2021/09/18

CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ LẠI “LOẠN NGÔN” VỀ CÁCH CHỐNG DỊCH CỦA HÀ NỘI

Huyền Pha

Trong khi công tác phòng dịch của chính quyền Hà Nội đang đi đúng hướng với số lượng các ca nhiễm F0 trong cộng đồng giảm, nhiều quận huyện đã hơn 14 ngày không có ca nhiễm mới xuất hiện trong cộng đồng, một số hoạt động dịch vụ, kinh doanh bước đầu được khôi phục, mở cửa trở lại. Tuy nhiên, một số đối tượng dường như vẫn ghen tị với những thành quả chống dịch của chính quyền Hà Nội, bất chấp sự cố gắng, nổ lực trong công tác phòng chống dịch của chính quyền Thủ đô để xuyên tạc, bóp méo sự thật, phủ nhận công tác chống dịch đã và đang triển khai.

CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG PHÁ LẠI “LOẠN NGÔN” VỀ CÁCH CHỐNG DỊCH CỦA HÀ NỘI



Để có được kết quả chống dịch vừa qua, chiến dịch xét nghiệm diện rộng được xem là chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng Chính phủ với yêu cầu tốc độ xét nghiệm để truy F0 phải nhanh hơn tốc độ lây lan của chủng mới. Trong chiến dịch xét nghiệm diện rộng lớn nhất trong lịch sử vừa qua, Hà Nội đã lấy được 3.128.380 mẫu xét nghiệm, qua đó phát hiện 19 ca dương tính. Một số người với đầu óc nảy số nhanh chóng tính toán, trong đợt xét nghiệm vừa rồi, Hà Nội đã tiêu tốn khoảng 572 tỷ để phát hiện 19 F0, vị chi là Hà Nội mất khoảng 30 tỷ để tìm ra 1 F0.

Khi thông báo số liệu trên, lập tức có một làn sóng chỉ trích trên cộng đồng mạng cho rằng, như thế là quá lãng phí. Điều đáng nói là có cả chuyên gia dịch tễ trong và ngoài nước. Và như “tát nước theo mưa”, với bản tính xét nét, góc nhìn tiêu cực, phiến diện thì nhiều thông tin đặc biệt là các thông tin như trên đã được các đối tượng chống phá lấy đó làm vấn đề đả kích “Chính quyền Hà Nội quá lãng phí trong khi ngân sách đang bị ảnh hưởng lớn bởi Covid” khi thực hiện chiến dịch xét nghiệm diện rộng.

Vậy đâu là sự thật

Chiến dịch xét nghiệm toàn dân của Hà Nội chỉ phát hiện 19 ca F0. Nhưng đây không chỉ là 19 ca bệnh mà là 19 nguồn lây. Nếu không kiểm soát, Hà Nội sẽ có thể tái diễn kịch bản như TP.HCM.

Covid-19 với virus SARS-CoV-2 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lây nhiễm rất nhanh, nhất là với biến chủng Delta. Vì thế, 19 F0 được tìm ra là trong cộng đồng chứ không phải trong khu cách ly hay phong tỏa vì thế 19 ca F0 không đơn thuần là 19 ca mắc Covid-19 mà là 19 nguồn lây. Với biến chủng Delta và chu kỳ lây nhiễm rất ngắn, chỉ có 2 ngày, nếu chúng ta không phát hiện và khống chế sớm thì chỉ trong vòng 1 tháng thôi, sẽ có trên 1 triệu người ở Thủ đô trở thành F0. Và TP.HCM là một bài học xương máu cho vấn đề này.

Hãy tưởng tượng, 1 người F0 chưa bị phát hiện trong cộng đồng tiếp xúc với vô số người thì điều gì sẽ xảy ra? Chỉ cần 1 người là F0 tiếp xúc với nhiều người thì chỉ 4 ngày sau, con số không phải là 2 mà có thể là 400 hay 500 người. Với 500 người này ở ngoài cộng đồng thì sau một con số nhiễm bệnh có thể lên đến hàng chục nghìn người. TP HCM là một ví dụ điển hình khi mà ban đầu chỉ có 7 F0 từ cái gọi là "Hội Thánh Phục Hưng", bất chấp các nỗ lực của chính quyền, các con số F0 hàng ngày vẫn hơn 4.000 người. Rõ ràng bài học lúc đầu chỉ có vài nguồn lây, nhưng do không xét nghiệm kịp thời để khoanh vùng hẹp dập dịch, hậu quả như thế nào thì ai cũng biết.

Chỉ có xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, mở rộng vùng xanh, kèm theo phủ vắc xin thần tốc thì mới gỡ được phong tỏa, từng bước đưa Thủ đô trở về trạng thái bình thường mới. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn Covid-19 ra khỏi đời sống, nhưng trong quá trình buộc phải sống chung đó, virus SARS-CoV-2 luôn luôn tìm mọi cách để tồn tại và phát triển. Vì vậy, chúng ta sống chung nhưng phải là sống chung an toàn nhất. Và để làm được điều ấy, chúng ta cần áp dụng mọi biện pháp, trong đó có giãn cách xã hội theo từng mức độ.

Mặc khác, “một đồng chi cho phòng dịch sẽ hiểu quả hơn so với một đồng chi cho chống dịch” xem thêm. Hiện nay chưa có một con số thống kê đầy đủ nhất về thiệt hại kinh tế, xã hội trong đợt giãn cách vừa qua. Tuy nhiên, chưa thống kê chúng ta cũng đã biết được con số đó là vô cùng lớn. Lấy bài học từ Bắc Giang trong đợt dịch trước, chỉ tính 1 ngày giãn cách xã hội thì tại đây đã thiệt hại 2.000 tỷ đồng vì đóng cửa các khu công nghiệp xem thêm tại đây. Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, là địa bàn chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của cả nước. Do đó thiệt hại của Hà Nội trong đợt giãn cách lần này là lớn hơn Bắc Giang rất nhiều lần. Do đó, số tiền mất đi do dịch bệnh sẽ lớn gấp nhiều lần số tiền làm xét nghiêm diện rộng để phòng chống dịch.

Hiện nay, một số ý kiến được đưa ra, khi cho rằng việc chính quyền Hà Nội mở cửa chậm trễ khi tình hình dịch bệnh đã tạm ổn. Tuy nhiên, để đưa Thủ đô về trạng thái bình thường thì việc mở cửa cần phải được tính toán thận trọng vì hiện nay vẫn còn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nếu việc chính quyền Hà Nội mở cửa mà thiếu sự tính toán thì sau khi mở cửa thì một lượng lớn người từ các địa phương khác sẽ đổ về Thủ đô thì lúc đó sẽ gây khó khăn cho việc kiểm soát phòng chống dịch; hiện nay cả nước đang chung tay cùng Miền Nam chống dịch thì yêu cầu về một hậu phương vững chắc cho miền Nam là vấn đề cấp thiết, khi tại đây mặc dù số ca nhiễm, ca tử vong đã giảm so với thời điểm đỉnh dịch nhưng con số ở đây vẫn cao và phức tạp, vẫn là điểm nóng của cả nước, cần sự chung tay đồng lòng hỗ trợ của cả nước. Mặc dù việc phủ sóng tiêm phòng vắc xin ngừa covid 19 của Thủ đô Hà Nội cơ bản đã được phủ sóng (đây là thành công lớn) tuy nhiên ở một góc độ nào đó nhiều đối tượng thuộc tầng lớp yếu thế vẫn chưa được tiêm vắc xin đó là trẻ em và người già.

Bài học từ nhiều quốc gia trên thế giới đã găp phải và thực tiễn công tác chống dịch của ta đang triển khai là cái cách để chúng ta có những lựa chọn đúng đắn về cách chống dịch hiểu quả nhất./.

No comments: