2017/06/14

VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM: PHÉP NƯỚC CẦN PHẢI GIỮ NGHIÊM

Tọa Sơn

Ngày 13/6, cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội để điều tra theo 2 tội danh “bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật” (điều 123 Bộ luật hình sự) và “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (điều 143 Bộ luật hình sự). Cơ quan cảnh sát điều tra cũng nhấn mạnh đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị chức năng điều tra, xác minh làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Chắc chắn, sẽ có nhiều diễn biến trong thời gian tới, tuy nhiên, hôm nay, Tọa Sơn tôi mạn phép thử tài gia cát dự của mình bằng một vài nhận định sau đây:

Thứ nhất, nhận định về lời hứa của chủ tịch Nguyễn Đức Chung trước bà con Đồng Tâm về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự của toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm vào thời điểm đó hoàn toàn là dễ hiểu. Vì chủ tịch Chung hiểu được rằng ở đây chính quyền xã đã làm ăn khuất tất, thanh tra thành phố chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, bà con nhân dân xã Đồng Tâm cơ bản là tốt và họ chỉ phản ứng theo bản năng, chứ hoàn toàn không có ý chống đối lại Đảng và Nhà nước. Chăm sóc tốt cho những người bị bắt, không để lọt những tên phản động từ bên ngoài vào nhằm xuyên tạc vụ việc đã là những hành động thể hiện thiện chí trên. Do đó, trên cương vị chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, sau khi cân nhắc nặng nhẹ, vị chủ tịch này mới dám hứa với dân như vậy.
 
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đối thoại cùng bà con nhân dân xã Đồng Tâm

Thứ hai, rõ ràng chúng ta vẫn thấy gợn từ lời hứa của chủ tịch Chung. Do chúng ta đều thấy nhân dân Đồng Tâm đã hành động sai khi tiến hành bắt giữ người trái pháp luật cũng như không kìm nóng giận mà đập phá tài sản nhà nước. Hơn nữa, chúng ta đang hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền thì mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật. Và nhiều người cũng cho rằng không thể dùng ý niệm tốt đẹp để che giấu cho một hành động sai trái. Điều này cũng giống như chúng ta không thể chấp nhận giải một bài toán dù kết quả đúng nhưng cách làm sai được. Nhiều người lo rằng sự nghiêm minh của pháp luật sẽ bị đe dọa sau vụ việc ở Đồng Tâm. Và sự thật là linh mục Nguyễn Đình Thục trong buổi biểu tình gây rối đòi phản động Hoàng Bình cũng đã hò bà con giáo dân bắt giữ một số cán bộ nhằm tuyên bố một vụ Đồng Tâm 2.0. Tuy ý tưởng của Thục bị hỏng ăn nhưng chúng ta thấy rằng nhiều kẻ muốn gây ra một vụ Đồng Tâm tương tự để gây áp lực và mặc cả với chính quyền. Vậy giữa lời hứa của vị chủ tịch và pháp lý, giải quyết như nào cho thỏa đáng đây?

Thứ ba, hành động bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại tài sản là không thể chối cãi được. Xét trong hoàn cảnh bình thường thì việc khởi tố là đương nhiên. Có phải vị chủ tịch đã thất hứa với nhân dân Đồng Tâm không. Tọa Sơn tôi lại nghĩ rằng, cho đến giờ phút này chưa ai trong xã Đồng Tâm bị khởi tố bị can vì sự việc trong tháng 4 vừa rồi. Như vậy, chủ tịch Chung đang giữ lời hứa. Nhưng trước sự việc nghiêm trọng này, một quyết định khởi tố vụ án đã được ban hành cũng là lẽ dĩ nhiên. Có thể hiểu rằng, việc khởi tố vụ án nhằm thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trước các hành động sai trái, hơn nữa việc khởi tố vụ án ngoài việc bắt người gây ra tội thì nó còn nhằm tìm ra nguyên nhân phạm tội trong đó đặc biệt chú ý đến việc xem xét vụ việc Đồng Tâm có sự kích động từ bên ngoài hay không, hoặc những người đứng đầu có mục đích chống đối chính quyền không khi tiến hành các hoạt động trên. Hơn nữa, cũng thông qua việc khởi tố này, cơ quan điều tra có thể xác định được thiệt hại vật chất do bà con nhân dân thôn Hoành gây ra, để bà con phải trả cho những gì mình gây ra. 
 
Bà con Đồng Tâm đối xử tốt với những người bị bắt giữ
Thứ tư, chúng ta mới chỉ thấy cơ quan điều tra khởi tố vụ án nhưng chưa khởi tố bị can. Trong một vài ngày tới, nếu có khởi tố bị can đi chăng nữa thì sau khi xem xét, nếu những người bị khởi tố đó thực sự hành động vì bột phát, trong quá trình bắt giữ luôn đối xử tốt với những người bị bắt, nhân dân thôn Hoành đền bù thiệt hại thì họ sẽ được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 25 “Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa”.

Trên đây là một vài nhận định và đánh giá sơ bộ của Tọa Sơn tôi về quyết định khởi tố. Cũng qua vụ việc này có thể thấy rằng chủ tịch Chung đã dùng cả tình cả lý để giải quyết vụ việc ở Đồng Tâm, nhưng đứng trước kỷ cương phép nước thì vụ việc vẫn phải được tiến hành khởi tố để điều tra, làm rõ một cách minh bạch. Do đó, dù là người đứng đầu hệ thống hành chính của thủ đô nhưng rõ ràng trong trường hợp này “phép vua phải thua phép nước”. Cũng mong bà con Đồng Tâm hãy thật bình tĩnh trước sự việc này, không nên nghe các luận điệu xuyên tạc của đám rân chủ cũng như không nên có hành động quá khích làm trầm trọng thêm tình hình. Tôi nghĩ rằng chính quyền Hà Nội sẽ đưa ra được cách giải quyết toàn vẹn, vừa đảm bảo đúng pháp luật, vừa đảm bảo niềm tin của người dân với chính quyền trong đó là lời hứa của chủ tịch Chung. 


Ngày 13/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra làm rõ vụ việc có dấu hiệu tội phạm tương ứng với 2 tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 BLHS) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 BLHS).
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc khởi tố vụ án nhằm mục đích xác định làm rõ sự việc có dấu hiệu của tội phạm hay không, tức làm xác định xem sự việc xảy ra có vi phạm pháp luật hình sự hay không, chứ chưa hề hướng đến xác định hay xử lý về mặt hình sự bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Việc khởi tố vụ án xảy ra tại Đồng Tâm cũng không nằm ngoài mục đích này.
KHỞI TỐ VỤ ÁN Ở ĐỒNG TÂM: CẦN TRÁNH LUẬN ĐIỆU KÍCH ĐỘNG, XUYÊN TẠC
Sự đoàn kết giữa chính quyền Hà Nội với người dân xã Đồng Tâm tại buổi đối thoại. Ảnh: TTXVN
Tuy nhiên, một số đối tượng cơ hội chính trị đã lợi dụng vấn đề này để kích động gây mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền, hâm nóng lại tình hình tại xã Đồng Tâm vốn đã được yên ổn một thời gian. Các thế lực thù địch, đặc biệt là số phản động ẩn náu ở trong nước không ngừng lợi dụng vấn đề mâu thuẫn ở Đồng Tâm để kích động, phá hoại tư tưởng bà con nhân dân, gây hoang mang, mất niềm tin trong quần chúng nhân dân để tìm cách gây chia rẽ.
Cũng sắp hết thời gian 45 ngày tiến hành tổng thanh tra vụ Miếu Môn, Đông Tâm (kể từ ngày 24/4/2017), đoàn thanh tra sẽ công bố kết quả chính thức liên quan đến vụ việc tại Đồng Tâm, ai đúng ai sai sẽ được làm rõ. Chính vì vậy, khi chưa có kết luận chính thức về vụ việc, cần tránh những tin đồn thiếu căn cứ, những luận điệu kích động, gây chia rẽ sự đoàn kết giữa người dân với chính quyền, không nên để những đối tượng xấu lợi dụng vấn đề này để xúi giục, kích động người dân thực hiện hành vi sai trái như thời điểm xảy ra trước đó.
Liên quan đến hai hành vi trái pháp luật mà cơ quan điều tra đang xác định làm rõ, chính người dân xã Đồng Tâm, đặc biệt là những người trong cuộc trực tiếp bắt giữ, rào làng cũng thừa nhận hành vi của mình là trái pháp luật, mong được chính quyền nhẹ tay xử lý. Nhận thức được hành vi sai trái đó, người dân Đồng Tâm đã tự nguyên thả số cán bộ bị bắt giữ trái phép sau khi cuộc đối thoại giữa chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân tại đây diễn ra thành công tốt đẹp.
Ngoài ra, những người trong cuộc cần chú ý đến các tình tiết có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà những người trong cuộc đã thực hiện, có thể kể đến một số tình tiết như sau:
Khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự về miễn trách nhiệm hình sự: “Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự”.
Một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự có thể được áp dụng trong vụ án tại Đồng Tâm:
- Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
- Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
- Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
Người dân có liên quan đến hành vi bắt giữ người trái pháp luật và hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cần quan tâm đến Điều 54 Bộ luật hình sự về miễn hình phạt: “Người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, sau khi khởi tố vụ án thì người dân cần tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để làm rõ sự việc, tránh mọi lời lẽ kích động mà tiếp tục thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc thành khẩn khai báo, hợp tác để cùng làm rõ vụ việc với cơ quan điều tra là yếu tố thuận lợi giúp chính những người trong cuộc không phải chịu trách nhiệm hình sự, nếu tiếp tục chống đối, rào làng, bắt giữ người trái pháp luật như trước đây thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, cả chính quyền và người dân đều không mong muốn điều này xảy ra.
Công Lý

No comments: