2016/07/31

NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG BỨC ẢNH TỪ THIỆN Ở HÀ TĨNH NỢ ÁN TÙ 13 NĂM

Giả mạo hồ sơ, lừa đảo ngân hàng 38,5 tỷ đồng

Mua lại Công ty Viễn Đông với giá 75 tỷ đồng dù không có một đồng trong tay, Tình và Hằng lên kế hoạch vay ngân hàng bằng các hóa đơn khống của 8 công ty ma rồi chiếm đoạt.

Sau 2 ngày xét xử, chiều 22/5, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Đào Hữu Tình (SN 1978, trú ở phố Nguyễn Văn Cừ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Với vai trò đồng phạm, Nguyễn Thị Thúy Hằng (SN 1977, trú ở số 36, đường Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng phải lĩnh 13 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chếm đoạt tài sản”.

“Siêu lừa” Đào Hữu Tình (bên phải) cùng các bị cáo liên quan tại phiên tòa

Liên quan đến số tiền hàng chục tỷ đồng mà cặp đôi này chiếm đoạt, Lê Tuấn Phương (SN 1979), Trần Thị Thu Hằng (SN 1982), nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) lần lượt phải nhận 36 tháng tù và 30 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng được hưởng án treo, theo Điều 285-BLHS.

Ngoài ra cũng với tội danh trên, Nguyễn Văn Hợi (SN 1948) - nguyên Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT tỉnh Hà Nam cũng phải nhận 24 tháng tù nhưng được hưởng án treo.

Trước đó, hồi tháng 6/2012, Đào Hữu Tình cùng những bị cáo liên quan đã bị TAND TP Hà Nội kết tội về các tội danh nêu trên. Tuy nhiên, do bản án sơ thẩm này sau đó bị TAND Tối cao tại Hà Nội tuyên hủy nên vụ án được đưa ra xét xử lại. 

Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa cho thấy, Đào Hữu Tình vốn sở hữu 2 doanh nghiệp tư nhân và có quan hệ thân quen với ông Hà Văn Nga - Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Công ty TNHH Viễn Đông (gọi tắt là Công ty Viễn Đông), trụ sở tại xã Hoằng Đông, Duy Tiên, Hà Nam.

Cuối năm 2006, biết ông Nga bệnh nặng và rao bán Công ty Viễn Đông, Tình ngỏ ý mua lại với giá 75 tỷ đồng dù trong tay không hề có đồng nào. Tình đề nghị ông Nga ký quyết định bổ nhiệm đối tượng làm tổng giám đốc doanh nghiệp, sau đó bàn với Nguyễn Thị Thúy Hằng làm thủ tục vay Seabank 100 tỷ đồng. 

Sau khi kiểm tra hồ sơ vay vốn, ngày 20/6/2007, Seabank quyết định cho Đào Hữu Tình vay số tiền nêu trên, trong thời hạn 72 tháng. Thực hiện mưu đồ lừa đảo ngân hàng, Tình tiếp tục đề nghị ông Nga bổ nhiệm em gái Hằng làm kế toán trưởng Công ty Viễn Đông. Ngoài ra để vay và được giải ngân, Tình còn bảo Chủ tịch HĐTV Công ty Viễn Đông ủy quyền cho giao dịch với ngân hàng.

Hoàn tất hồ sơ vay vốn, đối tượng chỉ đạo Hằng thu gom 92 hóa đơn GTGT khống của 8 công ty “ma” tại Hải Phòng và kèm theo đó là 13 bộ hợp đồng thể hiện việc Công ty Viễn Đông đang thi công, xây dựng hàng loạt hạng mục ở một số dự án trong hồ sơ vay vốn.

Và ngay sau khi cán bộ ngân hàng, trong đó có Lê Tuấn Phương và Trần Thị Thu Hằng thẩm định, Seabank đã nhanh chóng giải ngân cho Tình 38,5 tỷ đồng, thông qua 8 công ty “ma” do Hằng cung cấp. Chiếm đoạt được số tiền ấy, cặp đôi lừa đảo Tình - Hằng lập tức “biến” khỏi danh sách HĐTV của Công ty Viễn Đông. 

Quá trình xét xử, Đào Hữu Tình không thành khẩn nhận tội, trong khi các bị cáo liên quan cũng chỉ khai nhận có mức độ. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả điều tra cùng lời khai của các bên liên quan có trong hồ sơ vụ án, HĐXX sơ thẩm khẳng định có cơ sở để quy kết các bị cáo đã phạm vào các tội danh bị đưa ra xét xử. Từ đó, Tòa án Hà Nội đã lần lượt tuyên phạt Đào Hữu Tình cùng các bị cáo liên quan các mức án nêu trên./.

Nguồn VOV

"BỒ TÁT ÁO ĐEN" TRONG BỨC ẢNH TỪ THIỆN GÂY BÃO CHÍNH LÀ THÁNH LỪA ĐẢO MỚI BỊ TUYÊN ÁN 13 NĂM TÙ

Trong bức ảnh gây sợ về vụ từ thiện ầm ỹ hôm nay, có 3 người phụ nữ. Một đã chết vì căn bệnh ung thư. Một cười tươi vui và bị ném đá. Còn cô áo đen, cô là ai?

Sau khi stt của tôi lên, diễn viên Quỳnh Hoa inbox cho tôi thông tin về sự thật "Bồ Tát áo đen" này. Cô ta là Nguyễn Thị Thuý Hằng, người đang chuẩn bị vào tù sau khi phiên toà phúc thẩm vừa tuyên án 13 năm cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Quỳnh Hoa cũng là nạn nhân, bị Hằng lừa 700 triệu. Khi đến đòi nợ, còn bị tố là "đòi nợ kiểu xã hội đen". Và gieo gì gặt nấy, lưới trời lồng lộng, nữ thánh lừa đảo đã sa lưới với số tiền không hề khiêm tốn ở ngân hàng Sea bank, 38,5 tỷ đồng.

Sở dĩ Hằng chưa lãnh án bởi vì chuẩn bị lãnh án thì...mang thai. Và trong thời gian chờ đợi bóc lịch thì đã kịp đi ...từ thiện đấy bà con ạ.

Một người đàn bà lừa đảo hàng chục tỷ đang dùng chiêu hoãn án, giờ đột nhiên thành "Bồ Tát" đi kêu gọi từ thiện, có cái gì đó khôi hài và mỉa mai lắm.

Và đồng tiền được kêu gọi từ những con người này, liệu có còn nguyên vẹn?

Và sự xuất hiện của cô trên tấm ảnh gây bão, cũng là một hình thức PR để tiếp tục cho những hành động khác, với danh nghĩa "Bồ Tát"?

Mọi người xem những bức ảnh dưới. Đến cả em dâu mình mà Hằng cũng không tha, để đến nỗi em chồng và em dâu không có tiền nuôi con. Không lẽ lừa đảo để lấy tiền đi làm...từ thiện!

Người tội nghiệp nhất bây giờ chính là người phụ nữ hôn mê trong bức ảnh, và giờ đã là người quá cố.

Một thân phận đau đớn, là miếng mồi béo bở cho bao kẻ vô lương tâm.




2016/07/30

NUÔI ONG TAY ÁO


TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội - Một cán bộ ăn lương nhà nước nhưng chống Mác và CNXH điên cuồng. 

Không khó để tìm thấy những bài nhan nhản như thế này trên trang của hắn.

Mỗi năm có hàng chục đến hàng trăm tỉ cho các dự án nghiên cứu của VEPR. Tiền từ vốn NSNN, các tổ chức phi chính phủ đổ vào đây để VEPR nghiên cứu về “cải cách thể chế, thị trường tự do…”. TS Thành cũng là người chủ trì biên soạn các Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam.

Toàn bộ nhân viên chỉ có 20 người trong đó có 10 NCV chính. Năm vừa qua, các dự án nghiên cứu, viết sách, viết các báo cáo cho chính phủ VN vào cơ quan này là 80 tỉ. Mỗi năm nó tổ chức 4 khóa học về thị trường tự do kết hợp với nghỉ dưỡng cho sinh viên và nghiên cứu viên trẻ, các thầy cô trẻ ở các trường đại học.

Thầy bà thế này bảo sao nó không đào tạo ra những "trí thức cấp tiến" chống phá Nhà nước.

Thế này thì khác gì nuôi ong tay áo?

ĐIỀU KỲ DIỆU SAU CUỘC TẤN CÔNG - LỜI NHẮC NHỞ CHO KẺ NÀO LĂM LE TẤN CÔNG DÂN TỘC NÀY


Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có.

Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc.

Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công.

Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không.

Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.

Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: "Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu".

Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.

Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.

Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về.

Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy "người Việt xấu xí". Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.

Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.

Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.

Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại.

Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này.

BIỂU TÌNH LÀ YÊU NƯỚC HAY LÀ BÁN NƯỚC?



Sau khi tuyên bố phán quyết của Tòa án quốc tế PCA về vụ kiện “đường lưỡi bò” của Philippin với Trung Quốc đã dậy lên làn sóng dư luận trên toàn thế giới. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đưa ra quan điểm đồng tình, ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đồng thời mở ra hướng đi mới trong xử sự giữa các bên tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong bản phán quyết có một số điều liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia của Việt Nam về quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, vì vậy đây chính là bài toán khó đối với Chính phủ Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền quần đảo quan trọng này. 


Trong tình thế căng thẳng và đặc biệt quan trọng của đất nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức lo ngại trước những biến động về tình hình Biển Đông, đặc biệt đứng trước thái độ ngoan cố, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Hơn lúc nào hết, dân tộc ta cần phải đoàn kết, phải cùng nhau phát triển cả nội lực và ngoại lực, tạo thế đứng vững chắc để đối phó với những âm mưu nguy hiểm của kẻ thù.


Thế nhưng, đi trái với quan điểm yêu nước đúng đắn ấy, có một bộ phận tự xưng là “người bảo vệ công lý”, “nhà yêu nước lỗi lạc”… đăng tải hàng loạt các thông báo kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc, phản đối Chính phủ Việt Nam và ủng hộ điều khoản xác nhập Trường Sa cho Philippin trong phán quyết PCA. Liệu thử hỏi đó là hành động yêu nước hay bán nước?

Để rồi ngay sau thông báo ấy, chủ nhật ngày 17/7/2016 vừa qua, một cuộc biểu tình của những nhà “bán nước” được tổ chức “rực rỡ” tại hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội. Vẫn là những gương mặt thân quen, vẫn là những băng rôn, áp phích đủ màu, vẫn là những chiếc máy ảnh, máy quay luôn trực chờ để “diễn” bất cứ lúc nào, đoàn người lưa thưa hò hét những điều nhố nhăng chẳng thế gây nổi sự chú ý của mọi người. Và chỉ trong ít phút, đoàn người do nhà dận chủ xừng xỏ cầm đầu nhanh chóng bị giải tán, những “tư tưởng lỗi lạc” của chúng cũng bị rơi vương vãi mà chẳng ai bận tâm. Sự thật là vậy, nhưng chỉ sau một tích tắc, những trang lề trái của địch đã ngập tràn màu đỏ ăn mừng cuộc biểu tình diễn ra thành công, những câu chuyện nói xấu công an, nói xấu chính phủ cũng giăng đầy mặt báo, đó là chưa kể đến mấy clip ăn vạ của làng Chí Phèo câu view do các diễn viên chuyên nghiệp có tiếng trong làng dận chủ. 

Qua đây các bạn mới thấy, sự thật với người làm “dân chủ” không quan trọng, quan trọng là chế biến tình tiết sao cho kịch tính, thu hút được nhiều lượt xem, nhận được sự đồng cảm của mọi người mới là quan trọng. Bởi lẽ, diễn càng sâu, càng lừa được nhiều người thì khoản tiền rót về tài khoản của họ càng được nhân lên. Thế nên với những con người ấy, bán nước lấy tiền hưởng lạc là điều dễ hiểu, bởi lẽ nhân cách và lòng yêu nước của họ từ lâu đã bị lòng tham nuốt mất.

Lòng yêu nước và cách thể hiện nó sao cho đúng là điều rất quan trọng, vậy nên các độc giả - những công dân Việt Nam hãy thật cảnh giác trước thông tin đa chiều từ dư luận, đừng để kẻ xấu lợi dụng bạn trở thành công cụ kiểm tiền cho họ, rồi vô tình biến mình trở thành kẻ bán nước các bạn nhé!

Hoa Nắng

NGÔ XUÂN PHÚC: CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO KẺ PHẢN BỘI TỔ QUỐC



Những ngày đầu tháng 7 vừa qua, cái tên Ngô Xuân Phúc đã khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực khi y đã hoàn tất thủ tục xin tị nạn ở Thái Lan dưới sự giúp đỡ của Việt Tân. Có thể nói, bớt được một kẻ tâm thần hoang tưởng như Ngô Xuân Phúc không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của đất nước, ngược lại, Việt Nam còn cảm thấy vui mừng khi tống khứ được một thứ rác rưởi. 

Thế nhưng, Ngô Xuân Phúc còn chưa kịp vui mừng bởi đã đạt được nguyện vọng: được đàng hoàng sống tị nạn tại Thái Lan, được UNHCR thu nhận với vỏ bọc “người bất đồng chính kiến”, “người đấu tranh cho tự do dân chủ”… thì đã phải nhận trái đắng. 


Theo dõi Fb Ngô Xuân Phúc có thể thấy sự háo hức của hắn trước khi sang Thái Lan như thế nào. Khi quê hương đã lật tẩy bản chất của hắn, khiến hắn bẽ mặt thì tất nhiên, hắn chỉ muốn trốn đến một vùng đất mới và ảo tưởng về tương lai tươi sáng. Và cứ thế, hắn hồn nhiên hạ thấp quê hương đồng thời hết lời ngợi ca vùng đất lạ. Hắn thấy nền giáo dục của Thái tuyệt quá bởi: “học sinh các bậc học từ mẫu giáo đến hết lớp 9, đều không phải đóng học phí”. Trong khi đó, Việt Nam có cả Nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể. Nhưng hẳn là Ngô Xuân Phúc lo tranh cãi quyền tác giả bài thơ “Tổ quốc gọi tên mình” nên không hiểu gì về giáo dục của Việt Nam cả. 

Mấy bữa đầu qua Thái, Ngô Xuân Phúc không ngừng ngợi ca đất nước, phong cảnh, con người nơi đây. Vậy mà chưa được dăm bữa, nửa tháng, Ngô Xuân Phúc lại tự vả vào miệng mình khi đăng sst “Trò đùa vô văn hóa của người Thái”, “Sống tị nạn trên đất Thái như thế nào là tốt, khuyến cáo nào cho người tị nạn?”… Tưởng tị nạn nó thế nào, tưởng sang Thái nó phải hoành tráng lắm, thì ra số phận của Ngô Xuân Phúc cũng chẳng khác gì đàn anh chị như Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ… đang sống lay lắt bên Mỹ. Ngô Xuân Phúc từ chối cuộc sống tốt đẹp, từ chối công việc cao cả để trốn chạy đến nơi xa lạ, để rồi “bị một số người thái đem làm trò đùa mỗi khi hỏi đường, xe buýt”, bị ép giá khi đi taxi…

Có lẽ Ngô Xuân Phúc vẫn đang cảm thấy sốc khi cái phận của mình không khác gì “một phút huy hoàng rồi chợt tắt”. Vừa mới được Việt Tân quan tâm, nâng đỡ là thế, giờ đã bị “nó chú ý quá”, “chơi mấy trò bẩn” . Sau khi viết xong những dòng stt: 

“Bữa trước like cái stt tẩy chay big c ở hà nội, sau đó là big c ở hải phòng bị trung quốc thôn tính nhưng mượn danh người thái, lấy người thái đứng tên nên cũng bị tẩy chay. rồi tôi về đi mua cái ấm điện nấu nước, lúc về mở ra nấu, ấm inox mới nguyên mà dưới đáy lại có cặn, chùi mãi không hết, đánh ra đen xì, lại còn cái bao ni long bị bóc vỏ trước khi mình mở ra để thử điện ở ngay quầy thu ngân, mình đi mua ấm nhưng lượn lờ mãi và chỉ quay lại lấy ấm sau, cũng thấy chúng muốn chơi trò xếp hình nhưng tôi chỉ là thằng tị nạn chính trị thôi…” 

Ngô Xuân Phúc đã phải thốt lên trong bơ vơ, đơn độc rằng: “Của khỉ, người Thái không đẹp như chúng ta vẫn biết trên truyền thông và quảng cáo…” 

Thì ra, mục đích của stt “Sống tị nạn trên đất Thái như thế nào là tốt, khuyến cáo nào cho người tị nạn?” không phải là chia sẻ kinh nghiệm cho những người tị nạn mà giống lời cầu xin sự giúp đỡ thì đúng hơn. Nơi đất khách quê người, nơi bị phân biệt đối xử, có lẽ Ngô Xuân Phúc đang tiếc nuối, hoài niệm về những ngày hạnh phúc ở quê nhà. Phải chăng, đây chính là cái giá cho những kẻ “ăn cháo đá bát”, phản bội Tổ quốc, quê hương?

Bạch Dương

SỰ THẤT BẠI CỦA TẠO HÓA

Cuteo@

Hoa hậu Trung Quốc mới đăng quang Miss Michigan này các bác.

Theo QQ đưa tin, cô gái 23 tuổi gốc Bắc Kinh tên Arianna Quan đã vượt qua những nhan sắc khác để giành chiến thắng tại cuộc thi Miss Michigan 2016. Cô sẽ đại diện cho bang Michigan tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ 2016.

Ôi cái đệch, đó là sự thất bại của tạo hóa.












CHÚC ANH VÕ KIM CỰ NGỦ NGON VÀ MƠ ĐẸP

Ong Bắp Cày

Đêm nay anh Cự có thể ngủ ngon.

Ròng rã mấy tháng bị kền kền săn đuổi chắc anh mệt lắm. Chắc chúng muốn banh xác anh ra chỉ vì anh thương bà con Hà Tĩnh quê mình. Chúng đổ diệt cho anh cái tội ký cho Formosa 70 năm, chúng đánh lận chuyện ký cho Formosa 70 năm với chuyện Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường. Thực tế, đéo ai cũng biết chúng định nhằm vào ai và anh chỉ là cái cớ, chúng buộc anh phải nói ra cái điều mà ai cũng biết. 

Mạt hạng hơn, chúng còn lôi cả cái "biệt thự" 120 m2 của anh ở Hà Tĩnh ra để bơi móc, phóng đại; chúng rúc vào thang máy, giấu máy ảnh dưới thắt lưng và chụp trộm anh để bôi bác. Nghĩ mà thấy tởm.

Nhưng anh đã không làm cho chúng được thỏa mãn, bởi một mình anh đéo thể ký cho Formosa 70 năm lận, nó là trách nhiệm của cấp cao hơn, của chính Hà Tĩnh và của các bộ ngành.

Thật may cho anh, Tổng thư ký Quốc hội đã chính thức phát biểu: Formosa đủ điều kiện cấp phép 70 năm. Kết luận này làm cho đám kền kền và chủ của chúng buồn rũ như dọc mùng nhúng nước sôi, nhưng đéo thể làm gì được. Thánh thật.

Thế là anh được giải oan, nhưng nhắc anh là chúng còn cay mũi lắm đấy, chúng chưa buông tha anh đâu.

Hôm nay, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 14, và ông cho biết: "Sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Chính phủ về thời hạn 70 năm cho Formosa, Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT kiểm tra xem có đủ điều kiện không. Sau đó, các ngành đã vào xem xét, xác định đủ điều kiện 70 năm".

Lũ kền kền cũng đã từng rỉa rói, đòi xem xét tư cách ĐBQH của anh, nhưng Tổng thư ký Quốc Hội cũng đã cho hay, chưa có cơ sở để xem xét tư cách ĐBQH của ông Võ Kim Cự.

Bấy nhiêu thôi là đủ anh Cự nhẻ. 

Hãy quên bọn kền kền hãm nồn đi, chúc anh ngủ ngon và mơ đẹp.

ĐIỀU TRA VỤ TIN TẶC TẤN CÔNG TRANG WEBSITE CỦA VIETNAM AIRLINE


Cục Hàng không Việt Nam cho hay, Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đã vào cuộc điều tra vụ tin tặc tấn công quầy làm thủ tục hàng không tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

Chiều 29/7, tại một số khu vực quầy làm thủ tục Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị tin tặc tấn công. Do đó, hành khách đã phải làm check-in thủ công thay cho hệ thống điện tử.

Cục Hàng không Việt Nam cho hay, việc tin tặc tấn công làm gián đoạn, thực hiện thủ tục check-in thủ công gây ra chậm chuyến bay đối với một số hành khách.

Nhân viên hãng VNA giúp hành khách check in bằng tay khi các máy làm thủ tục đã bị niêm phong để công an kiểm tra. Ảnh: Hoàng Hà. 

Ngay sau khi xảy ra sự việc, Cục Hàng không Việt Nam và Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo Cảng vụ hàng không miền Bắc và Cảng vụ hàng không miền Nam cùng các đơn vị có liên quan phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an để phối hợp xử lý.

Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia chỉ đạo các cảng hàng không, cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát an ninh hàng không, đặc biệt là các khu vực có màn hình tivi; rà soát, kiểm tra các khu vực nhạy cảm, tăng cường các khu vực tập trung đông hành khách nhằm ngăn chặn vụ việc tương tự.

Chiều 29/7, hệ thống thông tin của sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài lần lượt bị chèn, phát đi những thông tin xúc phạm Việt Nam, Philippines và xuyên tạc về Biển Đông.

Cụ thể, vào khoảng 14 - 16h ngày 29/7 một số màn hình hiển thị thông tin tại khu vực làm thủ tục chuyến bay của Tân Sơn Nhất và Nội Bài đã bị chèn hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về biển Đông.

Khi xuất hiện sự việc trên, hành khách đã dùng điện thoại ghi lại những âm thanh lạ xuất hiện tại sân bay Nội Bài và đưa lên mạng xã hội Facebook.

Ngoài những ngôn ngữ phát ra bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, hệ thống âm thanh tại sân bay bị chèn những tiếng kêu la khiến nhiều hành khách sợ hãi.

Trao đổi với Zing.vn, thiếu tướng Đoàn Duy Khương - Giám đốc Công an Hà Nội, cho biết các đơn vị chức năng của Công an Hà Nội đã xác minh đây là sự cố tin học. Lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra làm rõ.

Trong khi đó, chiều cùng ngày, website của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tấn công thay đổi giao diện (deface). Sự cố này diễn ra trong khoảng 30 phút, sau đó trở lại hoạt động bình thường.

Hình ảnh giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị thay đổi, kèm theo đó là những lời công kích mang nội dung xấu từ nhóm tin tặc 1937CN. Đến hơn 17h chiều nay 29/7, trang web của Vietnam Airlines đã có thể truy cập lại bình thường.

Công Khanh

2016/07/29

VT24 - SỰ NON KÉM VỀ Ý THỨC CHÍNH TRỊ


Câu chuyện lùm xùm liên quan đến phóng sự Syria của VTV24 đang tạo ra cơn bão dư luận mãnh mẽ chưa từng có và qua cách phản ứng của dư luận xã hội có thể thấy, niềm tin của độc giả với cơ quan truyền hình quốc gia VTV thêm một lần nữa bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, cách VTV24 mà đại diện là chị Lê Bình, Giám đốc Trung tâm, phản ứng trên truyền thông cho thấy "cơn bão" chỉ trích nhằm vào chị và VTV24 sẽ chưa thể dừng lại.

Nếu không có gì thay đổi, 13.8 tới đây, VTV24 sẽ cho phát tiếp chuyện hậu kỳ (behind the screen) của phóng sự Syria vừa rồi. Có nghĩa là, VTV24 vẫn bất chấp phản ứng của dư luận và giới ngoại giao Việt Nam, vốn đã lên tiếng thể hiện sự bức xúc. Hoặc, những phản ứng mạnh mẽ của khán thính giả/độc giả đã không đến được hoặc không được Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh lắng nghe.

Theo dõi phản ứng của cộng đồng mạng xã hội Facebook 2 ngày qua, thấy có mấy vấn đề mới được cộng đồng tập trung đề cập và nghiên cứu kỹ sẽ thấy chuyện không hề đơn giản một chút nào:

1. VTV24 đã vi phạm quy định Nhà nước:

Điều 33, 34 của Luật cơ quan đại diện (http://www.chinhphu.vn/…/page/portal/chinhphu/hethongvanban…) có ghi rõ: Các cơ quan tổ chức của Việt Nam khi ra nước ngoài phải thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam tại quốc gia đến và phải báo cáo kết quả. VTV24 trực thuộc VTV và là cơ quan nhà nước. VTV24 đến Syria công tác nhưng không thông báo cho Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, nơi có nhiệm vụ đảm trách các công tác lãnh sự liên quan đến Syria.

2. Sự non kém ý thức chính trị của VTV24:

Syria là quốc gia bầy tỏ quan điểm chính thức ủng hộ quan điểm và hành động leo thang độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc Trung Quốc (http://sana.sy/en/?p=83065). Nhưng, VTV24 và chị Lê Bình có vẻ như không biết điều này.

Anh Nguyễn Hoài Nam, Tổng Giám đốc Berjaya Việt Nam, chia sẻ trên FB cá nhân: “Ta qua một nước làm phóng sự lên án chiến tranh, chia sẽ đau thương mất mát với dân tộc họ... trong khi chính phủ họ ủng hộ nước khác xâm phạm chủ quyền Chúng ta. Có cái gì đó hơi sai sai kiểu như người Nam bộ hay nói thấy hổng có sướng”.

Anh Lương Hoài Nam đã viết: "Híc, rất buồn cho các bạn mấy hôm nay ca ngợi Tổng thống al-Assad của Syria (do đang có vụ "hót" với VTV). Các bạn yêu ông ấy, nhưng ông ấy lại yêu... ông Tập. Chưa hết Phi đã đến Syria, cứ yêu nhầm hoài."

Về quan điểm ngoại giao, bản thân cuộc chiến ở Syria rất phức tạp cho nên từ khi chiến sự xảy ra đến nay, phía Việt Nam luôn giữ lập trường tương đối trung lập. Nếu nghe kỹ các lời bình trong phóng sự Syria mà VTV24 mới thực hiện, có thể thấy rõ sự non kém chính trị của ekip làm phim khi cho rằng đây là một cuộc nlộ chiến: "Người Syria đang dùng súng của Nga, Mỹ, Israel để bắn vào nhau". Facebooker Kim Như Hoàng bình luận: "Lê Bình thân mến, bạn đếch hiểu quái gì về bản chất của cuộc chiến Syria, nơi mà quân đội chính phủ, những người đã bảo vệ các bạn, những người đang được Nga hỗ trợ chứ k phải được nhấn nhứ mạnh mẽ như là một bên gây ra chiến tranh..... Các bạn cho rằng đó là "nội chiến" ồ, sao lại là nội chiến khi mà Syria đã trở thành rốn hút các chiến binh thánh chiến từ khắp nơi và nơi đan xen nhiều lực lượng từ Thổ, Mỹ, đặc nhiệm các nước như Nga, Iran, Hezbolla..."

Những gì phát ra từ VTV mặc nhiên được coi là chính thống và qua phóng sự Syria, dư luận đặt ra câu hỏi, vậy quan điểm nào được coi là đúng đắn về (i) Nội chiến, (ii) khủng bố, (iii) Chống ngoại xâm? Tại sao VTV24 và Lê Bình không hiểu gì về chính trị và ngoại giao quốc tế lại đi làm một phóng sự như vậy?

3. VTV24 và Lê Bình tiếp tục thách thức dư luận và thể hiện sự non kém trong nghề của mình:

Tối qua, 28.7.2017, toàn bộ nhân sự của VTV24 dường như nhận được mênh lệnh của Giám đốc Lê Bình share một bài của nick Toàn Phạm Khánh. Vấn đề ở chỗ, nội dung được share đồng loạt này là sự ngụy biện không có lập luận.

Anh Linh Hoang Vu, cán bộ World Bank/Việt Nam cho rằng: Đây là “note siêu ngớ ngẩn và đầy nguỵ biện mà ko hiểu sao các bạn VTV24 share nhiều thế. Điều đó làm mình ngạc nhiên hơn việc phóng sự của chị Lê Bình cảm tính và lên gân (là điều mình vẫn expect). Chứng tỏ tâm lý gà nhà và cả nghiệp vụ báo chí của phóng viên VTV24 rất yếu. Chứ nếu mình mà được bênh bằng cái bài như của anh Khánh Toàn kia, chắc mình phải xấu hổ mà Hide from my timeline ngay tức lự” và “Nguỵ biện, cảm tính, đánh đồng việc này với việc khác (như thực phẩm bẩn với Syrie), quy kết...và quan trọng nhất là rất thiếu tính chuyên nghiệp báo chí. Có một điểm mình thấy rất rõ ở phóng viên VTV là sự yếu kém về logic và hoàn toàn thiếu khả năng đối thoại. Đôi khi có cảm giác họ có một cái gì đó mù quáng... Kể cũng là điều tiếc vì phóng viên VTV về nguyên tắc, dù sao vẫn được coi là những tinh tuý của nền báo chí VN vì đầu vào chắc là khó khăn hơn so với các cơ quan truyền thông khác”.

Bởi lẽ đó, nếu Lê Bình và VTV24 không dừng lại, không stop thách thức dư luận và quyết cho phát sóng tập tiếp về chuyện hậu kỳ (behind the screen) của phóng sự Syria vừa rồi thì không hiểu bão dư luận sẽ đi tiếp đến đâu? Niềm tin vào VTV và xa hơn là nềm tin của dân chúng đối với chính thể sẽ như thế nào?



Vụ quán cà phê ngàn tỉ: Mọi việc đã rõ, nên khép lại ở đây

Kính Chiếu Yêu


Tin bài của PV báo Dân Việt viết về …”cơ ngơi ngàn tỉ…” là xuyên tạc, vu khống khiến dư luận bị lái theo hướng xấu. UBND tỉnh Đắk Lắk phải mất thời gian kiểm tra, họp bàn. Gia đình tướng Rơi và bản thân thượng úy Trần Lê Thúy Hằng bị ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tổn thất về tinh thần. Nay đã thấy sai báo Dân Việt phải nghiêm túc kỷ luật phóng viên, xin lỗi Cô Hằng và gia đình Tướng Rơi ; xin lỗi độc giả và UBND tỉnh Đắk lắk. Chứ không phải phủi tay bằng một tin bài như thế này đâu.

                                                                         ***
Thượng úy Trần Lê Thúy Hằng: Mọi việc đã rõ, nên khép lại ở đây

(Dân Việt) Ngày 22 và 23.7, báo Dân Việt đã đăng 3 bài, ảnh: “Ngắm cơ ngơi gỗ vô giá của nữ trung úy công an Đắk Lắk, Dinh thự gỗ tuyệt đẹp của nữ trung úy công an Đắk Lắk, Đóng cửa rừng gỗ đã kịp chạy về nhà cán bộ”.

3 bài báo có nêu: nữ trung úy Trần Lê Thúy Hằng (cán bộ phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Đắk Lắk), đã sở hữu quán cà phê Không Gian Xưa (đường Y Moan, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) với rất nhiều nhà gỗ, bàn ghế, tượng gỗ quý.

Trao đổi với báo Dân Việt ngày 25.7, bà Trần Lê Thúy Hằng khẳng định các thông tin đăng tải trên báo Dân Việt những ngày qua là nhầm lẫn. Các khu vườn, nhà lân cận mà trước đó Báo Dân Việt đăng tải là của những chủ khác, bà hoàn toàn không liên quan gì. Bà Hằng đã khẳng định nhiều thông tin, hình ảnh về cơ ngơi gỗ mà 3 bài báo đã nêu là không thuộc quyền sở hữu của bà Hằng. Bà Hằng chỉ sở hữu mảnh đất 4.000m2 (trong đó có160m2 đất thổ cư, còn lại là đất nông nghiệp), nơi có quán cà phê Không gian xưa, còn toàn bộ tài sản trên đất là của người khác thuê đầu tư.


Bên trong quán cà phê Không gian xưa


Giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất 4000m2, một phần là quán cà phê Không gian xưa

Tại buổi làm việc với đại diện Báo Dân Việt, bà Hằng đã cung cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu mảnh đất hiện đang là quán cà phê Không gian xưa để chứng minh các thông tin trên báo Dân Việt là nhầm lẫn. Theo đó, khi phóng viên Hữu Danh, Phan Văn Tý của báo Dân Việt tác nghiệp tại hiện trường đã chụp nhiều ảnh nhà cửa, bàn ghế, gỗ không phải thuộc sở hữu của bà Hằng, bên cạnh đó các phóng viên đã kiểm chứng không chính xác các thông tin hình ảnh trên dẫn đến nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tổn thất về tinh thần đối với bản thân bà Hằng, gia đình và Ngành Công an.

Có mặt tại quán cà phê Không gian xưa, đại diện báo Dân Việt đã chứng kiến, quán được đầu tư bởi 2 người bạn của bà Hằng là anh Thiên và chị Kim, với nhà gỗ đơn giản, là quán cà phê như nhiều quán cà phê khác tại TP Buôn Mê Thuột, không phải trị giá nghìn tỷ như phóng viên Phan Văn Tý Và Hữu Danh đã đăng tải. Sau chứng kiến thực địa và làm việc với Bà Hằng, đại diện báo Dân Việt đã chia sẻ trước những thông tin nhầm lẫn (nay đã xóa) mà phóng viên Hữu Danh, Phan Văn Tý đã đưa ra làm ảnh hưởng đến tinh thần, uy tín danh dự của bản thân và gia đình bà Hằng. Báo đã nghiêm túc kiểm điểm đối với hai phóng viên Phan Văn Tý và Hữu Danh.

Bà Hằng cho biết, những ngày qua bà Hằng rất mệt mỏi vì các thông tin không đúng về mình trên báo. Sự việc đã khiến bà Hằng bị tổn thương về tinh thần cũng như uy tín, danh dự của bản thân, gia đình và của Ngành Công an. “Giờ mọi việc đã rõ, nên khép lại ở đây để tôi yên tâm công tác”, bà Hằng nói.

TÍNH HỢP LÝ CỦA PHÓNG SỰ "TẠI SAO SINH VIÊN VIỆT KHÔNG QUAN TÂM THẢM HỌA CÁ CHẾT?"

Phóng sự của trang tin Nhà thờ Thái Hà (Nguồn: Youtube). 

Mới đây nhất trang tin Nhà thờ Thái Hà đã thực hiện một Phóng sự lí giải "Tại sao sinh viên Việt không quan tâm thảm họa cá chết?" với thời lượng 5'22 giây. 
Câu trả lời được trang tin của Nhà thờ Dòng chúa cứu thế Thái Hà (Hà Nội) đưa ra từ phóng sự có thể gói gọn trong 3 đoạn tiêu đề ngắn được nói đến trong bài viết: (1). Học tủ, học vẹt; (2). Học gạo, học kiếm tiền!; (3). Chính trị – lãnh vực kị trong môi trường học. 
1. Có một điều mà không nói là ai cũng hiểu, mục đích việc trang tin này chỉ ra 03 nguyên nhân trên không ngoài việc lên án chế độ giáo dục & đào tạo đang được thực hiện tại Việt Nam. Theo đó, để chỉ ra "Học tủ, học vẹt" khiến những học sinh được hỏi tỏ ra không quan tâm tới thảm họa cá chết", trang tin này viết: "Giáo dục Việt Nam lâu nay dạy học sinh cách học tủ, học vẹt. Học tủ chỉ học những điều sách cho biết, giáo viên cho biết, ngoài ra không quan tâm đến các vấn đề khác. Học tủ nên dẫn tới học vẹt. Cách học này bắt học sinh, sinh viên học thuộc lòng từng câu từng chữ, nhưng không hiểu điều mình học. Giống như con vẹt học nói vậy". 

Cứ cho điều này là đúng đi nữa bởi nó đang cho thấy hệ quả của nền giáo dục cũ vốn đã lỗi thời đi nữa nhưng xem chừng cái ví dụ được kể ra sau đó hoàn toàn là chuyện khác và không phù hợp với điều chúng ta đang nói đến: "Vào năm 2009 tại trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam, một giáo viên (thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh) bị cho thôi việc vì “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà Nước.” Nhưng như lời giáo viên này, cô chỉ khuyến khích học sinh, ngoài việc học trên lớp, học sinh cần vào internet để tìm hiểu thêm vấn đề liên quan và các vấn đề khác để kiến thức được đào sâu, mở rộng". Bởi khuyến khích học sinh phát huy tối đa khả năng tự học, tự tìm hiểu những vấn đề xung quanh không có nghĩa là chỉ cho chúng tiếp cận những thứ phản văn hóa, đi ngược lại đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chúng ta thử hỏi, thế hệ học sinh đương đại sẽ ra sao nếu ngay từ khi sinh ra chúng đã có ý thức chống đối chế độ trong khi chế độ đó đã tạo điều kiện tối đa cho chúng được học hành và phát triển bình thường? Xu hướng nổi loạn chưa bao giờ là xu hướng để đưa xã hội đến những điều tốt đẹp. Câu chuyện về cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh được trang tin này chỉ ra vì thế có chăng là cách họ bảo vệ người đồng đạo đã dính vào sai lầm và bị trả giá (Nguyễn Thị Bích Hạnh là người Công giáo, hiện đang sinh sống tại giáo xứ Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). 

Cho nên, hết sức đồng tình việc "học tủ, học vẹt" đang đẩy học sinh tới những lối mòn trong tư duy, suy nghĩ. Nhưng thay đổi tư duy "học tủ, học vẹt" cũng cần được tính toán một cách thận trọng, bởi nếu thay đổi không kiểm soát thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang khuyến khích các em tiếp cận vào những thứ không phù hợp trong hình thành nhân cách, đạo đức các em! 

2. "Học gạo, học kiếm tiền!" là nguyên nhân thứ hai được trang tin Nhà thờ Thái Hà đề cập đến cho câu hỏi được đặt ra. Lí do này xin miễn bình luận bởi cũng như lí do thứ nhất từ lâu điều này được xác định là một trong những căn bệnh kinh niên của nền giáo dục Việt Nam. Sự thực dụng trong mọi thứ luôn phải trả giá chứ không riêng gì trong giáo dục. 

3. Lí do thứ ba được chỉ ra là "Chính trị – lãnh vực kị trong môi trường học". Hiểu nôm na là do không  đưa lĩnh vực chính trị, những bài học về chính trị vào trường học nên đã sản sinh ra một thế hệ học sinh không quan tâm hoặc thờ ơ về chính trị. 

Xét trên mặt logic thì thứ suy nghĩ này không sai, kiểu như chết đói thì chỉ do ăn chứ không thể do thứ khác. Tuy nhiên, liệu việc thiếu hiểu biết hoặc thờ ơ trước các sự kiện, vấn đề mang yếu tố chính trị có phải là nguyên nhân mang tính bản chất và cốt yếu hay đó là một thứ suy luận có tính viển vông và không phản ánh đúng bản chất cũng như mục tiêu của sự nghiệp giáo dục? 

Ý kiến cá nhân người viết thì không phải. Mục tiêu hàng đầu của giáo dục không phải nhồi sọ vào những chủ thể học những học thuyết chính trị, tư tưởng chính trị hay khiến người ta trung thành tuyệt đối với một thể chế chính trị nào đó... mà chính là giúp cho người học có một phông nền kiến thức thực tế, kỹ năng thực tế - những thứ có thể giúp họ sống, tồn tại và biết thích nghi trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào. Và trong một tính mục đích rõ ràng như thế, chính trị và những vấn đề liên quan tới nó không thể và không nên có mặt trong đó một cách chính thống. Nó có chăng chỉ xuất hiện trong những ví dụ để con người ta hiểu rõ về những luận điểm, sự kiện lịch sử mà thôi. 

Mặt khác, chúng ta cũng nên phân biệt rạch ròi và rõ ràng giữa việc chính trị và những sự kiện xã hội thu hút sự theo dõi, quan tâm của đông đảo dư luận. Hiểu được điều này chúng ta sẽ thấy, bản thân sự việc cá chết vừa qua không phải là một vấn đề chính trị mà ngay từ đầu và xuyên suốt nó là một vấn đề xã hội được đánh giá là nhạy cảm. Việc cho rằng, nó là một vấn đề chính trị là tư duy của những kẻ hễ thấy gì cũng nghĩ tới cái sai của chính thể, nhà nước mà thôi. 

Và xin đính chính lại là trong chương trình giáo dục ở nhiều cấp học đang thực hiện ở nền giáo dục phổ thông Việt Nam, nhà trường, người dạy luôn khuyến khích học sinh, người học tiếp cận các vấn đề xã hội dưới chiều hướng tích cực, nhân văn. Suy ra từ điều này, việc các em học sinh không quan tâm tới thảm họa cá chết hoặc là do các em đó không thực hiện hết nhiệm vụ trong quá trình học tập hoặc các em đã ý thức được không nên quan tâm tới nó. Lí do của cái không nên quan tâm có thể (1) các em ý thức được việc đó không phải việc của các em mà đã có các cơ quan chức năng liên quan lo liệu; hoặc (2) ngay từ đầu các em được nhà trường, báo chí và các cơ quan chức năng khuyến cáo không nên tiếp cận bởi nếu tiếp cận không đúng nguồn thì sẽ tạo điều kiện cho một bộ phận chống đối lợi dụng, kích động. Bản lĩnh chính trị của các em có thể sẽ không sáng suốt tránh xa mà dẫn đến việc bị cám dỗ! 

Cuối cùng, điều tôi hơi băn khoăn nữa về sự hợp lý của những kết luận nguyên nhân được trang tin Nhà thờ Thái Hà chỉ ra xung quanh câu hỏi: "Tại sao một thảm họa môi trường kinh hoàng gây ra bao thiệt hại, hệ lụy cho người Việt, được cả thế giới quan tâm mà sinh viên Việt thờ ơ, dửng dưng như vậy?" là liệu chỉ mới phỏng vấn có "Gần 10 sinh viên" (chữ của trang tin Nhà thờ Thái Hà) mà đã cho rằng không quan tâm, thờ ơ thì có vội vàng quá không? Đó là chưa nói đến những sinh viên được phỏng vấn đó không thể  đại diện hết được xu hướng, khí chất, sở thích... của sinh viên Việt Nam nói chung. Cuộc phỏng vấn của trang tin Nhà thờ Thái Hà và những kết luận do chính họ đưa ra vì thế chỉ phản ánh một khía cạnh rất nhỏ, có thể chỉ tồn tại ở những sinh việc được họ hỏi, còn lại đa số thì tỏ ra quan tâm và hiểu biết nó. 

Vậy nên, còn quá sớm để quy kết nếu chỉ dựa trên một cuộc phỏng vấn như thế!

An Chiến

ĐƯỢC VÀ MẤT CỦA VTV QUA PHÓNG SỰ SYRIA CỦA NHÀ BÁO LÊ BÌNH LÀ GÌ?


Việt Nam là một đất nước có lịch sử chiến tranh quá dài và quá nhiều đau thương nên việc cử pv ra nước ngoài làm phóng sự về khủng bố, về chiến tranh như Mỹ, Pháp, Đức... hay thậm chí cả Syria là cần thiết và đúng đắn .

Tổng thống Syria Bashar Al-Assad người mà nhà báo Lê Bình "suýt" phỏng vấn thành công.

Nó cho bạn bè QT thấy VN ko hờ hững với những vấn đề nóng bỏng trên TG thực tế hơn, để những người đang được sống trong hòa bình ở VN hiểu thế nào là sự khốc liệt của CT và giá trị của hòa bình.

Chính sự ở Syria ko hẳn là vấn đề của riêng khu vực Trung Đông mà là của cả TG khi chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng có nguy cơ lan rộng khắp các châu lục.

Syria, một đề tài phức tạp ko chỉ là xung đột Tôn giáo, sắc tộc...mà còn là hậu quả của những toan tính chính trị mà muốn nói sâu hơn phải là 1 đề tài khác. 

***

Nhưng vì sao vtv lại không chọn những pv mà ngoài tâm huyết, can đảm ra còn phải có kiến thức sâu rộng về các vấn đề chính luận QT, năng lực tác nghiệp và quan trọng là phải đặt cái TÔI ra ngoài tính mạng ngàn cân treo sợi tóc của ND và những người lính Syria ?.

PV Duy Nghĩa đã từng làm phóng sự chiến tranh ở Ucraine rất chuyên nghiệp và ấn tượng..vậy thì tại sao lại cứ phải là ekip của LB ?

Tôi cũng hay xem các youtube nói về chiến tranh nhưng chẳng mấy khi biết tên tuổi, mặt mũi pv là ai, trừ các nhà báo độc lập bị IS bắt làm con tin và hành quyết công khai trên truyền thông QT. Nhưng ở phóng sự nà thì khác, chỗ nào và lúc nào cũng thấy khuôn mặt trát rất dày mỹ phẩm của LB (?)

Chiến sự ở Syria ko giống với những nơi khác về độ khốc liệt và dĩ nhiên ko ai yêu cầu ekip của LB phải mạo hiểm đến mức xông xáo, lăn xả vào Syria mà ko có sự thỏa thuận trước với CP và Bộ QP Syria để được bảo vệ khi tác nghiệp. Nhưng cũng chính sự "an toàn" ấy đã làm cho LB có cơ hội để phô diễn cả về thời trang lẫn phong cách.

Vậy thì tạm gạt câu chuyện Ký sự Syria của LB bị cho là "na ná" như clip phóng sự của nhà báo Nga hồi 2014 ra thì ko những yếu tố dũng cảm cũng chẳng còn lại gì mà ngay cả chữ TÂM cũng mờ nhạt, mặc cho LB có luôn quay mặt đi mà nức nở.

***

Không phủ nhận mục đích đúng đắn của vtv như đã nói ở trên nhưng nếu LB có "uy tín" với nhà đài đến thế thì sao ko cử các chuyên gia bồi dưỡng cho LB về phong cách tác nghiệp trước chuyến đi, hay ít nhất phải kiểm duyệt phóng sự trước khi lên hình... chứ ai lại để cho một phóng sự đặc biệt mang tầm QT như vậy gây bão, thậm chí chia phe cánh trong cộng đồng chỉ vì đa số dân chúng xưa nay chỉ tin vào tivi Nhà nước !

Tôi lại nhớ đến câu nói của ai đó rằng, "truyền thông VN đếch biết cách làm việc" !