2017/06/19

"Thế lực siêu nhiên" mang tên "NHÀ BÁO"

-rùa cạn-


Nhà báo dạo gần đây đang không được lòng dư luận trong cả nước khi mà liên tiếp xảy ra các vụ lùm xùm, các vụ việc to tiếng có liên quan đến nhà báo hoặc trực tiếp nhà báo gây ra, kể từ đó đã khiến cho nhiều người và cả bản thân của một số nhà báo lầm tưởng rằng cứ mang cái danh nghĩa nhà báo đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì là người khác cũng sẽ phải tôn trọng và kính nể. Và mới đây nhất, sự ảo tưởng sức mạnh và quyền lực của nhà báo lại một lần nữa làm dậy sóng dư luận khi mà trên mạng xã hội người ta đang truyền tay nhau 1 video có một bà chị này giả danh nhà báo rồi lăng mạ lực lượng công an. Video trên được mọi người hết sức quan tâm bởi vì sự vô học của người phụ nữ giả danh nhà báo ấy. 

Sau khi điều tra, người phụ nữ ấy có tên là Nguyễn Thị Nguyệt, sinh năm 1976, trú tại tập thể công trình giao thông, số 134 Đốc Ngữ, (P. Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội). Chị Nguyệt cho biết, khoảng 8 giờ sáng ngày 25/5, chị nhận điện thoại của anh Nguyễn Đức Thắng (SN 1980, trú phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) về việc bị CSGT bắt xe tại ngã tư Chùa Bộc - Tôn Thất Tùng (P. Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội). Lỗi vi phạm của anh Thắng là đi xe máy trên vỉa hè, không có gương chiếu hậu, không có đăng ký xe, sau đó, anh này có nhờ chị cầm đăng ký xe photocopy thế chấp ngân hàng ra. Sau đó, chị Nguyệt đi xe ôm cầm theo giấy đăng ký thế chấp ngân hàng đến và xuất trình cho lực lượng CSGT. Đồng thời, chị Nguyệt đưa thẻ ra vào Tạp chí hội người cao tuổi cho chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ và xin cho nộp phạt luôn để lấy xe đi lại. Tuy nhiên, lực lượng CSGT đã không đồng ý. Người phụ nữ này đã tiếp tục gọi điện thoại cho người thân để nhờ xin hộ. Theo như video, người phụ nữ này gọi điện cho một ai đó và yêu cầu chiến sĩ Cảnh sát giao thông này nghe điện thoại để “xin” xe vi phạm. Theo quy định, CSGT có quyền không nghe máy điện thoại khi đang thi hành công vụ. Phía Công an Thành phố Hà Nội cũng đã có quy định cấm cán bộ nghe điện thoại trong lúc xử lý nhằm hạn chế việc xin xỏ, bỏ qua cho vi phạm. Vì vậy, khi CSGT không nghe, người phụ nữ liên tục chỉ tay vào mặt anh và lớn tiếng quát mắng. Khi chiến sĩ CSGT yêu cầu người phụ nữ cư xử lịch sự thì người này nói: “Tao bảo mày làm ăn vớ vẩn. Tại sao tao đưa điện thoại cho mày mà mày không nghe máy”. Thậm chí người phụ nữ còn liên tục văng ra những lời bậy bạ, thô tục, lăng mạ người chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ.
Không những lăng mạ, người phụ nữ này còn có cư xử không hề lịch sự.
Cũng theo thông tin từ đội CSGT số 3, người phụ nữ có đưa ra một tấm thẻ nhưng thẻ này có nhiều đặc điểm không giống thẻ nhà báo. Tổ công tác cho biết trên chiếc thẻ ghi tên Nguyệt công tác tại Viện nghiên cứu người cao tuổi. Điều đáng nói hơn nữa, sau khi trao đổi với ông Đặng Tài Tính, Chánh văn phòng Hội Người cao tuổi Việt Nam, ông Đặng Tài Tính cho biết đã nhận được thông tin liên quan đến người phụ nữ này và đã yêu cầu Viện nghiên cứu người cao tuổi xác minh, đồng thời kiểm tra các cơ quan khác thuộc Hội, nhưng xác định không có cán bộ nào giống như người phụ nữ trong clip.

Qua sự việc trên, ta có thể thấy uy lực và quyền năng ngầm của nhà báo hiện nay nó to lớn đến mức nào, nó có thể đem ra để “uy hiếp” cả lực lượng công an, nhưng bây giờ đã thế này thì không biết sau này nhà báo sẽ còn hổ báo cáo chồn như nào nữa đây? Việc mạo danh nhà báo để thực hiện những hành vi sai trái rõ ràng cần phải lên án và xử lý thật nghiêm khắc. Và hơn nữa, sự việc này là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các tờ báo lớn và nhỏ trong nước cần có động thái chấn chỉnh ngay cán bộ, nhân viên của mình trước khi để dư luận “sôi máu” về nhân cách hiện nay.

No comments: