụ cờ quạt để dẫn đến việc bị truy tố thì quả thật anh chị em đã coi thường mọi nỗ lực tranh đấu cho tự do và nhân quyền của tôi trong 10 năm nay”(6). Như vậy về mặt chứng cứ, chứng minh động cơ phạm tội, tức chứng minh mặt khách quan và chủ quan của hành vi phạm tội này của Huỳnh Thục Vy không có gì đáng bàn nữa. Video clip về hành vi đốt cờ, tuyên bố trên đài nước ngoài, thừa nhận và thách thức pháp luật tại chính cơ quan công an… đã đủ để làm căn cứ khởi tố, xử lý Huỳnh Thục Vy theo đúng pháp luật.
Việc xử lý đối tượng xúc phạm quốc kỳ không phải là “phân biệt đối xử” nào với Huỳnh Thục Vy, chỉ cần google cụm từ này trên mạng đã thấy rất nhiều vụ án tương tự từng bị xử lý, như https://anninhthudo.vn/phap-luat/khoi-to-2-doi-tuong-xuc-pham-quoc-ky/759364.antdhttps://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/bi-truy-to-vi-xuc-pham-quoc-ky-2201339.html , http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/khoi-to-4-doi-tuong-ve-hanh-vi-xuc-pham-quoc-ky-a221789.html ...
Bàn về chế định pháp lý này có phù hợp với chuẩn mực pháp luật quốc tế hay không như góc độ đề cập của Phạm Lê Vương Các, chỉ xin trích dẫn 2 nguồn tư liệu phân tích về hành vi xúc phạm quốc kỳ hay biểu tượng quốc gia bị xử tù là một chế định rất phổ biến trên thế giới, nhiều nước thậm chí dành mức án rất hà khắc và nặng hơn VN nhiều (7), (8), trong đó phải kể đến các nước như Đan Mạch (đốt cờ quốc gia khác), Đức, Hồng Kong, Áo, Italia, Nhật Bản… Riêng ở Pháp, Thụy Sĩ thì hành vi đốt cờ bị xem là vi phạm pháp luật căn cứ vào bối cảnh phạm tội.
Như vậy, hành vi xúc phạm quốc kỳ hay biểu tượng quốc gia bị xử lý hình sự hay các hình thức xử lý pháp luật khác là chế định pháp luật phổ biến trên thế giới, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào văn hóa và quan điểm mỗi quốc gia khác nhau. Đối với Việt Nam, hành vi này đã quy định rất rõ ràng trong Bộ luật hình sự, được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, đã có nhiều đối tượng phạm tội và bị xử lý. Huỳnh Thục Vy không những cố tình xúc phạm quốc kỳ mà còn quay clip phổ biến, cổ vũ, thách thức pháp luật…rõ ràng tính chất đặc biệt nghiêm trọng, động cơ phạm tội rõ ràng, thiết tưởng không còn gì để bào chữa. Còn cách biện hộ của Phạm Lê Vương Các theo chuẩn pháp lý của một số nước phương Tây rõ ràng cho thấy tâm lý và tư tưởng “mọi giá trị phương Tây”mới là chuẩn mực và luôn tìm cách phủ nhận giá trị pháp luật, văn hóa, đạo đức người Việt đã ăn vào tiềm thức những kẻ tự nhận là “đấu tranh dân chủ” này. Họ không hiểu được rằng, pháp luật mỗi quốc gia được hình thành dựa trên quan điểm văn hóa, tập tục, truyền thống, tín ngưỡng mỗi dân tộc. Một công dân sống trong đất nước không thể phủ nhận, xúc phạm đến “tư tưởng của cộng đồng” và biện hộ rằng pháp luật nước khác cho phép thế để phủ nhận pháp luật đất nước mình được. Chỉ những kẻ mất gốc, vọng ngoại, tự nguyện làm “nô lệ” cho một dân tộc khác mới có quan điểm “lạc loài” như vậy, mới tìm cách đi ngược và chà đạp lên giá trị văn hóa dân tộc mình như vậy.
Xem link

No comments: