2017/07/04

VỤ VIỆC ĐỒNG TÂM: GIA ĐÌNH ÔNG LÊ ĐÌNH KÌNH LIÊN QUAN NHƯ THẾ NÀO?

Anh hùng xa lộ


Ngày 13/6/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Tp Hà Nội) để điều tra về hai tội danh gồm: “Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết để điều tra tìm cho ra nguyên nhân, động cơ gây án; trách nhiệm của từng cá nhân có liên quan, từ đó có kết luận thỏa đáng, đúng lý, hợp tình. 

Ngay sau khi có quyết định khởi tố hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) thì ông Lê Đình Kình đã có buổi tiếp xúc, gặp gỡ Hồng Thái Hoàng và đưa ra những quan điểm của bản thân về vụ việc Đồng Tâm. Trong đó, cụ Kình đã tố “chính quyền tham nhũng” và “chính quyền cướp đất” của dân; đồng thời chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm của bản thân trong vụ Đồng Tâm và khẳng định sẽ nhận tài trợ từ bất cứ ai để “chống tham nhũng địa phương”.
 
Lê Đình Kình và Hồng Tháii Hoàng (núp bóng cờ vàng)
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng việc cụ Lê Đình Kình tỏ ra vô can và coi mình là “nạn nhân” trong vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lẽ, từ trước đến nay, cụ Kình và một số con cháu trong dòng họ Lê Đình chính là những người tiên phong, đi đầu trong phong trào “hợp thức hóa” đất thuộc dự án sân bay Miếu Môn. Điều này chúng ta có thể nhận thấy qua các dữ kiện sau đây:

- Cụ Lê Đình Kình nguyên Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm. Điều đó cho thấy cụ phải là người biết rõ hơn hết rằng diện tích đất hơn 50ha trong diện phải cưỡng chế thu hồi nằm trong diện tích toàn bộ 208 ha đất tại khu vực Đồng Tâm, Mỹ Đức đã được Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng tai Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 do Phó thủ tướng Đỗ Mười ký với mục tiêu sử dụng để xây dựng căn cứ không quân ở Miếu Môn. Đồng thời, Quân chủng Không quân (thời điểm chưa sáp nhập với Quân chủng Phòng không) đã giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 31, Lữ đoàn 28, của Quân chủng quản lý khu đất này và cắm 16 mốc giới quanh khu vực nói trên. 

Tuy nhiên, trong quá trình đang đương chức, cụ Kình đã mạnh dạn, bất chấp các quy định của pháp luật, ký giấy cho 1 số hộ trong 14 hộ dân sinh sống trên đất thuộc dự án quốc phòng. Sau đó, chỉ đến công ty Viettel tổ chức triển khai thi công dự án trên địa bàn huyện Mỹ Đức thì chính cụ Kình lại kích động người dân ở xã Đồng Tâm tụ tập, khiếu nại và gây mất trật tự, khiến tình hình ngày càng phức tạp. Nguy hiểm hơn, người dân Đồng Tâm đã có hành vi quá khích, tổ chức ngăn cản, nhổ biển báo “Khu vực quân sự”, đưa máy móc nông nghiệp vào cày bừa, canh tác tại khu vực Đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm; dựng trái phép 1 túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung “đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm”; sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động, tụ tập đông người kéo lên trụ sở UBND xã Đồng Tâm để phản ứng chính quyền, cắt loa phóng thanh xã, buộc con em nghỉ học…

- Lê Đình Thuần (cháu của cụ Kình) Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm đã bị xử lí kỉ luật về Đảng và hình sự về tội danh chiếm đoạt đất công, bán cho người dân tại địa phương. Trong quá trình điều tra, chính Ông Lê Đình Thuần - Chủ tịch UBND xã đã thừa nhận các cán bộ xã đã cố gắng mua để đất không bị lọt vào tay người ngoài xã. Điều này đã cho thấy ông Lê Đình Thuần mặc nhiên coi đất quốc phòng là đất của xã và có thể đưa ra đấu giá được.

- Lê Đình Tuyến (cháu của cụ Kình) - Phó trưởng phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Mỹ Đức cũng tham gia vào việc ăn chặn đất đai tại Đồng Tâm và bị xử lí kỉ luật năm 2015.

- Lê Đình Ba (cháu của cụ Kình) - Phó Thôn Hoành cũng là người tham gia chiếm đất và chỉ đạo người dân nhổ bảng "Đất quốc phòng" ở đồng Sênh. Đồng thời, ông Lê Đình Ba đã tập trung đông người bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm, đập phá 5 xe, gồm: 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương, giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP.Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành của xã Đồng Tâm. Khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu cán bộ bị bắt giữ, số người này đã có hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối an ninh trật tự.

- Lê Đình Công (con trai cụ Kình) cũng là người chủ chốt quan trọng chỉ huy, điều phối người dân từ tổ chức chiếm đài phát thanh, chặn đường vào làng, tiếp tế lương thực, ngăn cản các lực lượng chức năng hỗ trợ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc cụ Lê Đình Kình ký giấy cho 1 số hộ trong 14 hộ dân sinh sống trên đất thuộc dự án quốc phòng đã tạo tiền lệ xấu trong quá trình dồn ô đổi thửa tại xã Đồng Tâm. Ấy vậy mà cụ Kình lại ngang nhiên chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm của cá nhân và khẳng định sẽ nhận tài trợ từ bất cứ ai để “chống tham nhũng địa phương” thì quả thật đáng hổ thẹn!

ÔNG LÊ ĐÌNH KÌNH LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, BẤT CÔNG?


No comments: