2017/07/27

NHỮNG KẺ XUYÊN TẠC LỊCH SỬ SẼ BỊ NHÂN DÂN LÊN ÁN

Hà Bắc

Như chúng ta đã biết, trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng, thống nhất đất nước.Tổ quốc Việt Nam đã hiến dâng quá nhiều những người con anh hùng, kiên trung, hi sinh trọn vẹn cuộc đời mình cho lý tưởng. Với tinh thần căm thù giặc đến cao độ và quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mà đã có rất nhiều người sẵn sàng hy sinh tất cả cho độc lập, tự do, cho đời sau mãi mãi ca khúc khải hoàn. Trong số những tấm gương đó, chắc chắn trong chúng ta ai cũng biết đến những anh hùng, liệt sĩ với tuổi đời còn rất trẻ nhưng tiếng tăm lại vang vọng khắp núi sông điển hình như Chị Võ Thị Sáu. Với tinh thần căm thù giặc đã cướp đất, giết người và gây ra quá nhiều đau thương cho đất nước, nhân dân. Với truyền thống vàng son là các anh trai của chị đều tham gia cách mạng, chính mắt chị cũng đã chứng kiến cảnh quân Pháp và "Việt gian" giết người, tàn phá quê hương mình. Vì vậy, giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Khi mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu chống Pháp. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Về Đất Đỏ, chị dùng lựu đạn giết một sĩ quan Pháp và làm bị thương 23 lính, sau đó chị ở lại Bà Rịa làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.

Vào năm 1950, Võ Thị Sáu bị chính quyền tay sai và thwccj dân bắt sau khi đã ném lựu đạn giết chết 2 chỉ điểm viên của quân Pháp là Cả Suốt, Cả Đay. Và vào năm 1952, Chị đã bị xử tử hình bí mật. Một án tử hình mà xét về góc độ luân lý, đạo lý, pháp luật đều là sai trái của chính quyền tay sai và thực dân lúc bấy giờ. Người ta còn nhớ mãi đến hình ảnh của chị rất gan dạ, kiên trung và sắt đá từ khi bị giặc giam cầm, tra tấn qua các nhà tù khét tiếng man rợn là Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo (mỗi khi chúng ta tới tham quan các nhà tù này đều không khỏi rợn người bởi sự giam cầm và tra tấn dã man, tàn bạo) cho tới khi bị xử tử vẫn lạc quan về Tổ quốc, về niềm tin bất diệt và về chân lý cuộc đời mà Chị đã theo đuổi, bảo vệ:

“Người con gái trẻ măng 
Giặc đem ra bãi bắn 
Đi giữa hai hàng lính 
Vẫn ung dung mỉm cười 
Ngắt một đoá hoa tươi. 
Chị cài lên mái tóc. 
Đầu ngẩng cao bất khuất. 
Ngay trong phút hy sinh.,...” 

Và Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”

Chị nằm xuống đó cho Tổ quốc đứng lên hiên ngang và bất khuất. Sự hi sinh oanh liệt đó của người con gái trẻ tuổi đã để lại bao tiếng thương cho đồng đội, cho toàn thể dân tộc Việt Nam, và những hình ảnh của chị đã được các nhạc sĩ đưa vào các bài hát như khúc ca huyền thoại về chị như Biệt ơn chị Võ Thị Sáu của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn, bài thơ Chị Võ Thị Sáu" của nhà thơ Tố Hữu (như đã trích ở trên),…
 
Các người hãy tự hỏi lại chính mình và ngẫm nghĩ nhiều hơn về những gì các người đang làm cho đất nước này xem đã xứng đáng hay chưa?
Ấy vậy mà với một hình tượng cao quý, thiêng liêng như thế một số kẻ không biết là tưởng bản thân “biết quá nhiều” hay vì động cơ thiếu trong sáng nào khác, hoặc vì ngồi không chẳng có việc để làm sinh ra quẫn bách mà đã tiến hành xuyên tạc lịch sử, bịa đặt không thể chấp nhận được. Trước vong linh của người anh hùng dân tộc, một tấm gương kiên trung, bất khuất không gì làm nhạt phai đó thì nhân dân sẽ phán xét họ - những kẻ đang xuyên tạc lịch sử, đang phán xét lịch sử vô căn cứ. Họ sẽ bị đời đời nguyền rủa với những gì đang làm với thế hệ mai sau. Họ đã từng là những con người được nhân dân tin yêu, kính trọng vì quá trình đóng góp cho công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, ấy vậy mà trước những cám dỗ của cuộc sống hiện tại, những con người đó về già trở nên đổ đốn một cách thiếu kiểm soát khi chính bản thân họ đã tự sa ngã. Và chính họ đang là “giặc trong nhà” ngày ngày bán đi sự thiêng liêng, máu và nước mắt của các anh hùng liệt sĩ, của các thế hệ cha anh đi trước. Đó là những Đỗ Trung Quân, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang A, Nguyên Ngọc, Phạm Xuân Nguyên, Lê hoài Nguyên…Họ đã vào gùa với những tên bán nước, hại dân xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn về Chị Võ Thị Sáu. Họ hãy tự hỏi mình có xứng đáng với tổ tiên, với nhân dân và với chính bản thân mình hay không? 

Để có được cuộc sống ngày hôm nay quả thực không hề dễ dàng với bất cứ ai, với dân tộc Việt Nam chúng ta cũng như vậy, trải qua bao đau thương, mất mát, bao nhiêu sự hi sinh mới có được nền độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc này. Chúng ta sống trong thời đại hôm nay chúng ta được yên bình, được hưởng thụ thì chúng ta càng phải biết ơn những người con, những anh hùng cách mạng. Đặc biệt là những người đã vì Tổ quốc mà hi sinh từ khi tuổi đời còn rất trẻ như Chị Võ Thị Sáu thì lại càng đáng khâm phục, đáng tự hào và đáng ngợi ca, truyền tụng. Từ đó những hành động xuyên tạc lịch sử bất chấp tất cả như trên của những kẻ ngồi không và đổ đốn về già sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ mai sau, không thể tha thứ được, không thể chấp nhận được. Giáo sư Mạch Quang Thắng  đã nói: "còn nhiều người cứ hay xuyên tạc lịch sử". Ông đã dẫn chứng một ví dụ là những thông tin xuyên tạc hình tượng Võ Thị Sáu rằng: "Võ Thị Sáu chẳng qua là một người con gái bị tâm thần, ngớ ngẩn. Lợi dụng sự ngớ ngẩn của Sáu, nhóm những người hoạt động cách mạng mới đưa cho bà lựu đạn rồi xúi ném vào một toán quân địch đang ngồi họp. Bà ném rồi bị bắt đi tù, đem đi xử bắn. Bà chẳng biết gì về tính mạng của mình, cứ cười tươi và hái hoa dại mọc dọc đường ra pháp trường cài lên tóc". Và điều đó đáng bị lên án, đáng phải trừng trị không chỉ vì người đã mất mà là vì sự thiêng liêng, tính tự tôn của dân tộc Việt Nam này. Giáo sư Mạch Quang Thắng nhận định rằng, những thông tin đó là bậy bạ và "Người ta nói và viết trắng trợn, chẳng cần có trách nhiệm gì cả. Họ cứ phán bừa mà chẳng quan tâm đến thật giả, đúng sai, đến trách nhiệm và lương tâm của mình." Một học giả khác chuyên nghiên cứu về lịch sử Côn Đảo, về Võ Thị Sáu là bạn của Giáo sư Thắng còn cho rằng: "Sự xuyên tạc kiểu như thế này là một nguyên nhân nữa làm một số người ta chán Sử". Đúng là như vậy, khi những người được xem là già nua, từng là gạo cội lại đổ đốn như vậy thì làm sao không gây ảnh hưởng tới thế hệ mai sau chứ. Thật khó có thể chấp nhận được.

27.7.2017, là tròn 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ, chúng ta hướng tới ngày này với tất cả lòng biết ơn vô hạn. Những giọt nước mắt của nghẹn ngào và nhớ thương khi nghĩ về những con người đã dâng hiến cả cuộc đời mình cho Tổ quốc hôm nay. Thấy đau thương và thật sự xót xa, để có nền độc lập này, cái giá phải trả là quá đắt ấy vậy mà có những kẻ đang tìm cách để phỉ báng, xóa bỏ nó là điều không bao giờ được chấp nhận. Họ là những con người đáng bị lên án, đáng bị nguyền rủa và đáng để nhân dân đồ thán./.


TRÍ THỨC RỞM XUYÊN TẠC VỀ ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU

Sắp đến ngày 27/7, cả nước tiến hành nhiều hoạt động tri ân công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trái ngược với hoạt động chung đó, một số kẻ tri thức rởm lại ngồi nhà xuyên tạc, bôi xấu danh dự của người đã khuất, của người đã có công ơn to lớn đối với đất nước ta.
Ngày 22/7 vừa qua, trên trang facebook cá nhân của Đoàn Dũng đã đăng tải clip chém gió của mấy vị nhà văn dân chủ nói xấu về hình tượng người anh hùng Võ Thị Sáu. Xuất hiện trong đoạn clip là hai nhà văn cũng có tên tuổi là Nguyên Ngọc, Nguyễn Duy, Lê Hoài Nguyên và có sự góp mặt của các nhà dân chủ rởm như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Nguyên.
TRÍ THỨC RỞM XUYÊN TẠC VỀ ANH HÙNG VÕ THỊ SÁU
Kẻ láo xược nhất là Nguyễn Duy khi không ngược ngần chỉ trỏ và chém gió về anh hùng Võ Thị Sáu, phủ nhận thông tin trong sách của Nguyễn Quang Sáng về “anh hùng Võ Thị Sáu và bôi nhọ danh dự của vị nữ anh hùng: “Một chi tiết được hai người công khai nói ra là Võ Thị Sáu bị bệnh tâm thần từ thời rất trẻ”. Nhà văn mà ngồi cùng đám dân chủ rởm thì đúng là bệnh hoạn, điển hình đó là ông già Nguyên Ngọc, kẻ lợi dụng văn chương để chống phá đất nước, bôi xấu danh dự người khác.
Sau khi clip được đăng tải trên mạng xã hội, nhiều người đã tỏ thái độ giận dữ và phản đối quyết liệt về việc chém gió của các nhà văn này, chắc rảnh rỗi quá không nghĩ được gì hay nữa. Như một độc giả đa phản bác lại: “chị Võ Thị Sáu là tinh thần thép cho người phụ nữ việt nam dám đứng lên đấu tranh cho dân tộc để cho cái bọn nhà thơ đầu 2 thứ tóc như các ông ngồi đấy mà bốc phét nhé,thử hỏi các ông đã làm được chưa?vậy mà cũng mang tiếng là nhà thơ với nhà văn,tôi nói thật chứ mấy bài thơ với bài văn của các ông viết ra cũng chẳng ai đọc và nhớ như câu chuyện chị Võ Thị Sáu đâu nhé”.
Hầu hết ý kiến đều phản đối những lời lẽ thô bỉ, xúc phạm danh dự người đã khuất. Tuy nhiên, vẫn lẻ loi một vài nhà dân chủ rởm tó ý đồng tình và té nước theo mưa. Các đối tượng xấu cùng nhau sủa theo đàn, như đối tượng có tên nick Em Ba Sàm viết: “Một thần tượng bị sụp đổ!”; Maria Lê Thị Châu viết: “Mình đã bị lừa mấy chục năm rồi huhu!”. Vị luật sư dân chủ Nguyễn Ngọc Trai cũng không quên đánh bóng tên tuổi khi hùa theo kẻ xấu: “Chuyện này ai mà không biết”.
Những lời lẽ thô bỉ của các nhà dân chủ nhằm bôi xấu, xuyên tạc những vấn đề chưa rõ ràng thì còn có hiệu quả, chứ những vấn đề mà cả dân tộc Việt Nam, cả thế giới đều công nhận thì đúng là không khốn nạn thì cũng là thần kinh.
Hình tượng người anh hùng Võ Thị Sáu đã được vinh danh và tôn thờ bao năm nay, là hình tượng đại diện cho tinh thần yêu nước bất khuất, chủ nghĩa anh hùng dân tộc. Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu (1933-1952) tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏtỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một nữ chiến sĩ du kích Việt Nam bị chính quyền tay sai của Thực dân Pháp xử tử khi chưa đến 18 tuổi, chị đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tượng của Võ Thị Sáu được đặt tại nhiều nơi như Đất Đỏ, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Công an nhân dân, và tên Võ Thị Sáu cũng được đặt cho nhiều con đường ở các đô thị tại Việt Nam và nhiều trường học.
Những hành động xuyên tạc trắng trợn sự thật lịch sử là không thể chấp nhận và phải lên án mạnh mẽ. Việc xúc phạm danh dự, uy tín của người đã khuất cần phải bị trừng trị thích đáng, không để thành tiền lệ xấu. Những con người như Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc nên bỏ cái mác nhà văn khi hoạt động theo nghề dân chủ đi, đừng làm mọi người hiểu sai về đội ngũ nhà văn nước ta.
Công Lý

No comments: