2019/05/29

BÀ TRẦN THỊ HIỀN BỊ BẮT VÀ CÁI LƯỠI KHÔNG XƯƠNG CỦA BÁO CHÍ


Viễn

Vụ án liên quan nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị sát hại ở Hà Giang đang có những diễn biến mới và đầy bất ngờ khi mới đây, Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố và bắt tạm giam đối với bà Trần Thị Hiền, mẹ đẻ của nạn nhân.

Liên quan đến tình tiết này và sự liên quan của bà Hiền với vụ án nữ sinh bị sát, thiếu tướng Sùng A Hồng, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên cho biết bà Hiền chắc chắn có liên quan tới vụ án em Duyên bị sát hại, tuy nhiên mức độ liên quan thế nào thì cần quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

Trao đổi với báo giới, ông Hồng nói:

"Cho đến thời điểm hiện tại, Cơ quan CSĐT có căn cứ để kết luận, vợ chồng Vì Văn Toán, Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng và Trần Thị Hiền là một đường dây hay tổ chức buôn bán trái phép chất ma túy. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc Cao Mỹ Duyên bị sát hại".

Như vậy vụ án nữ sinh giao gà đã liên tục xuất hiện nhiều tình tiết mới và đầy bất ngờ chứ không đơn giản như suy nghĩ ban đầu của nhiều người.

Trước đó, công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố tổng cộng 9 bị can được xác định liên quan trực tiếp tới vụ án gồm:

Vì Văn Toán (SN 1982, ở huyện Điện Biên) bị khởi tố về hành vi Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Bùi Thị Kim Thu (SN 1975, ở đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên - vợ bị can Bùi Văn Công) bị khởi tố tội Không tố giác tội phạm.

Phạm Văn Dũng (SN 1972, ở đội 19 xã Thanh Nưa - anh trai bị can Phạm Văn Nhiệm) và Cầm Văn Chương (SN 1974, ở đội 7, xã Hua Thanh - “bạn nghiện” của nhóm Bùi Văn Công) bị khởi tố tội Hiếp dâm .

Bùi Văn Công (SN 1975, trú tại đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) bị khởi tố về tội giết người, hiếp dâm, cướp tài sản, tàng trữ chất ma túy, giữ người trái pháp luật.

Vương Văn Hùng (SN 1984, trú tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, Điện Biên) bị khởi tố về các tội giết người, cướp tài sản, hiếp dâm.

Phạm Văn Nhiệm (SN 1976, trú tại đội 19, xã Thanh Nưa); Lường Văn Hùng (SN 1991, trú tại bản Na Hý, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên); Lường Văn Lả (SN 1991, trú tại bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên) bị khởi tố về tội giết người, hiếp dâm.

Nhưng tình tiết mẹ đẻ của bạn nhân bị khởi tố có lẽ là tình tiết gây bất ngờ nhất. Nó chứng tỏ đây là vụ án cực kì phức tạp và lắt léo với nhiều tình tiết không tưởng.

Hiện nay, báo chí đang ào ào khai thác tình tiết bà Hiền bị bắt. Tuy nhiên cũng chính một số tờ báo đã không biết xấu hổ khi chính họ trước đây đã từng rất nhanh mồm nhanh miệng phê phán cơ quan điều tra chậm chạp, rằng tại sao vụ án đơn giản như vậy mà quá trình điều tra lại lâu như thế, rồi có báo còn chỉ dẫn cả nghiệp vụ điều tra cho Công an. Thậm chí khi lực lượng phá án được khen thưởng, một số tờ báo còn giật tít kích động: Dân phát hiện sao khen thưởng lực lượng phá án? Có khen thưởng cũng nên có phạt?

Nay thì họ mới cảm thấy tẽn tò và sáng mắt ra khi vụ án rất phức tạp và tốn rất mất nhiều công sức của cơ quan Công an.

Ấy thế mà vẫn chưa thấy báo nào hay anh nhà báo nào công khai xin lỗi đâu đấy. Dày mặt thế.


TỰ DO TÔN GIÁO NHƯNG PHẢI THEO QUY ĐỊNH NHÉ CÁC NHÀ DÂN CHỦ

Quyền tự do tôn giáo được Liên Hợp quốc và các quốc gia trên thế giới tôn trọng bảo đảm thực hiện. Ở Việt Nam, quyền tự do tôn giáo luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm đặc biệt, ưu tiên nhiều chủ trương, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tự do sinh hoạt tôn giáo.
Năm 2016, Quốc hội đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo nhằm tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển bền vững của tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của người dân. Chính vì vậy, tự do tôn giáo nhưng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, không có thứ tôn giáo nào trên thế giới có thể đứng trên cả pháp luật, nếu thực sự có điều đó thì tôn giáo đó sẽ bị đào thải ngay lập tức khỏi quốc gia đó.
TỰ DO TÔN GIÁO NHƯNG PHẢI THEO QUY ĐỊNH NHÉ CÁC NHÀ DÂN CHỦ 
Ở Việt Nam vẫn tồn tại một số nhóm người sinh hoạt tôn giáo không theo quy định nào, thậm chí còn muốn tách rời các Giáo hội. Chẳng hạn như trường hợp của Thiền Lâm Tự ở Tiền Giang không gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, độc lập sinh hoạt tôn giáo mà không có đăng ký sinh hoạt theo quy định của pháp luật. Không biết Thiền Lâm Tự thờ ai nhưng cách thức hoạt động lại cho thấy đây đang là một nhóm người hoạt động tôn giáo chui, không chấp hành theo quy định gì tại Việt Nam.
Một trường hợp nữa là chùa Liên Trì cũng không khác gì so với Thiền Lâm Tự, cũng không hề có tên trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, trụ trì của chùa Liên Trì lại có nhiều hoạt động phạm vào điều cấm của Luật tín ngưỡng, tôn giáo như là “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường” hoặc “Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau”.
Tất nhiên, những tín đồ của nhóm này là rất ít, đã không tuân thủ theo quy định của pháp luật thì chẳng có ai tin theo cả. Đặc biệt, những nhóm người này lợi dụng quyền tự do tôn giáo để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc ta. Các thế lực thù địch với Việt Nam đã và đang lợi dụng nhóm người này để thực hiện các hoạt động chống chính quyền nước ta.
Bất kỳ tổ chức tôn giáo nào hoạt động đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong đó có Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Nếu tôn giáo tự do hoạt động vô tổ chức, không có sự quản lý thì sẽ trở thành mê tín, phá hoại tư tưởng của người dân.
Công Lý

LÊ QUỐC BÌNH-CÁI GIÁ PHẢI TRẢ


Viễn

Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định vừa xét xử sơ thẩm đối với Lê Quốc Bình về tội "tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng" và tội " khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.

Kết thúc phiên tòa lê Quốc Bình bị tuyên phạt 6 năm tù giam cho cả hai hành vi trên. Có thể nói đây là cái giá thích đáng mà Bình phải trả cho những hành vi ngông cuồng, thiếu suy nghĩ của mình.

Từ chỗ bất mãn với chính quyền địa phương,Bình đã tự biến mình thành một kẻ khủng bố với ý định và các hành vi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.

Theo cáo trạng, do bất mãn về chính sách đền bù, giải tỏa đất đai của Nhà nước đối với gia đình nên Lê Quốc Bình có tư tưởng chống đối lại chính quyền.

Cụ thể, từ tháng 7-2016, Bình sử dụng Facebook xem nhiều tin tức, video phản động do các thế lực thù địch dàn dựng, đả kích Nhà nước.

Sau đó, Bình sử dụng nick "Le Binh" trên Facebook chia sẻ và viết bình luận có nhiều nội dung sẽ sử dụng vũ lực như súng, đạn, bom để chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Khoảng tháng 6-2018, Lê Quốc Bình qua Campuchia mua 1 khẩu súng ngắn hiệu BERETTA do Ý sản xuất với giá 2.000 USD từ một người Campuchia tên Sony rồi mang về nhà ở Quy Nhơn cất giấu.
·

Ngày 17-8-2018, Bình tiếp tục đi qua Campuchia mua 500 viên đạn súng ngắn với giá 1.500 USD, 5 hộp tiếp đạn súng ngắn với giá 250 USD và một bao súng ngắn giá 50 USD.

Sau khi qua cửa khẩu trót lọt, Bình giấu 500 viên đạn trong thùng giấy cùng các hàng hóa khác rồi gửi cho một xe khách chạy tuyến Bình Phước – TP HCM. Riêng Bình đi môtô chở 5 hộp tiếp đạn, một bao súng đi từ Bình Phước đến TP HCM.

Nhận thùng giấy và các loại phụ tùng xe máy, Bình gởi cho một xe khách chạy tuyến TP HCM - Quy Nhơn, còn Bình chạy môtô về.

Khi đến địa phận huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên), CSGT dừng xe kiểm tra và phát hiện trong cốp môtô của Bình có 5 hộp tiếp đạn, 1 bao súng, 1 bộ vệ sinh súng nên Bình bị bắt giữ.

Tại tòa, Bình khai nhận qua Campuchia mua súng, đạn và bị bắt quả tang như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, Bình khai mua nhiều súng, đạn là để phòng thân và thỏa niềm đam mê của cá nhân. Tuy nhiên, khi hội đồng xét xử công bố các bút lục lời khai của Bình, trong đó có những nội dung bị cáo mong muốn và kêu gọi sử dụng vũ lực, vũ khí để tấn công lực lượng công an, lãnh đạo Đảng và chính quyền thì Bình mới thừa nhận rằng do rất bức xúc, bất mãn trước việc gia đình bị thu hồi đất nhưng bồi thường không thỏa đáng nên mới nảy sinh tư tưởng và hành động như vậy.

Ngoài ra còn có nguồn tin cho rằng, Bình còn có mốc nối, quan hệ với tổ chức khủng bố Việt Tân.

Nay thì Bình đã phải chịu mức án 6 năm tù giam cho hành vi của mình. Đáng nói, một phần lớn Bình bị tiêm nhiễm tư tưởng chống đối, ý định khủng bố cũng từ không gian mạng.

Cho nên vụ án Lê Bình tiếp tục là một lời cảnh tỉnh đối với một bộ phận người nhất là thanh niên trong việc cần cảnh giác, tỉnh táo trên không gian mạng và phải biết điểm dừng của pháp luật.

2019/05/28

Sau Nguyễn Văn Hóa đến lượt Hoàng Đức Bình giở trò viết thư kêu cứu


PT@!
Sau Nguyễn Văn Hóa đến lượt Hoàng Đức Bình giở trò viết thư kêu cứu
Như thông tin đã đưa về tình hình "hoạt động" của các nhà rân chủ - các chú hề đang thi hành án trong trại giam thời gian vừa qua. Sau khi Nguyễn Văn Hóa (Xem thêm: http://www.tiengnoitre.org/2019/05/het-chieu-tro-tuyet-thuc-lai-en-bi-hanh.html) giở trò đến lượt Hoàng Đức Bình. Chắc hẳn sẽ có nhiều người ngán ngẩm với các ông kễnh này, nhiều chiêu trò quá hóa dở hơi.

Cụ thể, theo cáo trạng tại phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Bình ngày 6/2/2018:

Ngày 14/2/2017, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong cùng nhiều người khác đi từ giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu vào Hà Tĩnh với danh nghĩa kiện Công ty Formosa, gây ra tình trạng ách tắc nghiêm trọng, kéo dài khoảng 5 km ở cả hai chiều.

Trước đó, trong thời gian sinh sống, làm việc tại TP HCM, Bình đã tham gia một số tổ chức, hội, nhóm chống đối, như “NoU Sài Gòn”, “Phong trào Lao động Việt”. Ngày 25/12/2015, Hoàng Đức Bình tiến hành rải tờ rơi tại TP HCM và bị Công an TP HCM bắt tạm giữ 24 tiếng, để điều tra hành vi rải tờ rơi lôi kéo người tham gia “Nghiệp đoàn độc lập”; bị phạt vi phạm hành chính 24.000.000 đồng về hành vi vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm và sản phẩm in không phải là xuất bản phẩm, nhưng đối tượng Bình không nộp phạt, trốn về Nghệ An.


Sau khi trở về Nghệ An, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.


Ngoài ra, trên Faceboook cá nhân của mình, Hoàng Đức Bình còn nhiều lần phát trực tiếp với những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng, mang tính kích động,xuyên tạc sự thật. Điều đáng nói là tại phiên tòa ngày 06/02, Hoàng Đức Bình không hề thể hiện sự ăn năn hối cải. Điều này đã cho thấy bản chất cứng đầu, nguy hiểm của đối tượng này.

Bẵng đi một thời gian, tưởng chừng Bình đang cải tạo tốt trong trại giam nào ngờ "chó đen giữ mực", "giang sơn khó đổi, bản tính khó rời", hắn ta cũng lộ mặt chơ chẽn như bao nhà rân chủ khác. 

Ngày hôm qua, 26/5/2019, Đài RFA đưa bài viết: "Mẹ tù nhân lương tâm Hoàng Bình gửi thư kêu cứu". Đúng là xin quỳ với miệng lưỡi của bọn lưu manh này: nào thì là tù nhân lương tâm, nào thì là doanh nhân yêu nước(http://www.tiengnoitre.org/2019/05/chuyen-ve-doanh-nhan-yeu-nuoc-tran.html)... chuối cả nải.

Trong bài viết mà RFA đăng tải sặc mùi xuyên tạc như sau:

"Bà Phạm Thị Vạn, mẹ tù nhân lương tâm Hoàng Đức Bình, hôm 24/5 đã gửi một thư ngỏ đến các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước để kêu cứu cho ông Hoàng Bình cùng một số tù chính trị khác đang gặp nguy hiểm tại trại giam An Điềm, tỉnh Quảng Nam.

Bức thư được công bố chính thức trên mạng hôm 26/5 và được ông Hoàng Đức Nguyên, em trai ông Hoàng Bình, xác nhận với RFA vào cùng ngày.

Theo bức thư, ông Hoàng Bình, người đang phải thụ án tù 14 năm với cáo buộc chống người thi hành công vụ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ, đang gặp nguy hiểm về tính mạng.

“Mạng sống của Hoàng Đức Bình, Nguyễn Bắc Truyển và các tù nhân lương tam khác tại nhà tù Quảng Nam đang bị đe doạ”..."

Dăm ba cái chiêu trò vu khống cán bộ trại giam đánh đập, hành hạ này xưa lắm rồi, nghe đâu cũng thấy quen quen; dăm ba ngày nữa lại thấy Bình kêu là sẽ tuyệt thực cho mà xem. Cũng phải thôi, muốn được xuất ngoại thì phải diễn, nhưng diễn sao cho đạt chứ, diễn như này thì ai ngửi được!

Lm DCCT Thái Hà nói gì trong Thánh lễ công lý và hoà bình 26/05/2019?

Mõ Làng 

Dù chỉ có sự hiện diện của 2 Linh mục thôi nhưng với cái cách bố trí từ Linh mục chủ lễ đến giảng lễ cho thấy, Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình hôm nay diễn ra vào lúc 20 giờ 00, Chúa Nhật 26.05.2019 vừa qua hoàn toàn có chủ ý từ Dòng chúa cứu thế Thái Hà; hoàn toàn không phải là ý đồ riêng của Lm Giuse Nguyễn Văn Toản, DCCT chủ sự và Linh mục Giuse Ngô Văn Kha, DCCT giảng lễ.

Và đương nhiên những nội dung được nói đến trong đó cũng là ý kiến của Dòng chúa cứu thế Thái Hà. 

Trước đó sau sự ra đi của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong sau khi được Tỉnh dòng thuyên chuyển về Tỉnh dòng, một hình thức kỷ luật đối với Linh mục này. Lẽ ra nếu có thiện chí thực sự thì DCCT Thái Hà sẽ bố trí những Linh mục có thái độ thuần tuý hơn, thân thiện với chính quyền hơn trong điều hành các thánh lễ công lý & hoà bình hàng tháng. Đằng này, ngoài những người cũ thì DCCT Thái Hà lại bố trí thêm những Linh mục hoạt động theo đường hướng của Lm Nguyễn Ngọc Nam Phong. Linh mục Giuse Nguyễn Văn Toản là ví dụ. 

Có lẽ cũng bởi điều đó nên trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hoà bình hôm nay diễn ra vào lúc 20 giờ 00, Chúa Nhật 26.05.2019 mới đây, từ Linh mục giảng lễ đến chủ lễ đã công khai cổ suý, ủng hộ, kêu gọi tình liên đới cho số chống Đảng, nhà nước bị bắt, xử lý dưới danh xưng "tù nhân lương tâm". 
Bài giảng có đoạn: "Xin anh chị em hiệp ý cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm đang phải chịu cảnh lao tù vì đã lên tiếng cho những vấn đề xã hội. Họ đã phải chịu cảnh lao tù dù sự thật họ nêu lên vẫn đang là mối nhức nhối làm cho quê hương, đất nước này bị tàn phá: tham nhũng gia tăng, môi trường bị phá huỷ, đạo đức xuống cấp, giáo dục lạc hâu tha hoá, quyền con người bị xâm phạm cách nặng nề.

Cụ thể chúng ta cầu nguyện cho tù nhân Nguyễn Văn Hóa - một một Kitô hữu trẻ lên tiếng phản đối Formosa xả thải phá huỷ môi trường biển tại Miền Trung. Hiện Formos Hà Tĩnh vẫn tiếp tục xả chất độc hại phá huỷ môi trường tại Việt Nam và dường như nhà cầm quyền đang bất lực với việc xả thải này.

Hiện anh Nguyễn Văn Hoá đang bị giam giữ tại trại giam An Điềm, Quảng Nam. Người nhà anh Hoá kêu cứu và xin chúng ta cầu nguyện cho anh khi gần đây anh bị đánh đập trong tù và bị biệt giam. Chúng ta cũng cầu nguyện cho tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Thị Nga…và rất nhiều anh chị em tù nhân lương tâm khác đang chịu cảnh tù cánh bất công.

Chúng ta không quên cầu nguyện cho các dòng tu, giáo xứ, người dân đang bị đối xử thiếu công bằng và bị xâm phạm quyền lợi về đất đai. Quý sơ Dòng Thánh Phaolô Hà Nội trong những ngày qua kêu cứu vì khu đất 5A-5B tại đường Quang Trung bị xâm phạm; anh chị em tại vườn rau Lộc Hưng, tại Tân Bình, Sài Gòn; anh chị em giáo dân tại Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng trong những ngày qua dù trời Hà Nội nóng bức nhưng vẫn lang thang tại số 1 Ngô Thị Nhậm, Hà Đông để khiếu kiện, cũng như rất nhiều anh chị em khác bị đối xử bất công và quyền lợi chính đáng bị xâm phạm.

Chúng ta cũng nhớ cầu nguyện cho quê hương Việt Nam chúng ta khi mà nạn tham nhũng vẫn tiếp tục gia tăng. Nói như lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, ‘nó đang cướp đi cuộc sống và cơ hội của người nghèo,’ làm cho đất nước chậm phát triển, lạc hậu" (theo Truyền Thông Thái Hà). 

Dường như không có bất cứ sự hiện diện nào của lời chúa, của Tin mừng trong thánh lễ này như nhiều người theo dõi đã nhận xét. Nó khiến cho những người ngoại đạo nghĩ đó là diễn đàn chống cộng hơn là thánh lễ, bởi gọi đó là thánh lễ e hơi khiên cưỡng và xúc phạm hai từ này.... 

DCCT Thái Hà đã đứng trước những cơ hội đổi thay, thay đổi suy nghĩ của người khác đối với mình... Nhưng với những động thái gần đây, họ đang cho thấy cái thái độ cực đoan, cố chấp của mình! Và với những gì đã xảy ra, sẽ còn rất lâu, DCCT nói chung, DCCT Thái Hà nói riêng thực sự thánh thiện trong mắt công luận; sẽ còn rất lâu họ được xem là một phần của tổ quốc... 

Đấy thực sự là điều đáng buồn vậy!

2019/05/27

Bản chất của chiến lược cách mạng sắc màu

Loa Phường

Cuộc cách mạng màu (đôi khi được gọi là cuộc cách mạng màu) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi bởi các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới để mô tả các phong trào ở một số quốc gia của Liên Xô cũ và Balkan vào đầu những năm 2000 nhằm lật đổ chính quyền sở tại để thay thế bằng chính quyền bù nhìn do Mỹ và NATO dựng lên.
 Kết quả hình ảnh cho cách mạng màu
Thuật ngữ này cũng đã được áp dụng cho một số cuộc cách mạng ở những nơi khác, kể cả ở Trung Đông. Nguồn gốc của làn sóng Cách mạng này có thể bắt nguồn từ Cách mạng Quyền lực Nhân dân năm 1986 (còn gọi là Cách mạng Vàng) ở Philippines.

Những người tham gia các cuộc cách mạng sắc màu chủ yếu sử dụng thứ mà họ tự gọi là "đấu tranh bất bạo động" hay đấu tranh dân sự - những thuật ngữ khá phổ biến trên đầu môi chót lưỡi các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Các hoạt động bao gồm: biểu tình, đình công và góp ý chính sách nhưng thực ra là phản đối chính phủ vốn bị coi là tham nhũng  hoặc độc đoán và ủng hộ dân chủ tự do. Những hoạt động này nhằm mục đích tạo ra áp lực mạnh mẽ để thúc ép chính quyền thay đổi, nếu không thay đổi thì lực lượng đông đảo sẽ thực hiện chính biến bằng con đường vũ lực hoặc yêu cầu Mỹ và  NATO can thiệp quân sự.

Những phong trào này thường áp dụng một màu sắc cụ thể hoặc một loài hoa làm biểu tượng. Thế lực quan trọng nhất tạo nên sức mạnh cho các cuộc sắc màu này chính là các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dân sự (CSO) và đặc biệt là tầng lớp sinh viên vốn dễ xu thời và thích chứng tỏ bản thân là những người văn minh, hiểu biết. 

Rất nhiều phong trào trong số ấy đã "tạm gọi" là  "thành công" vì đã thành công trong việc ép chính phủ phải ngồi vào bàn đàm phán, ví dụ như Cách mạng Bulldozer của Cộng hòa Liên bang Nam Tư (2000), trong Cách mạng Hoa hồng của Georgia (2003) và Cách mạng Cam của Ukraine (2004). Trong hầu hết nhưng không phải tất cả các trường hợp, các cuộc biểu tình lớn trên đường phố diễn ra ngay sau các cuộc bầu cử với lý do là nghi ngờ kết quả bầu cử, để ép tổng thống chưa an vị phải từ chức. 

Các cuộc Cách mạng sắc màu này, bên ngoài là 'bất bạo động" nhưng thực ra gây thiệt hại không ít về tính mạng, và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế với sự tê liệt toàn bộ bộ máy chính quyền. Không những vậy, hậu quả của nó là sự tranh chấp liên tục giữa các phe phái để chiếm ghế tổng thống và nội các. Hầu hết các nước diễn ra Cách mạng sắc màu, có thể mượn câu thơ của Tố Hữu để mô tả "Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng/Mặt trời lên là hết bóng sương mù/Ôi đâu phải qua đoạn đường lửa bỏng/Cuộc đời ta bỗng chốc hóa thiên đường", tức là vẫn tiếp tục bạo loạn và đói nghèo không dứt. Đây là cách Mỹ làm suy yếu các nước ở vùng ven của khối Xã hội chủ nghĩa và Islam, thông quay đó gây bất ổn ở bên trong các nước lớn. 
 Hình ảnh có liên quan
Việt Nam ta cũng là một trong số các nước ở vùng ven của khối Xã hội chủ nghĩa, do đó, Mỹ không ngừng "gieo hạt" các Cách mạng sắc màu trong các hoạt động bề ngoài mang tính chất "hòa bình" như: cấp vốn cho các NGOs, giám sát nhân quyền, tuyên truyền về dân chủ... Nhưng các hoạt động "hòa bình" ấy chỉ là bước đầu trong một chiến lược dài hạn có tên "Cách mạng sắc màu". Việt Tân - tổ chức đảng phản động lưu vong được Mỹ ủng hộ lấy biểu tượng hoa mai làm logo, có phải để chuẩn bị cho Cách mạng mai vàng ở Việt Nam?

KÊU GỌI ỦNG HỘ KHUYẾN NGHỊ UPR HAY KÊU GỌI NHÀ NƯỚC ỦNG HỘ PHE BIỂU TÌNH DO MỸ GIẬT DÂY

Loa Phường

Từ ngày 8/5, trên mạng xã hội facebook có đăng tải một sự kiện có tên: "CHIẾN DỊCH ỦNG HỘ KHUYẾN NGHỊ UPR - VÌ TIẾN BỘ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM" do UPR Việt Nam và Không gian Nhân quyền (HRS) tổ chức. Chiến dịch này không diễn ra offline mà chỉ là chiến dịch online khuyến khích các facebooker thay đổi Avatar yêu cầu chính quyền Việt Nam ủng hộ khuyến nghị UPR trong phiên kiểm điểm diễn ra vào tháng 1 vừa qua. 


Lời kêu gọi như sau: 


"Việc Nhà nước quyết định ủng hộ hay ghi nhận đối với một khuyến nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến hành đưa các khuyến nghị này vào thực tế. Đối với các khuyến nghị được ủng hộ, Nhà nước phải cam kết thực hiện khuyến nghị này và có tránh nhiệm báo cáo trong kỳ kiểm điểm sau (UPR-4). Còn đối với các khuyến nghị được ghi nhận, Nhà nước sẽ không cam kết thực thi chính thức trước Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên, nhưng chúng vẫn có thể được thực hiện nếu nhà nước có thiện chí.

Hiện nay, các cơ quan Nhà nước đang nghiên cứu 291 khuyến nghị UPR-3 để trả lời công khai sẽ ủng hộ những khuyến nghị nào. Việc cam kết và thực hiện các khuyến nghị nhân quyền không phải là công việc của riêng Nhà nước. Đóng góp của BẠN rất quan trọng trong quá trình này, trước hết bằng cách biết các khuyến nghị này là gì, sau đó là lên tiếng ủng hộ khuyến nghị mà bạn thấy rằng cấp thiết với tình hình hiện tại của Việt Nam."


2 tổ chức này đã hoàn toàn bỏ qua kêu gọi các facebooker tìm hiểu bản chất của UPR là gì mà chỉ muốn người đọc tập trung vào danh sách 291 khuyến nghị. Trong số 291 khuyến nghị ấy, ngoài những khuyến nghị chung chung hoặc vô thưởng vô phạt thì có những khuyến nghị mang tính phá hoại sự yên bình của nước ta. Nnhững khuyến nghị ấy đều nhằm mục đích ép buộc chính quyền Việt Nam hợp lý hóa hoạt động biểu tình của phe dân chủ. Nhiều khuyến nghị của Mỹ và các nước thân Mỹ đều hướng tới việc yêu cầu đòi phóng thích những kẻ biểu tình khủng bố, hoặc yêu cầu cho phép biểu tình, cho phép tuyên truyền chống đối chính quyền Việt Nam trên Mạng xã hội. UPR là tổ chức do Mỹ và Tây Âu đứng đằng sau giật dây để tiện bề can thiệp vào các nước không theo dưới trướng của Mỹ.


Kêu gọi chính quyền "ủng hộ" các khuyến nghị này chứ không phải "xem xét", đó là phương châm hoạt động của chiến dịch này. Ngoài ra, điểm quan trọng nhất của chiến dịch đó là hoạt động: 

"Mời các bạn cùng chúng tôi - các tổ chức xã hội và các cá nhân gồm những người hoạt động xã hội, các nhà nghiên cứu, luật sư, các nhóm cộng đồng - gửi kiến nghị về việc phổ biến và thực thi các khuyến nghị UPR đến Nhóm Công tác liên ngành với sự tham gia của 18 cơ quan, tổ chức Nhà nước liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ, thực hiện và thúc đẩy các quyền con người tại Việt Nam: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Nhân quyền của chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Toà án Nhân dân Tối cao, Ủy ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ.

Chúng tôi sẽ thu thập các lá phiếu trong vòng 20 ngày từ 08/05/2019 đến 28/05/2019. Sự tham gia của Bạn sẽ giúp khẳng định sự quan tâm và ủng hộ của người dân đối với Nhà nước Việt Nam trong việc cam kết thực thi các khuyến nghị nhân quyền trước Liên Hợp Quốc."

Một mặt sử dụng các đại biểu UPR của các nước thân Mỹ, một mặt kêu gọi đám đông ở trong nước ủng hộ các khuyến nghị đó, thật là một hành vi "nội ứng ngoại hợp" nguy hiểm trong việc ép buộc chính quyền Việt Nam quy thuận dưới trướng Mỹ và Tây Âu. Trong vài năm gần đây, HRS liên tục đứng ra đào tạo các nhà hoạt động, hướng dẫn cách viết và gửi khuyến nghị lên UPR để làm cơ sở cho Mỹ và Tây Âu lớn tiếng nạt nộ chính quyền Việt Nam bằng các bản khuyến nghị về chính trị. Những hoạt động nhân quyền vốn nhân văn và có ý nghĩa, nhưng đã bị các phe phái này lợi dụng biến thành công cụ chính trị. Thay vì hướng dẫn người dân về nhân quyền thực sự thì lại lái hướng người dân theo các tuyên truyền chính trị chống đối chính quyền. Thế nên, các hoạt động của HRS chẳng khác nào đào tạo hết thế hệ này đến thế hệ khác các nội gián gây rối ngay trong nội địa. Đây là một phần của chiến lược hòa bình của Mỹ mà Mỹ đã thực hiện trong các Cách mạng sắc màu diễn ra trên khắp thế giới từ sau năm 1975 đến nay.

NGƯỜI DÂN BẮC LÃM, PHÚ LƯƠNG ĐANG LẤN SÂU VÀO VI PHẠM PHÁP LUẬT


Viễn

Sáng 21/5 các lực lượng chức năng của Hà Đông đã tiến hành cưỡng chế để giải tỏa con đường bê tông do một số hộ dân phường Bắc lãm, Phú Lương cố tình xây dựng nên thời gian gần đây thuộc đất dự án của Thanh Hà. Và một điều rất đáng buồn, đáng trách đã diễn ra đó là một số người dân Bắc Lãm, chủ yếu là phụ nữ đã dùng gạch đá điên cuồng tấn công lại lực lượng cưỡng chế, quyết tâm bảo vệ con đường xây dựng sai trái kia.

Có thể nói hành động của một số người dân Bắc Lãm chống đối lại đoàn cưỡng chế hôm qua cho thấy người dân Bắc Lãm, Phú Lương đang ngày càng lấn sâu vào các hành vi vi phạm pháp luật và có tính chất thách thức pháp luật, thách thức chính quyền.

Việc cố tình đổ đất, đổ bê tông làm con đường trên đất dự án của khu Thanh Hà vốn dĩ đã là hành vi trái pháp luật. Đáng nói hơn, điều này xuất phát từ mưu đồ của một số người phục vụ cho lòng tham cá nhân của mình.

Dù rằng, chính quyền đã vận động, giải thích, đã đối thoại nhưng những hộ dân trên vẫn kiên quyết không hợp tác, vẫn cố tình bảo vệ các hành vi sai trái của mình.

Kể cả khi chính quyền tuyên bố đã có 4 con đường đang và sẽ được xây dựng để phục vụ nhu cầu đi lại của bà con nhưng các hộ dân trên vẫn bất hợp tác, chứng tỏ họ “đấu tranh” không phải vì đường.

Chưa hết một số hộ dân còn còn tình xây dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp.

Và hành động dùng gạch đá tấn công lực lượng cưỡng chế ngày hôm qua cho thấy những người dân ở đây đã lún sâu vào các hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi ngày hôm qua có thể phạm tội gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ.

Thiết nghĩ rằng, là công dân cần có hiểu biết pháp luật và chấp hành hành pháp luât. Dù với bất kì lý do thì thì việc cố tình vi phạm pháp luật, thách thức pháp luật là điều không nên, nhất là với những người mang danh công dân thủ đô.

Đừng để mình tự vướng vào vòng lao lý.

2019/05/26

HOAN NGHÊNH FACEBOOK HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM BẢO VỆ KHÔNG GIAN MẠNG

Từ khi Luật an ninh mạng có hiệu lực đã có rất nhiều nghi vấn xoay quanh các trang mạng xã hội về sự quản lý cũng như mức độ tuân thủ pháp luật của Việt Nam. Cho đến nay, các ông lớn của mạng xã hội như facebook, twitter…đang có thái độ hợp tác rất tích cực với Việt Nam. 
HOAN NGHÊNH FACEBOOK HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM BẢO VỆ KHÔNG GIAN MẠNG
Facebook là mạng xã hội lớn có nhiều người dùng tại Việt Nam và đóng vai trò là nền tảng chính cho cả thương mại điện tử. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2018, Báo cáo của Facebook cho biết họ đã hạn chế quyền truy cập vào 1.553 bài và ba tài khoản tại Việt Nam, so với chỉ 265 “sự hạn chế” như vậy trong sáu tháng đầu năm 2018. Như vậy, Facebook đã tăng số lượng nội dung mà trang này hạn chế truy cập tại Việt Nam hơn 500% trong nửa cuối năm 2018.
Luật An ninh mạng có hiệu lực vào tháng 1/2019, theo đó yêu cầu các công ty phải đặt văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu ở trong nước. Đồng thời yêu cầu các công ty có sự phối hợp với chính quyền đối với các hoạt động trên không gian mạng. Theo đó, Facebook đã xóa hơn 200 bài đăng có chứa nội dung chống nhà nước Việt Nam theo yêu cầu gỡ xuống của Chính phủ Việt Nam.
Sự hợp tác giữa các tập đoàn lớn với Chính phủ Việt Nam trong việc thực thi Luật an ninh mạng là điều cần thiết và đôi bên cùng có lợi. Tự do internet là điều cần thiết trong thế giới hiện đại nhưng sự tự do đó phải tuân theo một khuôn khổ nhất định để bảo đảm sự trong sạch của không gian mạng, cần phải có sự sàng lọc và lọi bỏ những hoạt động xấu, những thông tin độc hại mà người dùng vô ý hay cố ý đăng tải lên mạng xã hội.
Không chỉ riêng Việt Nam mà cho đến nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định pháp lý ràng buộc vấn đề này. Các nước đều yêu cầu các tập đoàn lớn có sự phối hợp, hợp tác trong các hoạt động trên không gian mạng, tránh để người dùng lợi dụng sơ hở của mạng xã hội mà vi phạm pháp luật. Sau nhiều vụ khủng bố đẫm máu mà nguyên nhân tiềm ản xuất hiện trên mạng xã hội, Mỹ và các nước châu Âu đều yêu cẩu các nhà cung cấp dịch vụ cam kết nhiều điều khoản giống như Luật An ninh mạng của nước ta.
Việc facebook hợp tác với Chính phủ Việt Nam là điều đáng hoan nghênh, không có gì phải hổ thẹn cả. Muốn tồn tại thì phải tuân thủ theo quy định của các quốc gia sở tại, đó là quy luật sinh tồn tự trước đến nay, nếu không tuân thủ thì sẽ bị tạm ngừng hoạt dộng tại Việt Nam và hậu quả còn to lớn hơn việc là tự mình loại bỏ những thứ xấu xa, độc hại trên nền tảng mạng xã hội của mình.
Công Lý

Nhân dịp được Đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ triệu kiến, giới zân chửi đua nhau la làng

Ngày 13/05/2019, phái đoàn của Bộ Ngoại giao Mỹ, do trợ lý Ngoại trưởng Scott Busby dẫn đầu, đã đến gặp thành viên của một số tổ chức chống đối và nhóm tôn giáo không được công nhận ở Việt Nam, trước khi bước vào buổi đối thoại nhân quyền thường niên Việt – Mỹ được tổ chức hôm 15/05. Trong tuần qua, các cá nhân được mời đến cuộc gặp đã lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền chống Nhà nước.
Các hoạt động tiếp xúc của phái đoàn Busby có thể chia làm 2 phần. Trước tiên là cuộc gặp tại nhà riêng ông Nguyễn Đan Quế, trong đó những người được mời bao gồm Phạm Chí Dũng, Lê Công Định và Phạm Bá Hải. Thứ hai là cuộc gặp tại chùa Giác Hoa, Bình Thạnh, TP.HCM, trong đó những người được mời bao gồm một số thành viên của Hội đồng Liên tôn, Liên đoàn Lao động Việt Tự do và Hội Nhà báo Độc lập. Một số khách mời, bao gồm Lê Công Định, Phạm Bá Hải và Hứa Phi, nói rằng họ đã bị ngăn không cho đến cuộc tiếp xúc này.
Trong cuộc gặp tại chùa Giác Hoa, Thích Không Tánh thay mặt Hội đồng Liên tôn gửi bản tường trình chung và kiến nghị tới phái đoàn. Số còn còn lại đại ý nói với phái đoàn rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, thể hiện qua việc các “linh mục lên tiếng về quyền con người” không được Nhà nước cấp passport, vụ “đàn áp Chánh Trị sự Hứa Phi”, vụ một số khách mời bị ngăn không cho đến cuộc tiếp xúc… Tương tự, Ngọc Linh (thành viên Lao Động Việt) nói “Việt Nam chưa có các công đoàn độc lập”, Nguyễn Thiện Nhân (thành viên Hội Nhà báo Độc lập) nói “Việt Nam chưa có tự do báo chí”. Họ đề nghị phía Mỹ “quan tâm về nhân quyền khi bang giao với chính phủ Việt Nam”.
Cùng lúc đó, Lê Công Định và Hứa Phi cũng dùng Facebook và các cuộc phỏng vấn để tuyên truyền về việc họ bị chặn không cho đến cuộc gặp. Họ nói rằng việc này cho thấy Việt Nam “chưa đối thoại đã vi phạm nhân quyền”, phái đoàn Mỹ chỉ cần nhìn vào đó để kết luận.
Ngoài các cá nhân trực tiếp liên quan, các báo chống đối cũng hỗ trợ cho hướng tuyên truyền này thông qua hoạt động đưa tin, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ hỗ trợ bằng cách ra thông cáo báo chí.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi thấy Hội đồng Liên tôn đang bóp méo bản chất của vấn đề. Việc một số linh mục bị cấm xuất cảnh là có thật. Tuy nhiên, họ bị cấm xuất cảnh không phải vì sinh hoạt tôn giáo thuần túy, mà vì đã lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chống Nhà nước, kích động quần chúng biểu tình, bạo động. Các hoạt động của họ đã gây ra nhiều thiệt hại đo đếm được cho xã hội, bao gồm các cuộc bạo động “cách mạng cá” năm 2016 – khi người biểu tình, toàn bộ là giáo dân ngưới quyền các linh mục cực đoan, đã chặn đường Quốc lộ 1, dùng gạch đá và gậy gỗ tấn công cảnh sát, đánh chiếm và đập phá trụ sở chính quyền địa phương. Các bạn có thể nhìn phát biểu của những linh mục dưới đây, xem họ chỉ sinh hoạt tôn giáo đơn thuần hay đang lợi dụng tôn giáo để làm chính trị:




Theo Điều 21 văn bản hợp nhất Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở trong nước có thể chưa được xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia. Vì vậy, việc ngăn họ xuất cảnh phù hợp với quy định của pháp luật.