2017/07/15

Người Công giáo bị ghét liệu có phải vì chuyện ý thức hệ

Chiềng Chạ


Trang Công Giáo: Đạo vào Đời, một trang tin do một nhóm người Công giáo địa phận Vinh đứng ra sáng lập và điều hành có bài viết "Vì sao CS ghét người Thiên Chúa Giáo?". 

Để trả lời cho một câu hỏi có tính quy kết, ám thị nhiều hơn là nhìn nhận khách quan sự việc, trang này đã bắt đầu như sau: "Có một nhóm người mà CS không thể nào chịu được và gần như thất bại trong việc lôi kéo họ theo lý tưởng của mình, đó chính là người Thiên Chúa Giáo. Vậy có bao giờ bạn tò mò tự hỏi vì sao? Sau đây là lời lý giải của một bạn người Công Giáo". 
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet). 

Họ lí giải sâu về vấn đề này bằng những việc chỉ ra mối tương quan giữa giáo lý đạo Thiên chúa với Chủ nghĩa Cộng sản:
"Người Thiên Chúa Giáo tin rằng họ thuộc về Chúa. Chúa là người ban cho họ sự sống, quyền lợi cũng như tương lai. Và chỉ có Chúa mới có quyền phán xét và lấy đi quyền lợi của họ, vì những thứ đó đến từ Chúa chứ không phải chính phủ. “Tôi thuộc về Chúa” và chỉ có Chúa mới có quyền lấy đi quyền lợi tự nhiên và linh hồn tôi.

Chính phủ, trong trường hợp này, một chính phủ thực hiện lý tưởng CS, yêu cầu mọi người phải từ bỏ tất cả mọi thứ để trung thành với chủ nghĩa và lý tưởng CS. Nghĩa là mọi người phải theo chủ nghĩa vô thần, vì chỉ khi họ không có tôn giáo thì họ mới dành hết linh hồn mình cho chính phủ. Điều này hoàn toàn nghịch với những giá trị của Thiên Chúa Giáo, vì người Thiên Chúa Giáo không thể nào từ bỏ Chúa để trao mình cho chính phủ hay một lý tưởng vô thần.

Nếu chúng ta nhìn rộng hơn nữa, xuyên suốt lịch sử các nước Châu Âu, quá trình phát triển văn minh nhân loại được thúc đẩy nhờ vào tổ chức Thiên Chúa Giáo. Chính các tổ chức Thiên Chúa Giáo và những giá trị đạo đức, tinh thần của họ đã cứu vớt nền văn minh Châu Âu sau khi Đế Chế La Mã sụp đổ. Chính những giá trị của Thiên Chúa Giáođã tạo ra chủ nghĩa tư bản, hệ thống an sinh xã hội. Và cũng chính những giá trị đó đã tạo ra nước Mỹ.

Chẳng hạn vào thời Trung Cổ, chính các nhà thờ là nơi giữ gìn chữ viết, văn hóa và tinh hoa của nền văn minh Tây Phương. Kinh thánh được xem là một tài liệu lịch sử thu nhỏ. Hệ thống giáo dục, đại học cũng đến từ tổ chức Thiên Chúa Giáo và vô số những công trình kiến trúc nổi tiếng trên khắp thế giới như nhà thờ Notre Dame – Paris và ở Việt Nam như Nhà thờ Con Gà – Đà Lạt, nhà thờ

Không phải ngẫu nhiên mà các Nhà Sáng Lập Mỹ lại ghi trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập câu sau đây:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Thiên Chúa Giáo và người Thiên Chúa Giáo là mối đe dọa lớn nhất đối với chủ nghĩa CS vì họ thuộc về Chúa nên không thể nào thuộc về chính phủ hay một lý tưởng vô thần". 

Theo cách lí giải này thì chính việc không thu phục được những người Công giáo theo mình, theo học thuyết có tính nền tảng của mình. Nên những người Cộng sản đã sinh ra cái sự ghét người Thiên chúa giáo. 

Tuy nhiên, nhận định này là hết sức phiến diện, lệch lạc. Bởi 2 điều được nói dưới đây. 

1. Việc nói rằng, người Cộng sản ghét người Thiên chúa giáo là hoàn toàn không đúng, bởi nếu đã ghét người Thiên chúa giáo thì liệu họ có được chung sống hòa bình và được hưởng tất cả những thứ quyền mà một người không theo đạo có? 

Ngoài vấn đề khác nhau về ý thức hệ, hệ tư tưởng thì với chế độ hiện thời tại Việt Nam, Thiên chúa giáo có những vết nhơ trong quá khứ. Sự du nhập của đạo Công giáo gắn chặt với hành trình xâm lăng Việt Nam của các nước thực dân Phương Tây, cụ thể là nước Pháp đã nhiều người có mặc cảm với tôn giáo này; việc một bộ phận chức sắc Thiên chúa giáo gắn chặt quyền lợi với các chế độ thực dân, đế quốc trong trong giai đoạn tiếp theo lại khiến cho hình ảnh họ trở nên méo mó và biến dạng hơn.... Tuy nhiên, vượt qua tất cả họ vẫn được chế độ mới sau khi thiết lập dung thứ và không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào. 

Nói như thế để thấy rằng, vấn đề ý thức hệ không phải là vấn đề gì đó quá lớn. Và khi mà người ta đã chấp nhận tha thứ với những điều to lớn hơn (phản bội Tổ quốc) thì vấn đề khác biệt về mặt ý thức hệ là chuyện hết sức bình thường, không phải là lực cản quá lớn. 

Đó là chưa nói tới, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập chế độ Cộng sản tại Việt Nam đã xác định rất rõ sự hài hòa, chung sống hòa bình giữa học thuyết Chủ nghĩa Cộng sản, chế độ Cộng sản với các tôn giáo trong đó có Thiên chúa giáo: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân .

Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy". 

2. Vấn đề thứ hai cần nói đến chính là việc, bất cứ chế độ nào cũng sẽ chán ghét một tôn giáo nếu như tôn giáo đó có những thứ đi ngược lại tinh thần và mục tiêu xã hội đã được định ra. Kiểu như trong khi đại đa số người dân đang cần sự ổn định để phát triển kinh tế, xã hội thì những nhà lãnh đạo tôn giáo đó lại đi ngược lại. Họ chỉ đạo tín đồ của mình chống lại nhà nước hoặc nhân danh những thứ khác nhau để chống lại nhà nước, xem nhà nước là kẻ thù, là mục tiêu cần xóa bỏ! 

Tại Việt Nam, dù điều vừa nói đến chưa hiện hữu thực sự. Tuy vậy, nó đã ít nhiều xuất hiện. Những sự việc xảy ra gần đây tại GP Vinh sau sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra là một ví dụ có tính điển hình. Rất đồng ý, sau sự cố gây ra, rất nhiều người dân, trong đó có người Công giáo đã bị điêu đứng, cuộc sống chồng chất khó khăn và việc đòi kêu đòi quyền lợi chính đáng vì thế là hết sức cần thiết. 

Nhưng nó hoàn toàn khác với việc lợi dụng việc kêu đòi quyền lợi để chống Nhà nước, tuyên truyền chống nhà nước và gây nên những hệ lụy đi kèm như gây rối an ninh, trật tự... Và xin thưa rằng, đây mới là điều làm cho nhà nước cũng như những người không theo tôn giáo chán ghét người theo đạo Thiên chúa. 

Sự chán ghét vì thế không xuất phát từ chuyện ý thức hệ. Mà xuất phát từ việc những kẻ nhân danh Thiên chúa, nhân danh người có đạo để làm những điều trái với đạo lý, pháp luật. Và đương nhiên, họ chỉ chán ghét những bộ phận đó chứ không phải chán ghét tất cả người theo đạo Thiên chúa. 

No comments: