2021/09/17

BÀN VỀ SỰ KIỂM DUYỆT TRONG ĐIỆN ẢNH

Thúy Kiều

Mấy ngày nay, cộng đồng mạng có nhiều bình luận trái chiều liên quan đến phát biểu của Tướng Tới khi cho rằng: “Sau phim 'Người phán xử' tội phạm xã hội đen xảy ra nhiều”. Một số người tỏ vẻ không đồng tình khi cho rằng việc lấy ví dụ về một bộ phim để đánh giá là nó ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, tuy nhiên, cũng không ít người đồng quan điểm rằng nhiều bộ phim hành động kiểu băng đảng, xã hội đen sẽ tạo ra xu bạo lực, gây tác hại không nhỏ đến tâm lý của người xem, nhất là đối với tầng lớp thanh, thiếu niên. Vậy cụ thể vấn đề này là gì?

Nói về tham luận của anh Tới trong cuộc thảo luận góp ý vào dự thảo Luật Điện ảnh sửa đổi thì có thể thấy, vấn đề mà anh đưa ra sự tác động trái chiều của phim ảnh đến an ninh, trật tự, qua đó nói lên tầm quan trọng của việc kiểm duyệt sản phẩm điện ảnh trước khi cấp phép để nó được đưa đến công chúng. Từ đó anh dẫn ví dụ về một bộ phim từng khá ăn khách được chiếu trên VTV có tên là “Người phán xử” để nói đến ảnh hưởng của những bộ phim như thế này sẽ tác động tới cộng đồng vì rất dễ xu hướng bạo lực sẽ gia tăng.

Một cảnh bạo lực trong phim "Người phán xử"

Trên thực tế có khá nhiều bộ phim sau khi công chiếu đã tác động đến tâm lý của người xem, thậm chí là hình thành tư tưởng bạo lực dẫn đến có những hành động xấu, ảnh hưởng đến xã hội. Điển hình như vụ việc xảy ra tại Thuận An, Bình Dương vào năm 2012, đối tượng Trần ĐìnhLong (SN 1977) do vùi đầu xem phim bạo lực, xã hội đen, những cảnh cướp nên đã “thực hành” bằng việc tiến hành trộm tài sản của gia đình người chủ đã thuê mình, tàn ác hơn hắn còn “ra tay” với những người trong gia đình họ để đạt được mục đích của mình. Hay một số đối tượng lĩnh án “hiếp dâm” khi được hỏi thì khai rằng do xem nhiều “phim nóng” trên mạng nên đã ảnh hưởng tới tâm lý.

Trở lại vấn đề mà anh Tới đưa ra. Tất nhiên, nếu nhìn một cách khách quan thì phát biểu của anh Tới có ý đúng khi cho rằng phim ảnh cũng có những tác động nhất định tới tâm lý, tình cảm xã hội. Như bộ phim “Sống chung với mẹ chồng” chẳng hạn. Sau khi bộ phim này công chiếu, một số chị em tỏ ra khá e ngại khi nghĩ đến việc trở thành nàng dâu và phải sống với mẹ chồng. Tuy nhiên, những bộ phim này không ám chỉ cho cái toàn thể mà chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội, người ta khai thác ở một khía cạnh nào đó để xây dựng nên phim mà thôi.

Ở đây tôi hiểu rằng "Người phán xử" chỉ là một ví dụ tiêu biểu mà anh Tới muốn đưa ra để khái quát về sự ảnh hưởng của điện ảnh đến đời sống và an ninh, trật tự xã hội, không có nghĩa rằng anh Tới đổ lên mọi tội lỗi hay trách nhiệm cho bộ phim ấy. Mà thực tế thì bộ phim này rất thu hút người xem, khiến cho nhiều khán giả không còn “quay xe” với các bộ phim Việt.

Có thể nói, thông điệp mà anh Tới đưa ra là cần phải có sự kiểm duyệt nhất định đối các bộ phim trước khi được trình chiếu, tránh để những bộ phim bạo lực ảnh hưởng, tác động đến tâm lý của người xem. Đồng thời, “Người phán xử” chỉ là một ví dụ điển hình mà anh Tới nhắc đến để nói đến những bộ phim mang hơi hướng bạo lực chứ không nhằm công kích bộ phim này.

No comments: