Blog RFA vừa có bài viết “Đánh giặc dịch hay đánh dân”. Bỏ qua sự lộng ngôn và một số chi tiết bóp méo sự thật, cách đặt vấn đề của tác giả dấu tên này khiến người đọc có chút hiểu biết không khỏi thốt lên hai chữ: mất dạy!
Một số học giả “máy lạnh” hoặc dân chủ cuội luôn tìm cách kích động dân chúng bằng tư tưởng dân tộc cực đoan trong đó có việc “bài Hoa một cách mù quáng”. Bài viết này cũng vậy, không hiểu tác giả lấy số liệu thống kê ở đâu mà nhận định “Bởi Việt Nam sống sát sườn Trung Quốc, người Việt quá ngán ngẫm mọi thứ thuộc về Trung Quốc”. Về tình cảm có thể yêu ghét khác nhau nhưng việc giao thương Việt Nam – Trung Quốc đã có từ ngàn đời nay. Trung Quốc là một nước lớn, là một thị trường lớn tiêu thụ rất nhiều mặt hàng nông sản, hải sản…của Việt Nam. Hãy bỏ căn phòng máy lạnh mà đi ra ngoài thực tế, đến các vùng biên giới để thấy rằng việc buôn bán giữa người dân, doanh nghiệp 2 nước nhộn nhịp đến thế nào. Cần phân định rõ, ta ghét Trung Quốc là ghét sự bá quyền, ghét các mưu đồ chính trị, ghét cái hành động xâm lấn đất đai, biển và chủ quyền dân tộc. Chúng ta không ghét người dân Trung Quốc với những đặc tính chăm chỉ làm lụng, giữ chữ tín (đặc biệt là trong giao dịch buôn bán).
Bởi vì mang đầu óc cực đoan mù quáng nên tác giả nghĩ ai cũng như mình. Đợt đầu tiên của dịch bệnh, Việt Nam đã thành công khi làm chủ được tình hình, khống chế các điểm dịch và đảm bảo an toàn biên giới. Rất nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã bị quần chúng nhân dân phát hiện và thông báo lực lượng chức năng của hai bên. Đó là những sự việc bình thường diễn ra ở vùng biên chứ không phải đây là nguyên nhân “khiến Việt Nam khống chế dịch bệnh thành công” như tác giả chém gió.
Cho tới thời điểm này, các nhà khoa học trên khắp thế giới đều đã công nhận dịch bệnh Corona virus xuất phát từ Vũ Hán, một thành phố của Trung Quốc. Nhưng không phải vì thế mà Trung Quốc là tác nhân gây ra việc dịch bệnh lây lan khắp thế giới trong đó có Việt Nam. Đừng có dùng thói định kiến hẹp hòi đó để suy luận rằng: “dịch bệnh bùng phát vì làm du lịch chui, để khách Trung Quốc sang Việt Nam”.
Cũng ông tác giả này trong bài viết đã đổ lỗi cho người dân “chủ quan” và Nhà nước “đã mở các ngày 30.4 và 1.5 cho người dân đi chơi”. Khi sự việc diễn ra rồi mà quay lại nói chê bai người khác thì dễ lắm, cần phải đặt mình vào tâm thế của thời điểm đó, Việt Nam vừa trải qua 1 năm chống dịch thành công trên mọi mặt. Con virus Corona có dấu hiệu bị khống chế trên khắp toàn cầu. Bởi thế không chỉ người dân Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều có tâm lý như vậy. Hơn nữa họ phải trải qua 1 năm sóng gió với thời gian ở nhà, làm việc online nên khi có kỳ nghỉ lễ dài, lại ở ngưỡng an toàn ai cũng muốn được tận hưởng.
Không thể trách người dân được mà phải trách con virus Corona quá nguy hiểm, sau một thời gian có vẻ bị khống chế, đã biến chủng, thay hình đổi dạng nhưng độc tính giữ nguyên, thậm chí còn tăng hơn. Các biến chủng Anpha, Delta lần lượt quay lại hành hạ các nước tưởng như đã qua đỉnh dịch như Mỹ, các nước Tây Âu và thậm chí cả Trung Quốc. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài vòng ngoại lệ của những tác động kinh khủng đó.
Việt Nam đã từng thành công trong các biện pháp chống dich quyết liệt. Chúng ta cũng đang làm hết sức để khống chế không để dịch bệnh Covid-19 tràn lan. Không hiểu ông tác giả nghĩ như thế nào khi bảo những biện pháp chống dịch ấy là mệnh lệnh “dồn dân, nhốt dân”. Ông bảo giãn cách xã hội là phải “không gian mở, hướng đến thiên nhiên”. Thưa ông, việc chống dịch nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người dân chứ không phải là đi nghỉ dưỡng. Chính nhờ những biện pháp quyết liệt như Chỉ thị 16, Chỉ thị 16 tăng cường, giãn cách xã hội…mà dịch bệnh ở Việt Nam tuy diễn biến phức tạp nhưng vẫn còn trong mức độ kiểm soát. Ở Mỹ, ở Anh mặc dù đã mở cửa gần như toàn bộ nhưng vẫn có hàng ngàn ca chết, hàng trăm ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày. Tình hình Ấn Độ, Indonesia vỡ trận ra sao thì qua phương tiện thông tin đại chúng ai cũng đã biết. Ở Việt Nam tới thời điểm này tức là sau 2 tháng rưỡi dịch bùng phát ở mức độ cao nhất có gần 8000 trường hợp tử vong tức là chỉ bằng 1 ngày ở Mỹ và Châu Âu thời kỳ cao điểm. Vậy là có khống chế được dịch bệnh hay không thưa tác giả?
No comments:
Post a Comment