2021/09/15

Cái nhìn của giới chống Cộng về dịch COVID-19 đã hạn hẹp như thế nào?

Loa phường


Từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở Việt Nam vào tháng 05/2021, giới chống Cộng đã liên tục khai thác chủ đề này để công kích nhà nước Việt Nam. Họ phản đối biện pháp giãn cách xã hội, và tuyên truyền rằng vaccine Trung Quốc không có tác dụng, dù có tiêm cũng như không tiêm. Nhưng trong toàn bộ dư luận về dịch COVID-19, những quan điểm của giới chống Cộng có chỗ đứng và trọng lượng như thế nào?

Để giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể, xin giới thiệu một bài viết về chủ đề này của kiến trúc sư Nguyễn Tiêu Quốc Đạt.



Ông Đạt viết:

“Nhìn lại diễn biến dịch từ tháng 5 có thể thấy một số điểm sau:

- Người có phản ứng mạnh nhất về lockdown và chịu nhiều chỉ trích vào thời điểm đó là Bsy Nguyễn Lân Hiếu. Ngay từ khi có những ca cộng đồng đầu tiên bsy đã khuyến nghị lockdown cứng, sớm nhất có thể. Ý kiến phản đối nhiều (thường từ quan điểm pro kinh tế) nhưng thực tế cho thấy, phản ứng sớm- mạnh như TQ và New Zealand vẫn mang lại hiệu quả phòng ngự tốt nhất. Nếu Tp.HCM phản ứng sớm vào giữa tháng 5 thì kết quả đã khác, và chắc chắn thiệt hại về sinh mạng lẫn kinh tế sẽ thấp hơn. Ngoài ra mình cũng rất kính trọng vai trò của Bsy Hiếu tại Bình Dương, ông có lẽ là một trong các nhân tố tích cực giảm tỷ lệ tử vong ở vùng dịch lớn thứ 2 sau TP.HCM. Đây là người có ý kiến và hành động hiệu quả!

- dù mình không nằm trong nhóm gay gắt phê phán làn sóng du lịch 30/4 nhưng nếu có trải nghiệm thực tế về tốc độ lây lan của chủng delta vào thời điểm đó, chắc chắn chính phủ sẽ có phản ứng mạnh hơn. Và nếu mạng lưới ngoại giao tại những quốc gia đón sóng delta sớm hơn VN chủ động hơn, có lẽ họ sẽ là tiếng nói có sức thuyết phục. Bài học chống dịch của Ấn Độ dù có sự góp mặt nhiệt tình của ông Đại sứ nhưng không có tầm bao quát và có sự tiếp thu để cung cấp thông tin cho chính phủ. (Kinh nghiệm về chuối cung ứng nhu yếu phẩm và thất bại của oxy tại bệnh viện của Ấn Độ lặp lại tại Tp.HCM)

- tiếng nói của chuyên gia trong nước! Nhóm nghiêm cứu dự báo dịch do Fulbright giới thiệu đã đặt ra được các kịch bản rõ ràng và các phản ứng cần thiết với các cấp độ xa, vang, cam, đỏ. Tuy nhiên phản ứng tiếp thu có vẻ chậm. Đáng nói nhóm này bị chính trị hoá và trở thành mục tiêu tấn công trong giữa tháng 8.

- vai trò của tri thức nước ngoài trong phản biện cũng rõ nét nhưng một số có dấu hiệu bias khoa học, định hướng dư luận rất nguy hiểm. Vị du như trong vấn để vaccine của TQ, các bài của Nguyễn Tuấn, Vũ Hồng Nguyên, Huynh Wyn Trần bị kém chất lượng thậm chí cung cấp các thông tin gây hiểu nhầm.

- tiếng nói của giới dân chủ là manh mún, chủ yếu vẫn bị truyền thông dắt mũi, công kích bầy đàn, thông điệp đơn điệu. Vai trò phản ứng tức thời từ vùng dịch vẫn là hớt tin trên mạng xã hội, không có mạng lưới kiểm định để có những post chính xác. Thành phần fakenews, âm mưu vẫn nhiều. Mạng lưới này cũng đổ vỡ và phân hoá mạnh mẽ trong 4 năm qua và sẽ ngày càng bị cô lập, mất uy tín và già hoá nhanh.

- mặt khác, là sự trưởng thành của xã hội dân sự và chuyên nghiệp hoá trong hoạt động cứu hộ trong vùng dịch. Sự trưởng thành cần nhất là minh bạch tài chính để không rơi vào vết xe làm từ thiện tự phát kiểu Thuỷ Tiên, Hoài Linh... Hạt nhân các nhóm này là người trẻ, đã kinh qua các kinh nghiệm xin dự án và làm trong các NGO, có chất lượng.

Nên cũng không ngạc nhiên khi nhóm đối thoại với PTT Mỹ bà Harris chủ yếu là những người hoạt động xã hội công khai, đúng luật và tạo các giá trị nền tảng, có thể nhận fund trực tiếp để xử lý các vấn đề cấp bách như: môi trường, dịch bệnh, di sản chiến tranh.”

Như vậy, cái nhìn tổng thể của Nguyễn Tiêu Quốc Đạt đã cho thấy một bức tranh dịch bệnh rất khác với những gì mà giới chống Cộng đang mô tả. Biện pháp cách ly xã hội chưa chắc đã thiếu hợp lý, vaccine Trung Quốc đã bị các KOL thân phương Tây hạ thấp giá trị, còn giới chống Cộng thì chỉ là một thiểu số ngày càng cực đoan và lão hóa. Người dùng Internet nên tham khảo các nguồn thông tin đa chiều, thay vì chỉ đọc bài viết của các nhóm cực đoan, để khỏi bị họ che khuất tầm mắt.

 

No comments: