2021/04/16

CÁC KỊCH SĨ DÂN CHỦ VÀ VỞ KỊCH TỰ ỨNG CỬ

 Ở Việt Nam, quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định bởi Hiến pháp và pháp luật. Trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV năm 2021, theo báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cả nước có 77 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại 24 tỉnh, thành phố. Trong đó Hà Nội có 30 người, TP Hồ Chí Minh có 16 người. Những con số trên cho thấy, Nhà nước ta luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự ứng cử trong bầu cử, không có phân biệt giữa người được đề cử và tự ứng cử. 

 

CÁC KỊCH SĨ DÂN CHỦ VÀ VỞ KỊCH TỰ ỨNG CỬ

Tuy nhiên, lợi dụng quyền tự do, dân chủ trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, một số người nhân danh “nhà dân chủ”, “đấu tranh cho dân chủ” đã tuyên bố tự ứng cử, hô hào phát động các chiến dịch truyền thông trên Internet, kêu gọi ký tên ảo, bỏ phiếu online. Họ tung hô, ủng hộ cho các đối tượng lợi dụng tự do dân chủ, chống phá Nhà nước, đăng ký tự ứng cử nhằm gây nhiễu loạn, phá hoại an ninh, trật tự kỳ bầu cử.

Các đối tượng cũng tự nhận thấy cơ hội trúng cử đối với họ là không có bởi với bản “lý lịch đen” chống phá Đảng, Nhà nước, hồ sơ đó đương nhiên không nhận được sự ủng hộ của người dân ngay tại nơi họ sinh sống chứ chưa nói tới được cử tri bỏ phiếu. Tuy nhiên, khi có các kết quả không có lợi, họ sẽ xem đó là cơ hội để xuyên tạc, vu cáo chính quyền, vu cáo Đảng, Nhà nước với luận điệu như: “Người tự ứng cử gần như không có cơ hội trở thành đại biểu Quốc hội”, “Đảng Cộng sản Việt Nam độc tài, giả hiệu trong việc tổ chức bầu cử”… Mặt khác, họ sẽ xem đây là “bằng chứng” về sự vi phạm dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, từ đó kêu gọi quốc tế, Liên hợp quốc lên tiếng can thiệp, giám sát quá trình bầu cử tại Việt Nam.

Chúng ta cần thấy rằng, quyền tự ứng của là một quyền tự do của cá nhân được pháp luật ghi nhân. Lịch sử các cuộc bầu cử cho thấy, có những người tự nộp hồ sơ ứng cử với động cơ rất trong sáng, thực sự có đức, có tài, muốn đóng góp sức mình vào cơ quan của Quốc hội và HĐND các cấp. Và thực tế đã có những người tự ứng cử có đủ phẩm chất, năng lực, được cử tri tín nhiệm bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp.

Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt việc tự ứng cử với mục đích, động cơ trong sáng, tinh thần xây dựng với việc lợi dụng quyền tự ứng cử để phá rối, gây hại. Thực tế các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trước đây cũng có không ít các đối tượng tự đứng ra ứng cử những với bản chất chống đối Nhà nước, chả có tài năng, đức độ để xứng đáng với niềm tin của nhân dân và kết quả là chả đối tượng nào được nhân dân bầu vào vị trí đại diện cho mình cả. Điều này là hoàn toàn do tài năng, đức độ của các đối tượng không được nhân dân đánh giá cao chứ hoàn toàn không phải do có sự can thiệp, tác động nào từ phía Nhà nước nên dù chúng có nói thế nào đi chăng nữa thì công tác bầu cử ở VN hoàn toàn khách quan và là ý chí của nhân dân chứ không phải là ý chí của 1 cá nhân hay 1 nhóm người nào cả/.

NGẠO

No comments: