2019/03/14

Cần bảo vệ con trẻ trước ‘Thử Thách Momo’


Với hình ảnh được lan truyền rộng rãi được chuyển thể từ tác phẩm điêu khắc có tên gọi “Người phụ nữ chim” của một nghệ sĩ người Nhật Bản Keisuke Aisawa. Hình ảnh nhân vật được miêu tả như một người phụ nữ: có đầu người, mình gà, làn da nhợt nhạt, đặc biệt đôi mắt lồi, như những mô phỏng về người ngoài hành tinh. 


Ảnh minh họa

Chò trơi hướng dẫn, khuyến khích trẻ vị thành niên trơi trên ứng dụng WhatsApp, đăng nhập vào tài khoản có tên là MoMo; để cứu nhân vật thì phải vượt qua thử thách, bằng cách thực hiện các yêu cầu từ dễ, đến khó có cấp độ bạo lực tăng dần, kể cả phải hủy hoại bản thân mình, cao nhất là sát hại người thân và tự sát. Để làm được những điều lớn lao phi thường, cần phải bảo đảm bí mật, không được nói với các thành viên khác, kể cả người thân trong gia đình.

Vì tò mò, rất nhiều người đã tìm cách kết bạn với tài khoản này thông qua các số điện thoại được chia sẻ nhiều trên kênh YouTube và thử tìm cách kết nối để trò chuyện với nhân vật này, tạo thành một trào lưu lan truyền rộng khắp. Các tài khoản Momo sau đó cũng xuất hiện nhiều trên Facebook, Instagram, Twitter... Nhiều người cho biết đã bị ám ảnh khi tài khoản này, đôi khi nhận được các hình ảnh, các video kinh dị để trò chuyện với họ lúc nửa đêm hoặc đi kèm các dịch vụ ăn theo như: hướng dẫn cách kiếm tiền như, nhận ngay 100K từ MoMo cực kỳ đơn giản qua ứng dụng di động, thanh toán trực tuyến chuyển tiền nhanh, khi thực hiện các bước sau…

Thực tế đã có nhiều hậu quả đáng tiếc như: tự hủy hoại bản thân, ở mức độ cao nhất là sát hại người thân, tự tử đã xảy ra đối với con trẻ mà chưa thể thống kê cụ thể được; chò trơi đã tác động đến đối tượng trẻ vị thành niên chưa có nhận thức đầy đủ, chưa đủ kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân trước những lừa bịp. Khi tham gia vào các ứng dụng này thông tin cá nhân của người dùng đã bị chủ tài khoản Momo đánh cắp và khai thác để phục vụ mục đích trò trơi trở lên hấp dẫn hơn, người chơi thấy rằng nhân vật còn hiểu được suy nghĩ và tính cách của mình.

Các nhà chức trách và dư luận xã hội đều cho rằng “Chò chơi MoMo” là một biến thể từ thử thách “Cá voi xanh” từng gây nên nhiều cuộc tử tự của hơn một trăm thiếu niên tại Nga vào năm ngoái và đã du nhập vào Việt Nam; nhưng “Thử thách MoMo” có tốc độ lan truyền nhanh, cấp độ nguy hiểm hơn nhiều. 

Tác hại và mức độ nguy hiểm khi tham gia chò trơi MoMo thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết; trong môi trường công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, khi lượng người dùng ở lứa tuổi vị thành niên đang chiếm số lượng lớn, thì mối lo về những hệ lụy xấu là điều có thể nhìn thấy. 

Bởi vì, trẻ vị thành niên là đối tượng là mục tiêu để kẻ xấu, đối tượng kinh doanh lách luật tìm kiếm lợi nhuận về kinh tế; thế lực phản động chống phá hướng vào thế hệ chủ nhân tương lai của quốc gia dân tộc, chúng lừa dụ tác động, khuyến khích đông đảo nhiều người tham gia với nhiều chiêu trò hấp hẫn, do mải chơi trẻ bỏ bê việc học tập, kiến thức bị sa sút dẫn đến chán học, sự ham chơi dẫn tới hủy hoại tương lai của chính bản thân mình; tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực và có những hành vi gây hậu quả khôn lường; vô cảm với cuộc sống, sa rời những giá trị văn hóa truyền thống, nhân cách tốt đẹp, làm cho các bạn trẻ chìm đắm trong một thế giới ảo, có tư tưởng toan tính, thực dụng, gây rối loạn tâm lý, lệch chuẩn về đạo đức, nhân cách của con người mà gia đình, nhà trường, xã hội đã và đang dầy công xây dựng.

Để bảo vệ con trẻ trước những chò trơi độc hại trên không gian mạng cần có nhiều giải pháp mang tính đồng bộ: đối với quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần thực hiện nghiêm Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông Tư 24/2014/TT-BTTTT của Bộ TT-TT quy định về quản lý kinh doanh chò trơi trên mạng internet: quy định đối với doanh nghiệp, cá nhân cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có trách nhiệm tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi, khuyến cáo thời gian chơi một lần chơi; ngăn chặn gỡ bỏ các chò trơi độc hại, những hình ảnh, video phản cảm…. Đối với người chơi khi tạo tài khoản sử dụng dịch vụ trò chơi phải cung cấp thông tin cá nhân như họ, tên; ngày, tháng, năm, sinh, địa chỉ đăng ký thường trú, số chứng minh thư nhân dân hoặc số hộ chiếu, số điện thoại... Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi sẽ đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký.

Về phía gia đình và xã hội luôn đề cao công tác giáo dục, định hướng trong việc khai thác sử dụng các thiết bị, chương trình nối mạng phục vụ đúng mục đích; sự đồng hành của các bậc phụ huynh đối với con em mình trong sử dụng Internet phục vụ học tập, giải trí, không để văn hóa độc hại xâm nhập vào thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.

Tuấn Quang

NỐI GÓT "ĐẦM BẦU MAMI", ANH ĐOÀN CƯỜNG DÍNH CHƯỞNG

Khoai@

Mới hôm kia, một mẹ bỉm sữa chủ trang Fanpage "Đầm bầu thời trang Mami" đã bị xử lý phạt hành chính 20 triệu vì đăng tải thông tin, hình ảnh sai sự thật về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi tẩy chay thịt lợn vì có thể lây sang người, thì hôm nay đến lượt anh Đoàn Hùng Cường ở Quảng Ninh dính đòn. 

Tôi nghĩ có thể anh Cường tay to hơn thủ cấp nên không phân biệt được thật giả, vì quá lo lắng cho sức khỏe đồng loại nên nhặt được tút vãng lai của đám bán hàng online trên mạng, nên anh mang về treo lên tường lấy like, ra cái điều ta đây cũng tử tế, cũng thức thời, hiện đại, nắm được nhiều thông tin trên mạng. 

He he, đéo ngờ...trước anh thì đã có chị mẹ bỉm sữa đã phải bùi ngùi xóa tút, đăng lời xin lỗi và dĩ nhiên nộp phạt 20 củ theo quy định. Luật pháp vốn công bằng và vô cảm nên mẹ bỉm nộp bao nhiêu, tất nhiên anh sẽ phải chịu như thế. 

Chơi facebook tốt thôi, nhưng cũng đéo đùa được với pháp luật. Tối 10/3/2019, anh Cường tí táu tí mẻ thế nào vớ được quả ảnh thịt lợn thối, anh liền post lên tút và chua thêm dòng: "Mọi người cảnh giác nhé… trưa hôm nay cô mình mua thịt lợn ở chợ Hà Lầm về nấu ăn, về nhà thái thịt ra thì nó như thế này đây… Mọi người cảnh giác cao vì đã có dịch tả lợn về đến chợ Hà Lầm, Hạ Long rồi nhé". Dĩ nhiên, tút của anh được nhiều sự quan tâm của dân mạng và trở thành nguồn phát tán. Kể từ đây, anh chăm chỉ tương tác và hoan hỉ lắm lắm. Nhưng anh đéo ngờ cũng vì tút này mà anh bắt đầu vướng vòng lao lý.

Cũng là dân chơi facobook nhưng nhiều người không ngu, họ có kiến thức và nhanh chóng phát hiện tin của anh là thất thiệt, là phản khoa học và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp nuôi, chế biến và cung cấp thịt lợn ở trong và ngoài nước. Vậy là anh bị Sở 4T Quảng Ninh thông báo và yêu cầu đến cơ quan làm việc. Vào chiều 11/3 anh đã buộc phải gỡ nội dung thông tin sai phạm nêu trên khỏi tài khoản của mình.

Chỉ sau 1 ngày, vào chiều 12/3/2019, công an tỉnh phối hợp với Sở 4T đã làm việc và anh buộc phải công nhận đã đăng tải thông tin sai sự thật, vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Điều 8 Luật An ninh mạng. 

Đối diện với cáo buộc với đầy đủ chứng cứ này, nối gót mẹ bỉm sửa "Đầm bầu thời trang Mami", anh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 20 triệu đồng, theo khoản 3 Điều 64 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

Ngay sau buổi làm việc, anh Đoàn Cường Quảng Ninh đã đăng đính chính thông tin sai sự thật, đồng thời đăng tải thư xin lỗi những người theo dõi trên trang này. Anh cũng đề nghị những ai đã chia sẻ thông tin trên thì thu hồi lại để tránh gây mất an ninh trật tự xã hội, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, gây hoang mang trong cần lao và không vi phạm quy định về việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng xã hội như anh.

Như vậy đã có 2 Fbker dính đòn khi tung tin thất thiệt trên mạng xã hội. Nghe đâu còn một FBker khác quê tận Cà Mau đang đóng face trốn biệt. Nhưng tôi dự là không thể thoát.

TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI CÓ LINH MỤC TÂN TỔNG ĐẠI DIỆN

Cách đây mấy hôm, nguồn tin từ nhiều trang, trong đó có trang của Toà Tổng GP Hà Nội có loan báo thông tin: "Sau giờ Kinh Sách, quý cha đã theo sự hướng dẫn của Đức TGM Giuse bầu ra một vị để ngài bổ nhiệm làm Tổng Đại Diện. Sau cùng, Đức TGM Giuse đã chính thức bổ nhiệm linh mục Antôn Nguyễn Văn Thắng làm Tổng Đại Diện trong Tổng Giáo phận Hà Nội". 
Linh mục tân tổng đại diện TGP Hà Nội (Nguồn: FB). 

Vị Linh mục tân tổng đại diện Toà Tổng Gp Hà Nội được giới thiệu là người có quá trình, kinh qua nhiều vị trí từ cơ sở trước khi được bổ nhiệm: "Cha Tổng Đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1970, chịu chức linh mục ngày 08/09/2001. Với 18 năm trong sứ vụ linh mục đã qua, cha từng là Chánh Văn phòng Tòa Tổng Giám mục, Đặc trách Truyền thông của TGP, Giảng viên Đại Chủng Viện, Phó Giám đốc Đại Chủng Viện, và hiện là Cha xứ giáo xứ Chính Tòa từ năm 2016".

Đây cũng là động thái bổ nhiệm nhân sự đầu tiên của tân Tổng Giám mục Hà Nội Giuse Vũ Văn Thiên sau khi ông được Toà thánh bổ nhiệm về cương vị này thay cho Hồng Y Phê rô Nguyễn Văn Nhơn đến tuổi hưu dưỡng. 

Và là một vị Tân Tổng Giám mục có tuổi đời trẻ so với các chức sắc cùng chức vụ (TGM Giuse Vũ Văn Thiên sinh năm 1960) nên cương vị Tổng đại diện ngài chọn cũng có tuổi đời trẻ. Cũng vì lí do này mà trong một bình luận liên quan, trang Người Công giáo đã viết: "Cha tổng Đại diện là một người trẻ, ngài sinh năm 1970. Cho nên, ngài sẽ làm những điều hợp lẽ và hợp xu hướng. Đó cũng là điều mà đức Tổng Giuse kỳ vọng ở cha Antôn Tổng đại diện.

Việc thay máu tổ chức bộ máy, mà đầu tiên là cương vị Tổng đại diện được cho là bước đi hết sức cần thiết của đức Tổng Giuse. Và xem chừng ngài cũng đã có sự cân nhắc, tham vấn rất kỹ càng trước khi đi đến quyết định này sau một thời gian tựu chức tại TGP Hà Nội.

Hơn nữa, điều dễ thấy mà mặc dù tuổi đời tương đối trẻ nhưng cha Antôn Nguyễn Văn Thắng đã kinh qua nhiều cương vị từ Chánh Văn phòng Tòa Tổng Giám mục, Đặc trách Truyền thông của TGP, Giảng viên Đại Chủng Viện, Phó Giám đốc Đại Chủng Viện, từ năm 2016 là Cha xứ giáo xứ Chính Tòa. Điều đó cha Antôn đã được ghi nhận cao về mặt năng lực. Điều đó hết sức cần trong bối cảnh hiện nay, nhất khi sự tác động của các xu hướng đang chi phối đời sống đức tin của Giáo hội và cách riêng là Tổng Giáo phận Hà Nội"

TGP Hà Nội và cách riêng là địa phận Hà Nội đã có những bước đi hết sức thăng trầm trong quá khứ. Đã có lúc, có thời điểm họ đã không đội trời chung với chính quyền trong những bất đồng liên quan. Nhưng TGP đã thực sự ổn định hơn khi TGM mà sau này là Hồng y Nguyễn Văn Nhơn được bổ nhiệm làm TGM TGP Hà Nội. 

Kế tiếp những động thái tích cực dưới thời người tiền nhiệm, TGM Giuse Vũ Văn Thiên đang đưa TGP Hà Nội bước đi trong sự hài hoà và phát triển. Việc bổ nhiệm linh mục tân Tổng đại diện là một người trẻ, có uy tín, tiếng nói và ôn hoà vì thế ít nhiều cho thấy mục tiêu của TGP Hà Nội trong đường hướng mục vụ sắp tới. Hi vọng đấy cũng là tín hiệu tích cực và có tính dài hơi từ TGP Hà Nội và cách riêng là người đứng đầu TGP - TGM Vũ Văn Thiên. 

An Chiến

2019/03/09

Lộ bộ mặt bày trò 'dâng hương tri ân liệt sĩ' dưới chân các tượng đài nơi cộng cộng

(Tindautruongdanchu)-Chuẩn bị đến sự kiện Gạc Ma các nhà đấu tranh dân chủ lại hô hào trên mạng xã hội tổ chức sự kiện dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh... Có đúng là họ muốn dâng hương, tri ân hay muốn làm loạn gây rối....

Sự kiện 64 chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 lại tiếp tục được các nhà đấu tranh dân chủ 'sử dụng' như là một chiều trò để gây rối chống phá và năm nay vẫn không ngoại lệ. Họ hô hào, cổ động từ 'sớm' nhằm thu hút sự quan tâm, khích lệ người dân, thanh niên tham gia ủng hộ với cái mác 'dâng hương-tri ân-tưởng nhớ'.


Đối tượng Hoa Kim Ngo chia sẻ lời kêu gọi của nhóm Lê Hiếu Đằng 


Tại sao chúng tôi lại gọi hoạt động 'dâng hương-tri ân-tưởng nhớ' của đám dân chủ cuội này là lừa đảo, gây rối, chống phá ?

Hẳn vẫn chưa ai quên vào sáng sáng ngày 17/2/2019 Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành cho di dời lư hương dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo về đúng vị trí của nó tại đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại địa chỉ 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM. Ấy vậy, làng đấu tranh dân chủ đã và vẫn đang làm 'rùm beng' lên phê phán, chửi rủa, kêu gào... trên mạng xã hội đòi trả lại lư hương về chỗ cũ. 


Tại sao họ lại kêu gào ? Có lẽ ai cũng nhận ra đúng vào ngày 17/2/2019 theo kế hoạch các nhà đấu tranh dân chủ sẽ tổ chức dâng hương ở chân tượng đài Trần Hưng Đạo để 'tri ân-tưởng nhớ' các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh chống quân Trung Quốc xâm lược năm 1979 nhưng lư hương lại được UBND thành phố HCM cho di dời ngay từ đầu giờ sáng nên các nhà đấu tranh dân chủ không có chỗ để 'dâng hương-tri ân-tưởng niệm'. 



RFA lại vô lối 'can thiệp' vào hoạt động văn hóa của người dân Việt Nam. Việc di dời lư hương là cần thiết vì đây không phải là nơi thờ tự, hoạt động tín ngưỡng mà là tượng đài gắn liền với đường phố và cảnh quan kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ cúng an vị lư hương Trần Hưng Đạo tại đền thờ Đức Thánh Trần trưa ngày 20/2/2019 diễn ra trong gần một giờ - Ảnh: B.M


Điều trớ trêu thay, đền thờ Trần Hưng Đạo ở địa chỉ 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM thì không hề có một bóng dáng nhà đấu tranh dân chủ nào có mặt để làm lễ dâng hương như 'lòng thành mà chúng vẫn kêu gào', thậm chí ngày 17/2 khi lư hương đã được di dời cũng không hề có một nhà đấu tranh dân chủ nào đến đền thờ Trần Hưng Đạo. Điều này đã khẳng định rằng, họ chỉ muốn 'gây rôi ở nơi công cộng, nơi đông dân cư qua lại, nơi đường phố' chứ họ đâu muốn làm ở những nơi cần làm, nên làm như đền thờ Trần Hưng Đạo. 


Đúng như Đấu trường dân chủ đã đưa ra lời thách "đố các nhà đấu tranh khoác áo dân chủ' đến đền thờ Trần Hưng Đạo để dâng hương, tưởng niệm, tri ân anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc ở đây khi có mỗi sự kiện lịch sử. 


Vào ngày 8/3/2019, đối tượng Hoa Kim Ngo (một tài khoản facebook) đã phát tán thông báo của nhóm Lê Hiếu Đằng về việc tổ chức dâng hương tượng niệm, tri ân các chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma ngày 14/3/2019. Địa điểm tổ chức không phải là đền thờ Trần Hưng Đạo ở địa chỉ 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM mà lại ở đền thờ Các Vua Hùng ở công viên Tao Đàn, Quận 1 thành phố HCM.


Đền thờ Các Vua Hùng ở công viên Tao Đàn , Quận 1 thành phố HCM cũng là nơi công cộng, nhiều người dân qua lại, vui chơi nhân ngày lễ, tết... Vậy, cũng ở quận 1 sao họ không đến địa điểm đền thờ Trần Hưng Đạo ở địa chỉ 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1 để dâng hương, tri ân ? 


Thật nực cười cho những kẻ 'vác loa mồm' nếu như trước đây vẫn còn lư hương ở dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo họ vẫn hô hào, kêu gào tổ chức dâng hương nay lư hương về đúng vị trí họ lại không tới mà lại chọn địa điểm khác? Câu trả lời chắc ai cũng rõ khi biết rằng 'họ kiếm cơm, kiếm cháo' bằng những hình ảnh 'có chất lượng'. Hình ảnh 'có chất lượng' ở đây là gì và vì sao hải ngoại chỉ trả tiền cho những hình ảnh này thì rõ ràng hành động của các nhà đấu tranh dân chủ khi tiến hành kêu gào nơi tổ chức 'dâng hương, tri ân' thì đã quá rõ ràng. Mặt khác, chỉ những nơi đông người vui chơi, qua lại mới là nơi để chúng 'dễ bề' thực hiện hành vi gây rối....


Thật đau lòng khi những kẻ táng tận lương tâm bán rẻ cả lương tâm, phẩm hạnh, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thậm chí cả những người đã khuất từng hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Thử hỏi, thân nhân gia đình liệt sĩ, người dân Việt Nam có thấy đau lòng khi họ 'sử dụng các liệt sĩ' như là trò hề để họ 'kiếm cơm, kiếm gạo', họ phỉ báng vào chính truyền thống thờ cúng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 


Chúng tôi kêu gọi người dân Việt Nam nói chung, người dân Thành phố nói riêng nhất là những nơi có tượng đài ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... bằng hành động thiết thực của mình bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc quyết không để cho bất kỳ một ai 'xúc phạm' vào các anh linh liệt sĩ. Nếu họ thực lòng dâng hương - tri ân - tưởng niệm sao họ không đến các gia đình liệt sĩ hoặc đến các nghĩa trang liệt sĩ để dâng hương, tri ân và tưởng niệm. Do đó, chúng ta quyết không để cho những kẻ giả nhân, giả nghĩa bày trò trước mắt người dân Việt Nam. 


Đồng thời, đề nghị Thành phố ban hành quy chế hoạt động ở những nơi thờ các vị vua, các vị tướng, các điểm tâm linh trong nội thành, nhất là nơi công cộng, nơi sinh hoạt tập trung đông dân cư nhằm chấn chỉnh các hoạt động làm ô uế nơi tâm linh, những hành vi phản văn hóa, hành vi chống phá về văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.


Thành Nam

2019/03/08

Thân gửi những nữ dân chủ Việt nhân ngày 8/3! PT@!

Thân gửi những nữ dân chủ Việt nhân ngày 8/3!

Ngày 8/3 hàng năm được chọn là ngày để tôn vinh những người phụ nữ - một nửa xinh đẹp của thế giới. Vào ngày này, chị em phụ nữ không chỉ được gia đình, bạn bè gửi tới những lời chúc tốt đẹp nhất mà họ còn được tất cả mọi người tri ân vì những công lao, đóng góp cho gia đình và xã hội. 

Người phụ nữ Việt Nam càng vô cùng đặc biệt. Họ không chỉ giỏi việc nước, đảm việc nhà mà còn sẵn sàng chiến đấu, hi sinh khi Tổ quốc lâm nguy. Với truyền thống "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", trong thời kỳ chiến tranh, Việt Nam chúng ta có một "đội quân tóc dài" khiến kẻ thù run sợ, thế giới nể phục. Bước vào thời bình, những người phụ nữ ấy lại cùng với gia đình, xã hội thi đua lao động, học tập đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Với đức hi sinh cao cả, người phụ nữ Việt Nam luôn là những tấm gương, là những bông hoa đẹp nhất trên thế giới. Thế nhưng, có những người lại đi ngược với cái chung đó. Họ tự xưng mình là những nhà dân chủ đấu tranh đòi công lý, tự do nhưng thực chất là các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, chống phá sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có thể kể đến như: Cấn Thị Thêu, Phạm Thị Đoan Trang, Trần Thị Nga, Phạn Thanh Nghiên, Hoàng Thục Vy... 

Họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng để làm những điều vô nghĩa với xã hội, đi ngược lại lợi ích chung của quốc gia, dân tộc. Họ chấp nhận mang tiếng xấu trước cộng đồng xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật chỉ vì lợi ích cá nhân (nhận tiền tài trợ từ các tổ chức dân sự nước ngoài). Họ tự làm cho bản thân mình khác biệt với xã hội mà không hề biết rằng: sự khác biệt đó không tạo nên giá trị, mà ngược lại nó phi giá trị, thậm trí nó trở nên, trở thành "dị biệt".

Than ôi! cũng một kiếp người, sao không sống cuộc sống bình thường như bao người phụ nữ khác, vui vẻ, quây quần bên gia đình, người thân; lao động, học tập dựng xây quê hương, đất nước. Ngộ nhận, ảo tưởng sức mạnh, mơ giấc mơ đổi đời bên xứ sở cờ hoa ư? Họ chắc đang tự huyễn hoặc chính bản thân mình./.

Tin vui 8/3: Lm Đặng Hữu Nam làm thơ chúc vợ?!

Mõ Làng 

Đã dấn thân vào nghiệp tu hành (trong đạo Công giáo) thì ứng viên phải đảm bảo và cam kết thực hiện 3 điều: Độc thân, khổ hạnh và vâng lời. Đó cũng là điều mà bất cứ một Linh mục nào cũng phải thực hiện đến khi "về bên chúa", hưởng tôn nhan chúa. Và bất cứ ai phạm phải đều phạm giáo luật và bị xử lý đích đáng theo luật vạ tuyệt thông. Có người sẽ bị dừng sứ vụ Linh mục 1 thời gian, có người sẽ bị treo chén vĩnh viễn nếu phạm phải. 

Đời sống độc thân của Linh mục vì thế là ngĩa vụ nhưng cũng là nét riêng có của chức sắc tôn giáo này! 

Hiểu được như thế để thấy, đã là Linh mục thì hầu hết các họ ít khi để ý đến người khác giới; họ cũng tự răn mình không được vượt qua giới răn đó. Vậy mà Lm Đặng Hữu Nam, Quản xứ Mỹ Khánh, GP Vinh mới đây lại khiến cho nhiều người ngỡ ngàng khi chia sẻ bài thơ "CHÚC MỪNG NGÀY 8/3" trên Fb cá nhân (Nam Anthony), xem ảnh dưới: 

Thông tin này thêm một lần nữa khiến cho những đồn đoán Linh mục này bí mật có con riêng có thể có chút phần đúng đắn. 

Theo đó, cách đây cũng khá lâu xuất hiện đồn đoán, Linh mục Đặng Hữu Nam có con riêng với một người phụ nữ tại Nghệ An. Ông đã lén lút chăm, nâng đỡ hai mẹ con người này. 

Đáng nói hơn, đứa bé được cho là con của Linh mục này có dáng hình khá giống với Linh mục Đặng Hữu Nam (xem ảnh dưới). Và cho đến nay tin đồn đó vẫn được nói ra dù không có bất cứ nguyên cớ nào để buộc tội và áp dụng các hình thức của giáo hội đối với ông này. 
Lm Đặng Hữu Nam bên cạnh đứa con tin đồn (ảnh mạng). 


Sự việc đã có dịp lắng đi nhưng với bài thơ này khiến nhiều người dấy lên suy nghĩ, không phải tin đồn kia là vô cớ và bậy bạ. Không có lửa thì đời nào có khói! 

ĐÀ NẴNG: TIẾN SĨ TRẦN ĐỨC ANH SƠN BỊ KHAI TRỪ ĐẢNG VÌ THÔNG TIN SAI TRÁI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Khoai@

Anh tự nguyện viết đơn xin gia nhập đảng và hứa sẽ tuân thủ các quy định của đảng. Khi là đảng viên, anh buộc phải chấp hành các quy định đó. Cũng như anh tham gia một tổ chức chính trị xã hội nào đó, anh sẽ phải đọc cẩn thận các quy định của tổ chức này, nếu đồng ý anh mới được tham gia. 

Đảng có điều lệ, có nguyên tắc và các quy định những điều mà đảng viên không được làm. Anh Tiến sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP.Đà Nẵng đã vi phạm những quy định này. Anh đã viết, đăng tin, bài không đúng với quan điểm của Đảng trên mạng xã hội Facebook. Vì lý do này anh bị khai trừ đảng.

Hôm nay, ngày 8/3/2019, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng vừa họp và có quyết định thi hành kỷ luật anh Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội TP.Đà Nẵng. Hình thức kỷ luật là khai trừ ra khỏi đảng vì đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng trên mạng xã hội Facebook.

Theo quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng: "ông Trần Đức Anh Sơn đã viết, đăng tin, bài sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên mạng xã hội Facebook; vi phạm quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và vi phạm quy định Ban Thường vụ Thành ủy TP.Đà Nẵng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp".

Ban Thường vụ TP.Đà Nẵng cho rằng "vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan nơi TS.Sơn sinh hoạt, công tác".

Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng quyết định khai trừ đảng đối với anh Trần Đức Anh Sơn.

Trước đó, ngày 29/1/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã họp kỳ họp thứ 20. Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với TS.Trần Đức Anh Sơn do ''viết và đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước''.

ANH KHUẤT VIỆT HÙNG: CHÚNG TA ĐANG TỰ TƯỚC MẤT VŨ KHÍ BẢO VỆ PHÁP LUẬT CỦA MÌNH

Khoai@

Báo Tiền Phong vừa có bài "Ông Khuất Việt Hùng đề xuất xử phạt người vi phạm không cần chứng minh". Tuy nhiên, đọc nội dung thì không phải như vậy. 

Tra cứu thông tin này từ các nguồn khác cũng cho thấy, ông Khuất Việt Hùng không nói "Xử phạt người vi phạm không cần chứng minh". Anh Hùng chỉ muốn đề cập đến việc hoàn thiện pháp luật để đảm bảo việc xử phạt được nghiêm minh và bảo vệ cho lực lượng chức năng khi thực thi công vụ.

Phóng viên đặt tiêu đề như trên làm người đọc hiểu sai vấn đề và tạo dư luận chĩa mũi nhọn vào cá nhân ông Khuất Việt Hùng.

Link kiểm chứng:

Tôi thấy anh Khuất Việt Hùng nói không sai. Không có đâu như ta, khi CSGT dừng phương tiện thì người vi phạm lại đòi kiểm tra giấy tờ của CSGT, gí camera vào mặt rồi vặn vẹo gây khó dễ. Không đâu như ta, báo chí hay biến chuyện trấn áp người chống đối pháp luật, thậm chí là tội phạm thành chuyện công an đánh dân. Cũng không có ở đâu như ta, CSGT bị tước sạch vũ khí và bị biến thành tâm điểm của gạch đá. Để khắc phục tình trạng trên, hãy học các nước văn minh trên thế giới mà làm. 

Giải trình tại Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, anh Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia đề cập đến 2 nội dung pháp lý quan trọng cho việc xử phạt nghiêm minh những người vi phạm và hành lang pháp lý cho lực lượng chức năng mà chủ yếu là CSGT. 

Sở dĩ anh Hùng đề cập đến 2 nội dung này vì thực tế khi bị dừng phương tiện hay bị phạt thì người vi phạm không chấp hành (một biểu hiện của việc chống đối) mà "lạm dụng quyền giám sát của dân" để gây khó dễ cho CSGT khiến cho việc xử phạt không thể thực hiện được. Và khi người vi phạm hoặc người dân bị kích động, dẫn đến quá khích hoặc chống đối thì lực lượng chức năng (CSGT) không thể thực thi nhiệm vụ của mình, kể cả khi bị tấn công nguy hiểm đến tính mạng cũng như khi danh dự uy tín của ngành công an bị xúc phạm.

Vụ tai nạn giao thông ở Sa Pa, Lào Cai vừa qua là ví dụ sống động về hiện tượng này. Người gây ra vụ tai nạn đó cũng chính là người đã tử vong. Người dân kéo ra kích động, chống đối lực lượng thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự đồng thời đòi phạt vạ 400 triệu mới cho mang xác đi. Rõ ràng lực lượng chức năng thấy dân sai nhưng "không dám" trấn áp. 


Xin hỏi các anh chị, nếu nổ súng trấn áp thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu có đơn thuần là người nổ súng trấn áp sẽ mất mạng, mất nghề hay sau đó là vụ bạo loạn cục bộ để các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo chế độ?

Trên thực tế, hiện tượng mà anh Hùng đề cập là có thật, xảy ra rất nhiều. Nhiều người cho rằng, người dân và báo chí  đã "lạm dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin" để lan tỏa những hình ảnh về sự chống đối của người vi phạm bao gồm cả việc "cãi nhau" hay "đánh nhau" với lực lượng chức năng vô tình cổ súy cho các hành vi chống đối. 

Tại phiên giải trình, anh Hùng khẳng định, việc xử phạt nghiêm các vi phạm sẽ là “động lực để thay đổi hành vi” của người tham gia giao thông, và cũng là cái để người dân “soi” vào. Để làm được điều đó, anh Hùng đã mạnh dạn đề nghị "xem xét lại các quy định pháp luật hiện nay, tạo hành lang pháp lý minh bạch cho lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ".

Anh Hùng cho rằng, "quy định hiện nay của chúng ta về việc yêu cầu người xử phạt vi phạm giao thông là phải chứng minh vi phạm, điều này đang đi ngược lại với các nước. Bởi thông thường về mặt hành chính thì cứ xử phạt đã, còn nếu thấy việc xử phạt đó không đúng thì người bị xử phạt có thể kiện ra toà". Câu nói này của anh Hùng bị báo chí cắt xén, chỉ lấy phần đầu làm ý chính của tiêu đề bài báo, làm dư luận hiểu sai.

Anh Khuất Việt Hùng nhấn mạnh, nếu giải quyết được chỗ này thì mới tạo được nền tảng pháp lý cho lực lượng thực thi công vụ. "Cái này rất quan trọng, không đơn giản một chút nào. Tôi chứng kiến rất nhiều chuyện tranh cãi nhau và người vi phạm cứ quay, dí camera vào mặt cảnh sát, cố gắng tạo ra dư luận xã hội" và "bảo vệ pháp luật mà đi ra cãi nhau với ông say rượu thì sao cãi được, với người cố tình cũng không cãi được. Nếu phạt sai thì người dân có quyền kiện. Ta có cơ chế để người dân kiện người xử phạt sai ra toà cơ mà", anh Hùng nhấn mạnh.

Ở nội dung thứ hai, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia thấy lạ là, cảnh sát giao thông của chúng ta gần như phải có lực lượng đi bảo vệ, vì chúng ta quy định rất nhiều điều kiện chặt chẽ trong vấn đề sử dụng công cụ hỗ trợ và sử dụng vũ khí.

So sánh với các quốc gia văn minh, anh Hùng cho biết, với các nước như Đức, Thuỵ Sỹ, Mỹ… người ta đề nghị dừng xe và để tay lên trên, nếu không chấp hành, anh có thể bị trấn áp ngay. Nhưng ở ta, nếu CSGT có trấn áp một tí, lúc đó lại là cảnh sát đánh dân, lại trở thành câu chuyện rất lớn.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc này, anh Hùng nói: "Nếu không truyền thông cái này chúng ta đang tự tước mất vũ khí bảo vệ pháp luật của mình".

Đó là 2 nội dung cũng là 2 đề xuất của anh Khuất Việt Hùng, mà người viết bài này cho rằng là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho pháp luật về an toàn giao thông được thực thu nghiêm túc. Và cái đích cuối cùng của nó là đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người dân tham gia giao thông cũng như an toàn tính mạng cho lực lượng chức năng khi thi hành công vụ.

Cần nhấn mạnh rằng, đây mới chỉ là đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật, quyền quyết định là của Quốc hội. Đương nhiên, khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật thì những nhà làm luật sẽ phải cân nhắc để tránh việc lực lượng chức năng có thể lạm quyền hoặc nảy sinh tiêu cực. Vì thế, người viết cũng cho rằng, chuyện pháp luật thì hãy cứ học các nước văn minh như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Thụy sĩ.

Thanh minh không hành nghề “phản động”, thành viên nhóm “đánh BOT” tố Việt Tân bán đứng đồng bọn!

Loa Phường

Trên facebook Trương Quốc Phong – thành viên nhóm “đánh BOT” do Trương Châu Hữu Danh cầm đầu đã lên tiếng phủ nhận bản thân y không nhận hỗ trợ của Việt Tân, tố cáo Việt tân đã lợi dụng hình ảnh cá nhân anh ta PR cho tổ chức nên mới bị “mang tiếng” là được Việt tân hậu thuẫn đi “đánh BOT”!


Trích dẫn bài viết “Tổ chức Việt Tân đứng sau giật dậy “nhóm người lạ” đếm xe ở BOT Ninh Lộc” trong đó một xẻ hầu hết các thành viên nhóm “đánh BOT” này đều dính dáng đến các tổ chức là “cánh tay nối dài” của Việt tân như “NO-U”, “Hội anh em dân chủ” và nhận định Việt tân đứng sau, hậu thuẫn nhóm “đánh BOT” này. Trong đó có hình ảnh cá nhân của facebook Trương Quốc Phong và bằng chứng anh này từng “cộng tác” với Việt Tân. Trương Quốc Phong phủ nhận việc anh ta cộng tác hay nhận hỗ trợ từ Việt Tân; tố cáo việc Việt tân lợi dụng hình ảnh anh ta tham gia chuyến đi “học kinh nghiệm chuyển đổi dân chủ” ở Myanmar để PR cho tổ chức, nay lại bị chính dân chúng phát hiện ra với nhận định không đúng về động cơ đánh BOT. Cùng với đó, facebook Trương Quốc Phong cũng “nhận định” rằng Việt tân đã lạm dụng và công bố các hình ảnh ông ta tham gia chuyến đi được Việt tân tổ chức và tài trợ này, cung cấp “vũ khí” cho chính quyền tố cáo ông ta, làm lộ thân phận “đi theo Việt tân” của ông ta…
Kỳ thực, dù ông ta có thanh minh cỡ nào cũng không thể phủ nhận việc ông ta đã nhận trợ cấp từ Việt tân mới có thể tham gia vào đoàn học kinh nghiệm lật đổ cộng sản ở Myanmar do Việt tân tổ chức. 
Việc phủ nhận Việt tân không tài trợ cho nhóm “đánh BOT” cũng như Việt tân hậu thuẫn nhóm này bằng cách tố Việt tân “bán đồng bọn” chứng tỏ “Trương Quốc Phong” đang thể hiện sự bất mãn với Việt tân làm lộ ông ta, rồi gieo nghi vấn “Việt tân” bắt tay với “Việt cộng” ám chỉ (chính quyền VN hiện nay) để câu móc, bán đứng cơ sở trong nước là cánh tay nối dài của Việt Tân,…
Xem ra Việt tân ngày càng trở thành tổ chức lộn xộn, bát nháo. Hoặc là tổ chức này tìm đủ mọi cách để phỉnh/lừa người tham gia tổ chức của mình rồi “bán đứng” bằng việc PR truyền thông để kiếm danh kiếm tiền bằng việc “đốt” đồng bọn. Hoặc là tổ chức này ngày càng bát nháo, đám bậu xậu “ăn lương hưởng lộc” sẵn sàng bán đứng, bán rẻ, sỉ vả Việt tân để bảo vệ “uy tín” của bản thân? Nói chung mỗi phương án đều cho thấy, chẳng qua là kẻ cắp gặp bà già, phường đi với ma mặc áo giấy cả mà thôi.