2019/01/07

Quyền tự vệ chính đáng và thực hiện nghĩa vụ quốc tế


Trong vòng bốn năm, tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari đã tàn sát gần 3 triệu người dân Campuchia vô tội, xóa bỏ hầu hết cơ sở vật chất và đẩy dân tộc Khmer trước thảm họa diệt vong. 

Đối với Việt Nam, chúng xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc, huy động hàng chục sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới nước ta. Đi đến đâu, chúng cũng tàn phá làng mạc, cướp bóc, giết hại dã man người dân, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em; xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam…

Kí ức đau thương…

Từ những năm 1972, tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari bắt đầu đánh chiếm rải rác vào một số địa phương vùng biên giới Tây Nam và đến năm 1977, 1978 chúng tập trung nguồn lực đánh dữ dội vào địa bàn tỉnh An Giang và Kiên Giang. 

Với phương châm “giết sạch, đốt sạch, phá sạch”, chỉ tính riêng trong đêm 30-4, rạng sáng 1-5-1977, quân Pôn Pốt đã tấn công vào 14 xã biên giới của tỉnh An Giang, bắn chết trên 200 người, làm bị thương trên 600 người; đốt cháy trên 600 ngôi nhà, cướp phá trên 33.000 giạ lúa, hàng trăm trâu, bò, gia súc, hàng trăm máy móc, tàu ghe của nhân dân. 

Trong khoảng thời gian ngắn, từ ngày 18 đến 30-4-1978, quân diệt chủng Pôn Pốt đã thảm sát hơn 3.157 người dân vô tội ở xã Ba Chúc (nay là thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang)…

Nhà mồ Ba Chúc ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang – chứng tích tội ác diệt chủng của Pôn Pốt Iêng-Xari.

Trong những ngày đầu năm 2019, PV Báo CAND có dịp trở lại thị trấn Ba Chúc, tại đây nhà nhà treo cờ Tổ quốc để tưởng nhớ, biết ơn những CBCS đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương Tổ quốc và những người dân vô tội bị giết hại bởi quân Pôn Pốt. 

Ngược dòng thời gian, vào những ngày tháng 3 âm lịch năm 1978, bọn Pôn Pốt phát động cuộc chiến tranh cho quân tràn qua biên giới, trong đó Ba Chúc (cách biên giới Campuchia 7km - đường chim bay) là trọng điểm đánh phá của chúng. 

Ông Nguyễn Văn Mến nhớ như in cuộc thảm sát đau thương cách nay 40 năm: “Vào ngày 16-3-1978 âm lịch (tức ngày 16-4 dương lịch - PV), khi lính Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc, bà con nơi đây chỉ biết chạy vào chùa trú ẩn vì cứ ngỡ rằng chúng sẽ không giết người trước mặt Đức Phật. Một số khác lại nghĩ rằng, lính không giết dân thường. Thế nhưng, không ai có thể ngờ được rằng, loạt pháo vào chiều 17-3 (âm lịch) của lính diệt chủng Pôn Pốt đã nhắm thẳng vào hậu cung chùa Tam Bửu mà bắn. 50 người dân vô tội chết không toàn thây, gần 100 người khác bị thương nặng, máu loang đỏ cửa chùa, tiếng kêu la thảm thiết”. 

Ông Mến và một số ít người khác thoát chết do trốn sau nhà bếp của chùa. Chưa dừng lại, sáng hôm sau, khi mùi thuốc súng vẫn còn nồng nặc, một toán lính khác đã tấn công vào chùa, bắt hơn 800 người dân đang ẩn nấp tại đây và xua ra đến cánh đồng Cầu Sắt và giồng Ông Tướng để thảm sát tập thể. Ðối diện với chùa Tam Bửu là chùa Phi Lai. Tại đây, lính Pôn Pốt đã xả súng bắn chết tại chỗ 80 người, 100 người khác hoảng sợ bỏ chạy cũng bị chúng dùng báng súng và dùi cui gỗ đánh đến chết, 40 người khác nấp dưới bàn thờ Phật cũng bị ném lựu đạn vào, chỉ còn duy nhất 1 người sống sót…

Chỉ 13 ngày đêm, vùng đất Ba Chúc nhỏ bé đã phải chịu đựng 30 lần tấn công của quân Pôn Pốt. Câu chuyện mang kí ức đau thương về trận thảm sát gia đình ông Ba Lê, cả nhà khoảng 50 người (gồm vợ, con, cháu…) vẫn còn như in trong những người dân vùng Ba Chúc. Để lánh nạn, gia đình ông Ba Lê đã chạy vào hang đá trên núi trốn nhưng bị Pôn Pốt giết sạch. Sau này, hang đó được người dân Ba Chúc đặt tên là hang Ba Lê. 

Còn ông Huỳnh Văn Quốc (52 tuổi) giờ đây chỉ biết tưởng nhớ cha, mẹ và 7 người anh em bằng chiếc bàn thờ không di ảnh và lấy ngày 16-3 (âm lịch) hằng năm làm ngày giỗ chung. Theo lời ông Quốc, khi hay tin Pôn Pốt tràn vào Ba Chúc, cha mẹ dẫn 8 anh em lên núi Dài trốn. 

“Sau mấy ngày thấy có bộ đội về đánh, tình hình lúc này tạm ổn, ăn cơm chiều xong, tôi bảo anh hai ra khỏi hang đánh cờ tướng nhưng anh hai không chịu đi. Do vậy, tôi đi một mình và khoảng 5 phút sau, Pôn Pốt giội bom trúng hang gia đình tôi ẩn nấp, các anh em và mẹ tôi chết tại chỗ. Còn cha tôi được người dân đưa về Tri Tôn điều trị nhưng 4 tháng sau cũng qua đời…” – ông Quốc nhớ lại.

Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và nghĩa vụ quốc tế

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cho biết: “Trước hành động gây hấn và mở rộng chiến tranh của kẻ địch, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã kiềm chế và kiên trì thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị với Nhà nước Campuchia Dân chủ, nhưng chúng ta càng kiềm chế, thì tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari càng lấn tới, chúng ta buộc phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng là đứng lên chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng với quân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng...”. 

