2017/07/04

ĐỪNG NÓI CHUYỆN NHÂN QUYỀN VỚI CHÚNG TÔI

Con đường phía trước

Bài viết nhân sự kiện Đại sứ quán Mỹ ra thông cáo báo chí đề nghị thả bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm)

Từ trước đến nay, nước Mỹ luôn tự hào vỗ ngực là nơi sinh ra và phát triển giá trị dân chủ - nhân quyền nhất thế giới, sẵn sàng sử dụng nhiều con đường khác nhau để tôn vinh, quảng bá giá trị tự do, nhân quyền của mình: văn hóa, giáo dục,… thậm chí là cưỡng bức, áp đặt nước khác. Luôn tự cho mình sứ mệnh quảng bá, bảo vệ các giá trị đó đi khắp thế giới, ở đâu, Mỹ cũng cho phép mình can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác nhằm bảo vệ “tự do, dân chủ, nhân quyền”, thậm chí, khi chính những người dân nước sở tại không thể hiểu được giá trị Mỹ là gì. Nói hay là vậy, nhưng thực sự nước Mỹ có thực sự có “tự do, dân chủ, nhân quyền” như lời giới chính trị Mỹ nói hay không?

- Hiến pháp Mỹ đã khẳng định: mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, trong đó, quyền sống là quyền thiêng liêng nhất mà không ai có thể tước bỏ. Tuy nhiên, theo thống kê của Bưu điện Washington (Mỹ) ngày 1/7/2017 công bố thống kê cho thấy nửa đầu năm 2017, đã có 492 người bị cảnh sát nước này bắn chết, tương đương với số liệu năm ngoái. Trong số đó, có hàng trăm người bị bắn chết khi họ hoàn toàn không có vũ trang, khi trên tay họ chỉ là những vật như chiếc bút, chiếc gậy “bị nghi là súng”. Nhiều người thậm chí chỉ cho tay vào túi quần lấy giấy tờ tùy thân cũng bị bắn mà chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Vụ việc ngày 29/6 một thanh niên người Mỹ gốc Việt có tên là Tommy Le, 20 tuổi, bị cảnh sát hạt King, bang Washington bắn chết vào đêm 13/6, chỉ vài giờ trước lễ tốt nghiệp trung học khi trong tay cầm chiếc bút là ví dụ điển hình. Tất nhiên những cảnh sát “sát nhân” này hoàn toàn vô tội. Trong khi đó, ở xứ Việt “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền” (như lời tuyên bố của nước ngài), thì chỉ cần công an có va chạm với người dân đã bị nước Mỹ lên tiếng phản đối, bị đám dân chủ trong nước cho “lên bờ xuống ruộng”.
Nhân quyền của nước Mỹ?
- Nước Mỹ có số người bị mất quyền công dân lớn nhất thế giới. Theo thống kê dân số thế giới tính đến ngày 16/01/2017, dân số Hoa Kỳ có 325,398,239 người, chiếm khoảng 4.34% tổng dân số thế giới nhưng Mỹ chiếm tới 25% tổng số tù nhân, cao nhất thế giới cả về tỷ lệ và số người, với 2,5 triệu người bị giam cầm. Trong số đó, có rất nhiều người bị bắt giữ vô cớ, không được xét xử công bằng, bị tra tấn, đánh đập (Có tới 15% số tù nhân bị giam giữ mà không thông qua xét xử, 15% bị mắc các chứng bệnh tâm thần, một tỷ lệ lớn khác bị kết án oan). Ngoài ra, nước Mỹ còn có 6,5 triệu người bị tước quyền công dân, quản chế, giam lỏng tại nơi cư trú bằng nhiều hình thức. Trong đó, nhà tù Guantanamo là một ví dụ điển hình với rất nhiều người bị bắt giữ, giam cầm mà không thông qua xét xử, bị tra tấn với những hình thức tàn bạo không thể tưởng tượng được. Mặc dù nguyên tổng thống Mỹ Obama đã nhiều lần cam kết xóa bỏ nhà tù này tuy nhiên nó vẫn hiên ngang tồn tại như minh chứng cho sự mất “nhân quyền” của hệ thống pháp luật Mỹ.

Vậy thực chất giá trị “tự do, dân chủ, nhân quyền” của Mỹ dành cho ai. Đó là dành cho người da trắng, những người nhiều tiền, chứ không phải dành cho toàn thể người dân Mỹ. Thực tế phũ phàng là tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ trở nên phổ biến hầu hết các bang ở Mỹ. Tuy chế độ chiếm hữu nô lệ được xóa bỏ tại Mỹ vào năm 1862 sau khi Tổng thống Abraham Lincoln đề xuất bản “Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ”, song hàng trăm năm sau, những người Mỹ gốc Phi vẫn bị đối xử một cách bất công và đầy miệt thị bởi những người da trắng. Đối với nhiều người da trắng, công dân da màu bị coi là tầng lớp thấp kém về đạo đức và trí tuệ trong xã hội Mỹ. Tại nhiều tiểu bang, người Mỹ gốc Phi bị hạn chế các quyền con người cơ bản và không được hưởng quyền công dân một cách đầy đủ, trong đó có quyền bầu cử. Người Mỹ gốc Phi chiếm tới 40% số tù nhân, dù đối tượng này chỉ chiếm 13% dân số Mỹ. Tài sản trung bình của một hộ gia đình da trắng là 265.000 USD, trong khi con số đó của người da màu chỉ là 28.500 USD. Chênh lệnh thu nhập đã tăng gần gấp 3 lần trong 25 năm qua. Đó là con số chứng minh cho sự phân biệt chủng tộc rất lớn Mỹ.

- Giá trị “dân chủ, nhân quyền” của Mỹ đem lại gì cho nhân loại. Chẳng gì cả ngoài chiến tranh, xung đột, bạo loạn. Thế giới chứng kiến hàng trăm cuộc chiến tranh, nổi dậy, cách mạng mang màu sắc “dân chủ, nhân quyền” ở Bắc Phi, Trung Đông, Đông Âu,… tuy nhiên, sau các cuộc cách mạng đó là lúc quyền con người bị xâm phạm nặng nề nhất. Giết người, cướp bóc, hiếp dâm, buôn bán nô lệ,.. xuất hiện tràn lan như một bệnh dịch lan tràn khắp nơi.

Vậy nên:

Các ngài đừng mang giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền áp đặt lên nước chúng tôi. Đừng ra thông báo quan ngại, phản đối khi chúng tôi bắt giữ những kẻ phá hoại hòa bình nước tôi. Hãy phát triển, bảo vệ giá trị giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của nước Mỹ, cho người dân Mỹ và đừng áp đặt các giá trị đó ra bên ngoài nước thổ của mình.


NAM SINH GỐC VIỆT BỊ BẮN CHẾT – VÀ CÂU CHUYỆN DÂN CHỦ TẠI MỸThiên sứ


Theo Seattle Times ngày 29/6 đưa tin, một thanh niên người Mỹ gốc Việt có tên là Tommy Le, 20 tuổi, bị cảnh sát hạt King, bang Washington bắn chết vào đêm 13/6, chỉ vài giờ trước lễ tốt nghiệp trung học. Đây là một sự việc hết sức đau lòng đối với gia đình và bạn bè của nạn nhân. Sau đó một tuần, nguyên nhân cái chết được chính các nhà chức trách Mỹ khẳng định: “vật sắc nhọn mà cảnh sát Mỹ tưởng là hung khí thực ra chỉ là một chiếc bút”.

Nam sinh gốc Việt bị bắn chết tại Mỹ
Một sự việc vô cùng nghiêm trọng nhưng nguyên nhân của nó lại vông cùng lãng xẹt và hơn nữa nó lại xảy ra tại một đất nước luôn cho rằng là quốc gia “dân chủ, văn minh, tôn trọng luật pháp” như Mỹ. Không hiểu rằng chính quyền Mỹ sẽ giải quyết vấn đề trên như thế nào, nhưng tôi tin chắc rằng họ sẽ phần nào cảm thấy “bị hớ”, và vấn đề này chẳng khác nào một “cú đấm” nã thẳng vào miệng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert, khi cách đây chưa lâu trong buổi họp báo tại Bộ Ngoại giao Mỹ, vào sáng 29/6, bà này đã lớn tiếng yêu cầu Việt Nam "thả Mẹ Nấm và tất cả những tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và cho phép các cá nhân Việt Nam quyền tự do biểu đạt và hội họp mà không sợ bị trả đũa." (Liên quan đến việc TAND tỉnh Khánh Hòa kết thúc xét xử sơ thẩm vụ án: “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và tuyên bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger “Mẹ Nấm” 10 năm tù, theo điều 88 - BLHS)
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Tại phiên toàn xét xử. Nguồn ảnh: Internet
Thật nực cười cho những người Mỹ, họ luôn cho mình cái quyền can thiệp vào công việc của quốc gia khác một cách vô lý, trong khi vấn đề nội tại đất nước họ lại vô cùng rối ren và khủng hoảng. Thiết nghĩ, thay vì dành thời gian để “quan tâm” một cách vô lý đến quốc gia khác thì chính quyền Mỹ nên dành thời gian đó để thay đổi và cải tổ chính đất nước mình, với các vấn đề nóng bỏng như là cải thiện vấn đề phân biệt chủng tộc, giảm số lượng tội phạm… Người Việt Nam có câu thanh ngữ mà tôi cho rằng rất hợp với chính quyền nước Mỹ lúc này, đó là: “ốc không mang nổi mình ốc lại còn mang cọc cho rêu”.

VIỆT NAM THÁCH THỨC QUỐC TẾ VỀ NHÂN QUYỀN





No comments: