2019/01/06

Cần phải xử lý nghiêm những kẻ chống phá khi cưỡng chế thu hồi 'Vườn rau Lộc Hưng'

Tindautruongdanchu - Lợi dụng yếu tố lịch sử, tôn giáo và nhẹ tay, thiếu cương quyết của chính quyền quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh một số đối tượng chống phá đã kích động, hậu thuẫn tạo cớ gây rối khi đoàn cưỡng chế thực hiện sự cưỡng chế tại vườn rau Lộc Hưng vào ngày hôm qua (ngày 4/1/2019).

Để rộng đường dư luận trước 'sức ép' của những kẻ chống phá sử dụng mạng truyền thông để lan truyền những thông tin không đúng sự thật về lịch sử 'vườn rau Lộc Hưng' cũng như quá trình thanh tra, giải quyết của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, Đấu trường dân chủ xin đăng tải lại toàn văn "báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất vườn rautại phường 6, quận Tân Bình" của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/6/2016.


Đối tượng Dũng Trương cũng như các đối tượng khác ra sức phát tán hình ảnh video về việc cưỡng chế hôm qua  4/1/2019


Diễn biến quá trình phát sinh vụ việc

Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ. Từ thời Pháp thuộc, toàn bộ khu đất được chính quyền Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten. Theo tài liệu lưu trữ thì Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng khu đất làm Đài Ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy mượn đất và đã được đơn vị đồn trú Pháp đồng ý cho bà con giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ làm Đài phát tín.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, phần đất trên thuộc diện Nhà nước quản lý theo Quyết định số 111/CP ngày 14 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ và do Trung tâm Viễn thông 3 tiếp nhận, quản lý và sử dụng làm Đài phát tín. Năm 1986, Bưu điện Thành phố tiếp nhận bãi Ăng-ten (Đài phát tín Chí Hòa) nêu trên theo Quyết định số 578/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 5 năm 1987 của Tổng cục Bưu điện.

Ngày 12 tháng 10 năm 1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện Thành phố, với diện tích 4ha089 (không bao gồm thửa 126-5).

Sau đó, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 7564/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2001 giao đất cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành và Quyết định số 8220/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2001 giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình.

Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình.

Mặc dù nội dung Quyết định số 1824/QĐ-UBND là thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và quận Tân Bình, tuy nhiên rút kinh nghiệm từ công tác triển khai dự án của các chủ đầu tư trước, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đã chủ động chỉ đạo đơn vị tư vấn lập quy hoạch điều chỉnh chức năng khu đất sang toàn bộ là công trình công cộng (không có chức năng ở) và chỉ nhằm phục vụ cho nhân dân và con em trong khu vực.

Ngày 28 tháng 8 năm 2009, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng Phường 6 (không có chức năng ở).

Ngày 10 tháng 01 năm 2013, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có Thông báo số 20/TB-VP về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân, có nội dung chấp thuận cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Dự án đầu tư xây dựng Trường học công lập tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 03 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Kế hoạch số 53/KH-UBND về triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình, thành lập các Tổ công tác để triển khai dự án (5 Tổ công tác do Lãnh đạo Quận phục trách). Ủy ban nhân dân quận Tân Bình giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận phối hợp Văn phòng Tiếp công dân Thành phố công khai chủ trương đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất trên. Đồng thời, sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các trường hợp này sau khi Tổ công tác tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện triển khai dự án.

Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Kế hoạch số 201/KH-UBND về phối hợp xử lý, giải quyết khiếu nại đông người trên địa bàn quận Tân Bình. Do dự án chưa triển khai thực hiện nên chưa phát sinh khiếu nại liên quan đến dự án. Tuy nhiên, khu vực này hiện xảy ra tình trạng các hộ dân tự ý tổ chức xây dựng không phép các chòi tôn, công trình bán kiên cố bên trong khu đất cũng như dọc theo mặt tiền đường Chấn Hưng thuộc ranh dự án. Đồng thời, tổ chức mua bán, chuyển nhượng đất trái phép bằng giấy tay. Tất cả các trường hợp vi phạm này đều được Ủy ban nhân dân Phường 6 phát hiện kịp thời và lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không thể buộc tháo dỡ được vì vấp phải sự phản ứng rất gay gắt của nhóm người quá khích tại khu vực.

Ngày 11 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố có Văn bản số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án tại Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình có Văn bản số 1147/UBND-DA kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho phép Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tách Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng thành 02 Dự án riêng biệt, gồm: Dự án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu đất công trình công cộng và Dự án đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia. Về việc này, Ủy ban nhân dân thành phố đã chuyển văn bản trên đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để có ý kiến, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngày 21 tháng 7 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 508/UBND-QLDA-M về Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình theo hình thức đối tác Công - Tư (hợp đồng BT).

Liên quan đến việc xây dựng không phép và chuyển nhượng trái phép tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình, Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý như: Văn bản số 116/UBND-PCNC-M ngày 10 tháng 02 năm 2015, Quyết định số 372/QĐ-UBND-M ngày 10 tháng 6 năm 2015. Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện việc cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các hộ có vi phạm.

Kết quả kiểm tra, rà soát

Từ năm 2000 đến nay, có 16 người tự xưng đại điện cho 124 hộ dân canh tác trong khu vực vườn rau bưu điện Chí Hòa, Phường 6, quận Tân Bình thường xuyên tụ tập, lôi kéo các hộ khác tham gia đến các cơ quan chức năng của Thành phố để gửi đơn yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận quá trình canh tác hoa màu trên khu đất vườn rau với nội dung “có quá trình sử dụng đất từ năm 1955 đến nay, không tranh chấp” mặc dù đã được Ủy ban nhân dân Phường 6 xác nhận nội dung đơn cụ thể là “…đã canh tác hoa màu tại khu vực vườn rau bưu điện Chí Hòa Phường 6, quận Tân Bình. Thời gian từ năm 1976 cho đến nay”.