Với các CBCS Hải quân Vùng 5, cuộc chiến đấu anh dũng trong chiến dịch đổ bộ đường biển Tà Lơn cách đây 40 năm vẫn luôn in đậm trong tâm trí các cựu quân nhân. Những trận đánh oai hùng, quyết liệt, những chiến sĩ can trường, dũng cảm đã góp phần vào thắng lợi chung của quân tình nguyện Việt Nam trước quân diệt chủng Pôn Pốt. 

Đó là hình ảnh Tàu chiến 203 và 215 của Lữ đoàn 171 Hải quân, với những giờ phút chiến đấu ngoan cường, táo bạo, khiến các đợt phản kích của địch bị chặn đứng; Các Tiểu đoàn 863, 864, 863 thuộc Lữ đoàn 126 Hải quân, có những lúc bị địch bao vây, cô lập, nhưng vẫn kiên cường giữ vị trí, liên tục chiến đấu cả ngày lẫn đêm, giằng co với địch trên từng ụ súng... để đi đến thắng lợi; Hoặc hình ảnh của Trung úy Trần Văn Hóa, Ngành trưởng Tàu HQ - 07 bị thương nặng vẫn gượng dậy để chỉ huy bộ đội, trước lúc hy sinh, anh gửi gắm với đồng đội rằng: “Hãy chiến đấu để bảo vệ cho nhân dân”; Hay trường hợp của Khẩu Đội trưởng Nguyễn Văn Vĩnh bị mảnh đạn bắn xuyên vào chân và phải cắt bỏ nhưng vẫn ngồi trên mâm pháo chiến đấu cho đến trận cuối cùng; Binh nhất Bùi Văn Sáng mới chưa đầy một tuổi quân, một mình đánh lui và tiêu diệt hàng chục tên địch; Binh nhất Phạm Văn Đạm vừa làm nhiệm vụ vừa giữ vững thông tin liên lạc cho đơn vị, vừa chiến đấu tiêu diệt 6 tên địch, bảo vệ an toàn cho 21 đồng chí thương binh của ta…

Đại tá Đinh Quốc Khải, nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang (trước là Tỉnh đội Kiên Giang), nhớ lại: “Ngày 3-5-1975, tập đoàn phản động Pôn Pốt lợi dụng lúc ta vừa giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước còn nhiều khó khăn đã đưa quân đánh chiếm đảo Phú Quốc và sau đó một tuần lễ, chúng tiếp tục đánh chiếm đảo Thổ Chu, giết hơn 500 dân thường. Ngay sau đó, Tỉnh đội chủ động điều động lực lượng Bộ đội lên phòng thủ khu vực biên giới Hà Tiên và Tiểu đoàn 207 làm nhiệm vụ ở khu vực biên giới xã Vĩnh Điều (huyện Giang Thành) tiếp giáp với Campuchia. Và trận đánh đầu tiên của Bộ đội Kiên Giang với quân Pôn Pốt ngày 14-6-1975, chỉ trong một thời gian ngắn, quân ta đã giành thắng lợi, đẩy lùi ngay đợt tiến công của địch”.

Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới của quân dân Việt Nam vô cùng khốc liệt nhưng anh dũng. Cùng với đó, đáp lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả cùng với các lực lượng vũ trang, nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt, hồi sinh Vương quốc Campuchia. 

Ông Nguyễn Hòa Hiệp (62 tuổi, hiện sinh sống tại ấp So Đũa, xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, Kiên Giang) chia sẻ, những tháng ngày ở đất bạn Campuchia là những ngày khó quên và nhớ nhất trong cuộc đời quân ngũ của mình. Dù ngày 7-1-1979, là mốc lịch sử giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, ở Campuchia, thế nhưng tàn quân Pôn Pốt lui về các căn cứ dọc biên giới Thái Lan - Campuchia chốt giữ hòng xây dựng lực lượng đánh chiếm lại nên nhiệm vụ của quân tình nguyện Việt Nam là phải truy quét, tiêu diệt tận gốc mầm họa Pôn Pốt. Đây chính là thời gian ác liệt nhất và nhiều chiến sĩ, bộ đội quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam đã đổ xương máu trên chiến trường này.

Vùng “đất chết” hồi sinh

Nói về sự hồi sinh kì diệu của vùng đất Ba Chúc, ông Phan Văn Sương, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn cho biết, trong chiến tranh biên giới Tây Nam, Tri Tôn có nhiều nơi bị thiệt hại 100% như: Lương Phi, Ba Chúc, Lạc Quới, Vĩnh Gia, Lê Trì… Khi đó giặc vào chiếm đóng nên dường như hủy hoại tuyệt đối cơ sở vật chất. Cuộc chiến đi qua, người dân Ba Chúc vẫn bám đất, giữ quê hương, mang sức người kiến thiết quê hương. 

Ông Nguyễn Văn Sấm, Bí thư Đảng ủy thị trấn Ba Chúc chia sẻ, từ đống đổ nát, với nhiều nỗ lực của người dân, chính quyền địa phương, hiện nay Ba Chúc đã khởi sắc hơn về nhiều mặt.

Trong lĩnh vực giáo dục, từ một vùng quê miền núi có trình độ dân trí thấp, đến nay, thị trấn đã có Trường Mầm non đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; Trường THPT Ba Chúc với tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp 100% liên tục nhiều năm qua, khá nhiều học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh. Đến cuối năm 2018, số hộ nghèo của thị trấn chỉ còn 11% (469 hộ); thu nhập bình quân đầu người đạt gần 42 triệu/người/năm. Một thế mạnh khác của thị trấn trong tương lai là du lịch. 

Hiện nay, Trung tâm Du lịch nông dân (thuộc Hội Nông dân tỉnh An Giang) đã phối hợp với địa phương tổ chức hình thức du lịch homestay tại thị trấn Ba Chúc. Cùng với đó, Ba Chúc được xem là vị trí “điểm nút” về giao thương hàng hóa, kết nối của các khu điểm du lịch nổi tiếng của miền Tây Nam bộ, như: TP Hà Tiên (Kiên Giang), khu du lịch Chùa bà Chúa Xứ Núi Sam, Núi Cấm (An Giang)… Vì thế, vùng đất này có đủ điều kiện để phát triển thương mại và kéo theo sự phát triển mạnh về dịch vụ…

Tại buổi Hội đàm cấp cao mới đây tại An Giang giữa hai Đoàn đại biểu cấp cao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, ngài Nhem Valy, Phó Chủ tịch thường trực, Tổng thư ký Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia đã thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia nhắc lại quá trình đấu tranh của dân tộc Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt và biết ơn sự giúp đỡ của quân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Campuchia. 

Ngài Nhem Valy khẳng định, thời gian tới, Mặt trận hai nước sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giúp các tầng lớp nhân dân hai nước nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ thiêng liêng giữa hai dân tộc; nhất là Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng tại Campuchia (7/1/1979-7/1/2019), để thấy rõ trách nhiệm gìn giữ và vun đắp hơn nữa cho quan hệ hai nước, góp phần cho sự ổn định và phát triển của 2 nước Việt Nam - Campuchia.

Trần Lĩnh (Công an nhân dân)

VÀI ĐIỀU VỀ NHÓM “HIẾN PHÁP” VÀ THÀNH VIÊN VỪA BỊ KẾT ÁN TÙ

Sau khi đất nước Việt Nam thoát khỏi chiến tranh, giành lại nền hòa bình, tự do từ các thế lực tư bản xâm lăng, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân cả nước đã chung tay xâu dựng, phát triển đất nước phát triển nhanh chóng như ngày nay. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số thành phần có tư tưởng bất mãn hoặc mờ mắt vì đồng tiền luôn nung nấu thực hiện âm mưu đạp đổ mọi thành quả mà cả nước ta cố gắng xây dựng, đây là thứ rác rưởi mà các thế lực tư bản thù địch vẫn cố rải ra trên khắp đất nước Việt Nam. 
VÀI ĐIỀU VỀ NHÓM “HIẾN PHÁP” VÀ THÀNH VIÊN VỪA BỊ KẾT ÁN TÙ
Một trong số tổ chức phản động được nhà tài trợ tư bản xây dựng là nhóm “Hiến pháp”, một tổ chức con của đám khủng bố Việt Tân xây dựng lên. Cái tên gọi không thế nói lên tất cả, nhóm “Hiến pháp” không phải được xây dựng để đóng góp xây dựng Hiến pháp hay bất cứ vấn đề gì có lợi cho dân tộc Việt Nam, nhóm “ảo” này được xây dựng để phá hoại nền tư tưởng ổn định của đất nước ta, tìm mọi cách xuyên tạc bản Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam dày công xây dựng.
“Nhóm Hiến Pháp” được Nguyễn Thị Thuỳ, sinh năm 1969, đối tượng phản động đang sống lưu vong tại Mỹ thành lập, chúng hoạt động chủ yếu trên không gian mạng, kêu gọi số khiếu kiện chống đối, số tù tha, số đối tượng phản động trên địa bàn tham gia vào tổ chức. Mục đích của chúng là “sử dụng chính Hiến pháp của Việt Nam để lật đổ xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”; tuyên truyền, lôi kéo, kích động, người dân tuần hành, biểu tình. Nguyễn Thị Thuỳ nhận số tiền viện trợ của các đối tượng phản động lưu vong từ hải ngoại, in ấn hiến pháp để phát cho người dân để kích động người dân chống lại chính quyền, chống Đảng và Nhà nước. 
Trong thời gian gần đây các đối tượng cầm đầu của “Nhóm Hiến pháp” nhận thấy việc biểu tình ôn hòa, bất bạo động diễn ra thời gian qua trên cả nước không đạt được hiệu quả, do đó chúng đã chuyển hình thức hoạt động sang đấu tranh bạo động có vũ trang tiến hành các hoạt động khủng bố phá hoại đất nước. Chẳng hạn như trong dịp lễ 2/9 vừa qua, với sự tài trợ tiền từ các đối tượng phản động ngoài nước, các đối tượng trong “Nhóm Hiến pháp” đã chuẩn bị 45 roi điện tự chế, 02 móc sắt, 105 ná thun, ốc vít,, bi sắt; 18 kiếm, gậy, côn nhị khúc; 40 bộ quần áo lính VNCH; hàng trăm biểu ngữ, khẩu hiệu phản động và logo cờ vàng ba sọc đỏ.
Ngay sau khi phát hiện ra âm mưu đó, cơ quan chức năng đã kịp thời bắt giữ ngăn chặn. Trong nhóm Hiến pháp, đối tượng tích cực hoạt động nhất trên mạng xã hội là Huỳnh Trương Ca đã bị cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam. trong khoảng thời gian từ ngày 23/3 đến 19/8/2018, Huỳnh Trương Ca đã thực hiện 40 buổi livestream (phát trực tiếp) trên facebook Huỳnh Trương Ca, trong đó có 18 đoạn video trên facebook cá nhân có nội dung chống Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 28/12/2018, Tòa án tỉnh Đồng Tháp mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên phạt nhà hoạt động Huỳnh Trương Ca (48 tuổi, ở huyện Hồng Ngự), một thành viên của nhóm “Hiến pháp” là 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Việt Nam.” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự 2015...
Nhóm Hiến pháp là một trong số khá nhiểu tổ chức do Việt Tân và các thế lực tư bản thù địch gây dựng nhằm chống phá Việt Nam. Âm mưu của các tổ chức này vẫn là nhằm hạ thấp uy tín và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng đã ngăn chặn được mọi hành vi chống phá, từng bước đập tan các tổ chức phản động đó.
Công Lý

Đáng đời “Thằng nhà quê”!

PT@!
Đáng đời “Thằng nhà quê”!


Ngày 28/12 vừa qua, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp mở phiên toà xét xử bị cáo Huỳnh Trương Ca (47 tuổi, ở huyện Hồng Ngự) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.” theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015. 

Theo cáo trạng, từ ngày 23/3 đến ngày 19/8, bị cáo Huỳnh Trương Ca đã thực hiện 40 buổi livestream (phát trực tiếp) trên facebook "Thằng nhà quê". Trong đó, có 18 đoạn video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Viện KSND cáo buộc, hành vi của bị cáo đã gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến an ninh quốc gia, an ninh tư tưởng và văn hóa… 

Tại phiên tòa bị cáo đã tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi của mình và thành khẩn khai báo do nhận thức chưa đúng, do bức xúc nhất thời trong cuộc sống nên có cách nhìn phiến diện dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật như đã nêu. 

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Huỳnh Trương Ca mức án 5 năm 6 tháng tù giam, áp dụng biện pháp quản chế tại địa phương với thời gian 3 năm sau khi bị cáo chấp hành xong án phạt tù. 

Bản án dành cho Huỳnh Trường Ca được quần chúng nhân dân rất đồng tình ủng hộ sau những gì hắn đã gây ra khiến dư luận hết sức bức xúc, bởi hành vi của hắn xâm phạm trực tiếp đến Nhà nước, đến cuộc sống bình yên của nhân dân. Bên cạnh đó, hắn còn khiến hình ảnh của đất nước xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Bản án dành cho Huỳnh Trương Ca là bài học cho những kẻ đang có âm mưu và hoạt động chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc.

KỶ NIỆM 40 NĂM CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TÂY NAM-CAMPUCHIA KHÔNG CÓ NGÀY HÔM NAY NẾU KHÔNG CÓ VIỆT NAM


Viễn

Ngày hôm nay, 7/12019 Việt Nam tưng bừng kỷ niệm tròn 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7-1-1979/ 7-1-2019). Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng và đồng thời cũng là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Chiến thắng trong chiến tranh biên giới Tây Nam không chỉ là minh chứng cho quyết tâm bảo vệ giang sơn bờ cõi của quân và dân ta mà quan trọng hơn, nó mang ý nghĩa quốc tế cao cả khi chính Việt Nam chứ không phải ai khác đã giúp cho đất nước Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Có điểm lại tình hình Campuchia thời điểm bấy giờ mới thấy giá trị và ý nghĩa trong hành động của quân dân Việt Nam khi tiến quân vào giúp đỡ nhân dân Campuchia.

Sau khi được giải phóng vào năm 1975, đất nước Campuchia xinh đẹp lại đặt dưới sự cai trị của chế độ Pol Pot, Ieng Sary. Pol Pot, Ieng Sary đã thực hiện các sắc lệnh như “không tiền, không chợ, không trường học, không tôn giáo”, mọi người dân đều phải ở chung, ăn chung, làm việc tập thể trong các trại tập trung.

Trong 3 năm 8 tháng 20 ngày cầm quyền, tập đoàn Pol Pot, Ieng Sary đã tàn sát hơn 3 triệu người Campuchia, gần 570.000 người mất tích, hàng trăm nghìn người tàn phế và trẻ em bị mồ côi. Nền văn hóa lâu đời của đất nước Campuchia đã bị hủy hoại hoàn toàn. Cả đất nước Campuchia chìm trong đau thương, căm thù và uất hận.

Chưa dừng ở đó, vừa thực thi chính sách diệt chủng đối với dân tộc mình, Pol Pot, Ieng Sary vừa tiến hành các hoạt động xâm lược, tàn sát người dân Việt Nam suốt dọc các tỉnh biên giới phía Tây Nam.

Ngày 30-4-1977, đúng vào dịp Việt Nam kỷ niệm 2 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Pol Pot ra lệnh mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới tỉnh An Giang, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam của Việt Nam.

Chỉ trong 2 năm chiến tranh, bè lũ Pol Pot đã giết hại và bắt hơn 30.000 dân thường Việt Nam, 400.000 người mất nhà cửa; nhiều trường học, nhà thờ, chùa chiền bị chúng tàn phá; hàng vạn hecta ruộng đất và đồn điền cao su ở vùng biên giới bị bỏ hoang, nửa triệu người dân phải bỏ nhà cửa, ruộng đất đi di tản.

Không còn cách nào khác, chúng ta phải thực hiện quyền phòng vệ chính đáng. Ngày 23-12-1978, các đơn vị chủ lực Việt Nam trên toàn tuyến biên giới được lệnh mở cuộc phản công lớn quét sạch lực lượng địch xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, tiêu diệt khối chủ lực tập trung của quân Khmer Đỏ. Đến ngày 31-12-1978, toàn bộ chủ quyền lãnh thổ bị kẻ thù lấn chiếm đã được thu hồi.

Tuy nhiên, dù lãnh thổ của chúng ta đã được bảo vệ nguyên vẹn nhưng quân và dân Campuchia vẫn đang chìm trong đau thương rên xiết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ. Ngày 2-12-1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, với Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia làm nòng cốt lãnh đạo, đã được thành lập và ra mắt nhân dân ở huyện Snuol, tỉnh Kratie. Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã đưa ra đề nghị với Việt Nam: “Hãy cứu giúp chúng tôi, không phải chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà cứu giúp cả một dân tộc”.

Với truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, quân tình nguyện Việt Nam đã sang Campuchia cùng với lực lượng của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở các cuộc tấn công quân Pol Pot. Ngày 7-1-1979, Thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng và đến ngày 17-1-1979, tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn trên đất nước Campuchia đã được hoàn toàn giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.

Chưa dừng lại ở đó, trong vòng 10 năm tiếp theo, quân tình nguyện Việt Nam còn ở lại Campuchia thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả, vừa giúp đánh đuổi, tiêu diệt tàn quân Khmer Đỏ vừa giúp Campuchia tái thiết đất nước.

Những sự thật lịch sử đó, ắt hẳn nhân dân Campuchia không thể nào quên và cũng không ai có thể xuyên tạc được.


Chúng ta có thể tự hào nói rằng: Nếu không có Việt Nam, chắc chắn không có đất nước Campuchia tươi đẹp như ngày hôm nay.

VIỆC XỬ LÝ NGHIÊM MỘT SỐ CÁN BỘ CÓ SAI PHẠM KHÔNG HỀ LÀM GIẢM VỊ THẾ, UY TÍN CỦA CÔNG AN

Đây là lời khẳng định của đồng chí Nguyễn Phú Trọng tại buổi lễ khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 74, đã được tổ chức trọng thể vào sáng ngày 03/01/2019 tại thủ đô Hà Nội.
“VIỆC XỬ LÝ NGHIÊM MỘT SỐ CÁN BỘ CÓ SAI PHẠM KHÔNG HỀ LÀM GIẢM VỊ THẾ, UY TÍN CỦA CÔNG AN”
Có mặt và phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đánh giá cao những kết quả tích cực mà lực lượng CAND đã đạt được trong năm qua, và ông cũng nhấn mạnh rằng: công an cần nỗ lực để “không bị cám dỗ bởi những danh lợi tầm thường, không lợi dụng cương vị công tác của mình để làm phương hại đến lợi ích chung, lợi ích chính đáng của Đảng, Nhà nước, nhân dân”.
Một điều dễ nhận thấy rằng, 2018 là một năm chứng kiên nhiều biến động lớn đối với nhiều lĩnh vực, ban ngành nói chung, cũng như đối với ngành công an nói riêng. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhiều nguyên lãnh đạo, cán bộ ngành công an đã bị phát hiện và vướng vào vòng lao lý. Nhiều nguyên tướng lĩnh cấp cao trong lực lượng CAND đã bị đưa ra khởi tố, xét xử như ông Phan Văn Vĩnh, Trần Việt Tân hay Bùi Văn Thành. Chính vì vậy, đã có không ít lo ngại rằng, với vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình trong cuộc chiến với các loại tội phạm, nhưng chính trong lực lượng công an lại để xảy ra tình trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân, vi phạm pháp luật, điều này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến uy tín, vị thế của lực lượng công an khi thi hành nhiệm vụ của mình về sau. Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Việc xử lý nghiêm một số cán bộ có sai phạm không hề làm giảm vị thế, uy tín của Công an như có người lo ngại, mà ngược lại, càng khẳng định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, bản lĩnh, sức mạnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao uy tín của lực lượng Công an nhân dân”.
          Điều này hoàn toàn là chính xác. Như lời Bác Hồ đã nói “tự phê bình và phê bình”, muốn đánh giá, nhận xét, xử lý các lực lượng, ban ngành khác một cách có hiệu quả, thì trước hết chính bản thân lực lượng công an - với vai trò tiên phong cần phải tự nhìn nhận, tự kiểm điểm và làm trong sạch chính mình. Chỉ khi làm tốt được mặt công tác này thì mới có thể có tiền đề vững chắc để hướng đến đạt được hiệu quả cao trong cuộc chiến chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang triển khai rất quyết liệt trong thời gian qua.
Hơn nữa, ngoại trừ một số điểm tiêu cực, thì trong năm 2018 lực lượng CAND đã thực hiện các công tác đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, điển hình như việc tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm cấp trung gian, tăng cường cơ sở; đảm bảo, giữ vững an ninh, sự ổn định chính trị, mặc dù phải đối mặt với sự chống phá mạnh mẽ, sử dụng nhiều thủ đoạn xảo quyệt của các thế lực thù địch; hay kết quả cao trong công tác điều tra, khám phá án “gần 45.000 vụ phạm pháp hình sự (đạt tỷ lệ 82,32%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 12,32%, cao hơn 1,9% so với năm 2017); đã triệt phá gần 3.000 băng, nhóm tội phạm; công tác xây dựng pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực với sự ủng hộ cao của các đại biểu và nhân dân, trong đó điển hình như sự Luật an ninh mạng với trọng trách làm sạch không gian mạng, đảm bảo an toàn cho người dùng,…
Có thể kết luận rằng, kiểm điểm, kỷ luật không phải là để hạ thấp, làm mất uy tín của người này, người kia, hay là sự soi mói của bộ này, ban kia, mà đó vừa là để đảm bảo sự nghiêm minh, công tâm, không có vùng cấm của pháp luật, đồng thời cũng là sự răn đe, lời cảnh tỉnh đối với những người khác để không xuất hiện những trường hợp tương tự. 
LION

Cảnh giác trước bàn tay kích động của những kẻ cực đoan ở ‘Vườn rau Lộc Hưng’

(Tindautruongdanchu)-Vườn rau Lộc Hưng ‘tiếp tục’ nóng không phải do sự tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân ở đây mà do bàn tay kích động chống phá của những kẻ cực đoan.

Đây là những luận điệu bịa đặt, xuyên tạc và phản ánh không đúng sự thật diễn biến khu vực Vườn Rau của giáo dân Lộc Hưng mấy ngày qua nhằm vu cáo một cách trắng trợn đường lối quan điểm của đảng ta về giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa nhân dân với chính quyền đặc biệt đất của giáo dân; đó là những luận điệu của bọn phản động, bọn tay sai bán nước Nguyễn Lan Thắng, Ngô Kim Hoa chỉ vì đồng tiền mà sẵn sàng làm tay sai đi tuyên truyền kích động đồng bào, giáo dân bỏ việc tập trung gây rối, khiếu lại đông người, gây sức ép với cơ quan Nhà nước, chống đối chính quyền gây mất ổn định trên địa bàn để tạo cớ cho các thế lực, truyền thông đưa tin bôi nhọ chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đó la sử dụng lực lượng Công an để đàn áp nhân dân, vi phạm dân chủ nhân quyền; những chiêu trò kích động biểu tình, kích động để chống đối chính quyền, người thi hành công vụ này đã quá quyen thuộc. Do vậy, chúng ta những người dân chân chính, bà con giáo dân ở Lộc Hưng cần tỉnh táo để không bị mắc nừa dẫn tới vi phạm pháp luật mà bọn phản động lại đạt được mục đích của mình.

Như chúng ta đã biết, khu đất vườn rau tại Phường 6, quận Tân Bình đang được Ủy ban nhân dân quận Tân Bình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia (Theo quyết định thu hồi và giao đất số 1824/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng phường 6), xong thời gian qua một số hộ dân tiến hành xây dựng không phép và chuyển nhượng trái phép tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình chính vì vậy Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các hộ dân có vi phạm.

Hoa Kim Ngô cùng Nguyễn Lân Thắng đẩy nhanh tốc độ 'lan truyền kích động' xuyên tạc trên mạng xã hội

Lợi dụng vấn đề trên các thế lực phản động đã và đang tìm mọi cách để kích động giáo dân Lộc Hưng tập trung biểu tình chống đối chính quyền, người thi hành công vụ; vì vậy bà con cần tỉnh táo trước các luận điệu xuyên tạc của chúng và cần thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật về khiếu lại, tố cáo nếu xét thấy chưa đúng, chưa thỏa đáng đừng vì lời xúi dục của bọn sấu mà dẫn tới vượt quá giới hạn luật khiếu nại, tố cáo quy định, dẫn đến vi phạm pháp luật; như chúng ta đã biết theo điều 03 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định rõ các hành vi được coi là chống người thi hành công vụ: Hành vị chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao… Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì hành vi ‘chống người thi hành công vụ’ hoặc ‘gây rối trật tự công cộng’. Vì vậy nếu mọi người không tỉnh táo mà nghe theo lời bọn phản động dẫn đến có các hành vi như trên thì sẽ vi phạm dẫn tới bị xử tội; thực tiễn thời gian qua đã có nhiều phiên tòa mở ra và xử lý về vấn đề chống đối người thi hành công vụ, đang từ một người dân chân chính chỉ vì một chút bồng bột, thiếu suy nghĩ nghe lời của bọn phản động thực hiện các hành vi trái pháp luật dẫn đến vi phạm phải đứng trước vành móng ngựa và bị cảnh tù tội.
Blog Dân làm báo cũng không bỏ qua cơ hội này để tung bài tuyên truyền xuyên tạc


Bọn phản động, bọn bán nước chúng sẽ không từ bỏ bất kỳ thủ đoạn nào nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, giữa nhân dân với chính quyền địa phương tạo ra các điểm nóng, tụ tập khiếu kiện đông người đồng thời chúng tạo dựng và đưa các hình ảnh phản cảm lên không gian mạng nhằm kích động nhân dân, đồng bào ta. Luật không gian mang đã ban hành những bọn phản động bán nước chuyên núp bóng tối để tuyên truyền, kích động sớm muộn cũng sẽ bị đưa ra trước vành móng ngựa và phải chịu hình phạt thích đáng mà thôi.

Khiếu lai, tố cáo là quyền và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam nhưng thể hiện thế nào cho đúng quy định, đúng pháp luật đòi hỏi mọi người dân nói chung và giáo dân Lộc Hưng nói riêng cần tìm hiểu nắm chắc quy định để tiến hành cho đúng đừng để các thế lực phản động lợi dụng dẫn tới vi phạm pháp luật; mỗi người dân hãy thưc hiện tốt phương châm “sống và làm việc theo pháp luật, sẵn sàng chấp hành, ủng hộ chính sách quy hoạch của Nhà nước” vị mục tiêu phát triển chung của chính quyền, địa phương mình.

Minh Hải

Thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cao cả


Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa với đường biên giới chung dài hơn 1.200 km. Từ lâu, nhân dân hai nước đã xây dựng tình hữu nghị, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau chống kẻ thù chung vì hòa bình, độc lập, tự do cho mỗi dân tộc.


Trưa 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết “Thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cao cả” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Sự phản bội của phái “Khmer Đỏ” và quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam

Năm 1975, trải qua chặng đường đấu tranh lâu dài với biết bao hy sinh, gian khổ, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) kết thúc thắng lợi vẻ vang. Nhưng ngay sau đó, tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan đại diện cho phái “Khmer Đỏ” lên cầm quyền ở Campuchia, được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài, đã phản bội cách mạng. Về đối nội, chúng dựng lên cái gọi là “mô hình chủ nghĩa cộng sản độc đáo kiểu Campuchia”, đề ra chủ trương, chính sách “cải tổ toàn diện” đi ngược lại sự phát triển của xã hội loài người: đuổi hết nhân dân thành thị về nông thôn, cưỡng bức lao động khổ sai trong các trại tập trung “công xã”; xóa bỏ hệ thống chợ buôn bán, trao đổi tiền tệ; phá hủy các nhà thờ, chùa chiền; phá hủy trường học, đốt sách vở, giết hại giáo viên, thành phần trí thức; hủy diệt mọi giá trị văn hóa truyền thống...

Đặc biệt, chúng thẳng tay tàn sát chính đồng bào mình bằng các thủ đoạn, phương pháp hết sức man rợ. Chỉ trong hơn 3 năm cầm quyền (tháng 4/1975 – 1/1979), tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan đã giết hại trên 3 triệu người dân Campuchia (chiếm 50% tổng dân số), tạo ra tội ác diệt chủng chưa từng có trong lịch sử, đẩy cả quốc gia - dân tộc đến bên bên bờ vực thẳm. Về đối ngoại, lợi dụng những vấn đề còn tồn tại trong lịch sử (số lượng lớn Việt kiều tại Campuchia, khó khăn trong phân định một số đoạn đường biên giới chung, chính sách ngoại giao bất bình đẳng từ chế độ cũ...), chúng kích động thù hằn dân tộc, công khai chống phá cách mạng Việt Nam - người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung vừa góp phần xương máu làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia.

Thực hiện âm mưu đề ra từ trước, đầu tháng 5/1975, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan ra lệnh cho quân đội tiến hành những cuộc khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam: đánh chiếm đảo Phú Quốc (3/5/1975), đánh chiếm đảo Thổ Chu (10/5/1975), lấn chiếm nhiều vùng đất khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh... Từ tháng 4/1977, chúng quyết định tiến hành các cuộc xâm lấn quy mô lớn, thường xuyên tổ chức các trung đoàn, sư đoàn tiến công lãnh thổ Việt Nam, tiến hành cướp bóc, tàn phá làng mạc, giết hại dân thường.




Một dãy nhà được gọi là "công xã" tại Tà Sanh ở Tây Bắc Campuchia, được bè lũ Pol Pot – Ieng Sary thiết lập như một căn cứ đầu não sau ngày chế độ diệt chủng của chúng bị lật đổ (7/1/1979) để tiến hành các hoạt động chống phá công cuộc hồi sinh của nhân dân Campuchia. Căn cứ này đã bị quân đội cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam đánh chiếm ngày 27/3/1979, thu hồi 14 kho vũ khí cùng hàng trăm phương tiện chiến tranh. Ảnh: TTXVN

Trước âm mưu và hành động thù địch của tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan, Đảng và Nhà nước Việt Nam vừa chỉ đạo quân dân các tỉnh biên giới Tây Nam kiên quyết đập tan mọi cuộc tiến công xâm lấn, đồng thời kiên trì, chủ động thực hiện các biện pháp đàm phán, mong muốn giải quyết hòa bình xung đột. Nhưng đáp lại thiện chí đó, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan lại tăng cường điều động quân đội áp sát biên giới, chờ đợi thời cơ phát động chiến tranh. Ngày 22/12/1978, chúng huy động 19 trên tổng số 23 sư đoàn bộ binh cùng nhiều binh chủng khác mở cuộc tiến công toàn diện vào lãnh thổ Việt Nam, hướng mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm thị xã Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), Bảy Núi (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang), tạo bàn đạp phát triển cho các bước tiếp theo.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, có sự chuẩn bị từ trước, nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thành quả cách mạng. Lực lượng ta trên toàn mặt trận bao gồm 3 quân đoàn chủ lực (2, 3, 4) phối hợp cùng lực lượng vũ trang ba quân khu (5, 7, 9), tổng cộng 25 vạn quân. Sau 9 ngày đêm liên tục chiến đấu (từ ngày 23/12 - 31/12/1978), bằng các đòn phản công dũng mãnh, quyết liệt, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt làm tan rã đại bộ phận quân địch, đập tan cuộc tiến công xâm lược của chúng, kết thúc thắng lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, mở ra thời cơ thuận lợi cho lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, xây dựng lại đất nước.

Giúp đỡ nhân dân Campuchia theo tinh thần quốc tế vô sản trong sáng cao cả

Trước sự tàn sát của chế độ diệt chủng, những năm 1975-1977, nhiều người yêu nước Campuchia chân chính (có cả sĩ quan trong quân đội Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan) đã đứng lên đấu tranh, bí mật sang Việt Nam yêu cầu sự giúp đỡ. Dù đang trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, nhưng Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhân dân các địa phương vẫn tạo điều kiện về mọi mặt cho phía Bạn như: cung cấp lương thực; giúp xây dựng vùng căn cứ kháng chiến gần biên giới; xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng quân sự...

Tháng 6/1978, trước những âm mưu, hoạt động xâm lấn lãnh thổ ngày càng trắng trợn của tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan, căn cứ vào phong trào cách mạng Campuchia đang phát triển, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp đề ra quyết tâm: Kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam; đồng thời phát huy tinh thần quốc tế vô sản trong sáng ra sức giúp đỡ những người cách mạng chân chính đánh đổ tập đoàn phản động, xây dựng lại đất nước Campuchia hòa bình, độc lập, tự chủ. Tiếp đó, tháng 7/1978, Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp ra nghị quyết khẳng định: cần kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế giúp đỡ cách mạng Campuchia. Từ đây, công tác ủng hộ, giúp đỡ được tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt, diễn ra hết sức khẩn trương. Đến cuối năm 1978, ta đã giúp Bạn xây dựng được 27 tiểu đoàn bộ binh, 106 đội công tác được huấn luyện trang bị đầy đủ, sẵn sàng chớp thời cơ.




Sáng 3/5/1983, hơn 3 vạn dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn đưa các chiến sĩ Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường trở về nước. Ảnh: TTXVN

Ngày 2/12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập, giương cao ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng yêu nước đoàn kết đấu tranh đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan, xóa bỏ chế độ diệt chủng, xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới. Mặt trận tha thiết đề nghị chính phủ và nhân dân Việt Nam “cứu giúp dân tộc Campuchia”.

Ngay khi đập tan cuộc hành quân xâm lược, kết thúc thắng lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng cùng nhân dân Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7/1/1979) và toàn bộ đất nước (17/1/1979), đánh đổ chế độ Pol Pot giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tuy cách mạng giành thắng lợi, nhưng tàn quân Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng rút về hoạt động tại vùng rừng núi giáp biên giới Campuchia - Thái Lan, dựa vào sự giúp đỡ tích cực bên ngoài tiếp tục hoạt động. Trước tình hình đó, vượt qua mọi thách thức đe dọa và hành động chiến tranh, vượt qua những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, ngày 18/2/1979, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ nư­ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Heng Samrin thay mặt Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ký Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhau, cùng nhau hướng đến mục đích hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực. Theo tinh thần của bản Hiệp ­ước, một bộ phận Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Đến năm 1989, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam rút hết về nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

40 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về giá trị chiến thắng chế độ diệt chủng Khơme Đỏ tại Campuchia năm 1979. Đó là thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng cao cả, của tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia vì lợi ích chung, vì chân giá trị nhân loại. Thắng lợi ấy cũng để lại cho chính phủ, nhân dân hai nước những bài học quý báu: giữ vững và phát huy tinh thần độc lập, tự chủ; tăng cường củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác cùng có lợi; nêu cao tinh thần cảnh giác, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc khó khăn, thách thức; tích cực đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật lịch sử. Những bài học ấy vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục được chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giai đoạn hiện nay.

Trần Hiền Hạnh (TTXVN)

2019/01/06

VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT SAO PHẢI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG

Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp bảo vệ không gian mạng khỏi nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Những người sử dụng sẽ ngày càng an tâm hơn vào một môi trường mà họ ành phần lớn thời gian trong ngày để sử dụng.
VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT SAO PHẢI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG
Theo đó, Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật An ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trước thời khắc thi hành Luật An ninh mạng, rất nhiều người sử dụng không gian mạng chờ đợi hiệu quả của một đạo luật khá mới mẻ này và đã thấy được hiệu quả thực sự của nó. Các trang mạng xã hội lớn như facebook, twitter, google…đã ngăn chặn và xóa nhiều bài viết, nhiều bình luận có nội dung vi phạm Luật An ninh mạng. Phía các nhà cung cấp dịch vụ và các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã có sự hợp tác hoàn toàn tích cực với chính quyền Việt Nam trong việc triển khai thi hành Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng được thi hành sẽ có lợi cho người sử dụng. Những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng internet hoặc lợi dụng không gian mạng để trục lợi có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì từ này sẽ bị ngăn chặn, bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Tuy nhiên, trái ngược với số đông quần chúng nhân dân thì những kẻ phạm tội hay trục lợi bất chính trên không gian mạng lại lo sợ trước thời điểm thi hành Luật An ninh mạng bởi từ thời điểm này, bọn chúng không còn “đất” để ngang nhiên thực hiện hành vi trái pháp luật, đặc biể là những kẻ thường xuyên bịa đặt, xuyên tạc thông tin gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị xử lý triệt để hơn.
Cụ thể, một trong những hành vi bị nghiêm cấm và bị xử lý rất nghiêm khắc theo Luật An ninh mạng là “Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc hoặc Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
Do vậy, những người viết và đăng tải thông tin đúng sự thật, không xuyên tạc hay bịa đặt, không kích động tư tưởng cực đoan, không vì lợi ích nhóm thì sẽ không hề lo sợ Luật An ninh mạng, thậm chí chúng ta còn mừng khi được bảo vệ tốt hơn bởi Luật An ninh mạng bởi những cây viết “bẩn”, những kẻ giả danh dân chủ để bôi nhọ chúng ta.
Công Lý

NGẪM VỀ CHUYỆN KHU ĐẤT VƯỜN RAU LỘC HƯNG

VÕ VĂN TẠO VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU NGU XUẨN QUANH “BẢN YÊU SÁCH 8 ĐIỂM”


Viễn

Liên quan tới cái gọi là “bản yêu sách 8 điểm năm 2019” do những nhà “dân chủ” kí tên khởi thảo tán phát lung tung trên mạng mà nhiều người đã kết luận đó bản chất là một loại tài liệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, mới đây, Võ Văn Tạo, một trong những người chắp bút của bản “yêu sách” đã trả lời phỏng vấn Tuấn Khanh, trong đó nêu ra những luận điểm hết sức ngu xuẩn.

Võ Văn Tạo so sánh “bản yêu sách năm 2019” của nhóm Tạo với bản yêu sách do chủ tịch Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và gửi đến hội nghị Hòa bình Versailles (1919). Tạo cho rằng bản chất hai bản yêu sách này là một, và những việc của Võ Văn Tạo và đồng đảng làm là giống như Bác Hồ đã từng làm 100 trước hòng tranh đấu cho một Việt Nam tự do,độc lập, cho quyền con người được đảm bảo.

Có thể khẳng định đây là mọt trò ngu của Võ Văn Tạo theo kiểu đưa quạ so sánh với công. Bản yêu sách Bác Hồ gửi đến hội nghị hòa bình Versailles (1919) là tiếng kêu của người dân An Nam trước các thế lực đế quốc đang tước đoạt quyền độc lập, tự do của người dân An Nam. Nó xuất phát từ mục đích tranh đấu cho một dân tộc độc lập, tự do của bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.

Còn cái gọi là yêu sách năm 2019 của nhóm Võ Văn Tạo bản chất chỉ là một loại tài liệu xuyên tạc, bóp méo thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, chỉ là một loại tài liệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng không hơn không kém của những kẻ chống phá chính quyền như Võ Văn Taọ. Cũng có thể xem đây là một chiêu trò chống phá chính quyền của Võ Văn Tạo.

Cái khác biệt rất rõ giữa hai bản Yêu sách mà Tạo ngu cố tình không nhận ra đó là cơ sở thực tiễn của hai bản yêu sách và người viết.

Về người viết, có lẽ không thể nào so sánh một bậc vĩ nhân vì đất nước với những kẻ dân chủ giả cầy, tạm gọi là phản động, phản bội đất nước, dân tộc, nai lưng làm thuê cho nước ngoài để lấy tiền như Võ Văn Tạo, Nguyễn Lân Thắng.

Cơ sở thực tiễn của hai bản Yêu sách hoàn toàn khác nhau. NGuyễn Ái Quốc viết bên bản yêu sách trên cơ sở thực trạng đất nước đang bị Pháp đô hộ, độc lập dân tộc bị bóp chết, quyền tự do dân chủ của người dân chỉ là con số 0.

Còn bản yêu sách của nhóm Tạo được viết nên từ một sự xuyên tạc, bóp méo thực trạng xã hội. Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, nhân quyền luôn được đảm bảo. Tuyên bố mới đây của đại diện Việt Nam trước kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) của Liên Hợp Quốc là đã thực hiện được đến 96% các hạng mục về nhân quyền…. Vậy thì cơ sở nào cho các đòi hỏi ngu xuẩn sặc mùi chính trị phản động của Võ Văn Tạo?

Rõ ràng, Võ Văn Tạo, Nguyễn Lân Thắng… đang thể hiện sự ngu không hề nhỏ quanh bản yêu sách 2019 này.