2015/10/31
Lưu manh chính trị
ĂN TIỀN VÀ NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI
http://vietnamngayve.blogspot.com/

Tao tiếp tục nhận được 500 usd của một người đồng bào ở xa tổ quốc; Bạn Manh Le từ Đức gọi video call về để xác minh mình không bị hack và chuyển PayPal ủng hộ mua iPad cho Vượng; Lại vừa nhận tiếp 2tr của Phạm Trung Thành cho vợ mua máy iPad mới; Lại nhận tiếp 2tr của Ha Quoc Anh; Lại nhận tiếp được 2tr nữa của bạn Triet Vu Ngo ủng hộ mua iPad cho vợ; Mình vừa nhận lời ủng hộ 2tr từ một em gái không quen biết, nói giọng miền Nam, có lẽ ở nước ngoài..."
Tiếp tục thách đố dư luận, Nguyễn Lân Thắng muốn gì?
http://molang0205.blogspot.com/
Chiềng Chạ
Sau vụ bị cư dân mạng hỏi thăm nhà đột xuất mấy hôm trước, có một điều dễ thấy là Nguyễn Lân Thắng không có quá nhiều sự thay đổi trên hai khía cạnh là tinh thần và những việc làm thường xuyên. Trên FB của gã vẫn nhan nhản những hình ảnh, STT gây phản cảm mà đối tượng không ai khác. Và điều này có vẻ phù hợp khi trong một bài phỏng vấn gần đây nhất trên BBC (ngay sau khi bị đám người lạ mặt tấn công), Nguyễn Lân Thắng đã cho rằng: "Tôi cũng hiểu những rủi ro mà tôi phải đương đầu, nhưng mà tại sao tôi làm điều đó, thì tôi làm điều đó là có chủ ý, tôi chấp nhận tất cả những hậu quả".
Và kể ra nếu xét trên khía cạnh tiếp tục thách đố dư luận thì Nguyễn Lân Thắng đã cho thiên hạ thấy mình vẫn kiên cường lắm chứ không đến nỗi mới bị người ta dọa đã vội tháo lui; thậm chí vứt bỏ hết thảy những gì đã từng là cái cớ để có cuộc tấn công vừa qua. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là Nguyễn Lân Thắng không sợ dư luận hay ngoài dư luận với gã còn có cái đáng sợ, đáng để gã "chấp nhận" để dấn thân dẫu biết đó là một điều tương đối mạo hiểm?
Một điều dễ thấy đến thời điểm hiện tại, sau những gì đã qua thì Thắng vẫn chưa có bất cứ đề nghị cơ quan Công an vào cuộc để xử lý đám người đến tấn công gã. Một sự im lặng được cho là có chủ ý và đương nhiên bung bét mọi chuyện ra thì kẻ bất lợi nhất vẫn là Thắng.
Xin được trở lại với câu hỏi đầu (phần chữ in xanh). Ngay từ khi theo dõi Nguyễn Lân Thắng trên FB cá nhân thì sẽ thấy rất hiếm thấy một ngày mà gã không có một hành động chống chế độ, chống lại Nhà nước; hôm nay gã có thể châm chọc chuyện chống tham nhũng, ngày mai lại là chuyện một người trẻ lên làm lãnh đạo vân vân và vân vân... Và sẽ là không ngoa ngôn khi cho rằng đến cả lúc ốm đau thì gã vẫn sẽ phải gượng dậy để làm những điều như đã nói trên. Nghĩa là, trong bản chất hành động của mình, Nguyễn Lân Thắng đã cho thấy sự thiếu tự thân và dường như gã chịu một sự thúc ép nào đó trong tất cả hành động của mình. Gã hành động để sống chứ không phải sống rồi mới hành động. Nói đến đây chắc nhiều người đã nhận ra người viết đang nói đến cái điều không chỉ Nguyễn Lân Thắng mà không ít người khác đã vướng vào và rất khó có thể dứt ra.
Ở trong một hoàn cảnh như thế, thử hỏi Nguyễn Lân Thắng sẽ ra sao nếu gã chấp nhận một sự thoái lui để an toàn? Tôi tin sau những gì đã qua, nhất là việc quấy rầy thường xuyên và sự đe nẹt từ một đám người không có danh xưng cụ thể thì chính những người thân trong gia đình sẽ khuyên Thắng nên dừng tất cả để làm môt con người bình thường và để không làm tổn hại đến danh dự, uy tín của dòng họ được xếp vào hàng khoa bảng hàng đầu Việt Nam này. Song, xin thưa rằng gã sẽ không dám làm điều đó. Vậy nên thật dễ hiểu sau tất cả những phiền toái đã qua, một Nguyễn Lân Thắng vẫn khẳng định sẽ tiếp tục "dấn thân" và chấp nhận tất thảy rủi ro.
Nhưng chỉ xin lưu ý và khẳng định lại rằng đó không phải là lời tuyên bố về sự kiên định của một người sống - chết vì lí tưởng mà đơn thuần (mà Thắng đâu có lí tưởng để đến nỗi mang vào sự sống chết ở đây). Gã chọn lối đi đó bởi nếu từ bỏ nó thì nó thậm chí còn sợ hơn chuyện hôm nay bị người này doạ, ngày mai bị kẻ kia uy hiếp. Nếu làm điều ngược lại thì cái giá mà Thắng phải trả sẽ không đơn thuần là chuyện hỏi thăm nhà đã qua, là việc đưa sơn đỏ bôi đầy cổng nhà đã qua. Không tin hãy thách đố Nguyễn Lân Thắng làm thật?
VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ VIỆC TÒA THỤ LÝ VỤ KIỆN "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình hôm nay nhắc lại quan điểm mà Việt Nam đã nêu trong Tuyên bố của Bộ đã gửi Tòa trọng tài ngày 5/12/2014, liên quan đến vụ kiện do Philippines đưa ra.
Theo đó Việt Nam ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), kể cả việc giải quyết mọi tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các biện pháp hoà bình.
"Việt Nam bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền và lợi ích tại các vùng biển được xác định theo Công ước", ông Bình nói.
Toà Trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở The Hague (La Haye), Hà Lan, hôm 29/10 bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng "tranh chấp thực ra là về chủ quyền đối với các đảo" ở Biển Đông và do đó, vượt quá thẩm quyền của tòa.
Thay vào đó, tòa cho rằng vụ kiện phản ánh "tranh chấp giữa hai quốc gia, liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển (UNCLOS)", và điều này nằm trong thẩm quyền của tòa.
Philippines đã đệ đơn kiện lên PCA từ tháng 1/2013, cho rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và cần được tuyên bố là không có căn cứ. Philippines cũng khẳng định rằng một số rạn san hô và bãi cát ngầm Trung Quốc chiếm đóng không được hưởng lãnh hải hoặc làm cơ sở để tuyên bố có lãnh hải.
PCA khẳng định họ có thẩm quyền để xem xét 7 vấn đề chống lại Trung Quốc do Philippines đặt ra, trong đó có việc liệu bãi cạn Scarborough và bãi cạn nửa chìm nửa nổi như đá Vành Khăn có được coi là đảo hay không. Tuy nhiên, tòa nói thêm rằng thẩm quyền của mình đối với 7 điểm khác sẽ cần được xem xét thêm. Tòa yêu cầu Manila làm rõ một vấn đề khác.
Tòa cũng cho biết đã lên kế hoạch về các phiên điều trần tiếp theo và dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vào năm sau.
Theo người phát ngôn, Việt Nam cũng đề nghị Toà đặc biệt quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông và Việt Nam sẽ xem xét các bước đi tiếp để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia. Tòa cần giải thích và áp dụng các quy định liên quan của Công ước để đưa ra phán quyết công bằng và khách quan.
Ông Bình một lần nữa nhắc lại chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là quốc gia ven biển ở Biển Đông và thành viên UNCLOS, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước.
"Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi sát tiến trình tiếp theo của vụ kiện và bảo lưu quyền sử dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình", ông Bình nói.
(Theo: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/viet-nam-len-tieng-ve-viec-toa-thu-ly-vu-kien-duong-luoi-bo-3304965.html)
----------
Ad: Kiều An
(Ảnh minh họa: Reuters)
ĐỪNG ẢO TƯỞNG
Nhiều thanh niên cấp tiến, rân chủ hoan hỉ khi đọc tin Phi thắng Tàu 1-01 tại tòa án quốc tế! Nhưng mình đang băng khoăn ai sẽ là người "thi hành án" đây? Và điều quan trọng nữa Phi hiện chiếm 10 đảo và bãi đá tại quần đảo Trường Sa, một trong những nước chiếm đóng nhiều nhất tại đây.Nếu như vậy thì Phi cũng đã chiếu tướng 1-0 Việt Nam vì khi kiện nó đã đem tất cả đảo này vào của nó rồi.
Mời các bạn đọc bài ở dưới sẽ hiểu rõ hơn!
(Lịch sử) Năm 1970 Philippines chiếm từ tay VNCH 6 đảo lớn nhất nhì ở Trường Sa
14 Tháng 1 2013 lúc 21:28
-Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr, nay là cư dân Viriginia, kể lại thì lính VNCH ở đảo Song Tử Tây đã để yên để cho Philippines chiếm 6 đảo nổi, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Tucay nói: "Họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. (1)
-Từ 1956 - 1975, quần đảo Hoàng Sao và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
-Trong năm 1970-71, Malaysia cũng tiến hành chiếm 6 đảo ở Trường Sa (5).
-Năm 1956, Trung Quốc chiếm đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa
-Năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Việt Nam Cộng hoà có 74 binh sỹ hy sinh. "Phía VNCH có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.
Xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau." (2)
-"Năm 1988, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội Hải Quân Quân đội Nhân dân VN đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ, 64 thủy binh quân đội Nhân Dân Việt Nam đã hy sinh ." (4). 6h sáng tại đảo Gạc Ma, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết ông đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân" (5). Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy quân trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.
Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.
(1): Câu chuyện quân đội Philipines bí mật chiếm 7 đảo ở quần đảo Trường Sa:
http://www.abs-cbnnews.com/global-filipino/07/11/11/secret-mission-1970-put-ph-troops-spratlys
http://www.manilamaildc.net/navy-officer-tells-how-the-philippines-claimed-spratly-islets.html
(2): http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_chi%E1%BA%BFn_Ho%C3%A0ng_Sa_1974
(5): Theo bài nói chuyện của Thiếu tướng QĐND Việt Nam
http://www.youtube.com/watch?v=OAjlb_oyNt0 (phần 1)
http://www.youtube.com/watch?v=o6DC07FGdcA (phần 2)
-----------
(4) Ai để Philippines chiếm giữ một số đảo ở Trường Sa?
Nhiều người Việt ở nước ngoài hay nói bọn cộng sản yếu hèn, dâng nhiều đảo ở Trường Sa cho ngoại bang. Họ nói vậy, có lẽ vì họ ghét cộng sản, vì họ không có thông tin, hoặc vì cả hai. Nhưng mới rồi có nhà báo trong nước ra vẻ hiểu biết, nói Việt Nam Cộng hòa đã giữ nhiều đảo ở Trường Sa, chả để mất đảo nào, nay mình dở quá, để mất vào tay Trung Quốc bao nhiêu đảo.
Nói với bạn ý, Trung Quốc đã chiếm 7 đảo ở Trường Sa, nhưng chưa hề chiếm được đảo nào bộ đội ta đã đóng giữ. Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm ngày 14-3-1988, khi công binh ta mới lên cắm cờ trên đảo vài giờ.
Nhân tiện cũng nói luôn, lâu nay mọi người thường chỉ nói đến việc Trường Sa bị Trung Quốc chiếm. Nhưng sự thực, Philippines còn chiếm đóng nhiều đảo ở Trường Sa hơn cả Trung Quốc. Có một bác ở hải ngoại nhắc đến việc nhiều đảo ở Trường Sa bị Phi chiếm, đổ tội cho “bọn cầm quyền cộng sản” chả biết giữ mấy đảo đó. Bác này nói đại ý, trên mấy đảo Phi đang chiếm giữ có cả bia chủ quyền lập từ thời Việt Nam Cộng hòa, chứng tỏ cộng sản đã làm mất về tay Phi các đảo, trước kia Việt Nam Cộng hòa giữ. Lập luận đến hay!
Một số đảo ở Trường Sa bị Philippines chiếm giữ từ bao giờ, như thế nào?
Năm 1956, sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức thị sát, dựng bia chủ quyền ở một số đảo.
Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa ba tàu là HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hoà ra xây dựng lại bia chủ quyền Việt Nam tại một số đảo thuộc Trường Sa. Sách trắng năm 1975 về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa nêu rõ ngày xây dựng lại bia chủ quyền ở 6 đảo: ngày 19-5-1963, ở đảo Trường Sa; ngày 20-5-1963, ở đảo An Bang; ngày 22-5-1963, ở đảo Thị Tứ và Loại Ta; ngày 24-5-1963 ở đảo Song Tử Đông và đảo Song Tử Tây.
Nhưng năm 1970 Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Domingo Tucay, năm 1970 là một trung úy trẻ tham gia cuộc hành quân đó kể lại, họ mang theo mật lệnh, được dặn đến tọa độ nhất định mới được mở ra. Có 7 đảo, bãi hoàn toàn hoang vắng, họ chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng. “Chúng tôi báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc họ”. Tucay nói.
Trong những đảo Philipines chiếm dịp đó có 6 đảo nổi, Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa.
Theo như bài báo đăng lời Tucay kể chuyện, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết.
(Nguồn: https://www.facebook.com/notes/thi%E1%BB%81m-th%E1%BB%AB/ai-%C4%91%E1%BB%83-philippines-chi%E1%BA%BFm-gi%E1%BB%AF-m%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-%C4%91%E1%BA%A3o-%E1%BB%9F-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-sa/10151380464761983)
2015/10/30
"Bề trên mà không chính ngôi, trách sao ở dưới chúng tôi hỗn hào"
![]() |
Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong ngày tấn phong Giám mục Phụ tá Nguyễn Văn Viên (04/9/2013) - Nguồn: Báo Nghệ An. |
LẠI MỘT PHÓNG TINH VIÊN MẤT NHÂN TÍNH
Bài đây: Cứu thành công cô gái đòi nhảy cầu để 'chết vì tình yêu'
Đã không hề có câu chuyện thương tâm nêu trên. Không hề có cô gái nào muốn nhảy cầu tự tử vì tình yêu. Cũng không hề có một nhân chứng nào phát biểu đầy cảm thông như bài báo nêu. Tất cả là bịa đặt.
Tay nhà báo HT đã lấy ảnh của bé gái này trên facebook và bịa ra câu chuyện em tự tử vì tình.
Để chứng tỏ là câu chuyện có thật, con kền kền này còn bịa cả tên, địa chỉ của cô gái, nơi xảy ra vụ việc, bịa luôn cả nhân chứng rồi đăng trên báo Người Đưa Tin.
Đắng lòng hơn là lũ kền kền khác như thường lệ lại tiếp tục xào xáo làm như chuyện thật và tiếp tục đăng tải. Hậu quả là khi bài vừa lên, những người quen của bé, từ thầy cô đến bạn bè đều đọc và share bài, và cái kết là cô bé hoảng loạn tâm thần, và xấu hổ tới mức không dám tới trường.
Những người thân của bé gái bức xúc liên hệ với báo Người đưa tin nhưng không nhận được phản hồi.
Tay phóng tinh viên kền kền hạng bét về đạo đức kia không chối cãi mà trơ tráo tuyên bố: "Đăng để cảnh tỉnh các bạn trẻ, thế thôi!". Đó là một tuyên bố mất dạy.
Rõ ràng, đây là một bài báo bịa đặt, làm tổn hại tới danh dự, nhân phẩm của bé gái kia. Hậu quả nhãn tiền là dư luận bàn tán với ánh mắt hồ nghi xen lẫn sự ghẻ lạnh, khiến bé đã phải nghỉ học.
Nhân danh những người tử tế, chị chửi: đkm tay phóng viên mất nhân tính kia.
Bựa tí: CHUYỆN EM THÚY VI 17 TUỔI MUỐN LÀM NGƯỜI MẪU

Nhảm chút: CÁC LỒNG CHÍ CHỌN ĐÊ!
PHẠM CHÍ DŨNG ĐÃ TỰ ĐÀO THẢI CHÍNH MÌNH RA KHỎI HỘI NHÀ VĂN TP HCM
Lý do: Tôi hoàn toàn thất vọng về tinh thần phản biện suy nhược của Hội nhà văn TP.HCM trong nhiều năm qua, trong bối cảnh thực trạng xã hội bị đảo lộn ghê gớm về thang đạo lý, văn hóa, đời sống và giá trị chính trị. Trong khi đó, Hội nhà văn TP.HCM lại quá phô trương tư tưởng và cung cách lấy văn học phục vụ cho hệ ý thức chính trị một chiều và độc đoán. Thực trạng này đã quá xa rời tôn chỉ “tự do sáng tạo” của giới viết văn chúng tôi.
NGU CÓ THỂ BỊ DIÊM VƯƠNG LÔI ĐI SỚM

LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG CỦA CỰU THỦ TƯỚNG ANH TRONG CUỘC CHIẾN TRANH IRAQ
Mới đây, cựu thủ tướng Anh Tony Blair thừa nhận lật đổ Saddam Hussein khiến IS bành trướng. Cựu thủ tướng Anh Tony Blair nói ông thấy rất tiếc bởi những sai lầm mắc phải trong cuộc chiến tranh Iraq nhưng không hối hận vì đã lật đổ chính quyền Saddam Hussein.
"Tôi xin lỗi bởi quả thực là thông tin tình báo chúng tôi nhận được đã sai. Tôi cũng xin lỗi vì một số sai lầm trong kế hoạch và nhận định của chúng tôi về điều gì sẽ xảy ra khi chế độ tại Iraq sụp đổ", Independent dẫn lời ông Blair nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình CNN phát sóng hôm nay. Khi được hỏi về việc liệu có phải cuộc xung đột ở Iraq là một phần nguyên nhân khiến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bành trướng nhanh chóng hay không, ông Blair thừa nhận điều này "có phần chính xác". "Chắc chắn bạn không thể nói rằng việc lật đổ chính quyền Saddam vào năm 2003 không liên quan đến tình hình hiện tại", cựu thủ tướng Anh nói.
