Như vậy là quân đội Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul sau khi chiếm lĩnh hàng loạt khu vực quan trọng khác tại Apganixtan. Tổng thống đương nhiệm và một số quan chức, sĩ quan cao cấp khác của chính quyền thân Mỹ vội vã trốn chạy khỏi Kabul. Mỹ và các nước phương Tây ráo riết, khẩn trương di chuyển nhân viên ngoại giao khỏi đất nước Trung Đông.
Một khung cảnh hỗn loạn với những chiếc trực thăng quần thảo trên bầu trời Kabul để di tản người của Mỹ và phương Tây. Khung cảnh làm người ta nhớ lại buổi trưa ngày 30/4 lịch sử năm 1975 tại Sài Gòn.
Thứ nhất, mọi sự can thiệp và áp đặt quá sâu vào một quốc gia độc lập, có chủ quyền chưa và không bao giờ phù hợp, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Sau khi tiến vào Apganixtan, lật đổ sự cầm quyền của Taliban và dựng nên chính quyền thân Mỹ ở đây, Mỹ đã không ngừng dốc sức để giúp chính quyền này thực thi chính sách cai trị trên đất nước Trung Đông. Tuy nhiên, việc dựng nên một chính quyền thân Mỹ cầm quyền không thể thay đổi được cho quyền dân tộc tự quyết. Sự nổi dậy và tái chiếm của Taliban đã tho thấy rõ điều đó.
Thứ hai, tất cả mọi chính quyền do nước ngoài dựng nên đều khó đảm bảo tính chính danh và có thực lực thực sự, thậm chí không muốn nói là ăn bám và vô hại. Cũng giống như chính quyền Sài Gòn năm 1975, khi nước Mỹ bắt đầu rút chân, chính quyền ăn bám, phụ thuộc này sẽ sụp đổ.
Thứ ba, sự thất bại của Mỹ là một cú giáng mạnh vào chủ nghĩa sen đầm quốc tế mà Mỹ vẫn thường theo đuổi. Có lẽ, đã đến lúc nước Mỹ nên thừa nhận sự thật, thừa nhận thất bại để rút chân khỏi vũng lầy Trung Đông.
Một sự thất bại nữa của người Mỹ và sự cáo chung của chủ nghĩa sen đầm quốc tế.
No comments:
Post a Comment