Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng CNXH, Đảng, Nhà nước ta luôn lắng nghe, cân nhắc những quan điểm khác, dù những quan điểm đó có thể đang mâu thuẫn với dòng chính trị chủ lưu. Hiện nay, trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 đầy cam go, phức tạp thì Đảng, Nhà nước, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch vẫn hết sức lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, nhà báo và nhân dân để nhanh chóng tìm ra những quyết sách, biện pháp hữu hiệu nhằm nhanh chóng đem lại cuộc sống yên bình cho người dân. Tờ VNEXPRESS có hẳn một chuyên trang “góc nhìn” để các chuyên gia, nhà báo và bạn đọc trình bày góc nhìn của mình về COVID -19 và việc phòng chống nó. Đó là những bài báo, nhiều khi đọc cũng thấy “gai gai” nhưng thật sự đấy là những cái nhìn hết sức thẳng thắn, chân thành và xây dựng. Đáng trân trọng!
Trong một thế giới tràn ngập kết nối như hiện nay, hội chứng “thích thể hiện” đang có cơ hội bùng phát. Đối tượng mắc hội chứng này rất đa dạng, từ thanh niên đến cả những người lớn tuổi. Từ những bà cô rỗi việc đến những người xưng nhà này, nhà kia… Họ là những người thích được nổi bật và nhận được sự quan tâm theo dõi của cộng đồng mạng. Vì thế, thế giới Internet rộng mở và online đã trở thành một nhu cầu để khẳng định sự nổi tiếng của họ. Trong số đối tượng này, có một số lượng không nhỏ là những nhà báo, hay đã từng là nhà báo mà trước đó họ đã có ít nhiều đóng góp. Thực sự là họ đang “diễn biến” và “tự diễn biến” để đứng vào hàng ngũ các “nhà dân chủ”, trực tiếp hay gián tiếp tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nguyễn Thông, Mai Quốc Ấn… đang là những kẻ như thế.
Mai Quốc Ấn được biết là một nhà báo trẻ thường viết về vấn đề môi trường. Nghe nói, hiện Ấn không làm cho một tờ báo nào nữa mà chuyển sang nghề kinh doanh và thường xuyên đăng bài trên facebook để chọc ngoáy. Dưới góc nhìn của Ấn, hầu như mọi vấn đề đều tiêu cực, mọi sự cố xảy ra đều là do lỗi của thể chế; chính quyền, cán bộ chính quyền và người dân như hai mặt đối lập.
Mới đây, khi chiến dịch tiêm chủng phòng, chống COVID -19 đang tiến hành trên toàn quốc và đặc biệt là gấp rút tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi ổ dịch lớn nhất đang hoành hành, thì Mai Quốc Ấn có bài viết đăng tải trên mạng xã hội có tít: “Vaccine và tấm gương cán bộ” đề cập đến vấn đề vaccine Trung Quốc và việc triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Anh ta cho rằng “với tổng số vaccine Trung Quốc đang có và các báo chính thông trong và ngoài nước đăng tải về độ kém hiệu quả; có lẽ lại cần cán bộ đứng ra tiêm vaccine “làm mẫu” cho nhân dân”. Rõ ràng những thông tin này đã lộ rõ chủ ý cá nhân của tác giả đang kích động, phá hoại chiến lược vaccine của nhà nước ta.
Trước hết, cần nói về vaccine Trung Quốc- vaccine Sinopharm. Loại vaccine này được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp ngày 7/5/2021. Quyết định phê chuẩn vaccine Sinopharm được WHO đưa ra, sau khi nhóm cố vấn của tổ chức này bắt đầu đánh giá thông tin lâm sàng và quy trình sản xuất vaccine của hãng dược Trung Quốc từ ngày 26/4. Các dữ liệu về chất lượng, độ an toàn, hiệu quả cũng được đánh giá đầy đủ bởi các chuyên gia độc lập và các nhóm của WHO. Vaccine Sinopharm của Trung Quốc hiện là một trong những vaccine ngừa COVID -19 phổ biến nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng đã chính thức phê duyệt khẩn cấp loại vaccine này vào ngày 3/6/2021. Tính đến 30/7, Trung Quốc đã tiêm được 1,64 tỷ liều vaccine trên tổng số 4 tỷ liều trên phạm vi toàn thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc đã cung cấp vaccine cho 4 khu vực trên thế giới, bao gồm 103 quốc gia với tổng 903 triệu liều đã được bán ra. Quốc gia 1,4 tỷ dân này cũng đã tài trợ 32 triệu liều vaccine cho các nước. Mai Quốc Ấn không đọc hay cố tình lờ đi để cho rằng “báo chính thống trong và ngoài nước đăng tải về độ kém hiệu quả”. Đừng kích động người dân theo kiểu “cán bộ tiêm hết (vaccine Sinopharm) mới an tâm chống dịch. Tiêm sản phẩm của “đồng chí tốt”. Hay “hoàn toàn hợp đạo lý nếu Chính phủ cho tập đoàn Hoa Thịnh Phát được ưu tiên tiêm 2 mũi vaccine cho mỗi người”.
Mai Quốc Ấn cần nhớ rằng, trong lúc này việc tiêm vaccine là biện pháp quan trọng số 1 để dập dịch thì việc xúi bẩy người dân “kén cá, chọn canh” và đặc biệt là kích động người dân không tiêm vaccine là hành động tội lỗi, phá loại.
Xét về góc độ xã hội và sự an toàn của mọi người dân thì việc “phủ sóng” vaccine càng rộng càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy, rủi ro biến chứng của việc tiêm vaccine là rất thấp so với hiệu quả mà nó mang lại. Thêm vào đó, cho dù vaccine có hiệu quả thấp song nếu được tiêm cho nhiều người thì cũng sẽ có tác dụng hết sức tích cực trong việc chống dịch xét trên phạm vi một địa phương hoặc một quốc gia.
Tất cả vaccine hiện nay đều được nghiên cứu, WHO phê duyệt đều có hội đồng chuyên gia khoa học rất cao, dựa vào bằng chứng khoa học để đưa ra kết luận chấp nhận hay không chấp nhận. Vì thế chúng ta không ngại vấn đề vaccine ở đâu, mà quan trọng là được tiêm và phải tiêm càng sớm càng tốt. Vaccine ở đâu cũng vậy, nếu chúng ta tiêm chậm hoặc không tiêm thì không thể đạt miễn dịch, không thể nhanh chóng bao phủ miễn dịch chống dịch bệnh.
Về vaccine Sinopharm, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, vaccine này thỏa mãn 2 điều kiện như các loại vaccine khác là đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO cấp phép ngày 7/5/2021 và Việt Nam cấp phép sử dụng khẩn cấp vào ngày 3/6/2021. Thêm nữa, một loại vaccine muốn được tổ chức tiêm thì trước hết phải được Bộ Y tế cấp phép, thẩm định chất lượng, sau đó mới đưa vào tiêm. Hơn nữa, sáng ngày 3/8/2021 vị Phó Chủ tịch này cũng khẳng định: “Việc tiêm vaccine trên tinh thần tự nguyện, người nào đồng ý tiêm mới tiêm, dù bất kỳ loại vaccine nào”, đây chính là một cái tát trực diện vào mặt kẻ sàm ngôn Mai Quốc Ấn khi kích động người dân không tiêm vaccine Sinopharm và những luận điệu chia rẽ người dân với chính quyền.
Mai Quốc Ấn hãy dừng ngay những bài viết cong kích, phá phách này. Nếu cứ bước tiếp, chắc chắn Mai Quốc Ấn sẽ phải đối mặt với các cơ quan chức năng và sự phẫn nộ của người dân.
No comments:
Post a Comment