2016/08/30

LỢI ÍCH NHÓM LŨNG ĐOẠN CÔNG TÁC CÁN BỘ

VOV.VN - GS Phan Xuân Sơn cho rằng, trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh là điển hình của việc lợi ích nhóm đang lũng đoạn một số khâu trong công tác cán bộ.


Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã được sự đồng tình của nhân dân cả nước. Trên cơ sở Kết luận này, Tổng Bí thư tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc tích cực để làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với tập thể, cá nhân có liên quan tới những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh.

Liên quan đến nội dung này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

GS.TSKH Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Cán bộ là gốc của mọi công việc

PV: Bác Hồ đã từng nói: Cán bộ là gốc của mọi việc. Để xây dựng Chính phủ kiến tạo và hành động, công tác cán bộ cần được chú trọng như thế nào, thưa ông?

GS Phan Xuân Sơn: Công tác cán bộ là công tác quan trọng nhất vì nó là “công việc gốc của Đảng”. Nếu không làm tốt “việc gốc” thì các “việc cành”, “việc ngọn” cũng sẽ không tốt, không bền vững. Đảng ta có vai trò lãnh đạo toàn diện công tác cán bộ. Đảng lãnh đạo Nhà nước thì Đảng phải chuẩn bị một đội ngũ cán bộ để giữ các cương vị trong hệ thống các cơ quan của Nhà nước.

Muốn có đội ngũ cán bộ tốt, đòi hỏi Đảng phải lãnh đạo tốt công tác cán bộ từ tất cả các khâu: Phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ. Chỉ cần làm không tốt một trong các khâu đó, chúng ta sẽ có một đội ngũ cán bộ yếu kém. Khi cán bộ kém, thì công việc của Đảng, Nhà nước của Mặt trận cũng sẽ yếu kém và khi đó dân sẽ không còn tin vào cán bộ nữa, không tin vào Đảng, vào Nhà nước nữa. Khi đã mất lòng tin của nhân dân thì có thể mất tất cả.

PV: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã chỉ rõ: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Theo ông, xảy ra hiện trạng này có nguyên nhân nào từ công tác cán bộ?

GS Phan Xuân Sơn: Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã nhận định, đánh giá: một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng đã chỉ rõ nguy cơ tham nhũng vẫn chưa được đẩy lùi, thậm chí còn có những diễn biến phức tạp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ việc chúng ta nhận thức chưa đầy đủ về công tác cán bộ, thực hiện không đồng bộ các khâu của công tác cán bộ. Trong nhiệm kỳ khóa XI, Đảng ta đã có một số biện pháp cụ thể, mới hơn so với những nhiệm kỳ trước về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, đánh giá cán bộ…

Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có thể khẳng định, công tác cán bộ vẫn nhiều bất cập, vẫn chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình thực tiễn cả về tri thức, kỹ năng, tư cách đạo đức lối sống.

Có hai vấn đề cần đổi mới mạnh mẽ đó là đánh giá cán bộ theo năng lực, tài năng và cống hiến; được hưởng thụ, thăng tiến theo năng lực, tài năng và cống hiến đó. Chỉ có như vậy mới tránh được các tiêu cực trong công tác cán bộ, mới tránh được các nạn “chạy”, từ chạy bằng cấp, chạy chức, chạy quyền, chạy tội…Mới chọn được người tài chứ không phải chỉ người nhà, mới đảm bảo được công bằng trong công tác cán bộ.

Dấu hiệu nhóm lợi ích trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh

PV: Là người điều hành Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam, để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh vẫn được đề bạt, luân chuyển lên những vị trí quan trọng ở Bộ Công Thương, rồi về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Ông thấy sao về hiện tượng này?

GS Phan Xuân Sơn: Vụ ông Trịnh Xuân Thanh không phải là hiện tượng đơn lẻ, mà là một hiện tượng điển hình của công tác cán bộ. Việc này liên quan đến nhiều yếu kém của công tác cán bộ. Đặc biệt, yếu kém nhất hiện nay đó là sự thao túng của các nhóm lợi ích đối với công tác cán bộ.

Ông Trịnh Xuân Thanh là một cá nhân liên quan đến một nhóm lợi ích nào đó. Nhóm đó là một nhóm có thế lực, là những người có nhiều quyền, có nhiều tiền, có nhiều hiểu biết về quy trình công tác cán bộ. Chỉ có như thế thì họ mới đưa một người yếu kém về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; yếu kém về năng lực chuyên môn (làm thua lỗ hơn 3000 tỷ) lọt qua các công đoạn của quy trình công tác cán bộ và thăng tiến như vậy.

Có thể nói, hiện nay không chỉ mình ông Thanh mà có hàng trăm, hàng nghìn nhân vật như vậy mà chúng ta chưa phát hiện được hoặc đã phát hiện rồi, mà chưa xử lý được.

PV: Vì sao những trường hợp bổ nhiệm, luân chuyển “có vấn đề” người ta vẫn khẳng định “đúng quy trình”, thưa ông?

GS Phan Xuân Sơn: Quy trình của chúng ta khá chặt chẽ, nhưng quy trình nào cũng có thể có những “lỗ hổng” của nó. Vấn đề là các “nhóm lợi ích”, các cá nhân vụ lợi đã lợi dụng, đã tìm cách “qua mặt” hệ thống công tác nhân sự mà nó vẫn “theo đúng quy trình”. Hay nói cách khác, một số khâu, một số công đoạn có thể làm “đúng quy trình” nhưng hình thức không thực chất. Như quy trình lấy phiếu tín nhiệm.


Như chúng ta đã biết, số phiếu tín nhiệm phải trên 50% mới được tín nhiệm, nhưng quá trình lấy phiếu tín nhiệm như thế nào thì không ai kiểm soát được. Người bỏ phiếu có thể bị tác động bởi lợi ích, tình cảm, họ hàng, đồng hương…thậm chí người ta có thể bỏ tiền ra mua phiếu tín nhiệm.

Quy trình bổ nhiệm cán bộ của chúng ta hiện nay mặc dù khá chặt chẽ, nhưng không có nghĩa là không có hạn chế, vẫn có “đất” cho sự tùy tiện, và có thể bỏ sót những tài năng.

PV: Đánh vào nhóm lợi ích không dễ dàng, song vừa rồi đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã "nổi trống lệnh" tấn công vào nhóm lợi ích, tham nhũng cho thấy quyết tâm chính trị là không có vùng cấm và không loại trừ cá nhân nào, thưa ông?

GS Phan Xuân Sơn: Trong việc chống tiêu cực, cũng như phòng chống tham nhũng, lãng phí…Đảng ta chủ trương không có vùng cấm. Kinh nghiệm trên thế giới về việc chống tham nhũng, tiêu cực là chống từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, tức là đánh chỗ nào quan trọng trước, chỗ không quan trọng đánh sau.

Như vậy chống tiêu cực, lợi ích nhóm đầu tiên phải chống từ các cơ quan cấp cao rồi xuống cấp thấp, từ Trung ương, xuống tỉnh, huyện, xã.

Phương châm, chiến thuật, chiến lược là như thế, nhưng thực hiện nó phải có bước đi và phải chặt chẽ, để tránh làm sai, làm oan, mất đoàn kết nội bộ. Tổng Bí thư đã nói công khai nhiều lần là không có vùng cấm, không né tránh, làm liên tục, kiên trì, quyết liệt và cẩn thận.

PV: Theo ông, có nên rà soát lại những trường hợp "con ông, cháu cha" ngồi “ghế” chưa nóng đã di chuyển từ chỗ nọ tới chỗ kia để thăng tiến?

GS Phan Xuân Sơn: Công tác cán bộ đòi hỏi phải rà soát thường xuyên và đối với mọi đối tượng. Hiện nay, chúng ta đang đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Đại hội XII, việc chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, chống các hiện tượng tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí… thì việc rà soát trong công tác cán bộ càng cần phải thường xuyên hơn. Trong đó, cần chú ý đến những trường hợp mà nhân dân và dư luận phản ánh. Nhân dân quan tâm và sát cán bộ lắm, nên dân thấy có vấn đề thì dân sẽ nói ngay.

Vì vậy, khi nghe dân nói, phải rà soát lại, xem mức độ đúng, sai thế nào. Những trường hợp “con ông, cháu cha” thăng tiến nhanh quá, cần khẩn trương xem xét và công khai, minh bạch cho dư luận được rõ.

PV: Mới đây phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ khóa mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra thông điệp thi tuyển để tìm người tài chứ không phải tìm người nhà; chúng ta phải làm sao để con cháu của nông dân, công nhân, người nghèo đều có cơ hội học tập, tiến thân, kể cả cơ hội trở thành lãnh đạo của đất nước trong tương lai. Trong bối cảnh lùm xùm về công tác cán bộ, ông bình luận gì về điều này?

GS Phan Xuân Sơn: Trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là những triều đại thịnh trị rất trọng người hiền tài vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì quốc gia thịnh”. Lúc nào, thời nào quên điều này thì chắc chắc quốc gia sẽ suy. Quốc gia suy thì nhân dân cơ cực, nội loạn, ngoại xâm, lực lượng cầm quyền cũng sẽ không bảo vệ được lợi ích của mình. Chính vì vậy, trọng hiền tài là điểm mấu chốt có tính truyền thống và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Kinh nghiệm lịch sử của dân tộc ta là coi trọng hiền tài và lựa chọn hiền tài ở tất cả thành phần xã hội, ở tất cả vùng miền. Qua thi cử, bất kỳ con em thuộc gia đình nào, thành phần nào, giai cấp nào nếu thi đỗ đều được làm quan. Thi cử là con đường truyền thống rất căn bản trong việc chọn hiền tài ở nước ta. Chúng ta phải nhất quán và coi trọng truyền thống này.

Hiện nay chúng ta có chính sách bình đẳng với tất cả thành phần dân tộc, các địa phương trong đào tạo cán bộ. Có chính sách ưu tiên cho những vùng khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, con em đồng bào dân tộc để mọi người cùng được tham gia học tập, thi cử cũng như thăng tiến.

PV: Theo ông, làm thế nào để có được đội ngũ cán bộ biết chăm lo cho dân, thực sự vì dân?

GS Phan Xuân Sơn: Để có được đội ngũ cán bộ biết chăm lo cho dân, thực sự vì dân, chúng ta hãy thực hiện nghiêm cẩn lời dạy của tiền nhân cũng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là coi cán bộ là gốc của mọi công việc, công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng phải gắn công tác cán bộ với nhân dân. Người cán bộ lo việc cho dân phải do dân bầu, dân giám sát, dân đánh giá. Cần phải đổi mới quy trình để lựa chọn, đào tạo, sự dụng và đãi ngộ cán bộ.

Mỗi giai đoạn cần có tầm nhìn của thời đại, phải nhìn rõ nhu cầu của xã hội về công tác cán bộ từ đó tuyển người tài, sử dụng người tài và có chính sách đãi ngộ người tài xứng đáng. Bên cạnh đó, cần ngăn chặn hiện tượng tiêu cực mua chức, mua quyền, mua vị trí, bằng cấp…Làm được như vậy thì cơ hội bình đẳng sẽ đến được với tất cả mọi người.

Nếu thực hiện các khâu đó thật nghiêm cẩn thì chắc chắn chúng ta sẽ có đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của tình hình, ngang tầm với dân tộc, với sự kỳ vọng của nhân dân.

PV: Xin cảm ơn ông./.

Phần 1 - Một số vấn đề xung quanh việc khiếu kiện của một số người dân Cồn Dầu – Đà Nẵng

Biển Xanh


Kết quả hình ảnh cho dan cồn dầu đã nẵng khiếu kiện ở vườn hoa mai xuân thưởng

Suốt mấy tháng nay, vào giờ cao điểm buổi sáng, ngang qua khu vực vườn hoa Tây Hồ, đoạn ngã ba Hoàng Hoa Thám – Mai Xuân Thưởng, người dân thường xuyên bắt gặp hình ảnh một nhóm người đứng hô hét với những quần áo, băng rôn, khẩu hiệu... Được biết số người này là  dân khiếu kiện thuộc giáo xứ  Cồn Dầu – huyện Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng, đến đây khiếu kiện về đất đai.

Quanh nhóm người này có rất nhiều công an dân phòng, vừa tiếp cận giải thích, vừa phân luồng giao thông mà không xuể. Nút thắt ngã 2 Hoàng Hoa Thám và Mai Xuân Thưởng đã đông lại càng ùn tắc thêm. Tiếng còi xe inh ỏi, cộng thêm tiếng la ó của người dân tạo thành 1 cảnh hỗn loạn.
Việc khiếu kiện của người dân Đà Nẵng không biết đúng sai thế nào, nhưng chắc chắn số người dân Cồn Dầu nhận thức được vườn hoa Mai Xuân Thưởng không phải nơi tiếp nhận và giải quyết đơn thư, chẳng qua họ chỉ muốn tạo áp lực đối với các cơ quan Nhà nước bằng việc gây huyên náo, mất trật tự tại cổng Văn phòng Chính phủ. Nhìn cách thức họ đều đặn có mặt tại đây, căng, hô khẩu hiệu, rồi gây ách tắc giao thông, xô xát với lực lượng chức năng... cũng đủ thấy một phong cách khiếu kiện "bài bản và chuyên nghiệp".
Quay lại tìm hiểu vụ việc khiếu kiện ở Cồn Dầu, ta có thể hiểu như sau:
Năm 2010 chính quyền Thành phố Đà Nẵng phê duyệt và triển khai một số dự án trên địa bàn huyện Cẩm Lệ để xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân và ra quyết định thu hồi, giải tỏa hơn 2.000 hộ dân, trong đó 420 hộ là giáo dân ở Cồn Dầu. Sau nhiều lần đối thoại về chính sách đền bù GPMB, đã có 358 hộ đồng thuận và giao đất. Còn lại 62 hộ không đồng ý và đã khiếu nại lên chính quyền trung ương. Họ khiếu kiện vì cho rằng việc thu hồi đất, giao đất; cưỡng chế thu hồi đất và việc bố trí đất tái định cư tại chỗ của chính quyền Đà Nẵng là trái với các quy định của pháp luật.
          Trên thực tế việc thu hồi để thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân được thực hiện theo điều Điều 34 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai về việc thu hồi đất để  thực hiện dự án phát triển kinh tế tại địa phương. UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 5-5-2008 về việc thu hồi đất, giao đất cho Công ty Quản lý và Khai thác đất (nay là Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố) quản lý theo quy hoạch của UBND thành phố với diện tích là 4.100m2; Quyết định số 2810/QD-UBND ngày 15-4-2009 về việc điều chỉnh diện tích thu hồi đất từ 4.100m2 lên 4.372.841m2; Quyết định số 8242/QĐ-UBND ngày 20-9-2011 về việc thu hồi đất (do Công ty Quản lý và Khai thác đất quản lý), giao cho chủ đầu tư sử dụng để xây dựng Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân với diện tích 4.372.841m2.
Trên cơ sở quyết định thu hồi đất của UBND thành phố, UBND quận Cẩm Lệ đã ban hành các quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất nằm trong ranh giới của dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân căn cứ khoản 2, Điều 44 Luật Đất đai năm 2013.
Tuy nhiên, do người dân cố tình không chấp hành các quyết định thu hồi đất nên UBND quận Cẩm Lệ đã ra các quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với một số hộ dân theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến việc khiếu kiện đòi hỏi bố trí tái định cư tại chỗ: Căn cứ vào quy định tại Điều 43 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 5111/QĐ-UBND ngày 27-6-2008 phê duyệt phương án tái định cư tại chỗ cho các hộ thuộc diện thu hồi đất được bố trí tái định cư tại khu E và F, Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ  với hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện cho người dân sử dụng tốt hơn.
Những cơ sở pháp lý nêu trên cho thấy, việc khiếu kiện kéo dài, vượt cấp của các hộ dân ở khu vực Cồn Dầu hiện nay là hoàn toàn không có cơ sở.
          Bất chấp những nỗ lực của chính quyền Thành phố Đà Nẵng trong việc tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại và giải thích pháp luật cho người dân, một số công dân giáo xứ Cồn Dầu, huyện Cẩm Lệ vẫn cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kéo dài kiện tụng và có những hành vi gây mất trật tự, mỹ quan ở khu vực vườn hoa Mai Xuân Thưởng.
Khoản 1, 2 và 4 của Điều 5 của Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ  quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng.
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện hoặc lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.
4. Gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ.
          Vậy hành vi vi phạm pháp luật của số công dân Cẩm Lệ liệu có chỉ đơn thuần vì các nội dung khiếu kiện hay còn có động cơ nào khác? Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo.

LẠI NÓI VỀ SINH VIÊN NGUYỄN VĂN TRÁNG CỦA ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LâmTrực@

Tuổi trẻ đầy lợi thế mà không lo học cái tốt cái hay để cống hiến cho đời thì sau sẽ trở thành giống gì?

Chuyện Nguyễn Văn Tráng ảo tưởng bán mình cho quỷ dữ khi còn là sinh viên trường Đại học Hồng Đức hẳn các bạn đã rõ và chuyện đuổi học hay nặng hơn nữa là truy tố trước pháp luật theo điều 88, điều 122 hoặc điều 258 Bộ luật Hình sự chỉ là chuyện một sớm một chiều. 

Tuy nhiên, mọi chuyện còn đang phía trước, tùy thuộc vào nhận thức, sự thành tâm và hành động của Tráng. Người xưa nói, quay đầu là bờ. Biết sửa sai, tích thiện ắt sẽ nên người. Còn nếu sĩ diện, anh hùng rơm và húng chó lên cùng đám zân chủ thì hậu quả là nhãn tiền.

Đừng hoang tưởng hay sĩ diện hão, hãy chứng tỏ cái đầu lâu trên cổ là có não. Theo đuôi kèn sáo cho đám vong bản để chống lại đất nước đã sinh ra, dưỡng dục mình là hành động ngu xuẩn, té re về tư tưởng và tâm hồn.

Cần nhắc lại, về quyền lợi, không ai cấm Nguyễn Văn Tráng và những con lừa bại não nâng bi, kèn sáo bất cứ ai hay thể chế chính trị nào, nhưng sự tôn trọng ấy không có nghĩa lũ cẩu nô được vấy bẩn khắp nơi. Tráng có thể phát biểu nhưng phải trong khuôn khổ luật pháp. 

Không hiểu được những gì mình làm là vi phạm Bộ Luật Hình sự thì chắc chắn là loại nuôi chỉ để lấy phân bón ruộng. 

Dưới đây là những điều mà không cần động não người ta cũng có thể hiểu được:

Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này quy định rõ: hành vi tuyên truyền chống Nhà nước bao gồm: (1) tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; (2) tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; (3) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (hành vi nêu trên có thể thực hiện công khai hay bí mật). Đối chiếu với quy định này, Nguyễn Văn Tráng chắc chắn bị truy tố trước pháp luật.

Điều 258: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đối chiếu với quy định của điều luật này, Nguyễn Văn Tráng đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để viết bài để đả kích cơ quan Nhà nước, tung tin không có thật gây hoang mang trong nhân dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của các tổ chức và công dân.

Nói thêm, hành vi của Nguyễn Văn Tráng cũng có thể vi phạm điều 122 là tội vu khống. Ở tội vu khống, người phạm tội nhận thức được tin mà mình loan truyền là bịa đặt, không có thật và nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của đối tượng cụ thể. 

Đến giờ này, được biết Nguyễn Văn Tráng đã tự gỡ bỏ một vài bài, tuy nhiên máy tính của tôi vẫn còn lưu được ảnh chụp từ màn hình. 

Những hình ảnh bên dưới được chụp từ màn hình, ghi lại những Stt của Nguyễn Văn Tráng. Đây là những bài viết của Tráng đã vi phạm vào điều 88, điều 122 và điều 258 Bộ luật Hình sự. Hầu hết các bài này đều có nội dung tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền (ngành công an và ngành báo chí); phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân (vụ bắn người ở Yên Bái); vu cáo đảng và nhà nước "bán nước quá rẻ".v.v...

Bạn đọc chú ý vào vùng khoanh đỏ, vì nó là chứng cứ buộc tội Nguyễn Văn Tráng:






Ngoài các hành vi do chính anh ta thực hiện, thì Nguyễn Văn Tráng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các bài viết do người khác đăng tải trên chính trang Facebook do anh ta quản lý.

Người tử tế khi được góp ý chân tình thì không nên tỏ ra khó chịu như phụ nữ bị rong kinh hành, và cũng đừng gầm rú tru tréo như lợn bị chọc tiết, cũng vô ích khi kêu gọi sự thương cảm của lũ đầu trâu mặt ngựa chuyên chống phá chính quyền. Cách tốt nhất là hãy bình tĩnh suy ngẫm và sửa mình trước khi quá muộn.

Phóng viên hay kích động viên

Từ FB Hoàng Trường Giang



Mình vừa từ Gia Lai trở về. Nghe câu chuyện cậu bé ở Ia Der, Ia Grai tự tử do chính những người Gia Lai vừa ở đó nói, có những điều không như báo chí viết. Những ngày qua đọc tin trên báo, trên FB, mình thấy rờn rợn trước tâm lý chửi bới hội đồng của một bộ phận công chúng. Xã Ia Der cũng là nơi mình đã xuống đề nghị giúp đỡ sửa sang trạm xá cách đây mấy tháng…

Đọc báo, thấy phóng viên tả chuyện cậu bé tự tử như một “show truyền hình trực tiếp” với hình ảnh và những diễn biến nội tâm đầy uẩn ức. Cứ như phóng viên chứng kiến toàn bộ sự việc. Bộ quần áo bao nhiêu tiền, vì sao chưa mua, cậu bé tủi hờn thế nào? Phóng viên miêu tả chân thực, chi tiết lắm. Thực tế thì sao? Chẳng ai chứng kiến chuyện đó cả, những kết luận của phóng viên chủ yếu là do nghe người này người kia kể lại. Vậy mà cứ như một bộ phim tài liệu sống động.

Rồi phóng viên mở màn cho cuộc lên đồng tập thể của dư luận khi quy chụp trách nhiệm để cậu bé nghèo tự tử cho ông Giời ? Mình không hiểu ông Giời mà báo chí nhắc đến là Jesu, Thích Ca, A La, Mohamed, Bà La Môn… hay một bậc thượng đế, thành thần nào? Nhưng nếu có các vị ấy thật thì sao vẫn còn hàng tỷ người đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, chết chóc trên khắp thế giới ?

Còn nếu ông Giời của phóng viên muốn ám chỉ là chính quyền, là chế độ thì mình thấy dường như đang có sự bẻ lái “hơi quá”. Phóng viên lôi ra các vụ tham nhũng nghìn tỷ, thất thoát trăm tỷ, tiệc tùng xa hoa lãng phí của quan chức để đổ lỗi cho bộ máy chính quyền… là nguyên nhân khiến cậu bé tự tử?

Phải thừa nhận, tệ nạn tham ô, tham nhũng, xa hoa lãng phí đã, đang làm tiêu tốn một nguồn lực đáng kể quốc gia, cũng tước đi cơ hội tiếp cận các dịch vụ công của rất nhiều người. Nhưng quy chụp, đổ lỗi bất cứ việc gì cũng do hệ thống thì có chủ quan, có duy ý chí không? Nếu đổ lỗi như vậy, nhà báo có lỗi không? tất cả những người khác trong xã hội vô can chứ ?

Có quốc gia nào trên thế giới này không có phân chia giàu nghèo? Mỹ số 1 thế giới có không ? Zimbabwe chót bảng toàn cầu có không? Có chế độ nào không có tích cực, tiêu cực? Có dân tộc nào, tôn giáo nào không có người tự tử ? Một đứa trẻ con nhà giàu, được cha mẹ hết mực quan tâm, chăm sóc nhưng có khi chỉ vì bị điểm 9 hoặc một cảm xúc giận hờn vu vơ cũng có thể tự tử? Một chính khách, một ca sĩ, diễn viên, một doanh nhân, một giáo sư hay một học trò… khi gặp những chuyện u buồn, bế tắc, thất tình… đều có thể tự tử?

Ngay tại Việt Nam, cũng có hàng triệu người với mức sống trung bình, dưới trung bình. Vậy họ có tự tử không? Người nghèo người khổ ở đâu chẳng có? Mình sinh ra, lớn lên ở vùng cao và đi nhiều nơi sâu xa, biên giới hải đảo, gặp gỡ, chứng kiến không ít số phận, gia đình, hay có khi cả cộng đồng có cuộc sống nhọc nhằn, chầy chật. Mình đã gặp những đứa trẻ khó khăn hơn cậu bé kia nhiều, quần áo còn không có mà mặc, đến trường chỉ là trong giấc mơ, thế nhưng chúng có tự tử không? Tồn tại là bản năng mạnh mẽ nhất của bất cứ loài sinh vật nào. Nếu cứ đổ cho nghèo là do Nhà nước, tự tử vì thiếu quần áo mới thì chắc trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chết vãn cả rồi.

Đúng. Cậu bé tự tử có hoàn cảnh đáng thương. Hành động của cậu ấy có phần do tự ti, tủi hờn vì gia cảnh khó khăn nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn việc chọn cái chết vì đói rách được. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Hành động đó theo mình nghĩ phần nhiều do tâm lý nông nổi, dễ bức xúc, thiếu bình tĩnh của trẻ con đang lớn chứ không phải tất cả vì một bộ quần áo. Mình cũng đã trải qua tuổi thơ, cũng không dưới đôi ba lần bị bố mẹ mắng mà uất ức và nghĩ đến việc tự tử cho… bõ tức. Nhưng rồi mọi việc qua đi, chúng ta đều lớn lên và nhận thức được những suy nghĩ đó. Hẳn ai trong đời chẳng có.

Quan điểm cá nhân mình không ủng hộ việc phóng viên báo chí cổ vũ cho các cuộc “thi viết tâm thư” của học sinh thi trượt đại học hoặc “đánh đồng”, quy chụp mọi nghèo đói, cực khổ của người dân là do chính quyền. Việc báo chí và dư luận FB đẩy câu chuyện cậu bé nghèo tự tử lên mâu thuẫn đỉnh điểm bằng cách đổ lỗi cho “quan chức” thì có ích gì ? Có giúp những gia đình nghèo biết hăng say sản xuất, quan tâm chăm lo con cái mình hơn? Có giúp những đứa trẻ nghèo biết nỗ lực học hành, vượt qua những mặc cảm tự ti về bộ quần áo mới, chiếc cặp sách hay đôi dép đến trường bằng bạn bằng bè ? Hay những nhận định, phán xét chủ quan đó chỉ góp phần đẩy sự chia rẽ trong xã hội lên tột cùng. Đồng thời với việc đổ lỗi hết cho quan chức, người giàu có thì cũng khiến cho người nghèo càng trở nên chìm lún dưới hố sâu hơn nữa ?

Mình thích triết lý của nhà Phật, đừng tự cường điệu những sai lầm, đừng dung dưỡng những tiêu cực nội tâm để chúng trở thành con quái vật tàn phá mỗi người. Công chúng, dư luận thì khó bàn nhưng người làm nghề viết, ngoài trái tim nóng, cái đầu lạnh, ngòi bút sạch thì càng cần có một trái tim nhân ái !

SỰ LÁU CÁ CỦA TS NGUYỄN QUANG A! (Phần 1)


Chân dung Nguyễn Quang A (Nguồn: internet). 

Thông tin từ Fbker Pham Doan Trang: "TS. Nguyễn Quang A là một trong 10 ứng viên cho giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền". Đây là một giải thưởng của Chính phủ Hà Lan, do Bộ Ngoại giao Hà Lan đứng ra tổ chức, ra đời từ năm 2008 nhằm vinh danh "những người bảo vệ nhân quyền can đảm đã thúc đẩy và ủng hộ nhân quyền theo nhiều cách mới mẻ, sáng tạo". 

Hiện tại cuộc bỏ phiếu qua mạng để chọn ra chủ nhân của giải thưởng này đã diễn ra và theo lịch sẽ kết thúc vào lúc 23:59 thứ tư, 07/9/2016, giờ Trung Âu (tức là trước 5h sáng ngày 8/9 giờ Hà Nội) trên Website http://www.humanrightstulip.nl. Và để góp phần cho TS Nguyễn Quang A chiến thắng, rất đông "dân chủ gia" đang ra sức vận động cũng như kêu gọi mọi người ủng hộ cho nhà dân chủ này thông qua việc bỏ phiếu trên mạng Internet. Trong đó Phạm Đoan Trang là người tích cực hơn cả. 

Và để kêu gọi mọi người ủng hộ, bỏ phiếu cho TS Nguyễn Quang A, nữ dân chủ này đã kỳ công biên soạn hẳn một mớ tài liệu chỉ rõ những gì mà ông A đã làm được cho phong trào nhân quyền thế giới nói chung và phong trào Nhân quyền Việt Nam nói riêng. Để nhìn rõ hơn và cũng là để đánh giá lại thực chất những điều TS Nguyễn Quang A đã làm được dưới góc nhìn của Phạm Đoan Trang, blogVietnamngayve xin được mạn phép được nói tới lần lượt từng nội dung như sau: 

Ở Entry có tính khai mở này xin được nói tới yếu tố tổng quan và cũng là chi tiết đầu tiên được Phạm Đoan Trang đưa ra để PR (Quảng cáo) cho TS Nguyễn Quang A. Phạm Đoan Trang viết như sau: 
"Các bạn có thể vào đường link trên để bầu cho TS. Nguyễn Quang A, người được mô tả như sau về sự sáng tạo trong hoạt động bảo vệ nhân quyền: "Bằng việc thực thi những thủ tục và luật lệ chính thức của nhà nước, ông Quang A đã cho thấy những giới hạn của quyền tự do chính trị ở Việt Nam".
Là một người theo dõi khá kỹ về hoạt động của TS Nguyễn Quang A và cũng khá hiểu đường hướng hoạt động của cựu Viện trưởng Viện DS dưới thời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt này. Người viết đồng tình với Phạm Đoan Trang, TS A là một người rất đỗi sáng tạo nhưng nhận xét TS Nguyễn Quang A sáng tạo thôi e chưa đủ. 

Đó còn là một kẻ láu cá và rất đỗi khôn ngoan trong chính từng hoạt động của mình để nhà chức trách, thực thi pháp luật không thể sờ gáy được ông dù cùng hành vi nhiều kẻ đã nhập kho! Nguyễn Hữu Vinh (Vinh Ba Sàm), Trương Duy Nhất và trước đó là Nguyễn Văn Hải (Hải Điếu Cày), Tạ Phong Tần là những ví dụ cho thấy sự khác biệt ở cách hành động của vị tiến sỹ này! 

Hay nói cách khác, cũng bằng hành vi và hậu quả đó gây ra cho cùng một chủ thể nhưng TS Nguyễn Quang A lại hành động trên nền tảng của những được Pháp luật cho phép và bảo hộ. Với cách làm như thế nên hễ bị người khác để ý tới, Nguyễn Quang A như một rùa vội vàng thu đầu vào cái mai của mình để chờ đợi sóng gió qua đi. 

Có thể đưa ra một ví dụ để minh họa cho những điều vừa nói ra như sau: Những ai theo dõi FB cá nhân của TS Nguyễn Quang (https://www.facebook.com/a.nguyenquang.16?fref=ts) sẽ dễ thấy rằng, ông thường xuyên đăng tải những bài viết của các tác giả trên Diễn đàn xã hội dân sự với những bài viết sặc mùi chống đối của một kẻ bất đồng chính kiến như Chu Hảo, Nguyễn Gia Minh và rất đông nhân sỹ chống Cộng ở hải ngoại và những nội dung có tính nhạy cảm cao liên quan các vấn đề chính trị, xã hội đang thu hút sự quan tâm của dư luận.... 

Tất nhiên, tất thảy những gì được TS A dẫn về nếu ai đó đọc thiếu chọn lọc, cả tin sẽ thấy xã hội Việt Nam toàn màu tối và đầy rẫy sự tiêu cực. Ngoài ra, TS A cũng là người tiên phong tham gia các hoạt động tuần hành tại địa điểm công cộng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhân các sự kiện như Gạc Ma (1988) hay ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước... Cái khái niệm "Nhân quyền" mà TS này nói đến và cũng chính là thứ hiện ông đang đưa ra để được vinh danh chính là bản thân ông nhân danh quyền tự do thông tin, quyền được lên tiếng theo các công ước do Liên Hợp Quốc khởi thảo và Việt Nam đã tham gia từ lâu. 

Hiểu như thế để thấy rằng, thực chất "việc thực thi những thủ tục và luật lệ chính thức của nhà nước" chính là cách TS Nguyễn Quang A vừa đả phá chế độ nhưng vừa đảm bảo rằng mình vẫn không bị bắt, bị tù đày như những người cùng "lí tưởng" với ông. Tuy nhiên, cũng xin xác nhận rằng, không phải với tất thảy hành động của mình, Nguyễn Quang A đều được yên thân tuyệt đối 100%. Và theo ghi nhận của người viết thì không ít lần ông đã hoặc bị triệu tập hoặc bị dẫn giải về trụ sở cơ quan Công an để làm việc với những cáo buộc kích động gây rối trật tự công cộng hay đưa tin sai sự thật về một sự việc cụ thể nào đó! 

Rất có thể, chính những lần bị triệu tập, dẫn giải về làm việc và được thả sau đó đã trở thành một cái cớ không thể tốt hơn để ông và đám bộ sậu đang vận động ủng hộ cho ông xem đó là cách "ông Quang A đã cho thấy những giới hạn của quyền tự do chính trị ở Việt Nam". Nghĩa là thông qua chính những sự việc liên quan đến bản thân, Nguyễn Quang A đã tố cáo, lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ???? Vậy nhưng, xin thưa rằng, việc cố bám víu vào chi tiết này để ghi điểm cho TS Nguyễn Quang A càng cho thấy một thực tế, tại Việt Nam còn nhiều người xứng đáng hơn Nguyễn Quang A trong việc đề cử và nhận giải thưởng này của Bộ Ngoại Giao Hà Lan. Nguyễn Văn Đài (Hà Nội), Trương Minh Tam (Hà Nam), Đinh Quang Tuyến (TP Hồ Chí Minh) là những cá nhân như thế. 

Chính vì thế, thông qua chi tiết này những ai quan tâm có dịp thấy rõ hơn sự láu cá và cơ hội của Nguyễn Quang A. Và rõ ràng, xét về "công trạng" Nguyễn Quang A không thể bằng vô số người nhưng hễ có "Giải thưởng" hay hoạt động vinh danh nào đó thì ông là kẻ tiên phong. Cái tư thế ăn trên ngồi trốc, hưởng thành quả của người khác khiến sự láu cá của Nguyễn Quang A nhuốm màu đê tiện và cơ hội! 

Còn về giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" do Bộ Ngoại giao Hà Lan tổ chức. Đây không phải là lần đầu tiên và là một đất nước tại Châu Âu tổ chức một giải thưởng mà mục đích chính là tôn vinh những thành phần chống đối tại một số quốc gia họ có tư tưởng thù địch. Thông qua việc tôn vinh những cá nhân điển hình, những giải thưởng kiểu này hướng đến việc nhân rộng, lan truyền những mầm mống phản loạn từ bên trong chính quốc gia đó (Một hình thức tạo dựng lực lượng chống đối để tiến hành cách mạng màu). Chính vì lẽ này nên nếu có may mắn nhận được sự đề cử chủ nhân của Giải thưởng "Hoa Tulip về Nhân quyền" năm 2016 thì chắc chắn nhà chức trách tại Việt Nam sẽ không thể để yên cho Nguyễn Quang A sang Hà Lan nhận Giải thưởng. Đó là một điều đã được báo trước cũng như họ đã thực hiện với trường hợp Nguyễn Đan Quế cách đây mấy năm với một giải thưởng tương tự tại Pháp...

(Còn nữa)

An Chiến

NHÂN SỰ HY SINH CỦA HỌC VIÊN PHI CÔNG PHẠM ĐỨC TRUNG, NGẪM VỀ SỐNG ĐẸP:


Khát vọng sống đẹp

Có một câu chuyện vui thời học viên sĩ quan làm tôi nhớ mãi. Đại đội tôi tổ chức tập một vở kịch ngắn để tham gia hội diễn văn nghệ quần chúng cấp tiểu đoàn. Vở kịch có hai nhân vật chính, “học viên tốt” và “học viên xấu”. Điều lạ là khi phân công đóng vai, tất cả những anh chàng hay vi phạm kỷ luật đều muốn nhận vai “học viên tốt”, không ai muốn đóng vai “học viên xấu”. Thế rồi, một anh vốn học tập, rèn luyện chưa tốt nhưng nhờ có năng khiếu diễn xuất nên được phân vai “học viên tốt”.



Đổi thay đã đến với anh bạn nói trên. Sau lần “nhập vai” đó, anh bạn của tôi học tập, rèn luyện tốt hẳn lên. Đến khi tốt nghiệp, anh trở thành một trong những học viên xuất sắc của khóa. Gần đây gặp lại, tôi hỏi anh bạn, liệu có phải từ vai diễn kia đã làm thay đổi anh, khiến anh quyết tâm rèn luyện mình hay không? Anh cho biết, đúng là việc đóng vai “học viên tốt” có tác động đến anh. Anh cảm thấy được tin tưởng và có thêm động lực phấn đấu. Tất nhiên, điều đó chỉ là một "cú huých" nhẹ, còn việc học tập và rèn luyện nhân cách là một hành trình gian nan, khổ ải, phải luôn vượt lên chính mình mới chiến thắng được những cám dỗ và thói hư tật xấu của bản thân...

Câu chuyện ai cũng muốn đóng vai “người tốt” cho thấy, về mặt nhu cầu, ai cũng muốn được trở thành người tốt, muốn sống đẹp. Nhưng tại sao, trong xã hội xô bồ hôm nay, những “người tốt, việc tốt” cứ bị khuất lấp đâu đó... Nhiều người đã sống qua thời kỳ kháng chiến trước đây, vẫn bày tỏ sự tiếc nuối về một thời cả dân tộc dù nghèo nhưng sống rất đẹp; người với người đối xử với nhau tràn đầy tình nhân ái, nghĩa đồng bào; ai cũng sẵn sàng hy sinh cả tính mạng và của cải vì cộng đồng, dân tộc; ai cũng sống có lý tưởng, hoài bão lớn lao. Phải chăng, cơ chế thị trường đã làm cho lối sống thực dụng, ích kỷ, coi trọng vật chất lên ngôi?

Đến đây, tôi lại nghĩ về vở kịch ngắn thời đi học. Dù chịu tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, nhưng ai cũng muốn trở thành người sống đẹp. Thực tế thì những tấm gương sống đẹp vẫn hiển hiện bên ta mỗi ngày. Ở ngay dãy phố tôi ở, có bà cụ hằng ngày đều đun nước chè xanh cho trẻ đánh giày uống miễn phí; có cụ hưu trí lặng thầm mỗi sáng đi nhặt rác ở công viên; có anh bạn đồng nghiệp phải đi thuê nhà vẫn ra sức quyên góp tiền giúp đỡ bệnh nhân nghèo... Lớn hơn nữa thì ở nơi biên cương, hải đảo, hàng vạn người lính gác lại bao nỗi niềm hậu phương để ngày ngày chắc tay súng giữ gìn phên giậu Tổ quốc; hay như vận động viên Hoàng Xuân Vinh, nén lại cả những hơi thở, chịu đựng muôn vàn áp lực và cơ cực nhằm khổ luyện thành tài, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Sống đẹp luôn là khát vọng tự thân, người sống đẹp không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà luôn biết đấu tranh với bản thân, với thử thách từ bên ngoài để giữ gìn lẽ sống của mình.

Có lẽ vì thế, dù trong bất kỳ điều kiện và hoàn cảnh nào, những tấm gương sống đẹp vẫn nối tiếp nhau tạo nên dòng chảy chủ lưu trong lịch sử của dân tộc ta!

Minh Anh 

GIÁO PHẬN VINH: ĐỂ VĂN THƯ 26/8/2016 KHÔNG TÁI DIỄN LẠI VĂN THƯ 27/7/2016


Dưới đây là Văn thư thông báo thứ hai mà Ban Công lý & Hòa bình Gp. Vinh chính thức gửi đến Quý cha, quý tu sỹ, quý ông bà và anh chị em trong Giáo phận Vinh sau sự cố ô nhiễm môi trường biến tại một số tỉnh miền Trung vừa qua chỉ trong thời gian gần 1 tháng: 
Trước đó, ngày 27/07/2016, Ban Công lý & Hòa Bình giáo phận Vinh cũng đã ra Thông báo về việc tổ chức "Ngày môi trường" trong toàn Giáo phận (Xem thêm:Tại đây). Ngoài ra, cũng trong ngày này, Ban trực thuộc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh này cũng đã có Đơn kiến nghị gửi tới Chủ tịch nước, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. 

Điểm chung giữa bản thông báo ngày 27/07/2016 với bản Thông báo ngày 26/8/2016 được nói ở trên là đều có sự xác nhận của Giám mục chủ chăn Giáo phận Phaolo Nguyễn Thái Hợp. 

Về mặt nội dung, Văn thư thông báo ngày 26/8/2016 tiếp tục nhắc lại và yêu cầu thực hiện các nội dung trong Văn thư thông báo ngày 27/7/2016: "Theo định hướng của ĐTC trong thông điệp Laudato si', chúng ta tiếp tục thực hiện những gì ngày môi trường Giáo phận đã khởi xướng để chăm sóc và bảo vệ môi trường của chúng ta và của các thế hệ tương lai"


Ở đây, người viết không có ý quy kết hay lên án gì nội dung được chỉ ra trong văn thư thông báo mới đây nhất của Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh. Chỉ xin được lưu ý rằng, mặc dù trong Thông báo ngày 27/7/2016 về tổ chức ngày môi trường toàn Giáo phận không đề cập bất cứ nội dung nào liên quan hoạt động xuống đường, tuần hành gây phức tạp về an ninh trật tự mà chỉ khuyến cáo các chức sắc, giáo dân thực hiện các hành động hữu ích để bảo vệ môi trường như dọn dẹp, phát quang, khơi thông nơi ở trong khu vực giáo xứ... Tuy nhiên, cái điều mà tin chắc rằng cả chính quyền, giáo hội lo sợ đã xảy đến. Dưới đây là một số hình ảnh cho thấy rõ hơn sự biến tướng trong thực hiện Văn thư thông báo của Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh trước đó:  












Và theo ghi nhận của người viết thì tại một số giáo xứ thuộc giáo phận Vinh như giáo xứ Đông Yên (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh), giáo xứ Quý Hòa (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Bình) đã tuần hành, kéo xuống Quốc lộ 1A và các đường tình lộ trên địa bàn gây ách tắc giao thông... trong ngày 07/08/2016 (Ngày này được Ban Công lý & Hòa bình Giáo phận Vinh lấy làm ngày Môi trường toàn Giáo phận). 

Chưa hết, sau tất cả những gì đã xảy ra, cùng với việc đặt ra sự nghi ngại có hay không sự chỉ đạo ngấm ngầm từ một số chức sắc trong thuộc Tòa Giám mục giáo phận, kể cả đấng chủ chăn cao nhất Giáo phận thì một số người đã đặt thêm nghi vấn: Có hay không việc suy giảm đức tin, đức vâng lời trong một bộ phận chức sắc, giáo dân Giáo phận Vinh. Bằng chứng được chỉ ra chính là việc họ không thực hiện đúng các nội dung được khuyến cáo trong Văn thư. 

Đó là chưa nói tới việc, qua tìm hiểu được biết trước các ngày 7-8-2016 và ngày 15/8/2016 (lễ quan thầy Giáo phận Vinh), Ủy ban nhân dân 03 địa phương nơi Giáo phận Vinh đóng chân là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đều có văn thư gửi Tòa Giám mục yêu cầu Tòa Giám mục giáo phận và Giám mục Giáo phận có ý kiến chỉ đạo không để các chức sắc tại các xứ, họ đạo tổ chức cho giáo dân xuống đường tuần hành gây phức tạp về ANTT. Và với một mối quan hệ tương đối giữa chính quyền và giáo hội thì tin chắc rằng, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã thực hiện cái động tác giới chức 03 địa phương đã đề nghị. Vấn đề suy giảm đức tin, đức vâng lời được đặt ra chính là vì lẽ như thế! 

Vậy nên, để không tái diễn những tình cảnh tương tự và cũng là cách Giáo hội Công giáo địa phận Vinh tiếp tục gia ố lòng tin, sự hiểu biết với chính quyền thì Tòa Giám mục Giáo phận Vinh nên: Hoặc đính chính nội dung được nói đến trong văn thư Thông báo của Ban Công lý & Hòa bình hoặc tiếp tục có văn thư yêu cầu các chức sắc, giáo dân trong toàn địa phận không tổ chức tuần hành, gây phức tạp trong thời gian tới. Đồng thời, có chế tài xử lý đối với những chức sắc, giáo dân vi phạm. Người viết tin chắc rằng, với cách làm như thế, Giáo phận Vinh sẽ lấy lại được hình ảnh của mình và nếu chăng có sự suy giảm về mặt đức tin thì đấy là cách để Giáo phận Vinh có thể cứu vãn tình hình! 

An Chiến