Mặc dù đã được các các cơ quan thuộc quận Tân Bình và Thành phố tích cực giải thích, đối thoại và  trả lời theo đúng quy định pháp luật nhưng các hộ dân vẫn liên tục làm đơn khiếu nại tập thể và tổ chức, tụ tập đông người đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố (Nay là Ban Tiếp công dân Thành phố), Sở Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đúng theo nội dung “có quá trình sử dụng đất từ năm 1955 đến nay, không tranh chấp”; đồng thời yêu cầu Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố tiếp 124 hộ dân tại khu vực này để giải quyết việc xác nhận quá trình canh tác, sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất.

Năm 2006, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Đua đã chủ trì cùng với Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Thanh tra Thành phố, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tiếp xúc với hơn 130 hộ dân để lắng nghe và giải thích, vận động.

Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 5201/BTNMT-ĐĐ phúc đáp với nội dung: “Khi Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất bãi Ăng-ten của Bưu điện Thành phố để làm đất ở, theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 thì người dân đang trồng rau, hoa màu của bãi Ăng-ten được hỗ trợ, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi", đồng thời xác định nội dung Tờ khai quá trình sử dụng đất và tờ xác nhận quá trình sử dụng đất theo mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo kèm theo Văn bản số 11193/TNMT-TTS là phù hợp và cần thiết, làm căn cứ để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.

Hiện nay, khu đất vườn rau tại Phường 6, quận Tân Bình đang được Ủy ban nhân dân quận Tân Bình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia (Theo Quyết định thu hồi và giao đất số 1824/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng phường 6; ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 20/TB-VP ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc chấp thuận cho lập dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 15 tháng 4 năm 2016, Thanh tra Thành phố tổ chức buổi làm việc với Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất công trình công cộng (khu đất vườn rau) tại Phường 6, quận Tân Bình. Tại buổi làm việc, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình có ý kiến như sau: Do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình dự kiến sẽ có khiếu nại đông người khi thực hiện Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình (Khu đất vườn rau), nên trước đây đã kiến nghị đưa vào danh sách vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo tiêu chí 3 (nêu tại Văn bản số 1644/TTCP-VP ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ) để giải quyết theo Kế hoạch 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa thực hiện, không có đơn thư khiếu nại (chỉ có nhiều người phản ánh về chủ trương thực hiện dự án tại các cơ quan nhà nước) nên đề nghị Thanh tra Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đưa vụ việc ra khỏi danh sách vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Những kẻ chống phá 'ngụy biện'

Lợi dụng tính phức tạp và nhạy cảm về đất đai, các đối tượng chống phá thực hiện có bài bản về việc kích động, hậu thuẫn, tuyên truyền nhằm 'xây dựng hình ảnh một số người dân' quyết 'bỏ mạng để giành giữ' đất. 

Chiêu trò quá quen thuộc của những kẻ chống phá là một mặt 'tạo dựng hình ảnh' để vu cáo, xuyên tạc, quy chụp và mặt khác 'kêu gào thảm thiết' trên mạng xã hội, internet. Rõ ràng, những kẻ chống phá mang danh 'có học' đuối lý trong vụ việc này nên chúng chỉ biết 'vu cáo', 'la làng' và ngụy biện bằng thuật ngữ 'đất đai thuộc sở hữu toàn dân'.

Với diễn xuất của một số 'người dân mất đất' và 'các phóng viên truyền hình tự xưng' các đối tượng như Dũng Trương (Trương Văn Dũng), Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Mỹ Hạnh, Võ Hồng Ly,... vừa phát tán vừa 'la làng' ăn vạ hòng kích động 'tâm lý' dư luận.

Trong những ngày tới, chúng tiếp tục chiêu trò diễn này trên mạng xã hội hòng 'đánh lừa' dư luận về cảm quan trong khi vụ việc đã được các cấp thanh tra toàn diện, có kết luận rõ ràng và giải quyết thấu tình đạt lý. 

Nguyễn Hùng

2019/01/01

LỜI KÊU GỌI PHẢN ĐỐI HOẠT ĐỘNG “TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH VNCH” CỦA DÒNG CHÚA CỨU THẾ (38, KỲ ĐỒNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH).

Kính thưa:
– Ông, bà, cô, bác và anh chị em giáo dân Giáo hội Công giáo Roma.
– Bà con nhân dân Việt Nam.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và tri ân những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với đất nước là một hoạt động truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta từ mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bao đời nay, lớp lớp những người đi trước đã ngã xuống và bằng máu xương của mình để xây dựng nên non sống đất nước, bằng máu của mình để tô thắm cho quê hương thêm tươi đẹp, vì lẽ ấy, lớp thế hệ cháu con hay những người được hưởng thụ những thành quả từ công lao to lớn và sự hy sinh của những anh hùng dân tộc “vị quốc vong thân” luôn ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn bằng những hành động “đền ơn đáp nghĩa” để xứng đáng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam giàu truyền thống “yêu nước và giữ nước”.
Nhưng, lịch sử dân tộc không ít lần chúng ta chứng kiến những kẻ “bán nước” vì tham vọng “vinh hoa phú quý” như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống và gần đây nhất là chế độ tay sai bù nhìn Việt Nam cộng hòa.
Việc Nguyễn Văn Thiệu – người đứng đầu chế độ tay sai bù nhìn VNCH tự nhận mình là lính đánh thuê là minh chứng rõ ràng nhất cho thân phận tay sai ngoại bang trên chính lãnh thổ, đất nước của VNCH.
Trong cuộc khủng hoảng vì liên tiếp bị cắt viện trợ Nguyễn Văn Thiệu nói:
“Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống cộng”
“Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập! ”
Nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng Hòa là không tránh khỏi.
Và không chỉ có Nguyễn Thiệu mà Nguyễn Cao Kỳ (thủ tướng VNCH) cũng đã thừa nhận rằng: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”
Thân phận đánh thuê của “chính phủ đánh thuê” VNCH như vậy là quá rõ! Thế nhưng, ở Việt Nam ngày nay vẫn còn những kẻ khóc mướn cho cái “chế độ đánh thuê” này và “quân lực đánh thuê” VNCH bằng việc tổ chức cái gọi là “tri ân thương phế binh VNCH” bằng tiền “quyên góp” hay “cưỡng ép” hay “lừa dối” đồng bào Việt Nam tại hải ngoại.
Trong nhiều năm nay hoạt động “tri ân thương phế binh VNCH” đều do Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam tổ chức! Nội dung hoạt động này ngoài trao tiền quá còn tổ chức khơi gợi hận thù chế độ, trả thù nhân dân, hoạt động biểu tình chống phá, xuyên tạc bịa đặt về chủ trương và đường lối của Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dòng Chúa Cứu thế là một Dòng tu của Giáo hội công giáo Roma với mục đích hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng nhưng lại tỏ ra thù hằn chế độ chính trị và có nhiều phát ngôn đòi lật đổ thể chế chính trị hiện tại ở Việt Nam. Những kẻ tổ chức hoạt động khơi gợi hận thù chế độ bằng việc tổ chức “tri ân thương phế binh VNCH” của DCCT hiện nay là những linh mục như: Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Lý, Đặng Hữu Nam, Trần Đình Lai, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Toản…. và nhiều linh mục khác, trong số đó có cả giám mục của giáo phận như: Nguyễn Thái Hợp ở giáo phận Vinh.
Mọi công dân Việt Nam đều được đối xử bình đẳng nếu thượng tôn pháp luật. Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều năm qua luôn có chủ trương đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc, hòa hợp và hòa giải các khác biệt sau chiến tranh. Chính vì vậy nên mọi chủ trương đều hướng đến mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh! Mục tiêu ấy của Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn nhiên không thể có sự trù dập nào mà còn thể hiện sự tiến bộ xã hội mà bất cứ xã hội nào cũng hướng đến.
Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác DCCT vẫn dùng các kênh truyền thông của mình để xuyên tạc, bịa đặt về chính sách và chủ trương của Nhà nước – của Đảng CS Việt Nam. Bên cạnh đó, DCCT còn tổ chức các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền như cái gọi là “Thánh lễ cầu cho công lý và hòa bình” hay “Tri ân thương phế binh VNCH”, lợi dụng tòa giảng để bịa đặt về đời tư của tiền nhân như xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo chính quyền Việt Nam.
Và mới đây, DCCT tại 38, Kỳ Đồng, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh lại tuyên truyền cho việc tổ chức “tri ân thương phế binh VNCH” vào ngày 17/7/2017. Hoạt động này chỉ cách ngày kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/2017 chỉ 10 ngày như là sự xúc phạm anh linh những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc đánh đuổi phát xít, thực dân và đế quốc.
Sự xúc phạm và khiêu khích này làm cho cộng đồng và xã hội, những người lương tri trong cả nước không thể chấp nhận được. Vì vậy, tôi kêu gọi:
1. Bằng lòng kính Chúa và giáo hội tôi mời gọi anh chị em giáo dân của giáo hội công giáo Roma không tham gia và phản đối hoạt động lợi dụng tôn giáo – lợi dụng giáo hội để trục lợi bằng tiền và trục lợi chính trị của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Kêu gọi các tu sĩ nam nữ và các Đức Giám mục hãy quan tâm đời sống mục vụ và đời sống chính trị bất xứng của các linh mục để các linh mục Dòng Chúa Cứu thế đi về đường ngay lành mà làm tốt chức Thánh là mục vụ cho giáo hội, phục vụ Thiên Chúa và chăm sóc đàn chiên của Người.
2. Bằng tinh thần dân tộc và yêu nước tôi kêu gọi các tổ chức đoàn thể và bà con nhân dân Việt Nam phản đối và phê phán mạnh mẽ hoạt động xúc phạm đến anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trong những ngày kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, phản đối và phê phán những hoạt động khơi gợi thù hận trong nhân dân và giữa người có đạo và không có đạo.
Tôi kêu gọi Phản đối những kẻ muốn “tri ân hay vinh danh thương phế binh VNCH!!!”
Trân trọng kính chào Ông, bà, cô, bác và anh chị em giáo dân giáo hội công giáo Roma.
Trân trọng kính chào bà con nhân dân Việt Nam!

2018/12/19

TGM Vũ Văn Thiên nói gì khi về Toà tổng GP Hà Nội?

Mõ Làng 


Theo tin chính thức từ Toà tổng GP Hà Nội: "Chiều Chúa nhật 16/12/2018, vào lúc 17h57 Đức Tân Tổng Giám mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên đã về tới Hà Nội trong không khí vui mừng của cộng đoàn dân Chúa. Mọi thành phần trong Tổng Giáo phận Hà Nội đã có mặt tại nhà thờ Chính Tòa chào đón Đấng chủ chăn mới của Địa phận.
Đón Đức TGM Giuse tại sân tháp nhà thờ Chính Tòa có Đức Hồng Y Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, cha Anton Nguyễn Văn Thắng, chính xứ giáo xứ Chính Tòa cùng cộng đoàn.

Tháp tùng Đức TGM Giuse từ Tòa Giám mục Hải Phòng có Đức Cha Lô-ren-xô Chu Văn Minh, quý cha trong Ban tư vấn, quý cha quản hạt, và đại diện các dòng tu và giáo dân. Cùng tháp tùng trong đoàn còn có quý cha và một số anh chị em giáo dân thuộc giáo phận Hải Phòng". 

Và với cuộc trở về hơn là tới này, bởi từ sau khi đi du học về từ Pháp thì Giám mục, nay là Tổng Giám mục Vũ Văn Thiên đã có gần 20 năm giảng dạy tại Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội với bộ môn thần học. Chính với sự gắn bó đó nên đấy cũng là lợi thế để khi trở về với cương vị cao hơn, vinh dự hơn ngài sẽ có nhiều hơn điều kiện để quản lý và phát triển Toà tổng giáo phận, kế thừa những điều mà người tiền nhiệm - Hồng y Nguyễn Văn Nhơn đã làm được trong suốt 8 năm qua. 

Và với nhiều tiết mục trong nghi thức nhận toà nên tân Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội Vũ Văn Thiên không có nhiều thời gian để phát biểu trước đông đảo chức sắc, giáo dân toà Tổng Giáo phận. 

Theo tường thuật của trang Tổng GP Hà Nội: "Sau những giây phút cầu nguyện trước nhan Thiên Chúa, Đức TGM Giuse đã ngỏ lời với cộng đoàn hiện diện. Lời chào thân tình của Đức TGM Giuse đến mỗi thành phần dân Chúa đã khai mở những tâm tình đầu tiên của vị chủ chăn đối với đoàn chiên của mình.

Ngài bày tỏ sự cảm kích trước hình ảnh Đức Hồng Y Phê-rô chờ đón ngài dù ngoài trời giá rét; ngài bày tỏ lòng biết ơn với Đức cha Lô-ren-xô đã thân hành cùng ngài từ Hải Phòng về Hà Nội như là “vị trưởng đoàn đi đón cô dâu về nhà chồng mới” – ngài dí dỏm sánh ví. Đối với ngài, sự đón tiếp thịnh tình của cộng đoàn là dấu chỉ về lòng yêu mến, sự hiệp thông, và kỳ vọng của mọi người, và điều đó càng khiến ngài cảm thấy lo lắng vì không biết mình có đáp ứng được không. Nhưng ngài bày tỏ sự vững tin vì, ngay khi ngài bước chân tới cộng đoàn, những lời cầu nguyện của cộng đoàn đã vang lên để cầu nguyện cho ngài.

Tiếp đó, Đức TGM Giuse đã nói đến vẻ đẹp của một giáo hội hiệp thông và phẩm trật. Một cộng đoàn cần người lãnh đạo theo gương Chúa Giê-su, mẫu gương về sự phục vụ.

Trước khi ngắt lời, Đức TGM Giuse đã xin mọi thành phần dân Chúa hãy cầu nguyện cho ngài, giúp đỡ ngài trong sứ vụ phục vụ dân Chúa tại Tổng Giáo phận Hà Nội, để gìn giữ những gì tiền nhân đã để lại và cùng nhau thăng tiến, ngài quả quyết, “vì nếu không có sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa, thì dù giám mục có nỗ lực đến mấy, kết quả cũng chỉ là một con số không tròn trĩnh”.

Sau khi ban phép lành trên cộng đoàn, Đức TGM Giuse đã trở về Tòa Tổng Giám mục. Với sự hiện diện của Vị chủ chăn mới trong ngày Chúa nhật của niềm vui, Chúa nhật thứ III Mùa Vọng, niềm vui của cộng đoàn được hiện rõ trên nét mặt mỗi người. Niềm vui ấy đan hòa cùng những ánh sao lung linh trải dọc khắp đường đi chuẩn bị đón Giáng sinh về". 

Hết trích. 

Mặc dù chưa thực sự nói nhiều nhưng với màn ra mắt, TGM Vũ Văn Thiên đã truyền tải tới cộng đồng dân chúa Toà tổng GP những thông điệp. Đó cũng là những điều mà ông sẽ bắt đầu cho quãng thời gian mục vụ sắp tới của ông tại Toà tổng giáo phận. 

Nổi bật hơn ca đó là việc ông mời gọi: “vì nếu không có sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa, thì dù giám mục có nỗ lực đến mấy, kết quả cũng chỉ là một con số không tròn trĩnh”. 

Sự cộng tác trong một chừng mực nào đó là đức vâng lời, sự vâng phục. Đó là chìa khoá giúp cho Tân Tổng Giám mục có thể hoàn thành sứ vụ của mình. Nhưng ở một góc nhìn khác thì đấy cũng là lời nhắc nhở với những ai bất tuân, không xem trọng quyền năng của chủ chăn tối cao của Toà tổng Giáo phận. Và điều này càng trở nên đáng lưu tâm hơn khi mới đây trong tình trạng trống toà sau khi Hồng y Nguyễn Văn Nhơn được Giáo hoàng cho nghỉ mục vụ, cá nhân TGM Vũ Văn Thiên chưa nhậm chức thì 17 Linh mục của Toà tổng GP đã tự ý đến trụ sở tiếp công dân Quận Hoàn Kiếm để kiến nghị liên quan đơn kiến nghị khẩn cấp về khu đát 29, Nhà Chung, Hà Nội... 

Và khi đã có sự mời gọi, nếu ai đó bất tuân thì với quyền năng của mình, tân TGM hoàn toàn có thể chiếu theo luật Giáo hội để xử lý thích đáng. 

Về thông điệp của TGM Vũ Văn Thiên trong cuộc gặp với Chủ tich UBND TP Hà Nội


Chỉ 1 ngày sau khi Tân TGM TGP Hà Nội Vũ Văn Thiên chính thức về nhận Toà tại Toà Tổng GP Hà Nội, người đứng đầu cơ quan hành pháp Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đến chúc mừng tân giám mục nhận chức mới đồng thời chúc mừng người Công giáo Hà Nội về dịp lễ Giáng Sinh sắp đến. 
Theo ghi nhận, sau lời chúc của ông Chủ tịch tới cộng đồng dân chúa Toà tổng GP, TGM Vũ Văn Thiên đã bày tỏ sự vui mừng, xúc động trước sự quan tâm của cá nhân Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cũng như lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền thành phố và địa phương. 

Tân Tổng Giám mục cho biết, việc nhậm chức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội là vinh dự rất lớn vì từ nay Tổng Giám mục được trở thành công dân Thủ đô, được phục vụ Tổng Giáo phận có truyền thống tốt đẹp, trong dịp mừng lễ Giáng sinh – lễ hòa bình của những người Ki tô giáo và của thế giới. Tân Tổng Giám mục cảm ơn những lời chúc mừng tốt đẹp của Chủ tịch UBND thành phố đối với cá nhân và bà con công giáo; chúc mừng thành phố đạt được những thành quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, hoàn thành và vượt 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh còn nhiều khó khăn.

Cũng tại cuộc gặp này, với tâm tình sẻ chia và giúp đỡ, Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên "hy vọng tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền thành phố và các cấp, ngành liên quan" trên nền tảng phát huy những điều mà người tiền nhiệm đã thực hiện được. 

Điều đặc biệt là cũng với ước mong đó, trong ngày nhận toà của mình, tân Tổng giám mục Vũ Văn Thiên đã kêu gọi sự cộng tác của mọi cộng đồng dân chúa TGP Hà Nội với mình trong thực hiện sứ vụ năng nề và vinh quang ông mới được giao phó. Bởi theo ông, "vì nếu không có sự cộng tác của mọi thành phần dân Chúa, thì dù giám mục có nỗ lực đến mấy, kết quả cũng chỉ là một con số không tròn trĩnh”. 

Và như thế không chỉ mời gọi đề nghị từ phía giáo hội cộng tác với mình, tân TGM Vũ Văn Thiên còn đề nghị từ chính chính quyền Hà Nôi nhân cuộc thăm, chúc mừng của đoàn công tác UBND TP Hà Nội. 

Lẽ dĩ nhiên nó sẽ nói ra, chuyển tải tới không ít điều. Trong đó điều dễ nhận biết chính là tinh thần cầu thị của tân TGM Vũ Văn Thiên. Nếu như ở phía giáo hội, ông cần ở hàng ngũ chức sắc dưới quyền, bà con giáo dân sự vâng phục, vâng lời thì ở chính quyền ông hi vọng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ. Hay nói cách khác, cùng ở tinh thần cộng tác nhưng với các chủ thể khác nhau cách thể hiện và cấp đó đã có sự khác biệt. 

Và không phải ngẫu nhiên mà GM Vũ Văn Thiên thể hiện điều đó, phải chăng ông đã nhận ra ở Tổng giáo phận Hà Nội trong tương quan với chính quyền không ít điều. Mà ở đó đa phần là sự thất thế của giáo hội đi kèm với hành vi thiếu chuẩn mực của một bộ phận chức sắc. Chính quyền đang giành thế thuận lợi, nhưng ông cũng hi vọng không vì thế mà chính quyền không quan tâm tới nhu cầu, nguyện vọng và giúp cho giáo hội thăng tiến. 

Với những gì đã truyển tải thì tin chắc người đứng đầu TGP Hà Nội có được một quãng thời gian đẹp tại Hà Nội. 

Tương lai của HAEDC từ phiên toà Phúc thẩm Nguyễn Trung Trực



Mõ Làng



Tin từ nhiều nguồn cho hay: Vào lúc 7 giờ 30 ngày 26/12/2018, Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng sẽ đưa Nguyễn Trung Trực ra xét xử phúc thẩm với tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự năm 1999. 

Tỏ ra khá sốt sắng với thông tin được công bố từ Toà án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, Hội Anh em dân chủ đã liên tục tán phát và phát đi những nhận định, đánh giá về phiên toà sắp tới. 
Theo đó, họ cho rằng, sẽ không có chuyện Trực được giảm án, mức án 12 năm tù giam được tuyên ở phiên sơ thẩm sẽ được giữ nguyên. 

Họ cũng ca ngợi, Nguyễn Trung Trực với tư cách là "người năng nổ trong nhiều công việc thiện nguyện như cứu trợ nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, và các đập thủy điện xả lũ gây hậu quả nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung" như một cách để biện hộ cho hành vi của Trực đã được Viện kiểm sát và hội đồng xét xử kết luận tại phiên sơ thẩm. 

Trước phiên toà sơ thẩm, với chứng cứ đã được chỉ ra (nhất là lời khai của số thành viên Hội anh em dân chủ đã bị sa lưới, xét xử trước đó như Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh) thì khả năng được giảm án của Trực sẽ rất khó có thể xảy ra. 

Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết: "Ngày 22/4/2013, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Đức Thạch đã thống nhất và thành lập tổ chức lấy tên là “Hội anh em dân chủ” (viết tắt là AEDC). Đến khoảng giữa năm 2015, được sự giới thiệu của Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Trung Trực được kết nạp vào Hội này.
Đối tượng Nguyễn Trung Trực. (Nguồn: FB). 

Quá trình tham gia Hội, Trực là thành viên tích cực hoạt động phục vụ cho mục tiêu chính trị của Hội, được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng và là Trưởng Ban điều hành chi hội AEDC tại miền Trung.

Để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chế độ cộng sản, xây dựng chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập, dưới danh nghĩa đấu tranh, cổ súy cho “dân chủ, dân quyền”, “bảo vệ môi trường”, Trực đã tích cực móc nối, đào tạo, phát triển lực lượng, hoàn thiện hệ thống tổ chức, liên hệ với các phần tử phản động lưu vong tìm kiếm tài trợ, tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kích động người dân tụ tập, biểu tình gây rối an ninh trật tự, đả phá nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam".

Bản án của Trực sẽ được tuyên vào ngày 26/12 tới đây sẽ là dấu chấm hết thực sự đối với đám cốt cán Hội Anh em dân chủ. Từ nay, không hiểu có kẻ nào lấy danh xưng của hội này để giương oai, giễu võ trước chính quyền. 

Còn đối với Nguyễn Văn Đài, từ nay gã sẽ đường đường chính chính làm Hội trưởng tổ chức chống đối này ở hải ngoại mà không có ngày trở về cố hương. 

Việt Nam - Vatican sẽ nâng cấp quan hệ lên Khâm sứ

Mõ Làng 

Trang tin của Tổng giáo phận Hà Nội cho hay: "Sáng ngày 18/12/2018, phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tòa Thánh dẫn đầu đã tới Hà Nội. Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã đón tiếp phái đoàn tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội vào lúc 8h15". 

Mục đích của phái đoàn Vatican trong lần đến VN lần này được cho là để "gặp gỡ và trao đổi với nhà nước Việt Nam trong khuôn khổ của cuộc họp hỗn hợp hai bên. Đây là cuộc họp của nhóm công tác hỗn hợp giữa Việt Nam và Tòa Thánh lần thứ 7". 


Cuộc họp đã diễn ra vào sáng ngày 19/12/2018. 

Ông Thủ tướng Chính phủ VN Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tiếp đón thân mật với đoàn. 

Tại đây, theo nguồn tin từ trang Thông tin Chính phủ: "Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn chủ trương đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của mọi người, đánh giá cao sự đóng góp tích cực, hiệu quả của đồng bào Công giáo Việt Nam trong sự phát triển chung của đất nước và nhấn mạnh chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo, trong đó có Công giáo hoạt động, phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này được thể hiện rõ qua sự phát triển về mọi mặt, các hoạt động sôi động và phong phú của các tôn giáo, trong đó Giáo hội Công giáo Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị Tòa thánh tiếp tục quan tâm, hướng dẫn cộng đồng Công giáo Việt Nam gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần nâng cao hình ảnh tốt đẹp của Công giáo tại Việt Nam và thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Tòa thánh phát triển.

Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Antoine Camilleri chuyển lời chào và lời chúc tốt lành của Giáo hoàng Francesco đến lãnh đạo đất nước và nhân dân Việt Nam nhân dịp lễ Giáng sinh.

Thứ trưởng bày tỏ vinh dự được gặp lại Thủ tướng và vui mừng thông báo chuyến công tác Việt Nam lần này ngoài việc thực hiện cuộc họp vòng VII, ông và phái đoàn Tòa thánh vừa dự lễ nhậm chức của Tổng Giám mục Hà Nội Joseph Vũ Văn Thiên.

Thứ trưởng Camilleri khẳng định Giáo hoàng Francesco và Tòa thánh luôn mong muốn quan hệ Việt Nam-Tòa thánh ngày càng phát triển và luôn khuyến khích cộng đồng Công giáo Việt Nam “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, tích cực đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước; khẳng định Giáo hoàng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam cũng như luôn mong muốn Giáo hội đồng hành và đóng góp cho thịnh vượng quốc gia.

Thứ trưởng cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đặc phái viên không thường trú của Tòa thánh hoạt động tại Việt Nam và tin tưởng trong thời gian tới, quan hệ giữa hai bên sẽ tiếp tục đạt được những bước phát triển mới.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng Giáng sinh và Năm mới tới Giáo hoàng Francesco và Thủ tướng Tòa thánh, Hồng y Parolin và bày tỏ mong muốn sớm được đón ngài Thủ tướng sang thăm Việt Nam". 



Mặc dù chưa tiết lộ bất cứ thông tin nào xung quanh cuộc làm việc hôm 19/12/2018, tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, quan hệ toà thánh với nhà nước VN đang đứng trước những bước phát triển mới, đáng mừng. 

Đặc biệt, những chia sẻ bên lề của một số nhà lãnh đạo Đảng cộng sản VN trong khuôn khổ các chuyến thăm và chúc tết dịp Lễ Noel 2018 hé lộ không ít điều. 

Theo đó, trong chuyến thăm chúc mừng Lễ Giáng sinh năm 2018 tại tỉnh Bình Dương hôm 19-12, Ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chia sẻ với chức sắc, giáo dân giáo phận Phú Cường, tỉnh Bình Dương như sau: "Chủ tịch Trần Thanh Mẫn cho biết, thời gian qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã có những bước tiến triển nổi bật, nhất là trong các chuyến thăm của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam tới Tòa thánh, gặp gỡ Đức Giáo hoàng và Thủ tướng Tòa thánh.

Đặc biệt, với thành công trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tới Tòa thánh Vatican, hai bên đã thống nhất sẽ nâng cấp Đại diện của Tòa thánh tại Việt Nam từ không thường trú lên Đại diện thường trú (xem thêm: http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Dong-bao-Cong-giao-Viet-Nam-cung-chung-tay-xay-dung-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-525430/). 


Tiếp đó, trong chuyến thăm và và chúc mừng Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh; thăm Giám mục phụ tá Đỗ Mạnh Hùng làm Giám quản Tông Tòa Tổng Giáo phận thành phố; thăm Hồng y Phạm Minh Mẫn nhân dịp Noel 2018 của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. "Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong năm 2018, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã thăm Tòa thánh Vatican, hội kiến Giáo hoàng Francis và gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin. 

Hai bên đã thảo luận và thống nhất về phương hướng tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh, tiến tới nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican từ mức Đặc phái viên không thường trú lên mức Đặc phái viên thường trú trong thời gian tới" (xem thêm: http://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Chu-tich-Quoc-hoi-chuc-mung-Giang-sinh-tai-Tong-Giao-phan-TP-HCM-525447/). 


Như thế có thể phỏng đoán rằng, mối quan hệ giữa hai bên nhiều khả năng sẽ được nâng lên cơ chế Đặc phái viên thường trú (tương đương với khâm sứ trước đây), thay vì cơ chế đặc phái viên không thường trú hiện nay. 

Và với sự nâng lên này, thì đồng nghĩa với việc Tổng giám mục Marek Zalewski sẽ có nhiều hơn thời gian khi vào Việt Nam. Đây cũng được cho là điều kiện hết sức quan trọng để hai bên tiến tới thiết lập cơ chế ngoại giao chính thức cấp Đại sứ quán. 

Nguyễn Tường Thụy không còn biết trơ trẽn là gì

PT@!
 Nguyễn Tường Thụy không còn biết trơ trẽn là gì

Chúng ra những người dân Việt Nam yêu màu cờ Tổ quốc, yêu bóng đá đang được tận hưởng những ngày của tháng 12 ngập tràn không khí của AFF Cup 2018, giải đấu mà Việt Nam chúng ta là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch. Người dân Việt Nam đang nghĩ về chức vô địch sau 10 năm chờ đợi từ chiến tích vang dội tại Mỹ Đình vào năm 2008. 

Đây cũng là dịp để chúng ta được thể hiện tình yêu với quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết dân tộc. Ấy vậy mà những con rận đói không từ mọi thủ đoạn, mọi thời điểm, lại dám lộng ngôn đúng lúc này. Điển hình là tên Nguyễn Tưởng Thụy, một trong những tên phản động chống phá điên cuồng. 

Nguyễn Tường Thụy viết: 

“Giải thích tại sao, bóng đá VN mới gọi là có vị trí ở khu vực mà đã điên lên thế, có nhiều ý kiến cho rằng, VN chẳng hơn thiên hạ được cái gì, cho nên chỉ hơn chút về bóng đá mới điên lên như vậy. Họ không tìm ra được niềm vui nào từ hiện thực đau khổ ở xã hội này nên mới hơn người chút thì tranh thủ để vui, để tự hào. Đây là một tâm lý có thật. 

Khi lên cơn cuồng như vậy, họ cố quên hết những gì tủi nhục, hổ thẹn của VN so với thế giới. 

Kể cả khi không có gì thì họ bung lên một lá cờ đỏ sao vàng khi thiên hạ ghi bàn thắng ở một giải đấu chẳng liên quan gì đến VN rồi la lên: “Tự hào quá VN ơi” thì đủ biết sự trơ trẽn đã ở mức nào.” 

Đọc xong mới thấy tên này chả hiểu gì về bóng đá Việt Nam và tinh thần của người yêu bóng đá hết. Xin thưa rằng, trong nhiều năm trở lại đây bóng đá Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, điển hình hình ngôi Á quân tại giả U23 Châu Á, tham dự giải U20 thế giới, cũng hằng loạt những trận đấu thăng hóa của lứa U19…tất cả đã đem người dân Việt Nam đến gần nhau hơn và chúng ta tự hào về điều đó. Nguyễn Tường Thụy lại dám dùng từ “trơ trẽn” để nố về tình yêu bóng đá, niềm tự hào đó của người dân Việt Nam, đúng là hắn đang thách thức tất cả rồi đây. 

Thụy đã viết:“Mỗi khi Việt Nam chiến thắng về môn bóng đá ở giải đấu nào, dù đá ở sân Mỹ Đình hay sân Thường Châu, hoặc ở sân nào đó, cơn bão ăn mừng chiến thắng đều nổ ra ở Hà Nội, Tp HCM và các tỉnh thành khác. 

Khi đó, với cổ động viên VN, VN là vô địch. Trong đầu họ, không chỉ vô dịch bóng đá (dù chỉ tưởng tượng) mà cái gì cũng vô địch. Cờ đỏ sao vàng đã đành, họ mang cả hình ông Hồ, ông Giáp ra để hù dọa thiên hạ.” 

Đúng là miệng lưỡi của đám dân chủ, buồn cho một kẻ như Thụy, chắc đói quá lên mạng khua môi múa mẹp nịnh bợ đám quan thầy hải ngoại kiếm mấy đông qua ngày. Chưa hết, chửi chưa đã, Nguyễn Tường Thụy còn theo thuyết âm mưu khi cho rằng chính quyền làm như vậy là nằm trong âm mưu lấy chiến thắng bóng đá để lấp liếm đi sự đau khổ trong đất nước đầy khốn nạn này? 

Chỉ có một câu cho Thụy: “Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”! Thật đúng là không còn biết trơ trẽn là gì./.

Hài hước chuyện "Trang mặt dày" lọt vào danh sách giải thưởng nhân quyền!

PT@!
Hài hước chuyện "Trang mặt dày" lọt vào danh sách giải thưởng nhân quyền!

Cái tên Phạm Đoan Trang có lẽ không còn quá xa lạ trong làng dân chủ Việt, với thành tích chống phá chính quyền của mình Trang được đám quan thầy hải ngoại tích cực sử dụng vào các hoạt động tuyên truyền chống phá Việt Nam trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Được biết mới đây Phạm Đoan Trang được là một trong 3 gương mặt được tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt nam đề cử nhận giải thưởng nhân quyền của tổ chức này. Trả lời đài phản động RFA, Phạm Đoan Trang nói: 

“Khi nhận giải này tôi hơi bối rối, vì không nghĩ rằng mình đã làm cái gì để nhận được giải này. Nhất là tôi nhận giải này với hai người nữa là nhà hoạt động môi trường và nhân quyền Hoàng Bình, nhà hoạt động cho quyền lao động Trần Thị Nga. Cả hai người vẫn đang ngồi tù với mức án rất nặng. Tôi thấy mình chưa làm được gì cả” 

Nghe những gì mà Trang nói có thể thấy sự coi thường pháp luật của dân chủ mặt mụn này. Nực cười hơn khi thị đi so sánh mình với những kẻ vi phạm pháp luật, càng cho thấy tư tưởng chống phá Nhà nước của Trang là như thế nào. 

Vào hồi đầu năm, cụ thể là ngày 14/2/2018, Phạm Đoan Trang đã được trao giải thưởng Homo Homini năm 2017 của tổ chức nhân quyền People In Need, trụ sở tại Praha, Cộng Hòa Czech. Đây là giải thưởng thường niên được trao cho những cá nhân có những hoạt động “đặc biệt” trong lĩnh vực nhân quyền. 

Tuy nhiên cũng giống như lần này, trên thực tế thì những đóng góp của Blogger Đoan Trang về vấn đề “nhân quyền” ở Việt Nam lại khiến chúng ta phải giật mình và ngao ngán. Bởi lẽ, bản chất của đám dân chủ là lợi dụng vấn đề nhân quyền, đấu tranh cho nhân quyền để hoạt động chống Nhà nước ta. 

Phạm Đoan Trang tên thật là Phạm Thị Đoan Trang, sinh năm 1978 trong một gia đình trí thức tại Hà Nội. Ngay từ khi còn nhỏ, Đoan Trang đã được gia đình tạo điều kiện cho ăn học để trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, chính Đoan Trang đã từ bỏ cơ hội đó và chấp nhận bán rẻ lương tâm của bản thân để tham gia hành nghề “dân chủ”. 

Trong đó, Phạm Đoan Trang đã tham gia vào trung tâm Voice của ông bầu Trịnh Hội ở Philippine. Đây thực chất chính là “cánh tay nối dài”, gây quỹ cho tổ chức khủng bố Việt Tân ở hải ngoại. 

Trong khoảng thời gian này, Đoan Trang đã được tổ chức khủng bố Việt Tân đưa ra nước ngoài huấn luyện, đào tạo về phương pháp đấu tranh bất bạo động nhằm phục vụ cho ý đồ chống phá lâu dài. Để đánh bóng tên tuổi và lấy lòng tổ chức, Đoan Trang đã tham gia hình thành lên cái gọi là “Mạng lưới blogger Việt Nam”, đồng thời vận động các chính khách phương Tây gây áp lực, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nguy hiểm hơn, Đoan Trang còn lợi dụng các vấn đề phức tạp về chính trị - xã hội như: khai thác bauxite Tây Nguyên, về chủ quyền biển đảo, lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo trắng trợn về thực trạng dân chủ, nhân quyền ở nước ta. 

Sau một thời gian ở nước ngoài, Đoan Trang đã trở về nước với vai trò "Chân rết" của tổ chức khủng bố Việt Tân tại Việt Nam với tuyên bố “hùng hồn” sẽ đấu tranh thúc đẩy cho cái gọi là “xã hội dân sự” ở Việt Nam. Blogger Phạm Đoan Trang đã có cuộc gặp với các cá nhân, tổ chức nước ngoài như: Ủy ban nhân quyền của Thượng viện Canada và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski. Tại những cuộc gặp gỡ và phỏng vấn này, Đoan Trang đã liên tục xuyên tạc, bóp méo về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam và kêu gọi các chính phủ các nước gây sức ép với nước ta, buộc nước ta phải trả tự do cho các đối tượng chống đối, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. 

Những hành động của Trang đã đi ngược lại lợi ich quốc gia dân tộc, phá hoạt khối đại đoàn kết toàn dân. Đằng sau giải thưởng là tiền, là những danh hão, là “vốn chính trị” tăng thêm cho cái áo khoác nhà “dân chủ”, “nhân quyền”. Bản chất của những kẻ ngụy dân chủ như Trang là cơ hội và lưu manh chính trị mà.

2018/12/12

Phóng sự chứng minh phạm nhân phản Quốc Trần Huỳnh Duy Thức không hề tuyệt thực

Tindautruongdanchu - Đoạn phóng sự do ANTV thực hiện và phát sóng vào tối ngày 11/12/2018 cho thấy phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức không hề tuyệt thực và bóc trần bộ mặt thật 'đánh bóng' của làng đấu tranh dân chủ cùng một số tờ báo thiếu thiện chí hà hơi, tiếp sức.



Đấu trường dân chủ đã có hàng loạt bài viết bóc trần bộ mặt thật của 'thủ đoạn' dùng chiêu bài 'tuyệt thực' của Trần Huỳnh Duy Thức vừa 'vu cáo chế độ giam giữ ở Việt Nam' nhưng đồng thời 'cậy nhờ' các thế lực can thiệp để có chiếc vé đi xuất ngoại tị nạn như những tù nhân mang danh 'tù nhân lương tâm' khác.

BBC đưa tin em trai Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng, chị gái nói là phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức chính thức ngưng tuyệt thực

ANTV đã làm một phóng sự thực tế cho thấy ngoài chế độ ăn ở trại, Trần Huỳnh Duy Thức vẫn sử dụng đều các sản phẩm, thực phẩm được gia đình tiếp tế cũng như được chăm sóc sức khỏe -khám định kỳ theo chế độ của trại  giam.

Thành Nam

2018/12/04

Tên tội phạm phản Quốc Vương Văn Thả 'hối hận' vì tin tên trùm khủng bố Đào Minh Quân