2019/06/16

NÀY LÝ HIỂN LONG, KHÔNG CÓ VIỆT NAM THÌ CAMPUCHIA ĐÃ BỊ DIỆT CHỦNG

Khoai@

Phát biểu của anh Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Đối thoại Shangri-la 2019 và trên Fanpage Facebook chính thức của mình vào hôm 31/5/2019 là rất hỗn hào. Lý Hiển Long đã gọi việc quân tình nguyện Việt Nam và giúp nhân dân Campuchia là "can thiệp quân sự", là "xâm lược Campuchia", đồng thời phủ nhận tính chính danh của chính quyền dân chủ Campuchia Heng Samrin vào thập niên 1980.

Nhiều nhà bình luận quốc tế đã cho rằng, vì muốn lấy lòng Trung Quốc, Lý Hiển Long đã phải có phát biểu xuyên tạc thực tế lịch sử. chỉ vài câu nói, Lý Hiển Long đã phủi sạch công lao của Việt Nam trong việc giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng. Phát biểu sặc mùi cơ hội này đã góp phần chia rẽ đoàn kết Asian, kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và nhen nhóm cho xung đột khu vực.

Đóng góp và hy sinh của Việt Nam trong việc cùng nhân dân Campuchia chấm dứt tội ác diệt chủng của Khơ-me Đỏ là sự thật đã được thừa nhận rộng rãi. Ngày 16/11/2018, Toà án đặc biệt của Campuchia (ECCC) đã ra phán quyết về tội ác diệt chủng chống nhân loại của Khơ-me đỏ. Phán quyết đã phản ánh khách quan sự thật lịch sử, thực thi công lý, trả lại công bằng cho các nạn nhân, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế hoan nghênh.

Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng: "Việt Nam lấy làm tiếc đã có một số nội dung phát biểu phản ánh không khách quan thực tế lịch sử, gây tác động không tốt đến dư luận. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Singapore về vấn đề này" thì chính người dân Campuchia đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Trên tờ báo của Campuchia có tên “Khmer Times” hôm 4/6/2019 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh vào tối 3/6/2019 đã phản đối gay gắt nhận xét của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về Khmer Đỏ và về quân tình nguyện Việt Nam.

Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trả lời phỏng vấn của phóng viên ở sân bay quốc tế Phnom Penh vào tối 3/6. 

Phát biểu với các phóng viên khi về tới sân bay quốc tế Phnom Penh vào đêm 3/6, tướng Banh nói rằng ông đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen thông báo với Thủ tướng Lý Hiển Long là phải cải chính bình luận của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh nói: “Nhận xét của ông ấy là không đúng và không phản ánh đúng lịch sử. Thật không đúng chút nào khi ông ấy nói rằng quân Việt Nam xâm lược Campuchia. Chúng tôi muốn ông ấy phải cải chính”.

Tướng Banh nói tiếp: “Chúng tôi không thể chấp nhận những gì ông ấy nói. Chúng tôi đã làm rõ rằng quân tình nguyện Việt Nam đến đây là để giải phóng dân tộc chúng tôi. Chúng tôi vẫn coi họ đến đây là để cứu mạng sống của người dân chúng tôi. Điều này có ý nghĩa cực lớn đối với chúng tôi”.

Cùng lúc, tờ báo tiếng Anh hàng đầu của Campuchia – Phnom Penh Post, đã phỏng vấn ông Hun Many, nghị sĩ Campuchia đồng thời là con trai Thủ tướng Campuchia Hun Sen về vấn đề này.

Ảnh: Nghị sĩ Hun Many (Ảnh do nhân vật cung cấp).

Ông Hun Many cho hay ông “rất ngạc nhiên” về các nhận xét mới đây của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long về việc Việt Nam hiện diện quân sự ở Campuchia sau khi chế độ Pol Pot-Khmer Đỏ bị lật đổ vào năm 1979. 

Gián tiếp lên án chủ nghĩa cơ hội, ông Many nói: Thế giới không nên quên bao nhiêu người Campuchia đã phải hứng chịu đau thương. Gần 3 triệu nạn nhân vô tội đã chết dưới bàn tay Khmer Đỏ trong 3 năm, 8 tháng, 20 ngày do thế giới khi đó nhắm mắt làm ngơ với Campuchia. 

Vẫn lời của nghị sĩ Many: “Trong khi các nước đều chơi trò chính trị, người dân Campuchia cầu cứu giúp đỡ. Chúng tôi muốn được cứu thoát khỏi họa diệt chủng Khmer Đỏ, không quan trọng sự giúp đỡ đó đến từ ai và từ đâu”. Và "sự giúp đỡ đó đã đến từ Đảng Nhân dân Campuchia với sự trợ giúp của nước Việt Nam láng giềng của chúng tôi".

Thiết nghĩ, những gì mà nhân dân Campuchia phản ứng đã đủ nói lên sự thật lịch sử và đã đủ lột trần bộ mặt cơ hội của Lý Hiển Long.

2019/06/15

HÀ VĂN THÀNH SẼ BỊ TRỤC XUẤT VỀ VIỆT NAM?

Khoai@

Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt, chạy đâu cho thoát?

Đừng nghĩ nước Mỹ sẽ dung dưỡng những kẻ đã cam tâm bán đứng đất nước mình vì họ lo rằng, họ cũng sẽ lại là nạn nhân của những kẻ ăn cháo đá bát như Hà Văn Thành.

Hà Văn Thành - Tên phản động người Nghệ An, trốn sang Mỹ xin tỵ nạn đã bị Tòa án Di trú Mỹ từ chối cấp quy chế tị nạn và ra phán quyết trục xuất.

Hà Văn Thành sinh năm 1982, trú tại xóm 7 Nghi diên, Nghi Lộc, Nghệ An là trợ thủ đắc lực của linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Giáo xứ Song Ngọc trong việc tổ chức các hoạt động chống phá chính quyền. Hà Văn Thành cùng với Hoàng Đức Bình, Bạch Hồng Quyền và Nguyễn Nam Phong là những đối tượng thuộc thành phần cực đoan tham gia tổ chức các cuộc biểu tình chống nhà nước với nhiều danh nghĩa khác nhau. Gian trá, manh động, cực đoan và lỳ lợm là những lời ngắn gọn để nói về đối tượng này. Hà Văn Thành từng bị công an Nghệ An triệu tập 3 lần, nhưng cả 3 lần gã đều không chấp hành sau khi xin ý kiến của linh mục Nguyễn Đình Thục. Cũng ngay sau đó Hà Văn Thành biến mất khỏi địa phương. Theo các thông tin xác tín, Hà Văn Thành hiện ở trại giam di trú của thành phố Chaparral, tiểu bang New Mexico, Mỹ.

Theo lời Hà Văn Thành nỉ non với RFA thì gã đi từ Việt Nam sang Lào và sang Thái Lan. Từ Thái Lan mua vé bay qua Cuba, rồi tiếp tục mua vé máy bay sang Panama. Tại Panama, Thành nộp đơn xin tị nạn ở nước này. Trong lúc chờ xin tị nạn, Thành gặp được những người Cuba đi qua Mexico nên xin đi cùng và ở lại đó 20 ngày. Sau đó, từ thành phố Bonne Terre của Mexico, Hà Văn Thành đi bộ đến biên giới Mỹ và gặp cảnh sát tại cửa khẩu để xin tị nạn. Vào được Mỹ, Thành liên lạc tìm kiếm sự giúp đỡ của đám vong quốc trong việc tìm kiếm quy chế tỵ nạn. Tuy nhiên ý nguyện của gã đã không được chấp nhận dù trải qua quá trình thẩm vấn di trú và đã ra tòa ba lần và sẽ phải bị trục xuất về nước. 

Thành kể: "Lần thứ ba ra tòa thì tòa phán tôi không đủ điều kiện được tị nạn vì họ không tin tôi và không tin các việc làm của tôi. Sau đó, tôi có kháng cáo và luật sư cũng đệ đơn kháng cáo của tôi lên tòa nhưng tòa cũng từ chối luôn vào hôm mùng 10/05 và nói rằng trong vòng 30 ngày thì họ trục xuất."

Luật sư Khanh Phạm là người trợ giúp cho Hà Văn Thành nói lại: "Lúc ra tòa đã nộp hết bằng chứng anh Thành đưa, gồm giấy triệu tập và những là thư của linh mục gửi qua để trình bày về chuyện anh Thành bị đánh đập…Và cũng có đơn tường trình của anh Thành gửi vào nữa. Các bằng chứng này đã nằm trong hồ sơ hết rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là quan tòa sẽ ra phán quyết dựa vào các bằng chứng trong hồ sơ, mà quan tòa còn hỏi anh Thành những câu hỏi liên quan các bằng chứng đã đưa ra thì có nhiều lúc anh Thành không trả lời đúng, hay quan tòa hỏi một câu mà anh Thành không biết trả lời như thế nào. Vì vậy, vào cuối phiên tòa, bà thẩm phán nói rằng có thể sự việc đã xảy ra nhưng bà không tin về lời nói của anh Thành. Tôi cũng giúp anh Thành kháng kiện rồi và tòa BIA (The Board of Immigration Appeals: Tòa Kháng án về Di trú) cũng nói là một khi quan tòa không tin tưởng lời nói thì khó kháng kiện được. Sau khi kháng kiện xong và tòa BIA ra quyết định cuối cùng thì vẫn có thể kháng kiện lên tòa án liên bang, nhưng Sở Di trú vẫn có thể trục xuất ngay lúc này.".

Dân Biểu Alan Lowenthal trả lời nhật báo Người Việt qua email về trường hợp hiện tại của Hà Văn Thành: “Vấn đề chúng tôi đang giải quyết là qua lời khai của ông Thành với Tòa Án Di Trú và các tài liệu được cung cấp cho vụ án của mình, ông Hà Văn Thành đã không thể thuyết phục được thẩm phán về tính hợp pháp của lý do xin tị nạn. Do đó, trường hợp của ông đã bị từ chối.".

Nói về trường hợp này, nhiều người cho rằng, chính quyền Donald Trump thực dụng hơn các chính quyền tiền nhiệm. Nước Mỹ không thể dung dưỡng những phần tử chỉ biết chống phá mà không chịu lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội. Nước Mỹ cũng không thể tin vào những kẻ đã chỉ vì niềm tin tôn giáo mù quáng của mình mà chà đạp lên lợi ích dân tộc. Lý do rất đơn giản dù không nói ra là, anh đã từng phản bội lại chế độ đã dung dưỡng anh, cho anh làm người, thì không có lý do gì để tôi tin anh trung thành với chế độ của tôi. 

Như vậy, rất có thể ước mơ bám trụ xứ cờ hoa của Hà văn Thành sẽ trở thành ác mộng. Cho đến giờ này, khả năng bị trục xuất về Việt Nam là cực lớn.

Tổ Đồng Thuận đang kêu gọi “đối thoại” bằng bạo lực và truyền thông đám đông?

Loa Phường
Ngày 20/05/2019 vừa qua, nhóm bạo động ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp để công kích kết luận của Thanh tra Chính phủ về mảnh đất mà họ đang tranh chấp quyền sử dụng với công ty Viettel. Trong cuộc họp, họ cũng công bố những việc mà họ định làm để “giữ đất”. Đài BBC tiếng Việt, cùng nhóm luật sư và các cá nhân chống đối có quan hệ với nhóm bạo động, đã đưa tin về cuộc họp này.

Cụ thể, ngày 25/04/2019, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận, khẳng định toàn bộ mảnh đất 59 ha ở Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm, là “đất quốc phòng” bị người dân địa phương chiếm dụng để canh tác. Ngày 20/05, nhóm bạo động ở xã Đồng Tâm đã tổ chức họp và trả lời phỏng vấn về sự kiện này, để đưa ra 4 cụm thông điệp.
Trong cụm thông điệp thứ nhất, họ tái khẳng định rằng 28,7 ha trong phần đất bị thu hồi vốn là đất nông nghiệp mà họ có quyền sử dụng, vì 3 lý do. Thứ nhất, chính phủ chỉ thu hồi 208 ha đất để sử dụng cho mục đích quốc phòng vào năm 1980, nhưng Thành phố Hà Nội lại bàn giao 236,7 ha đất vào năm 2014; tức có thêm 28,7 ha so với quyết định cũ. Thứ hai, chính phủ không cung cấp bản đồ về phần đất bị thu hồi cho mục đích quốc phòng vào năm 1980. Thứ ba, Thanh tra Chính phủ chỉ tiếp nhận thông tin từ chính quyền Thành phố Hà Nội, chứ không đối thoại với nhóm dân địa phương.
Khi đưa ra cụm thông điệp vừa nêu, nhóm bạo động đã không nhắc đến một lập luận quan trọng của Thanh tra Chính phủ. Theo đó, cả diện tích 236,7 ha mà Thành phố Hà Nội đo được vào năm 2014, lẫn phần đất thu hồi mà đơn vị quốc phòng đang xây tường rào bao quanh, đều dựa trên những cột giới, mốc giới không đổi từ năm 1980. Phần tăng thêm hoàn toàn là đất do lâm trường giao nộp vì nằm trong phần bị ảnh hưởng bởi sân bay, không sử dụng được vào nông nghiệp, không dính dáng gì đến đất nông nghiệp của dân Đồng Tâm
Trong cụm thông điệp thứ hai, họ công kích cách hành xử của các cơ quan Nhà nước trong vụ việc. Cụ thể, ngoài chuyện Thanh tra Chính phủ không đối thoại với nhóm dân, họ còn công kích việc Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước không hồi âm đơn, thư của họ, việc Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung “lươn lẹo, bóp méo sự thật, xa rời quần chúng, coi thường những người khiếu nại, tố cáo”.
Trong cụm thông điệp thứ ba, ông Lê Đình Kình nói rằng “sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, dân Đồng Tâm 'bước vào một cuộc đấu trí mới', 'chống tham nhũng và lợi ích nhóm'”. Như vậy, trong các hoạt động truyền thông sắp tới, họ có thể mô tả tập đoàn Viettel như một “nhóm lợi ích tư bản” “cấu kết với quan chức”, để dư luận có thiện cảm với họ và có ác cảm với Viettel, bất chấp nội dung thật của tranh chấp giữa hai bên.
Trong cụm thông điệp thứ tư, họ tuyên bố những việc họ định làm để “giữ đất” sau kết luận của Thanh tra Chính phủ. Có thể chia những việc này thành 2 mảng, là bạo động và đấu tranh pháp lý.
Trong mảng bạo động, Lê Đình Công nói: “Nếu cố tình đưa Viettel về lấy đất thì dân Đồng Tâm sẵn sàng hi sinh giữ đất. Nhà nào ở Đồng Tâm cũng đã trang bị đầy đủ rồi, sẽ không bắt giữ người như năm 2017 nữa đâu mà chắc chắn sẽ đổ máu 'như Gò Đống Đa”.
Trong mảng đấu tranh pháp lý, Lê Đình Kình nói rằng họ và nhóm luật sư sẽ tiếp tục gửi kiến nghị tới Chủ tịch nước và Thủ tướng; đòi Bộ Quốc phòng trả lời họ “đất quốc phòng là từ đâu, ranh giới, mốc giới như thế nào”; đòi Thanh tra Thành phố và Thanh tra Chính phủ đến đối thoại với họ. Luật sư Ngô Anh Tuấn cũng xác nhận với BBC rằng trong thời gian tới, yêu sách chính của họ là đòi “được đối thoại với chính quyền”, để “vỡ ra nhiều điều”.
Qua các biểu hiện trên, có thể thấy nhóm bạo động ở Đồng Tâm đang muốn trì hoãn việc xử lý tranh chấp bằng các quyết định hành chính và tư pháp, gia tăng xử lý tranh chấp bằng dư luận, để giành ưu thế trên dư luận.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi thấy luật sư Ngô Anh Tuấn có quyền đề nghị “đối thoại” để làm rõ hơn các tình tiết của vụ việc. Có điều trước khi đối thoại, ông Tuấn cần làm rõ 2 vấn đề sau:
Thứ nhất, nhóm bạo động Đồng Tâm có thật lòng muốn đối thoại không, hay chỉ giả bộ đối thoại để làm truyền thông? Tuyên bố của ông Lê Đình Công – rằng mỗi cá nhân bạo động đã tàng trữ sẵn vũ khí trong nhà và sẵn sàng giết người để giữ nguyên quan điểm của mình trong vụ việc – cho thấy họ không hề muốn đối thoại, không tuân thủ pháp luật, và cũng không thuộc diện “đấu tranh bất bạo động” như giới “dân chửi” tuyên bố.
Thứ hai, việc đối thoại sẽ được tiến hành trên cơ sở bằng chứng và pháp luật, hay được tiến hành bằng bạo lực và dư luận đám đông? Khi nhóm bạo động tránh nhắc đến những bằng chứng quan trọng mà Thanh tra Chính phủ đã dựa vào, đồng thời đòi “đổ máu như gò Đống Đa”, rõ ràng họ không muốn đối thoại bằng bằng chứng và pháp luật.

Việt tân lại ‘tự rên rỉ’ khi Việt nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Liên hợp quốc

Tindautruongdanchu - Tối 7/6 (giờ Việt Nam), tại trụ sở Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Việt Nam đã chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Liên hợp quốc với số phiếu bầu cao kỷ lục 192/193 phiếu bầu. Việc Việt Nam được bầu là ủy viên không thường trực của HĐBA Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 cho thấy vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trên mặt trận thương mại, ngoại giao quốc tế cũng như an ninh khu vực ở Đông Nam Á. Nhưng đối với phản động chống phá trong và ngoài nước thì đây như một chuyện không vui. Chúng đưa ra các lí do xuyên tạc để cho là nguyên  nhân Việt Nam nhận được số phiếu cao như vậy.


Luận điệu ‘tự rên rỉ’ của Nguyễn Văn Đài đăng tải trên trang facebook có tên Việt tân cho rằng:

1/ Chúng cho rằng chúng ta đã dùng biện pháp trao đổi về chính trị, kinh tế để đổi lấy phiếu bầu.

2/ Theo chúng một số quốc gia dân chủ văn minh thì bỏ phiếu với hy vọng Việt Nam được ngồi vào đó và họ có thể gây sức ép với chúng ta về nhân quyền...

3/ Chúng lại lập luận rằng đến hẹn lại lên, các quốc gia thay nhau, luân phiên được bầu vào ghế thành viên không thường trực chứ không có gì tự hào.

Kẻ tị nạn phản Quốc Nguyễn Văn Đài lại 'tự rên rỉ' trên trang facebook Việt tân

Vậy chúng ta cùng phân tích xem những lập luận xuyên tạc chống phá của các thế lực thù địch là như thế nào với cách mạng nước ta:

Thứ nhất việc chúng cho rằng Việt Nam dung các lợi ích về kinh tế chính trị để đổi lấy phiếu bầu, theo dữ liệu thống kê của International Monetary Fund (IMF) năm 2018 kinh tế Việt Nam đang xếp hạng thứ 49 thế giới, thuộc tốp các nước phát triển nhanh của thế giới. Nhưng ngược lại nếu một trong năm quốc gia thường trực HĐBA không đồng ý thì chúng ta cũng không thể chúng cử. Hay chúng nghĩ rằng Việt Nam chúng ta đã mua luôn cả các cường quốc thường trực HĐBA, tôi xin nói rằng đây là điều không thể xảy ra.

Thứ hai, theo ý kiến của chúng các cường quốc nhất trí cho ta phiếu bầu là vì muốn lấy vị trí này để gây sức ép lên vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Vấn đề dân chủ nhân quyền là một lí do chống phá muôn thủa của thế lực thù địch, chúng cho rằng dân chủ tự do ở nước ta có vấn đề? Nhưng ở các nước lớn hiện nay liệu dân chủ nhân quyền có bị vi phạm? “Vào thứ bảy, 17 tháng 11 năm 2018 ở Pháp đã diễn ra cuộc biểu tình áo Vàng và sau đó lan sang các quốc gia lân cận như ItaliaBỉ và Hà Lan. Nguyên nhân là bởi sự tăng giá nhiên liệu, chi phí sinh hoạt cao, và tuyên bố rằng gánh nặng không cân xứng của cải cách thuế của chính phủ rơi vào các tầng lớp trung lưu và tầng lớp lao động (đặc biệt là ở nông thôn và khu vực bán thành thị)”, quan trọng hơn cả là họ đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng Quốc Kỳ của Việt Nam với mong muốn có được dân chủ như ở nước ta. Vậy luận điệu của chúng là đúng hay sai thì đã quá rõ ràng.

Thứ ba chúng cho rằng vị trí không thường trực HĐBA là luân phiên các nước thay nhau nắm giữ, đây là sụ xuyên tạc tráng trợn nhất của lực lượng phản động bởi vì Thành viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc có 10 nước được bầu chọn tại Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm, khởi đầu từ ngày 1 tháng 1. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, Á châu và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm Á châu, Phi châu mà hiện nay là Phi châu. Và quan trọng nhất đó là để trở thành thành viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc phải có được ít nhất 2/3 số phiếu bầu. Với quy định như vậy thì làm gì có chuyện luân phiên làm thành viên không thường trực HĐBA, các nước được bầu đều là những quốc gia tiêu biểu của khu vực, điều này khẳng định vị thế uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường Quốc tế là không thể phủ nhận.

Việc Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực HĐBA là thể hiện vị thế uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Sự tin tưởng tín nhiệm của bạn bè quốc tế với nước ta ngày càng tăng. Họ tin tưởng sự tiến bộ trong kinh tế xã hội của nước ta. Các thế lực thù địch dù muốn chống phá cách mạng nước ta nhưng chúng không thể nào phủ nhận được sự ghi nhận của thế giới với sự phát triển và vị thế của nước ta, những đóng góp của Việt Nam đối với hòa bình và dân chủ thế giới. 

Chúng ta nhũng thế hệ trẻ của nước nhà phải luôn cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, phải luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng kiên định với mục tiêu lí tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ đảng ta đã xác định. Tránh để những luận điệu của chúng làm lung lạc thế hệ trẻ.

Thành Công

Gợi ý của ĐBQH Nguyễn Anh Trí và những việc Chính phủ cần làm ngay

Mõ Làng 

Chất vấn trong kỳ họp mới đây (tại Quốc hội khoá 14 tháng 5 - 6 năm 2019) trong phần trả lời chất vấn của đại diện Chính phủ (PTT Vương Đình Huệ), Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã nêu vấn đề: "Xin ông phân tích, đánh giá nếu lập 3 đặc khu kinh tế thì mức độ phát triển của nó như thế nào đối với địa phương, với vùng đó?”. 
Tiếp đó, khi PTT Vương Đình Huệ trả lời: “Việc ra đời đặc khu không ảnh hưởng gì tới nguồn lực của Trung ương, địa phương tập trung cho phát triển 2 đầu tàu kinh tế và 7 khu kinh tế trọng điểm", Đại biểu Nguyễn Anh Trí đã dùng quyền tranh luận cho biết ông không hài lòng với câu trả lời của phó thủ tướng và nhắc lại: “Vấn đề tôi muốn hỏi ở đây là rồi đây Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc sẽ phát triển tới mức nào nếu chúng ta cho làm đặc khu? Cái này tôi muốn phó thủ tướng thông tin cho dân biết? Thứ hai nữa là việc phát triển đặc khu như thế thì vấn đề an ninh toàn vẹn lãnh thổ sẽ được tính như thế nào?”.

Xung quanh sự việc này, chúng ta tiếp tục chứng kiến sự khôn ngoan và cũng hết sức linh hoạt của chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong vai trò điều hành kỳ họp. Rất nhanh chóng, bà Ngân đã đề nghị: “Quốc hội đang bàn Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, hiện chưa ban hành, để có câu trả lời đầy đủ vấn đề đại biểu nêu thì cần nghiên cứu chặt chẽ hơn. Cho nên tôi đề nghị đại biểu cho phó thủ tướng có thời gian chuẩn bị và sẽ trả lời câu hỏi của đại biểu bằng văn bản". 

Chính bởi điều này nên đã nhanh chóng chấm dứt cuộc tranh luận không mấy cần thiết trong khi như bà Ngân khẳng định, bản thân PTT Vương ĐÌnh Huệ chưa thực sự chuẩn bị cho câu trả lời, đây cũng là vấn đề chưa thể trả lời ngay và yêu cầu PTT trả lời Đại biểu Nguyễn Anh Trí bằng văn bản! 

Trong câu chuyện này ngoài ghi nhận sự tài trí, khôn khéo của người đứng đầu Quốc hội thì nó đã gợi mở cho Chính phủ và cả cơ quan làm luật (xây dựng Luật đặc khu kinh tế) những việc cần làm ngay. 

Đó là, chúng ta quyết tâm xây dựng đặc khu và đang thiết lập hành lang cho nó. Nhưng trước sự phản đối của một bộ phận người dân chúng ta chưa trả lời cho họ và cả quảng đại người dân biết những vấn đề xung quanh nó mà ý kiến của đại biểu Nguyễn Anh Trí là một phần hữu cơ và cần thiết trong đó... 

Người dân chưa thực sự thấy những mô phỏng bằng đánh giá hoặc bằng những kết quả khảo sát đối với hiệu quả, mức độ tác động của đặc khu kinh tế đối với chính mình, môi trường... Họ chưa thấy được thì đương nhiên sự băn khoăn đó là dễ hiểu và dễ chấp nhận. Do đó, sau chuyện này cùng với việc hoạch định những việc cần làm, Chính phủ cần nhanh chóng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp với các tỉnh liên quan (địa phương, vùng xung quanh) tiến hành khảo sát, đánh giá một cách kỹ lưỡng trên các tiêu chí khác nhau. Các chỉ sổ được nêu ra sẽ là căn cứ và cái để các cơ quan này tiếp tục thuyết phục người dân về xây dựng đặc khu kinh tế... 

Một khi họ đã thấy và cân đo đong đếm được cái được, cái mất thì nếu được nhiều hơn thì họ sẽ ủng hộ. Dự luật đặc khu vì thế cũng sẽ được thông qua một cách dễ dàng!

Làm được điều đó dư luận, đại biểu Quốc hội như ông Nguyễn Anh Trí sẽ thấy được sự cầu thị, nghiêm túc đối với những vấn đề hệ trọng của quốc gia dân tộc này! 

2019/06/13

Trần Vũ Hải và đồng đảng luật sư zân chủ đang giở trò gì ở Đồng Tâm?

Loa Phường
Ngày 7/6 vừa qua, dưới sự kết nối của Trần Vũ Hải và đám luât sư zân chủ, nhóm zân khiếu kiện Đồng Tâm do ông Kình cầm đầu diễn trò ký kết một thỏa ước "đoàn kết, hỗ trợ" với một số thành phần khiếu kiện cực đoan tới từ vườn rau Lộc Hưng. Cuộc ký kết này mang tính liên minh “băng đảng xã hội”, tưởng như không liên quan gì đến tư vấn pháp luật chẳng hiểu tại sao lại được ông luật sư Trần Vũ Hải tổ chức và PR màn chứng kiến rất long trọng về truyền thông? Chúng ta hãy thử mổ xẻ vấn đề này xem luật sư Hải định giở âm mưu gì. 


Đầu tiên, có lẽ chúng ta hãy còn chưa quên cách kiếm cơm của luật sư Hải thông qua các phi vụ hứa xuông lừa tiền những người dân nhẹ dạ cả tin cho rằng ông Hải có thể một tay che trời, đòi lại được những mảnh đất quốc phòng mà băng đảng Đồng thuận đạo diễn. Những người nông dân nhẹ dạ cả tin thường dễ bị một số nhân vật cộm cán, có móc ngoặc với các tổ chức phản động ở nước ngoài mong muốn gây bất ổn trong nước. Luật sư Hải đã theo dõi diễn biến vụ Đồng Tâm ngay từ đầu, khi thấy mùi mẽ kiếm ăn, kiếm danh đã nhảy vào, thậm chí khi chính quyền đối thoại với dân thì cố tình xuất hiện trước ống kính phóng viên ở các vị trí nhạy cảm. Đến khi có kết luận thanh tra rõ ràng mười mươi, thấy chẳng ăn nhằm gì, chẳng ai thấy bóng dáng của Hải đâu từ đó đến nay.

Khi vụ Vườn rau Lộc hưng nổ ra, nhóm luật sư Trần Vũ Hải, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Trịnh Vĩnh Phúc... đã nhanh chóng nhảy vào cuộc và kích động người dân bất hợp tác bằng cách hứa hẹn họ những lợi ích lớn hơn, bất chấp 134 hộ dân đã được đền bù thỏa đáng và mặc cho thực tế là những hộ gia đình chiếm dụng đất này từ năm 1954, dựa vào thế lực chống đối của Dòng Chúa cứu thế Kỳ Đồng, thản nhiên bất hợp tác, cố thủ chống chính quyền, cố duy trì tình trạng một mảnh đất chứa chấp nhiều kẻ trộm cướp và nghiện hút. Rõ ràng, cứ ở đâu có điểm nóng, cứ khi nào đầu sóng truyền thông, kiểu gì cũng thấy đám luật sư kền kền này xía vào nhào nặn, kích động dân khiếu kiện “tử thủ”, càng khiếu kiện lai dai, càng lún sâu vào vũng lầy, càng tốt, không cần biết lợi ích, số phận những kẻ khiếu kiện đi theo đám luật sư này sẽ đi đâu về đâu.

 Giờ đây, khi cả hai nơi này đều tồn tại nhúm “dân” chính thức gia nhập làng “đấu tranh dân chủ”, dấn sâu vào con đường chống phá, thì bước cuối cùng trong chiêu bài của luật sư Hải đó là gắn kết lực lượng, mở rộng và củng cố nhóm dân cực đoan ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thành liên minh “điểm nóng” đối đầu với chính quyền 

Tham vọng của luật sư Hải chắc chắn chỉ không dừng ở đó mà ông ta sẽ liên tục nhăm nhe xem ở đâu có dự án giải tóa mặt bằng là lại xông tới và kích động người dân bất hợp tác, chỉ nhằm một mục đích tăng cường lực lượng để dễ dàng nhận hậu thuẫn từ các tổ chức phản động. Còn người dân Đồng Tâm, Lộc Hưng và có thể những người dân nhẹ dạ cả tin sau này nữa, cuối cùng vẫn chỉ là những nạn nhân cho âm mưu quyền lực và tài chính của luật sư Hải và công sự của ông ta mà thôi. 

Người dân Đồng Tâm có cần đến “quỹ 20k” của Trần Thị Thảo?

Biển Xanh

          Ngày 07/6/2019, trên facebook cá nhân của mình rận chủ Trần Thị Thảo (Hai Bà Trưng – Hà Nội), là một trong những rận chủ thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc số chống đối trong “Tổ đồng thuận” tại Đồng Tâm, kêu gọi cộng đồng mạng, rận chủ ủng hộ 20k/người, để mua sách vở, gửi quà cho học sinh cấp 1 tại xã Đồng Tâm. Không những vậy, Trần Thị Thảo còn tự bỏ 500k của mình để làm “chim mồi”, nhằm kêu gọi sự ủng hộ. Sau một thời gian kêu gọi, đã có thể thấy được phần nào sự thất bại của cái gọi là “quỹ 20k” của bà Thảo.

          Thứ nhất, mặc dù bà Thảo cùng một số rận chủ có từng về Đồng Tâm, tuy nhiên có thể thấy những thành phần tiếp xúc với bà Thảo hay số rận chủ kia chỉ là một số kẻ chống đối trong “Tổ đồng thuận”, hiện nay chỉ là một số lẻ loi, lạc lõng so với toàn bộ người dân Đồng Tâm. Nói không chừng với cái mác “phản động” của mình, nếu bà Thảo cũng như số rận chủ kia nếu không có sự “bảo kê” của những thành phần chống đối trong “Tổ đồng thuận”, thì chắc có lẽ người dân sinh sống tại địa bàn Đồng Tâm đã đuổi thẳng cổ từ lâu, bởi chính những thành phần như bà Thảo, chỉ khiến tình hình tại địa phương thêm phức tạp mà thôi.
          Thứ hai, nhìn cách gây quỹ của bà Thảo có thể thấy, đây chính là chiêu trò mà Nguyễn Thúy Hạnh từng thực hiện để gây “quỹ 50k”, “quỹ Lê Anh Hùng”... Cũng với những tuyên bố ban đầu, kêu gọi mỗi người đóng góp một số tiền khá nhỏ 50k, nhưng trên thực tế thì có thể thấy số tiền nhận được không dừng ở lại vậy, Nguyễn Thúy Hạnh thường nhận được những tài trợ khá lớn, tổng số tiền nhà Hạnh nhận được có thể tới hàng trăm triệu đồng, chủ yếu từ số chống đối trong nước, hải ngoại. Bên cạnh việc sử dụng để hỗ trợ cho số chống đối, khủng bố, bạo loạn... bị chính quyền bắt giữ, xử lý, thì Nguyễn Thúy Hạnh cũng đã bỏ túi được không ít. Do vậy, việc bà Thảo nay lập ra cái gọi là “quỹ 20k” hiện nay, không loại trừ khả năng bà Thảo đang học theo con đường mà Nguyễn Thúy Hạnh đã thực hiện.
Thứ ba, việc bà Thảo kêu gọi với mục đích để mua sách vở, gửi quà cho học sinh cấp 1 tại Đồng Tâm là không hề khả quan. Nếu đã từng về địa bàn Đồng Tâm thì có thể thấy đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương luôn ổn định, ngày càng được nâng cao... chắc chắn sẽ không khó khăn đến mức cần nhờ đến sự trợ giúp về sách vở như cách gây quỹ của bà Thảo.
Việc mượn những lý do để kêu gọi thành lập, tài trợ cho những quỹ này, quỹ kia hòng trục lợi đã là chiêu trò không mới đối với số rận chủ đấu tranh trong nước. Tuy nhiên, đáng buồn thay việc mượn lý do hỗ trợ sách vở cho học sinh ở Đồng Tâm để gây “quỹ 20k”, có lẽ là sự lựa chọn sai lầm của bà Thảo.  

TIẾN HÀNH KHÁM NHÀ BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT

Chiều 10/6, thông tin chính thức đã được Bộ Công công bố về việc tiến hành khám xét chỗ ở của bị can Trương Duy Nhất tại thành phố Đà Nẵng. Đây là kết quả có được từ quá trình điều tra mở rộng vụ án “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” do bị can Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) và đồng phạm thực hiện, xảy ra tại thành phố Đà Nẵng. 
TIẾN HÀNH KHÁM NHÀ BLOGGER TRƯƠNG DUY NHẤT
Cũng liên quan đến Trương Duy Nhất, trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Duy Nhất về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, theo quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự, do có những vi phạm pháp luật liên quan đến nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng. Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vẫn đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án nhằm làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của bị can Trương Duy Nhất và những cá nhân, tổ chức có liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trương Duy Nhất, 55 tuổi (sống tại P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Y đã từng có thời gian làm Báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng, sau đó chuyển sang Báo Đại đoàn kết, thường trú khu vực miền Trung. Từng là một nhà báo nhưng Nhất lại được biết đến nhiều hơn với tư cách là một blogger. Với danh nghĩa này, Nhất đã cho đăng tải hàng loạt các bài viết này có nội dung không đúng sự thật, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hệ quả, năm 2013 y bị bắt và sau đó nhận bản án 2 năm tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ luật hình sự (Xem thêm: http://www.nhanquyenvn.com/2019/03/truong-duy-nhat-la-ai-va-vi-sao-y-bi-bat.html).
Trong số đám dân chủ cuội thì cái tên Trương Duy Nhất cũng có tí số má, cách đây cũng chưa lâu y cũng đã từng là cái tên hot, trở thành cần câu cơm cho đám đồng bọn. Khoảng thời gian có thông tin rằng Nhất trốn sang Thái Lan, và tiế sau đó là tin về việc y bị bắt giữ thì đã có rất nhiều dân chủ cuội, các lều báo tranh thủ ăn hôi, đua nhau đưa tin, dựng đủ chuyện về sự “mất tích” của Nhất ở Thái Lan, nhằm nâng tầm cho Nhất và ăn bám theo cái tên lúc đó đang khá hot. Nhưng khổ nỗi, thời điểm này, khi mà những hành vi vi phạm pháp luật rõ rành rành của Nhất đang dần bị đưa ra ánh sáng thì tuyệt nhiên không còn thấy những tiếng kêu, tiếng rú rền vang của đám đồng bọn để bênh vực cho y nữa. Và có thế mới thấy được rằng cái nghề “dân chủ cuội” cũng chỉ là cái nghề có thời mà thôi. Nhất hết thời thì các thân hữu dân chủ cuội cũng quay mông với y luôn.
LION

2019/06/12

CAMPUCHIA: BÀI HỌC NHÂN QUYỀN MÀ MỸ VÀ EU MUỐN PHỦ NHẬN

Sau hơn 40 năm xóa sổ chế độ diệt chủng Polpot, nhiều câu chuyện cảm động luôn được nhắc lại trong khoảng thời gian chế độ tàn độc này lộng hành trên mảnh đất Campuchia, một trong số đó là vấn đề nhân quyền, tính nhân đạo qua lời kể của chính những người may mắn thoát khỏi nạ diệt chủng năm 1979.
CAMPUCHIA: BÀI HỌC NHÂN QUYỀN MÀ MỸ VÀ EU MUỐN PHỦ NHẬN
Một trong hàng vạn hố chôn xác người tập thể do Polpot sát hại

Khi nạn diệt chủng Khmer Đỏ hoành hành cướp đi hàng triệu sinh mạng vô tội, chính quyền và người dân Campuchia đã gửi lời kêu cứu đến Liên Hợp quốc, đến Mỹ, đến EU và đến bất cứ địa chỉ nào có thể cứu giúp được họ. Người dân Campuchia đã đặt niềm tin vào những kẻ luôn miệng tự hào về thành tích nhân quyền, luôn sử dụng bạo lực để tiêu diệt những hành vi xâm phạm đến quyền con người. Ấy vậy mà nạn diệt chủng tàn bạo, công khai như vậy tại Campuchia thì không một quốc gia tư bản nào hé nửa lời huống chi là đưa quân đội đến để cứu giúp.
Thay vào đó, nước láng giềng Việt Nam vốn chưa thoát khỏi sự tàn phá của chiến tranh lại tình nguyện đưa quân đội sang Campuchia để đập tan chế độ Polpot, giúp đất nước Campuchia thoát khỏi sự diệt vong, đồng thời còn duy trì lực lượng quân đội trong suốt 10 năm để trợ giúp chính phủ Campuchia xây dựng lại đất nước. Nếu thế giới và người Campuchia nhìn nhận tiềm lực của Việt Nam vào thời điểm năm 1979 thì sẽ thấy rõ sự hy sinh của đất nước Việt Nam dành cho người bạn láng giềng lớn đến mức nào. Thời điểm đó Việt Nam vẫn còn rất nghèo, lực lượng quân đội mới củng cố lại sau chiến tranh, quân đội đưa sang Campuchia chủ yếu là quân tình nguyện, đặc biệt vào thời điểm năm 1979 khi Việt Nam dồn một lực lướng lớn quân đội sang Campuchia thì bị Trung Quốc đánh lén ở biên giới phía Bắc.
Trái ngược với Việt Nam, chưa bao giờ mà Mỹ và EU im lặng đến lạ thường như vậy, vấn đề nhân quyền không được đề cập đến trong bất cứ hoạt động nào, các cuộc thảm sát ở Campuchia được Mỹ bỏ mặc đến kỳ lạ. Có lẽ, khoảng thời gian 1970 đến 1980 là tội tẹ nhất trong lịch sử các nước Mỹ và EU khi vừa thất bại trong các cuộc chiến tranh xâm lược, vừa bỏ mặc các vấn đề nhân quyền vốn là lệnh bài xâm lược của các quốc gia lớn này.
Điều trái ngược với lịch sử là ngày nay một số kẻ vẫn ngang nhiên xuyên tạc việc Việt Nam đưa quân đội sang giúp Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Polpot. Những kẻ rác rưởi này vẫn luôn tuyên truyền rằng Việt Nam đem quân đội xâm lược Campuchia hay chiếm đóng đất nước này trong thời gian dài. Nhưng hãy nhìn vào sự thật bởi lẽ chẳng có sự xâm lược nào khi chính nước chủ nhà lại kêu cứu, mời gọi sự vào cuộc của quân đội nước ngoài để giải thoát, cứu sống người dân Campuchia cả. Việt Nam đem quân đến Campuchia theo lời thỉnh cầu, bằng lòng nhân đạo và bẳng cả lòng yêu chuộng hòa bình.
Cho đến ngày nay, Mỹ và EU vẫn thường lảng tránh vấn đề Polpot ở Campuchia bởi lẽ không ai muốn nhắc đến thời kỳ đen tối của các nước đế quốc, thời kỳ mà họ xem thường vấn đề nhân quyền đến đỉnh điểm. Cho đến ngày này, thứ nhân quyền mà Mỹ và EU theo đuổi vẫn chỉ là ảo vọng, họ chỉ coi đó là thứ vũ khí xâm lược trong thời đại ngày nay.
Công Lý

QUAN ĐIỂM CỦA SINHGAPO VÊ PHÁT BIỂU LÝ HIỂN LONG-SINH KHÔNG THỪA NHẬN LỖI LẦM


Viễn

Sau khi thủ tướng Sinhgapo có phát biểu trên facebook cá nhân cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, phát biểu này đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ quyết liệt từ chính phủ và người dân cả Việt nam, Campuchia cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Bởi từ lâu nay cả cộng đồng thế giới đều biết đến hành động cao đẹp của VN khi đã giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng từ Polpot và giúp tái thiết đất nước Campuchia như ngày hôm nay.

Sau những phản ứng gay gắt của dư luận, ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Sinhgapo đã ra tuyên bố chính thức phản hồi về phát biểu của ông Lý. Tuyên bố viết:

“Singapore rất coi trọng quan hệ với Campuchia và Việt Nam.

Bất chấp khác biệt trong quá khứ, chúng tôi đã luôn đối xử với nhau với sự tôn trọng và bằng hữu. Quan hệ song phương đã tăng trong nhiều lĩnh vực, và chúng tôi hợp tác với các nước Đông Nam Á khác để xây dựng Asean thống nhất và đoàn kết.

Đó là bối cảnh trong lá thư chia buồn cũng như diễn văn Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Lý.

Việc ông nhắc tới chương đau thương trong lịch sử Đông Dương không có gì mới. Nó phản ánh quan điểm từ lâu của Singapore, mà cũng đã từng nói công khai trước đây.

Thủ tướng sáng lập, Lý Quang Diệu, từng viết về chuyện này trong hồi ký. Asean (khi đó gồm 5 thành viên) cũng từng nêu quan điểm về Campuchia trong tuyên bố chung gửi Hội đồng Bảo an LHQ năm 1979, "khẳng định quyền của nhân dân Campuchia được tự quyết tương lai, không bị can thiệp hay ảnh hưởng từ ngoại quyền để thực thi quyền tự quyết".

Dù đã mở đầu bằng câu Sinh rất coi trọng quan hệ với VN nhưng qua thông cáo của Bộ Ngoại gia Sinh cho thấy họ vẫn bênh vực tuyên bố của thủ tướng Lý Hiển Long và khẳng định đây là quan điểm không mới của Sinhgapo mà nó là quan điểm nhất quán, lâu dài của Sinh, từ hồi bố của ông Lý Hiển Long, ông Lý Quang Diệu cũng từng phát biểu và khẳng định như vậy.

Điều này cho thấy quan điểm của Chính phủ Sinh nói chung và cá nhân ông Lý Hiển Long nói riêng nó không phải là câu chuyện cá nhân, câu chuyện mới mà nó là quan điểm nhất quán của Sinh gapo từ trước tới nay.

Điều này càng có cơ sở hơn khi chính chủ tịch Quốc hội Sinhgapo ngày 7/6 cũng viết trên face cá nhân:

"Việt Nam có thể không thích một số bình luận của Thủ tướng, và tôi đoán họ có thể lựa chọn định nghĩa quá khứ theo cách họ thấy thích hợp."

"Điều này không thay đổi quá khứ như cách nhiều người nhìn. Nó cũng không ảnh hưởng việc chúng ta là bạn tốt, hay láng giềng tốt ngày hôm nay. Chúng tôi quyết tâm giữ vững điều đó."

Rõ ràng là Chính phủ Sinh và cá nhân ông Lý Hiển Long đã sai nhưng có vử như họ kiên quyết không thừa nhận cái sai đó.

Chắc chắn quan điểm này của họ sẽ tiếp tục hứng chịu sự phản ứng giận dữ của dư luận Việt Nam, Campuchia cũng như thế giới mà thôi.