Theo luật sư Bùi Đình Ứng, về lý là sai nhưng ai cũng có thể nhận thấy người dân Đồng Tâm rất có ý thức chấp hành pháp luật: họ không gây náo loạn, không bị xúi giục, kích động.
Theo luật sư Ứng, cơ quan điều tra hoàn toàn có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố những hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt cần đặc biệt lưu ý là: sai phạm của người dân Đồng Tâm xuất phát từ đâu? Điều này theo ông cần được quan tâm.
Về việc Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định: không phải cứ khởi tố vụ án là sẽ khởi tố bị can.
Luật sư Bùi Đình Ứng - Ảnh: Tâm Lụa
Luật sư Bùi Đình Ứng giải thích: hành vi người dân bắt giữ người, đập phá tài sản là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên việc gì cũng xử lý trên tinh thần cả lý và tình. Về lý, người dân Mỹ Đức có hành vi sai. Nhưng về tình thì người dân luôn hướng đến cái đúng.
Theo dõi thông tin về vụ việc, ai cũng có thể nhận biết người dân Đồng Tâm rất có ý thức chấp hành pháp luật: họ không gây náo loạn, không bị xúi giục, kích động.
Từ đầu đến cuối họ mong được đối thoại với chính quyền, mong tiếng nói của họ được nghe.
Theo ông, sau khi điều tra, nếu cơ quan chức năng nhận thấy người dân có sai nhưng do nhận thức pháp luật hạn chế, hành vi sai phạm không để lại hậu quả nặng nề thì có thể chuyển qua xử lý hành chính.
Các chiến sĩ CSCĐ, cán bộ được người dân Đồng Tâm thả sau cam kết của chủ tịch Nguyễn Đức Chung - Ảnh: Xuân Long
Bên hành lang Quốc hội ngày hôm qua, Tuổi Trẻ cũng đã gặp một số đại biểu. Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà nhìn nhận về sự việc này:
"Cũng từng làm việc trong lĩnh vực pháp luật, tôi tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với những người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đối với những người ăn năn hối cải và đối với những người đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, tích cực phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm”.
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà trả lời báo chí bên lề Quốc hội sáng 14-6 - Ảnh: Việt Dũng
Với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, người ký làm chứng vào bản cam kết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với dân Đồng Tâm, ông nói việc khởi tố "thì tôi thấy cứ để các cơ quan nhà nước tiến hành".
Và điều ông Nhưỡng hi vọng là "việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và cần phải có sự công bằng để bảo đảm quyền, trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân”.
Đại biểu Dương Trung Quốc - người cùng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng có mặt tại Đồng Tâm hôm xảy ra sự việc - cho biết: “Người dân Đồng Tâm đã điện thoại cho tôi ngay sau khi có tin khởi tố, tôi khuyên bà con rằng hãy bình tĩnh hợp tác với cơ quan điều tra”.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói chuyện với người dân xã Đồng Tâm - Ảnh: Lê Kiên
Theo luật sư Ứng, cơ quan điều tra hoàn toàn có thẩm quyền khởi tố, điều tra, truy tố những hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt cần đặc biệt lưu ý là: sai phạm của người dân Đồng Tâm xuất phát từ đâu? Điều này theo ông cần được quan tâm.
Về việc Công an Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra dấu hiệu bắt giữ người trái pháp luật ở xã Đồng Tâm, luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định: không phải cứ khởi tố vụ án là sẽ khởi tố bị can.
Luật sư Bùi Đình Ứng - Ảnh: Tâm Lụa
Luật sư Bùi Đình Ứng giải thích: hành vi người dân bắt giữ người, đập phá tài sản là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên việc gì cũng xử lý trên tinh thần cả lý và tình. Về lý, người dân Mỹ Đức có hành vi sai. Nhưng về tình thì người dân luôn hướng đến cái đúng.
Theo dõi thông tin về vụ việc, ai cũng có thể nhận biết người dân Đồng Tâm rất có ý thức chấp hành pháp luật: họ không gây náo loạn, không bị xúi giục, kích động.
Từ đầu đến cuối họ mong được đối thoại với chính quyền, mong tiếng nói của họ được nghe.
Theo ông, sau khi điều tra, nếu cơ quan chức năng nhận thấy người dân có sai nhưng do nhận thức pháp luật hạn chế, hành vi sai phạm không để lại hậu quả nặng nề thì có thể chuyển qua xử lý hành chính.
Các chiến sĩ CSCĐ, cán bộ được người dân Đồng Tâm thả sau cam kết của chủ tịch Nguyễn Đức Chung - Ảnh: Xuân Long
Bên hành lang Quốc hội ngày hôm qua, Tuổi Trẻ cũng đã gặp một số đại biểu. Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà nhìn nhận về sự việc này:
"Cũng từng làm việc trong lĩnh vực pháp luật, tôi tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với những người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đối với những người ăn năn hối cải và đối với những người đã tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, tích cực phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm”.
Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà trả lời báo chí bên lề Quốc hội sáng 14-6 - Ảnh: Việt Dũng
Với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, người ký làm chứng vào bản cam kết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung với dân Đồng Tâm, ông nói việc khởi tố "thì tôi thấy cứ để các cơ quan nhà nước tiến hành".
Và điều ông Nhưỡng hi vọng là "việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và cần phải có sự công bằng để bảo đảm quyền, trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân”.
Đại biểu Dương Trung Quốc - người cùng đại biểu Lưu Bình Nhưỡng có mặt tại Đồng Tâm hôm xảy ra sự việc - cho biết: “Người dân Đồng Tâm đã điện thoại cho tôi ngay sau khi có tin khởi tố, tôi khuyên bà con rằng hãy bình tĩnh hợp tác với cơ quan điều tra”.
Đại biểu Dương Trung Quốc nói chuyện với người dân xã Đồng Tâm - Ảnh: Lê Kiên
KHỞI TỐ VỤ ÁN BẮT GIỮ 38 CÁN BỘ Ở ĐỒNG TÂM: HỢP LÝ, HỢP TÌNH
Anh hùng xa lộ
Ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra vào ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong đó, cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo Điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo Điều 143 Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì một loạt các trang mạng phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng sự việc này để tuyên truyền chống phá chính quyền nhân dân, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rằng việc cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, bởi lẽ:
Thứ nhất, quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hoàn toàn đúng pháp luật. Bởi vì như chúng ta đã biết thì khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm. Còn khởi tố bị can là quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Quay trở lại sự việc xảy ra vào ngày 15/4/2017, người dân xã Đồng Tâm đã có hành vi bắt, giam giữ trái phép 38 người tại Nhà văn hóa thôn Hoành, gồm cán bộ huyện Mỹ Đức và chiến sĩ Công an Hà Nội. Điều đó đã cho thấy rõ ràng có dấu hiệu của tội phạm, thể hiện sự coi thường pháp luật. Chính vì vậy việc cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thực hiện đúng các cam kết với người dân xã Đồng Tâm. Theo đó, ngày 22/4/2017, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã về xã Đồng Tâm đối thoại với người dân xã này và cam kết làm rõ một số vấn đề sau đây:
- Trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực, khách quan và đúng pháp luật việc "khu vực đất đồng Sênh đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân Đồng Tâm, theo quy định của pháp luật";
- Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội;
- Chỉ đạo điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm) theo quy định của pháp luật.
Chúng ta có thể thấy rằng chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã cam kết sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm chứ không hứa là sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, đối tượng có hành vi chống phá chính quyền nhân dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Hà Nội.
Hơn nữa, trong vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức một số đối tượng xấu đã lợi dụng vấn đề đền bù đất tại đồng Sênh để tiến hành tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân phá hoại tài sản nhà nước, chống người thi hành công vụ nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, tập trung điều tra làm rõ đối với một số cá nhân đóng vai trò cầm đầu, tổ chức và có hành vi quá khích là hoàn toàn đúng đắn và hợp lòng dân. Đây là hành động vô cùng cần thiết, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra vào ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là hoàn toàn hợp lý. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ dám coi thường sự nghiêm minh của pháp luật.
Ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra vào ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong đó, cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo Điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo Điều 143 Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, ngay sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì một loạt các trang mạng phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng sự việc này để tuyên truyền chống phá chính quyền nhân dân, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng ta có thể thấy rằng việc cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm là hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, bởi lẽ:
Thứ nhất, quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội hoàn toàn đúng pháp luật. Bởi vì như chúng ta đã biết thì khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra. Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hình thức văn bản tố tụng, xác định sự việc xảy ra trong thực tế có dấu hiệu của tội phạm. Còn khởi tố bị can là quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội.
Quay trở lại sự việc xảy ra vào ngày 15/4/2017, người dân xã Đồng Tâm đã có hành vi bắt, giam giữ trái phép 38 người tại Nhà văn hóa thôn Hoành, gồm cán bộ huyện Mỹ Đức và chiến sĩ Công an Hà Nội. Điều đó đã cho thấy rõ ràng có dấu hiệu của tội phạm, thể hiện sự coi thường pháp luật. Chính vì vậy việc cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Thứ hai, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thực hiện đúng các cam kết với người dân xã Đồng Tâm. Theo đó, ngày 22/4/2017, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã về xã Đồng Tâm đối thoại với người dân xã này và cam kết làm rõ một số vấn đề sau đây:
- Trực tiếp kiểm tra đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực, khách quan và đúng pháp luật việc "khu vực đất đồng Sênh đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho người dân Đồng Tâm, theo quy định của pháp luật";
- Không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội;
- Chỉ đạo điều tra, xác minh việc bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình (83 tuổi, ở xã Đồng Tâm) theo quy định của pháp luật.
Chúng ta có thể thấy rằng chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã cam kết sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm chứ không hứa là sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, đối tượng có hành vi chống phá chính quyền nhân dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Hà Nội.
Hơn nữa, trong vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức một số đối tượng xấu đã lợi dụng vấn đề đền bù đất tại đồng Sênh để tiến hành tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân phá hoại tài sản nhà nước, chống người thi hành công vụ nhằm mục đích chống phá chính quyền nhân dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án, tập trung điều tra làm rõ đối với một số cá nhân đóng vai trò cầm đầu, tổ chức và có hành vi quá khích là hoàn toàn đúng đắn và hợp lòng dân. Đây là hành động vô cùng cần thiết, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc xảy ra vào ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là hoàn toàn hợp lý. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ dám coi thường sự nghiêm minh của pháp luật.
Gửi VOA tiếng Việt: Người dân Đồng Tâm đang rất bình tĩnh chứ không phẫn nộ đâu
Liên quan đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc bắt giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) để điều tra về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 Bộ luật Hình sự), ngày 14/6, trang VOA tiếng Việt đã đăng một bài viết có tiêu đề “Dân làng Đồng Tâm rất phẫn nộ” (https://www.voatiengviet.com/a/dan-lang-dong-tam-rat-phan-no/3899951.html).
Theo tác giả bài viết này và VOA tiếng Việt thì “người dân Đồng Tâm nói lãnh đạo lật lọng”, trong khi vị “thủ lĩnh tinh thần” (ông Lê Đình Kình) đang “bực bội”, sau khi Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hôm 13/6. Trước đó, như chúng ta đã biết, trong buổi đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm xung quanh việc người dân thôn Hoành bắt giữ trái phép hơn 30 cán bộ, chiến sĩ công an, cán bộ huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân Đồng Tâm”. Chính vì vậy, tác giả bài viết này cho rằng, người dân Đồng Tâm rất phẫn nộ với quyết định khởi tố vụ án trên.
Chẳng biết, họ lấy thông tin ở đâu mà cho rằng, người thân của ông Lê Đình Kình cho biết, ông đang “bực bội” sau cuộc điện thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và “đang mệt vì chỗ gãy chân lần trước đang đau”. Không những vậy, họ còn trích dẫn lời được cho là của một người dân (nhưng không có tên tuổi, địa chỉ cụ thể) nói rằng: “Đường đường là một chủ tịch thành phố có chức, có quyền, nói trước bao nhiêu công chúng, một nghìn dân, vạn dân, nói chung là khắp cả thế giới, mà bây giờ ông Chung lại lật lọng như thế thì người ta rất là phẫn nộ”.
Tuy nhiên, theo những gì mà một số phóng viên các cơ quan báo chí ghi nhận được tại Đồng Tâm sau khi có thông tin về việc khởi tố vụ án lại hoàn toàn khác với những gì mà VOA tiếng Việt tuyên truyền. Theo đó, tối muộn ngày 13/6, một số phóng viên đã về ngôi nhà của ông Lê Đình Kình và một số người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), tại đây hoàn toàn không có chuyện người dân Đồng Tâm phẫn nộ hay “rào làng chiến đấu” như một số người tuyên truyền.
Có chăng, tâm lý bất an đã xuất hiện trong một số người dân. Điều đó, cũng hoàn toàn dễ hiểu, hơn nữa người dân nhiều khi chưa hiểu hết về quá trình tố tụng, pháp lý. Đặc biệt, chính ông Lê Đình Kình khẳng định, người dân Đồng Tâm “đang rất bình tĩnh” và mong vụ việc được giải quyết “có lý có tình”.
Ông Lê Đình Kình cũng cho biết, ông đã gọi điện hỏi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung và người đứng đầu TP đã cho biết, “Chủ tịch Chung nói sau khi hết hạn 45 ngày thanh tra, cơ quan chức năng cần 15 ngày dự thảo và 15 ngày công bố. Vì vậy, dự kiến đến giữa tháng 7 (hoặc tháng 8), kết luận thanh tra mới chính thức công bố. Chủ tịch Chung khuyên ông Kình nên giải thích cho người dân hiểu và động viên họ bình tĩnh, không nên làm điều gì xáo trộn”.
Ông Lê Đình Kình cũng cho biết: "Tôi luôn bảo với bà con là cần phải bình tĩnh, không được nôn nóng. Gần 2 tháng nay, cuộc sống người dân Đồng Tâm đã trở lại bình thường với công việc thu chiêm, làm mùa, đời sống nông thôn yên ắng, giữ gìn an ninh tốt. Tôi nghĩ lúc này, cơ quan chức năng chưa nên khởi tố vụ án mà nên chờ thanh tra vụ việc xong" và ông mong chính quyền giúp dân hiểu rõ hơn về quá trình tố tụng, pháp lý để tránh sự việc đáng tiếc.
Như vậy, những gì đang diễn ra tại Đồng Tâm không giống như những gì mà một số người tuyên truyền. Người dân Đồng Tâm đang rất bình tĩnh và chờ đợi vụ việc được giải quyết “có lý có tình”. Đó không chỉ là mong muốn của người dân Đồng Tâm mà còn là mong muốn của cá nhân tôi và rất nhiều người dân trong cả nước. VOA tiếng Việt hãy thôi cái trò lợi dụng vụ việc này để kích động gây rối, hướng lái dư luận đi.
Liên quan đến việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ việc bắt giữ trái phép 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) để điều tra về tội “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” (theo điều 123 Bộ luật Hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 Bộ luật Hình sự), ngày 14/6, trang VOA tiếng Việt đã đăng một bài viết có tiêu đề “Dân làng Đồng Tâm rất phẫn nộ” (https://www.voatiengviet.com/a/dan-lang-dong-tam-rat-phan-no/3899951.html).
Theo tác giả bài viết này và VOA tiếng Việt thì “người dân Đồng Tâm nói lãnh đạo lật lọng”, trong khi vị “thủ lĩnh tinh thần” (ông Lê Đình Kình) đang “bực bội”, sau khi Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hôm 13/6. Trước đó, như chúng ta đã biết, trong buổi đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm xung quanh việc người dân thôn Hoành bắt giữ trái phép hơn 30 cán bộ, chiến sĩ công an, cán bộ huyện Mỹ Đức, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân Đồng Tâm”. Chính vì vậy, tác giả bài viết này cho rằng, người dân Đồng Tâm rất phẫn nộ với quyết định khởi tố vụ án trên.
Chẳng biết, họ lấy thông tin ở đâu mà cho rằng, người thân của ông Lê Đình Kình cho biết, ông đang “bực bội” sau cuộc điện thoại với Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và “đang mệt vì chỗ gãy chân lần trước đang đau”. Không những vậy, họ còn trích dẫn lời được cho là của một người dân (nhưng không có tên tuổi, địa chỉ cụ thể) nói rằng: “Đường đường là một chủ tịch thành phố có chức, có quyền, nói trước bao nhiêu công chúng, một nghìn dân, vạn dân, nói chung là khắp cả thế giới, mà bây giờ ông Chung lại lật lọng như thế thì người ta rất là phẫn nộ”.
Tuy nhiên, theo những gì mà một số phóng viên các cơ quan báo chí ghi nhận được tại Đồng Tâm sau khi có thông tin về việc khởi tố vụ án lại hoàn toàn khác với những gì mà VOA tiếng Việt tuyên truyền. Theo đó, tối muộn ngày 13/6, một số phóng viên đã về ngôi nhà của ông Lê Đình Kình và một số người dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), tại đây hoàn toàn không có chuyện người dân Đồng Tâm phẫn nộ hay “rào làng chiến đấu” như một số người tuyên truyền.
Có chăng, tâm lý bất an đã xuất hiện trong một số người dân. Điều đó, cũng hoàn toàn dễ hiểu, hơn nữa người dân nhiều khi chưa hiểu hết về quá trình tố tụng, pháp lý. Đặc biệt, chính ông Lê Đình Kình khẳng định, người dân Đồng Tâm “đang rất bình tĩnh” và mong vụ việc được giải quyết “có lý có tình”.
Ông Lê Đình Kình cũng cho biết, ông đã gọi điện hỏi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung và người đứng đầu TP đã cho biết, “Chủ tịch Chung nói sau khi hết hạn 45 ngày thanh tra, cơ quan chức năng cần 15 ngày dự thảo và 15 ngày công bố. Vì vậy, dự kiến đến giữa tháng 7 (hoặc tháng 8), kết luận thanh tra mới chính thức công bố. Chủ tịch Chung khuyên ông Kình nên giải thích cho người dân hiểu và động viên họ bình tĩnh, không nên làm điều gì xáo trộn”.
Ông Lê Đình Kình cũng cho biết: "Tôi luôn bảo với bà con là cần phải bình tĩnh, không được nôn nóng. Gần 2 tháng nay, cuộc sống người dân Đồng Tâm đã trở lại bình thường với công việc thu chiêm, làm mùa, đời sống nông thôn yên ắng, giữ gìn an ninh tốt. Tôi nghĩ lúc này, cơ quan chức năng chưa nên khởi tố vụ án mà nên chờ thanh tra vụ việc xong" và ông mong chính quyền giúp dân hiểu rõ hơn về quá trình tố tụng, pháp lý để tránh sự việc đáng tiếc.
Như vậy, những gì đang diễn ra tại Đồng Tâm không giống như những gì mà một số người tuyên truyền. Người dân Đồng Tâm đang rất bình tĩnh và chờ đợi vụ việc được giải quyết “có lý có tình”. Đó không chỉ là mong muốn của người dân Đồng Tâm mà còn là mong muốn của cá nhân tôi và rất nhiều người dân trong cả nước. VOA tiếng Việt hãy thôi cái trò lợi dụng vụ việc này để kích động gây rối, hướng lái dư luận đi.
Ông Nguyễn Đức Chung là người bội ước?
Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự đang khiến dư luận “dậy sóng”. Không ít lời chửi bới, lăng mạ cơ quan công quyền, không hiếm lời phân tích độc địa, thiếu văn hóa, tục tĩu… đã được nhiều người sử dụng để nói về quyết định này.
Người được dư luận quan tâm nhất xung quanh việc khởi tố vụ án hình sự liênquan đến việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành không ai khác chính là Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trước đó, ngày 22/4/2017, trong buổi đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm, ông Nguyễn Đức Chung đã cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm”. Vậy nhưng, ngày 13/6 vừa qua, Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội lại khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức). Điều này, khiến một số người cho rằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội là người lật lọng, bội ước, không tôn trọng lời hứa của mình, lừa bịp người dân…
Vậy, thực sự ông Nguyễn Đức Chung có phải là người bội ước hay không?
Trước hết, nói về quyết định khởi tố vụ án hình sự của Công an TP Hà Nội, đây là một việc hết sức bình thường và cần thiết. Chỉ có khởi tố vụ án thì mới có thể điều tra làm rõ, xác định sự thật khách quan của vụ án. Khi đó, những câu hỏi như nguyên nhân vì sao người dân Đồng Tâm lại bắt giữ người thực thi công vụ trái phép? Chính quyền sai hay người dân sai? Sai như thế nào? Ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự? Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?...
Một vấn đề nữa, không phải cứ khởi tố vụ án là sẽ khởi tố bị can. Sau khi khởi tố vụ án, các hoạt động điều tra sẽ được tiến hành. Trong quá trình điều tra, nếu thấy đủ chứng cứ phạm tội của cá nhân, sau khi phân tích xem xét chứng cứ, phân tích nguyên nhân động cơ phạm tội, hậu quả của hành vi phạm tội..., thì sẽ đi đến quyết định có khởi tố bị can hay không? Nếu khởi tố bị can thì cần thực hiện biện pháp ngăn chặn là gì? Trong trường hợp, quá trình điều tra không xác định được dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời không khởi tố bị can.
Như vậy, muốn biết nguyên nhân vì sao người dân Đồng Tâm lại bắt giữ 38 người thực thi công vụ? muốn biết được ai đúng - ai sai trong câu chuyện này chỉ có thể điều tra mới có thể trả lời được. Như vậy, dù Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã cam kết là “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân Đồng Tâm”, nhưng việc khởi tố vụ án là cần thiết và bắt buộc đảm bảo các quy định của pháp luật. Không thể có chuyện là chỉ nói miệng cho qua, rồi sau đó mọi thứ sẽ đi vào quên lãng. Ai sai - ai đúng thế nào cần phải được làm sáng tỏ, khi đó mới bàn đến việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Nói cách khác, việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Truy cứu ai, không truy cứu ai? Chỉ có thể được trả lời sau khi có kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Khi đó, chúng ta mới có thể kết luận rằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có giữ đúng lời hứa hay không? Còn hiện tại đừng vội suy đoán, suy diễn vô căn cứ, quy chụp rằng ông Nguyễn Đức Chung “bội ước”, “lật lọng”.
Với những gì tôi biết về ông Nguyễn Đức Chung, tôi tin rằng ông sẽ có những quyết định có lý có tình nhất trong giải quyết vụ việc này.
Khai Tâm
Việc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TP Hà Nội khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) nhằm điều tra làm rõ các hành vi bắt giữ người trái pháp luật theo Điều 123 và hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 143 Bộ luật Hình sự đang khiến dư luận “dậy sóng”. Không ít lời chửi bới, lăng mạ cơ quan công quyền, không hiếm lời phân tích độc địa, thiếu văn hóa, tục tĩu… đã được nhiều người sử dụng để nói về quyết định này.
Người được dư luận quan tâm nhất xung quanh việc khởi tố vụ án hình sự liênquan đến việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành không ai khác chính là Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Trước đó, ngày 22/4/2017, trong buổi đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm, ông Nguyễn Đức Chung đã cam kết “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm”. Vậy nhưng, ngày 13/6 vừa qua, Cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội lại khởi tố vụ án hình sự liên quan đến việc bắt giữ 38 người thi hành công vụ tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức). Điều này, khiến một số người cho rằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội là người lật lọng, bội ước, không tôn trọng lời hứa của mình, lừa bịp người dân…
Vậy, thực sự ông Nguyễn Đức Chung có phải là người bội ước hay không?
Trước hết, nói về quyết định khởi tố vụ án hình sự của Công an TP Hà Nội, đây là một việc hết sức bình thường và cần thiết. Chỉ có khởi tố vụ án thì mới có thể điều tra làm rõ, xác định sự thật khách quan của vụ án. Khi đó, những câu hỏi như nguyên nhân vì sao người dân Đồng Tâm lại bắt giữ người thực thi công vụ trái phép? Chính quyền sai hay người dân sai? Sai như thế nào? Ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự? Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?...
Một vấn đề nữa, không phải cứ khởi tố vụ án là sẽ khởi tố bị can. Sau khi khởi tố vụ án, các hoạt động điều tra sẽ được tiến hành. Trong quá trình điều tra, nếu thấy đủ chứng cứ phạm tội của cá nhân, sau khi phân tích xem xét chứng cứ, phân tích nguyên nhân động cơ phạm tội, hậu quả của hành vi phạm tội..., thì sẽ đi đến quyết định có khởi tố bị can hay không? Nếu khởi tố bị can thì cần thực hiện biện pháp ngăn chặn là gì? Trong trường hợp, quá trình điều tra không xác định được dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời không khởi tố bị can.
Như vậy, muốn biết nguyên nhân vì sao người dân Đồng Tâm lại bắt giữ 38 người thực thi công vụ? muốn biết được ai đúng - ai sai trong câu chuyện này chỉ có thể điều tra mới có thể trả lời được. Như vậy, dù Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã cam kết là “không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân Đồng Tâm”, nhưng việc khởi tố vụ án là cần thiết và bắt buộc đảm bảo các quy định của pháp luật. Không thể có chuyện là chỉ nói miệng cho qua, rồi sau đó mọi thứ sẽ đi vào quên lãng. Ai sai - ai đúng thế nào cần phải được làm sáng tỏ, khi đó mới bàn đến việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.
Nói cách khác, việc có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Truy cứu ai, không truy cứu ai? Chỉ có thể được trả lời sau khi có kết quả điều tra của cơ quan điều tra. Khi đó, chúng ta mới có thể kết luận rằng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung có giữ đúng lời hứa hay không? Còn hiện tại đừng vội suy đoán, suy diễn vô căn cứ, quy chụp rằng ông Nguyễn Đức Chung “bội ước”, “lật lọng”.
Với những gì tôi biết về ông Nguyễn Đức Chung, tôi tin rằng ông sẽ có những quyết định có lý có tình nhất trong giải quyết vụ việc này.
Khai Tâm
No comments:
Post a Comment