2019/01/12

Cảnh giác với những bài viết "thông báo bảo mật" chia sẻ tràn lan trên Facebook

Mạng xã hội mang đến nhiều thông tin hữu ích, nhưng đồng thời cũng có rất nhiều thông tin xấu độc, sai sự thật, được lan truyền với những mục đích xấu. Người dùng cần hết sức cảnh giác.


Gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội Facebook cho biết họ nhìn thấy xuất hiện trên timeline các bài viết về "thông báo bảo mật chính" từ Facebook, được chia sẻ rộng rãi.
Những bài viết này thường được mở đầu với dòng chữ in hoa: "Thông báo chính thức", và có nội dung đại loại như "Facebook vừa phát hành giá khởi điểm: 5,99 USD để giữ trạng thái của bạn đổi thành "riêng tư". Nếu chia sẻ thông tin này lên tường, người dùng sẽ được cung cấp "miễn phí".
Một số thông báo ghi chú: "Tất cả các thành viên phải đăng tuyên bố này ít nhất một lần, bạn sẽ mặc định cho phép hình ảnh cũng như thông tin chứa trong trạng thái cả công khai lẫn cá nhân của mình được sử dụng."
Bên cạnh đó, những thông báo này còn đề cập tới nhiều vấn đề về thông tin riêng tư và thông tin bí mật. Một số thậm chí đe dọa "nếu vi phạm quyền riêng tư có thể bị trừng phạt bởi luật pháp (UC 1-308 1 308-103 và quy định Rome)".
Dòng thông báo chứa nội dung sai sự thật, dễ gây hiểu lầm, có nội dung liên quan tới vấn đề quyền riêng tư, được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Facebook.

Khi đọc kỹ những dòng thông báo như thế này, có thể thấy rằng đa số có nội dung khó hiểu, dễ gây nhầm lẫn, ngữ pháp lủng củng - giống như được dịch tự động từ một văn bản tiếng Anh, chứ không phải do một người nào đó viết nên.
Đáng chú ý, các dòng trạng thái với nội dung tương tự cũng được tờ Business Insider của Mỹ phát hiện và cảnh báo trong một bài viết đăng tải từ hồi tháng 9/2015. Tờ báo này cho biết đây đều là những thông tin lừa đảo, sai sự thật, không bắt nguồn từ bất kỳ một cơ quan ngôn luận, cũng như từ chính Facebook.
Trước đó, Facebook đã có một thông báo vào năm 2012  đề cập tới vấn đề này, nói rằng "Bất cứ ai sử dụng Facebook đều sở hữu, cũng như có quyền kiểm soát nội dung và thông tin mà họ đăng tải, như đã nêu trong các điều khoản. Đó là chính sách của chúng tôi và nó luôn như vậy".

Business Insider cảnh báo về vấn đề tương tự trong một bài viết đăng tải hồi tháng 9/2015.

Do vậy, có thể khẳng định rằng Facebook không hề đưa ra thông báo nào yêu cầu người dùng phải chia sẻ, cũng như không có chuyện phải trả phí để đưa tài khoản về trạng thái riêng tư.

Người dùng mạng xã hội cần lưu ý rằng hoàn toàn không cần thiết và cũng không nên chia sẻ những thông tin nêu trên. Thay vào đó, chúng ta hãy nhấn nút "Gửi phản hồi về bài viết này" nếu phát hiện thấy bài viết khả nghi, chứa thông tin sai sự thật, để hạn chế việc lan truyền đối với tin đó.
Nguyễn Nguyễn (Dân trí)

Mỹ: Cảnh sát cấm người dân quay hình nơi công cộng




Ngày 1/10/2007, Simon Glik, luật sư bang Massachuset, trông thấy ba viên cảnh sát thành phố bắt giữ một người đàn ông. Lo ngại cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức, Simon Glik rút điện thoại ghi hình từ khoảng cách 3 m trong yên lặng.
Khi vụ bắt giữ kết thúc, cảnh sát tiến lại hỏi Simon Glik lúc ghi hình có kèm ghi âm không. Sau câu trả lời "có", anh lập tức bị bắt, dẫn giải về đồn cùng với người đàn ông kia.
Simon Glik bị cáo buộc quấy rối trật tự, giúp đỡ tù nhân đào tẩu, và có hành vi phạm vào Đạo luật Chống nghe lén của bang Massachuset.
Trước khi ra tòa, phòng công tố bãi bỏ cáo trạng Giúp đỡ tù nhân đào tẩu do thiếu căn cứ. Khi phiên xét xử được mở, thẩm phán bãi bỏ tội Quấy rối trật tự vì dù cảnh sát không hài lòng khi bị ghi hình trong quá trình bắt giữ nghi phạm song điều đó không làm cho hành động quay phim trở thành tội phạm. Tội Nghe lén cũng bị hủy vì Simon Glik quay phim công khai, trong khi đạo luật Chống nghe lén chỉ cấm ghi âm bí mật.
Sau khi cáo trạng bị bãi bỏ, Simon Glik gửi đơn khiếu nại tới Sở Cảnh sát Boston nhưng không được xử lý. Ngày 5/2/2010, Simon Glik khởi kiện thành phố Boston và những cảnh sát bắt giữ mình.
Phía bị đơn phản bác, cho rằng công chức thi hành công vụ được miễn trừ trách nhiệm khỏi bị kiện.
Vụ việc được Tòa Kinh lý thứ nhất thụ lý giải quyết. Hội đồng thẩm phán thống nhất rằng nếu việc quay phim được thực hiện trong thời gian, địa điểm và cách thức hợp lý, người dân có quyền ghi hình cảnh sát khi họ đang thực hiện nhiệm vụ ở không gian công cộng. Đây là cách công dân thực hiện quyền giám sát.
Trong trường hợp này, Simon Glik đứng cách xa không cản trở cảnh sát, không vi phạm vào quy định pháp luật khác nên hoàn toàn được phép thực hiện quyền tự do biểu đạt trong Tu chính án thứ nhất Hiến pháp Mỹ. Hành động bắt giữ của cảnh sát vi phạm vào quyền hợp pháp của nguyên đơn và vì thế không được miễn trừ trách nhiệm.
Arstechnica đưa tin, sau khi có phán quyết, vào 2012, thành phố Boston nhận lỗi và bồi thường cho Simon Glik số tiền 170.000 USD để hòa giải. Hai cảnh sát liên quan phải chịu kỷ luật khiển trách và bị tạm cho nghỉ việc. Thành phố Boston cũng đã thay đổi cách tiếp cận, chỉ đạo không bắt giữ người ghi hình cảnh sát làm việc tại nơi công cộng.
Người dân Mỹ được quyền ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ ở nơi công cộng.

Đây lần đầu tiên trong thời đại smartphone, một tòa án liên bang Mỹ công nhận quyền ghi hình cảnh sát đang làm nhiệm vụ của công dân. Nhiều Tòa Kinh lý khác (như Tòa Kinh lý thứ năm, thứ 7, thứ 9 và thứ 11) cũng dần đưa ra phán quyết theo hướng bảo vệ công dân khỏi bị bắt giữ khi quay phim cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Phạm vi thẩm quyền của các tòa này hợp lại đã bao phủ một nửa số bang ở Mỹ và khoảng 60% dân số, theo The Atlantic. Hiện, chưa có tòa án phúc thẩm liên bang nào ra phán quyết phủ nhận sự tồn tại quyền ghi hình cảnh sát của công dân.
Tuy vậy, theo Nolo, người dân chỉ được thực hiện quyền ghi hình công chức trong thời gian, địa điểm và theo cách thức hợp lý. Nếu hành vi ghi hình cản trở hoặc ảnh hưởng tới công việc (ví dụ như người cầm camera đứng quá gần hiện trường vụ án hoặc có lời lẽ kêu gọi kích động bạo lực), cảnh sát có quyền yêu cầu ngừng ghi hình và thậm chí là bắt giữ.
Ngoài ra, quyền ghi hình công chức không đồng nghĩa với việc người dân được đồng thời vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như trong quá trình quay, người dân không được đột nhập trái phép khu vực được bảo vệ, quấy rối cảnh sát, hoặc gây rối trật tự... Việc bắt giữ chỉ bị coi là bất hợp pháp nếu đủ căn cứ chứng minh có mục đích trả đũa người dân và dập tắt đoạn ghi hình.
Hệ thống tòa phúc thẩm liên bang Mỹ được chia làm 13 Tòa Kinh lý, mỗi tòa có thẩm quyền với một khu vực. Cấp tòa này là tòa trung gian, dưới tòa tối cao liên bang và trên tòa sơ thẩm liên bang. Quyết định của tòa phúc thẩm liên bang có giá trị đứng thứ hai trong hệ thống quy định pháp lý của Mỹ, chỉ sau tòa tối cao.
Quốc Đạt (vnexpress)



FACEBOOK VẪN CHƯA THỰC SỰ NGHIÊM TÚC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Những tưởng từ khi bắt đầu xây dựng cho đến khi Luật an ninh mạng chính thức có hiệu lực thì các công ty công nghệ lớn như Google hay Facebook sẽ thể hiện sự thiện chí cao của mình, phối hợp cùng với nước chủ nhà. Nhưng có vẻ như thực tế lại không được như vậy. 
         
FACEBOOK VẪN CHƯA THỰC SỰ NGHIÊM TÚC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ngày 09/01/2019, thông tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay trang mạng xã hội Facebook đang có những vi phạm trên 3 lĩnh vực là quản lý nội dung thông tin, quảng cáo online, thuế và thanh toán xuyên biên giới. Dẫn chứng cụ thể cho kết luận này, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: “trên mạng xã hội Facebook đang cho phép tồn tại rất nhiều tài khoản cá nhân, Fanpage, nhóm có nhiều bài đăng với nội dung vu khống, chống phá chính quyền, bôi nhọ các cá nhân, tổ chức và cả cơ quan Nhà nước, có những Fanpage được lập ra để nói xấu, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.” Đặc biệt nguy hiểm là việc facebook để cho những Fanpage phản động tồn tại và phát triển như: Tổ chức Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, Đào Minh Quân… mặc dù những tổ chức trên đã được Bộ Công an, Chính phủ Việt Nam xác định là tổ chức khủng bố và nhiều lần yêu cầu Facebook ngăn chặn những hoạt động thông tin trên Fanpage của những tổ chức khủng bố này ở Việt Nam.
          Ngoài ra, cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng nhắc đến một thuật ngữ mới có tên "Quảng cáo chính trị" trên Facebook. Tính năng mới này của Facebook cho phép người dùng mua quảng cáo để phát tán thông điệp đến một nhóm đối tượng nhất định, ở nơi nhất định, tiền mua quảng cáo thì Facebook sẽ thu, và đổi lại họ sẽ cho phép người mua đăng tất cả lên Facebook bất chấp nội dung. Không những thế, Facebook còn tiếp tay cho các tài khoản hoạt động rao bán, quảng cáo kinh doanh sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp tại Việt Nam trên nền tảng của mình như quảng cáo mua bán tiền giả, mua bán vũ khí các vật liệu cháy nổ, dịch vụ buôn bán mại dâm,… trong khi đây rõ ràng đều là các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Về nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp này, theo tính toán năm 2018, mức độ chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam ước đạt 550 triệu USD, nhưng trong đó quảng cáo chi tiêu cho Facebook chiếm đến 235 triệu USD, còn Google chiếm 152,1 triệu USD (tổng 2 công ty chiếm khoảng 66,7%), các công ty quảng cáo của Việt Nam như VCCorp, Zing, 24H, VnExpress… chỉ chiếm khoảng 150 triệu USD, tương đương 33,3%. Nguồn thu rất lớn, nhưng thực tế Google và Facebook lại không đóng thuế tại Việt Nam.
          Rất nhiều những sai phạm của Google, Facebook được chỉ ra, và thực tế, đay không phải lần đầu mà cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu sự phối hợp từ Facebook khi nhận thấy công ty này đang vi phạm nghiêm trọng các điều luật, nghị định, thông tư mà Nhà nước Việt Nam đã ban hành. Tuy nhiên, Facebook không có ý định tuân thủ pháp luật của Việt Nam và tất cả chỉ dừng lại ở mức hứa hẹn suông.
Một nguyên nhân chính dẫn đến việc cơ quan chức năng khó giải quyết tình trạng này là mạng xã hội này là họ không có văn phòng đại diện tại Việt Nam và trong các hợp đồng khi đặt máy chủ thông qua các doanh nghiệp viễn không có điều khoản cam kết tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Đó chính là kẽ hở để mạng xã hội như Facebook liên tục vi phạm về luật pháp Việt Nam.
          Như vậy đến nay có thể thấy, Google hay Facebook vẫn chưa thực sự bày tỏ thiện chí cao, chưa thực sự nghiêm túc phối hợp với nước chủ nhà để hướng đến một sự hợp tác lâu dài giữa hai bên. Một mặt họ vẫn hứa hẹn tuân thủ nhưng chỉ ở mức hình thức gọi là cho có, nhưng mặt khác các công ty này vẫn đang tìm cách trốn tránh các trách nhiệm của mình. Họ chỉ hướng đến quyền lợi, vẫn thu lợi cho mình nhưng lại cố ý quên đi những nghĩa vụ phải thực hiện. 
          Thiết nghĩ, hiện giờ khi luật an ninh mạng của chúng ta đã chính thức có hiệu lực, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh, làm mạnh tay hơn nữa công tác kiểm tra, rà soát cũng như đề nghị phối hợp với các công ty công nghệ đang kiếm lợi trên lãnh thổ Việt Nam, trường hợp nước chủ nhà không nhận được sự phối hợp nghiêm túc, có thiện chí của các vị khác, chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý và khả năng để đưa ra những chế tài nặng hơn đối với họ. Không chỉ vì vấn đề thuế, mà để giải quyết triệt để tận gốc các hoạt động quảng cáo, xuyên tạc tràn lan trên mạng thì sự phối hợp chặt chẽ từ hai phía là thực sự cần thiết. Không có chuyện tự nhiên có người lạ vào Việt Nam ung dung vừa làm ăn, thu lợi hàng trăm triệu đô đã không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, mà đồng thời lại còn dung túng, tiếp tay cho những kẻ xấu thực hiện các hành vi phá hoại./.
                                            AN THIÊN

2019/01/11

Phạm nhân phản Quốc Nguyễn Trung Tôn phải chấp hành nghiêm quy chế trại giam


Tindautruongdanchu - Không thể một phạm nhân chính trị có ‘yêu sách’ như một đế vương và chống đối lệnh, nội quy, quy định trại giam. Càng không thể chấp nhận được sự ‘vu cáo’ của những kẻ mang danh đấu tranh dân chủ.

Ngày 14.12.2018 tại Hà Nội Nguyễn Thị Lành, thành viên “Hội anh em dân chủ” ở Thanh Hóa đã móc nối với số cơ hội chính trị và đến Đại sứ quán Đức, Mỹ vu cáo cơ quan chức năng phân biệt đối xử với Nguyễn Trung Tôn đang bị giam giữ và đề nghị lên tiếng can thiệp.

RFA lại 'giật tít' đưa tin xuyên tạc đối với phạm nhân phản Quốc Nguyễn Trung Tôn

Vậy Nguyễn Trung Tôn là ai? Nguyễn Trung Tôn là mục sư tin lành sinh năm 1971, trú quán tại thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa là đối tượng phản động tham gia “Hội anh em dân chủ” - Một tổ chức Việt Tân núp bóng xã hội dân sự để thực hiện các âm mưu chống phá, lật đổ nhà nước Việt Nam đã bị bắt. Trước đó Nguyễn Trung Tôn và tên phản động Nguyễn Viết Tứ từ Thanh Hóa mò vào Giáo sứ Cồn Sẻ (Quảng Bình) để phối hợp kích động giáo dân biểu tình bị người dân vây đánh phải kêu người nhà vào khiêng về Thanh Hóa.

Như vậy có thể thấy Nguyễn Trung Tôn đã vi phạm hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời gây bức xúc với người dân.Việc Nguyễn Trung Tôn bị bắt là hoàn toàn đúng với hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên với chính sách khoan hồng và độ lượng, cơ quan chức năng của ta muốn đối tượng tự giác nhận tội nên để cho Nguyễn Trung Tôn tự viết kiểm điểm nhận thức rõ hành động của mình, song đối tượng đã ngoan cố không viết kiểm điểm mà còn có nhiều hành động gây rối trong phòng đồng thời bị các tù nhân cùng phòng phản kháng.

Vì vậy, Nguyễn Trung Tôn đã được chuyển tới phòng khác với mục đích tránh sự xung đột và tạo điều kiện cho Nguyễn Trung Tôn có thời gian tĩnh tâm suy nghĩ và có thể sẽ được giáo dục để nhận thức rõ hơn về pháp luật và kỷ luật. Như vậy từ khi bị bắt các quan chức năng luôn tuân thủ các quy định với tù nhân, không có sự phân biệt đối xử ngược lại còn luôn tạo điều kiện để đối tượng nhận thức đúng, cải tạo là người có ích cho xã hội.

Nhưng, với bản chất phản động Nguyễn Thị Lành (vợ của Nguyễn Trung Tôn) vẫn cố tình vu cáo cho rằng cơ quan chức năng phân biệt đối xử với chồng mình nhằm đánh lạc hướng, gây kích động dư luận. Do đó, không loại trừ khả năng Nguyễn Thị Lành cũng sẽ bị người dân phản kháng vì tội kích động, gây rối như Nguyễn Trung Tôn. Đây chính là hậu quả của sự vu khống không căn cứ, nếu như Nguyễn Thị Lành không sớm tỉnh ngộ, cái giá phải trả cho hành động này, gia đình Nguyễn Trung Tôn sẽ khó bề yên bình trước người dân và dư luận.


Trung Kiên

"Người Vinh cứng đầu, bảo thủ, cực đoan…"

Mõ Làng 

Ngày 22/12/2018, Văn phòng báo chí Toà thánh đã loan báo việc Giáo hoàng Phanxico quyết định chia tách Gp Vinh, thành lập Gp Hà Tĩnh; đồng thời bổ nhiệm Giám mục 2 Gp. Theo đó, Giám mục Nguyễn Hữu Long, Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá (Hà Nội) làm Giám mục Gp Vinh; Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Gp Vinh được bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi Gp Hà Tĩnh. 

Dự kiến ngày 12/2/2019, Giám mục Long sẽ chính thức về Gp Vinh nhận toà. 

Và mới đây, Giám mục Long đã có 2 bài trả lời phỏng vấn quan trọng với VietCatholic News và Vatican News. 

Dưới đây là một số lược trích những nội dung được Giám mục Long nói đến trong bài phỏng vấn: 

1. Khi nói về một số tâm tình khi nhận được thông tin bổ nhiệm, Giám mục Long cho biết: "Khi sự bổ nhiệm này được thông báo chính thức, trong tôi lẫn lộn nhiều cảm xúc, từ xúc động, vui đến buồn, từ lo âu đến tín thác và bình an: Tôi xúc động khi biết mình được Toà Thánh tín nhiệm giao cho một giáo phận có bề dày lịch sử và trải qua nhiều đau thương khốn khó mà vẫn kiên trung. Việc bổ nhiệm này làm cho tôi có vui một chút, nhưng liền đó là buồn vì phải chia tay giáo phận Hưng Hóa, nơi mà năm năm rưỡi qua, tôi đã gắn bó sâu đậm với mọi người, đặc biệt là anh chị em H’mông. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy lo âu vì trách nhiệm nặng nề trong khi mình tài hèn đức mọn, biết có đảm đương nổi giáo phận này không. Thế rồi tôi cầu nguyện, phó thác mọi sự trong tay Chúa. Chúa muốn thì tôi xin vâng. Và tôi cảm thấy bình an" và "Khi được tin bổ nhiệm vào Vinh, tôi cảm thấy buồn vui, lo âu, phó thác và bình an. Tôi chỉ vui một tí thôi, vì sự bổ nhiệm này nói lên sự tín nhiệm của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh dành cho, khi trao vào tay tôi một giáo phận lớn và đông giáo dân, có bề dày lịch sử, nổi tiếng về lòng tin, lòng đạo đức và lòng kiên trung giữa bao gian lao khốn khó. Tôi buồn hơi nhiều vì phải xa giáo phận Hưng Hóa, nơi mà năm năm rưỡi qua, tôi gắn bó hết mình, hết tình. Tôi cứ nghĩ mình sẽ ở với giáo phận này đến chết. Tôi lo âu nhiều hơn cả, vì trước gánh nặng như thế, mình tài hèn sức yếu, liệu có thể đảm đương không. Sau cùng, tôi bèn phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Chúa muốn thì tôi xin vâng. Và tôi thấy bình an". 


2. Nói về những hiểu biết về Gp Vinh và cảm nhận về địa phận này, Giám mục Long cho biết: "Tôi bắt đầu học lịch sử giáo phận Vinh từ hai cuốn sách: “Kỷ yếu Giáo phận Vinh – Kỷ niệm 170 năm thành lập 1846-2016” dày 411 trang, và cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh, Tập I – Công Giáo Nghệ-Tĩnh-Bình thời các Thừa Sai nước ngoài” dày 656 trang, do ông Vương Đình Chữ chủ biên. 

Tôi chỉ có thể nói thế này: Đây là một giáo phận có bề dày lịch sử như hai cuốn sách nói trên, mỗi trang được viết bằng máu và nước mắt, nhuộm bằng vị ngọt ngào hay đắng cay, tô vẽ bằng mảng màu sáng và tối, vui và buồn. Những trang giấy này dai bền, không dễ xé rách. 

Sau khi chia tách với giáo phận Hà Tĩnh mới được thành lập thì hiện nay giáo phận Vinh nằm gọn trong tỉnh Nghệ An với diện tích 16.499km2, có 282.254 giáo dân trên tổng số 3.104.270 người, tỷ lệ 9%. Giáo phận gồm 13 giáo hạt, 108 giáo xứ, 377 giáo họ, với 179 linh mục, trong số này có 11 linh mục dòng, 1.414 tu sĩ nam nữ, 142 chủng sinh, 40 tiền chủng sinh (Số liệu cập nhật 2018 do Văn phòng Tòa Giám mục Vinh cung cấp, đúng hơn số liệu đã đăng tải trên các trang web mới đây khi thông tin chia tách giáo phận)". 

Ông cũng thấy được những tính cách khác nhau của người Công giáo Vinh: "Ở đâu cũng thế, chiên mỗi con mỗi mùi, mùi thơm cũng có mà mùi hôi cũng có. Tôi chưa nhập cuộc ở Vinh nên chưa ngửi được mùi của chiên ở đó ra sao. Nhưng nghe rằng chiên Vinh có nhiều mùi thơm: lòng đạo đức nổi trội, cứ xem hình ảnh ghi lại những cuộc lễ ở Vinh thì thấy luôn đông đảo, từ linh mục đến tu sĩ, giáo dân. Ơn gọi tu trì ở Vinh nhiều nhất nước. Đức tin của người Vinh sâu sắc, không dễ làm cho họ bỏ đạo, không dễ lấy được con gái có đạo. Người Vinh đi đâu cũng đoàn kết, giữ đạo tốt. Tinh thần chung cũng cao độ, sẵn sàng gác việc nhà sang một bên để lo việc giáo xứ, giáo họ. Ngược lại, mùi hôi cũng không thiếu. Xin lỗi bà con Vinh nhé, tôi cũng nghe rằng người Vinh cứng đầu, bảo thủ, cực đoan…


Dù mùi gì thì mùi, tôi cũng chuẩn bị để chấp nhận, để yêu, để “mang vào mình mùi chiên” Vinh. Yêu rồi thì hôi cũng thành thơm ! Thánh Augustinô có một câu để đời: “Yêu thì không nề hà gì cả ! Nếu có vất vả khó nhọc, thì người ta sẽ yêu luôn cả cái vất vả nhọc nhằn đó”. Lời này khích lệ tôi cùng với hình ảnh quen thuộc vẽ Chúa Giêsu Mục tử mang chiên trên vai". 

3. Về công tác mục vụ tại Vinh thời gian tới. Trong đó sứ mạnh loan báo tin mừng sẽ được tân Giám mục chính toà Gp Vinh thực hiện với đường hướng hết sức cụ thể: " Mỗi nơi có những nét đặc thù, nên sứ mạng Loan báo Tin Mừng cũng khác về cách thực hiện, đối tượng… Tại giáo phận Hưng Hóa, số giáo dân là 250.000 người, tỷ lệ 2-3%, địa dư rộng lớn gồm 9 tỉnh và một thị xã, có nhiều dân tộc thiểu số, trước đây và cho đến nay vẫn chưa được biết đến Tin Mừng, may nhờ một số người Kinh có đạo từ đồng bằng lên lập nghiệp, qui tụ thành các cộng đoàn rải rác trong cả giáo phận. Số người Kinh có đạo thì vì lâu năm không được chăm sóc mục vụ nên một số lơ là nguội lạnh và mất đức tin. Cho nên nét đặc thù của sứ vụ loan báo Tin Mừng ở Hưng Hóa là phải nhắm đến cả ba đối tượng: người chưa biết Chúa, người lơ là, và người đang giữ đạo. 

Ở giáo phận Vinh, số giáo dân đông hơn, qui tụ vỏn vẹn trong tỉnh Nghệ An. Từ lâu, giáo dân đã qui tụ thành giáo xứ, có sinh hoạt nề nếp, có linh mục chăm sóc. Đức tin và lòng đạo của người Công Giáo Vinh mạnh có tiếng. Ít người lơ là nguội lạnh. Như thế thì sứ mạng loan báo Tin Mừng tại đây nhắm vào đối tượng chưa biết Chúa. 

Vẫn luôn có đó những thách đố. Tại Vinh, do cuộc sống vật chất khó khăn, nhiều người, nhất là người trẻ, phải đi xa làm ăn sinh sống, ra cả nước ngoài. Điều đó đặt ra nhu cầu mục vụ di dân, chăm sóc cho người xa quê. Rồi não trạng thực dụng, hưởng thụ, chủ nghĩa tự do cá nhân, tương đối hóa, dửng dưng với tôn giáo đang hoành hành, khiến chúng ta trăn trở về sứ mạng loan báo Tin mừng cho người thời đại". 

"Với giáo phận Vinh, tôi vui mừng được sai đến để phục vụ, và tôi nguyện phục vụ hết mình. Tôi mong được sự đón nhận và cộng tác của mọi thành phần dân Chúa để cùng nhau xây dựng giáo phận cho vinh danh Chúa. Tên giáo phận mời gọi chúng ta không tìm “vinh” cho mình, mà là cho Chúa, vì chỉ duy một mình Ngài đáng được chúc tụng rằng : “Chính nhờ Đức Kitô, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa, là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen”.

Với những đường hướng rõ ràng như thế, hi vọng Giám mục Nguyễn Hữu Long thực sự là làn gió mát lành đối với Gp Vinh; Ông sẽ làm dày thêm truyền thống đức tin của Vinh nhưng cũng sẽ khắc phục tính bảo thủ, cực đoan của người Công giáo Vinh. 

HỘI DÂN CHỦ TỰ PHONG DẦN BỊ KHÓA MÕM

Từ ngày 01.01.2019, Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực, đến nay sau khoảng 1 tuần Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực, các đối tượng dân chủ tự phong vẫn cố “thoi thóp” tung ra các thông tin sai lệch để tạo ra sự hoài nghi trong quần chúng nhân dân về chức năng của luật này mang lại cho đời sống xã hội. Chẳng khó nhận ra những luận điệu của đám người này khi “ghé thăm” các trang facebook cá nhân của các nhà dâm chủ với hàng loạt các bài viết với những lời lẽ thể hiện sự sai lệch trong nhận thức, âm mưu bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận, hướng lái dư luận đến việc phán đối những quy định của luật này. 

Có thể kể đến nhiều nhất là việc chúng xuyên tạc, thêu rệt và cho rằng: “Luật An ninh mạng tước đoạt quyền tự do riêng tư, tự do sử dụng internet, và tự do ngôn luận của nhân dân, nói đơn giản là “bịt miệng dân”, nhằm đàn áp dẫn đến triệt tiêu những tiếng nói phản biện. Luật ANM sẽ làm kìm hãm sự phát triển của đất nước, và duy trì, gia tăng áp bức, bất công”. Hay thậm chí, có kẻ còn mạnh miệng xuyên tạc rằng “Luật An ninh mạng đưa chúng ta vào thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử, cũng như bắt đầu đi ngược lại với quy luật tự nhiên, ngược lại với tiến trình phát triển của xã hội loài người”.
Sự phản kháng dành cho luật An ninh mạng của đám dân chủ này thì chúng ta có thể nhận thấy kể từ khi dự thảo luật được đưa ra xin ý kiến đóng góp rồi đến khi được đưa ra quốc hội bàn bạc, thông qua. Dễ hiểu thôi bởi khi luật này được đưa vào thi hành trong thực tế thì đám dân chủ tự phong này đã bị “khóa mõm”, “mất cần câu cơm” khi một môi trường chẳng thể lý tưởng hơn để thể hiện sự chống phá, thể hiện quan điểm phản động, phá hoại hòng mong có được danh tiếng, có được tấm thẻ xanh để đến với “thiên đường dân chủ” của các anh hùng núp sau bàn phím này đã bị kiểm duyệt gắt gao, bị hạn chế.
Sự phản kháng dần trở nên yếu ớt, thoi thóp bởi sự ra đời của luật An ninh mạng là một xu thế tất yếu trong bối cảnh phát triển chóng mặt của công nghệ số hóa, thời đại công nghệ 4.0. Khi mà không gian mạng với sự phát triển của các mạng xã hội, các công cụ như blog, websize… phát triển chóng mặt, đi kèm với những lợi ích mà nó mang lại cho xã hội thì nó cũng là một “miền đất hứa” cho các thế lực thù địch sử dụng cuộc chiến tranh không tiếng súng – chiến lược diễn biến hòa bình để chống phá Việt Nam. Sự ra đời của Luật An ninh mạng tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi lợi dụng thế giới mạng để chống phá Đảng, Nhà nước, nhân dân.

LOXEBEN

Linh mục Nguyễn Duy Tân sao lại đến ‘vườn rau Lộc Hưng’ để kích động gây rối?


Tindautruongdanchu - Trên một số trang thông tin mạng mới đăng gần đây có đăng nhiều bài viết cũng như các clip phóng sự nhỏ xoay quanh việc cưỡng chế phá một số công trình xây dựng thuộc khu đất Vườn rau Lộc Hưng, đây là thông tin nóng được sự quan tâm của rất nhiều người. Với tôi cũng vậy, nhưng khi xem clip hành động Lm Giuse Nguyễn Duy Tân tại vườn rau Lộc Hưng làm tôi bức xúc đặt ra câu hỏi có phải cha Tân là người thiếu hiểu biết hay là kẻ phản động.

Linh mục Nguyễn Duy Tân thuộc giáo xứ Thọ Hòa, Đồng Nai sao lại về quân Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo việc gây rối, chống đối lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế 112 nhà ở và công trình xây dựng trái phép trên đất công?
Linh mục Nguyễn Duy Tân xuất hiện ở 'Vươn rau Lộc Hưng' với những hành vi bất chấp, chống đối lực lượng chức năng

Nói về vụ cưỡng chế, tháo dỡ 112 công trình xây dựng trái phép trên đất công thuộc ‘Vườn rau Lộc Hưng’ đã được chính quyền quận Bình Tân làm đúng thủ tục, quy trình, trong đó có văn bản được sự phê chuẩn của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc, động viên, giải thích cho những hộ gia đình có công trình xây dựng trái phép tự tháo dỡ,…

Vào các ngày 27/11, 5/12 và 11/12/2018, quận Tân Bình đã 3 lần tổ chức các đợt tiếp xúc, tuyên truyền, vận động các hộ dân chấp hành chủ trương thực hiện dự án bằng nhiều hình thức như phát loa, gửi thông báo đến từng hộ. Tuy nhiên, các tổ vận động không tiếp xúc được trực tiếp với người vi phạm và trong quá trình tiếp xúc, đã gặp phải sự chống đối, cản trở quyết liệt của nhiều người.

Lãnh đạo quận Tân Bình khẳng định, việc xây dựng trái phép trong “vườn rau Lộc Hưng” đã phát sinh nhiều hệ lụy như xảy ra tình trạng lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; có đông người đến cư trú bất hợp pháp; kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm...

“Thực trạng trên không chỉ làm ảnh hưởng đến quy hoạch dự án mà còn làm khu vực này ngày càng phức tạp hơn về tình hình an ninh, trật tự. Các hành vi nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật” – lãnh đạo quận Tân Bình nhấn mạnh.

Theo đó, từ ngày 4/1 đến ngày 8/1/2019 lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê chuẩn.

Thay vì, vận động những người vi phạm chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở, công trình trái phép trên đất công tự nguyện tháo dỡ thì một số đối tượng, phẩn tử chống phá, trong đó có linh mục Nguyễn Duy Tân lại ra sức ‘cổ vũ’, ‘kích động’ cho hành vi vi phạm càng làm cho tình hình trở nên phức tạp trong thời gian lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế.

Linh mục Nguyễn Duy Tân có mặt ở hiện trường nhiều ngày để làm gì ? Với các mác linh mục đến với giáo dân ở ‘vườn rau Lộc Hưng’ hay sử dụng các mác linh mục để thực hiện mưu đồ đen tối.

Rõ ràng, động cơ, mục đích của linh mục Nguyễn Duy Tân khi xuất hiện ở đây bị phơi bày khi thực hiện hành vi như: hậu thuẫn, kích động, dàn dựng kịch bản cho một số đối tượng nhất là vợ chồng Phạm Thanh Nghiêm sau đó tiến hành quay clip diễn biến để tung lên mạng xã hội với những lời lẽ thóa mạ, vu cáo chính quyền, lực lượng chức năng tham gia cưỡng chế quận Bình Tân.

Táo tợn hơn, linh mục Nguyễn Duy Tân còn 'lộ mặt' là một kẻ vô văn hóa khi có những lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng thi hành cưỡng chế. Đặc biệt, linh mục còn có hành vi chống đối lại người thi hành công vụ, kích động người dân bị cưỡng chế chống đối lực lượng chức năng. Trong khi đó, linh mục Nguyễn Duy Tân không hề có gì liên quan đến việc cưỡng chế ở khu vực này.

Một sự thật hiển nhiên, chính quyền quận Bình Tân chỉ cưỡng chế nhà ở, công trình xây dựng trái phép nhưng linh mục Nguyễn Duy Tân lại ‘la lối om xòm’ là chính quyền cướp đất, cưỡng chế đất kèm theo những hình ảnh, clip mà linh mục ghi lại theo kịch bản đã dàn dựng.
Nguồn gốc pháp lý khu đất “vườn rau Lộc Hưng”
Theo UBND quận Tân Bình, khu đất “vườn rau Lộc Hưng” có diện tích 4,8ha, tọa lạc tại phường 6.
Trước 30/4/1975, khu đất do Nha giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý sử dụng làm đài ăngten. Sau năm 1975, nhà nước quản lý và giao Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm đài phát tín. Năm 1991, khu đất trên được giao cho Bưu điện TP.HCM.
Ngày 25/4/2008, UBND TP.HCM ban hành quyết định thu hồi khu đất giao UBND quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận.
UBND TP và quận Tân Bình quyết định điều chỉnh quy hoạch khu đất với chức năng giáo dục, công viên cây xanh và công trình công cộng. Cụ thể, có Trường mầm non Sơn Ca (diện tích 6.300m2, quy mô 20 phòng học, 1 trệt, 3 lầu, 700 học sinh); Trường tiểu học Hùng Vương (diện tích 9.400m2, quy mô 30 phòng học, hơn 1.000 học sinh); Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (12.200m2, 45 phòng học, trên 2.000 học sinh).
Ngoài ra, còn dự án xây dựng hạ tầng giao thông khu vực cụm trường học đạt chuẩn quốc gia (đường và công viên cây xanh), tổng mức đầu tư 117,096 tỷ đồng.

Bút Xanh-Nguyễn Hùng

2019/01/10

Luận điệu của Nguyễn Chí Dũng ‘bóp méo’ về hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam

Tindautruongdanchu - Nguyễn Chí Dũng sử dụng blog của mình như là công cụ để quy chụp, kích động và ngụy biện vô lối và mới đây nhất lại tiếp tục ‘bóp méo’ về hình thức chính thể của Việt Nam.

Mới đây trên các trang web, mạng xã hội, blog lại tiếp tục có những bài viết thông tin sai sự thật xuyên tạc, nói xấu nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt  Nam. Điều đó thể hiện dã tâm thâm độc, đầy ác ý, một âm mưu chính trị đê hèn. Tiêu biểu trên trang blog cá nhân “Phạm Chí  Dũng”  có bài viết về Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa làm ‘Tổng – Chủ’, nay lại là ‘đồng thủ tướng’.

Nguyễn Chí Dũng sử dụng blog tầm gửi trên VOA để tung luận điệu 'quy chụp' vô lối


Bài viết mà “Phạm Chí Dũng” đưa ra là những thông tin sai lệch không đúng sự thật về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ Tịch nước là một giải pháp “tình huống” của cơ chế hai trong một “Tổng – Chủ” và đưa ra những luận điệu sai trái, không thể chấp nhận được đó là Ông Nguyễn Phú Trọng có ý muốn làm tổng thống giống như nước Mỹ; Đất nước ta sẽ có 2 thủ tướng (đồng thủ tướng). 

Thể chế chính trị và hình thức chính thể của một quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất rõ ràng và đúng mô hình tổ chức. Nhưng Nguyễn Chí Dũng lại cố tình lập lờ, đánh lận con đen khi ‘nhập nhằng giữa các vị trí, vai trò’, nhất là đối với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Xét về Đảng cầm quyền thì Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sự lãnh đạo theo quy định tại Điều 4 Hiến pháp năm 2013.

Xét về hình thức chính thể-Việt Nam theo hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân. Một mô hình cũng giống như các hình thức chính thể khác như cộng hòa đại nghị như Pháp, Đức hoặc quân chủ lập hiến như Anh… ở chỗ các chính thể này đều có ‘nguyên thủ quốc gia’ được gọi là chủ tịch nước, tổng thống hoặc vua, nữ hoàng (quân chủ lập hiến) và khác với cộng hòa tổng thống duy nhất hiện nay ở Mỹ ở đó nguyên thủ quốc gia lại là người đứng đầu nội các (chính phủ). 

Mặt khác, nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam cũng như các nước khác có nguyên thủ và thủ tướng là người có vai trò rất lớn trong cơ quan hành pháp ngoài các quyền khác trong cơ quan lập pháp và tư pháp. Chủ yếu quyền của Chủ tịch nước là quyền hành pháp và được ghi nhận rõ ràng trong hiến pháp của các quốc gia.

Ở Việt Nam cũng vậy, Chủ tịch nước có quyền rất lớn trong cơ quan hành pháp- mà đứng đầu cơ quan hành pháp là Thủ tướng chính phủ. Hai vị trí này về quyền hạn được ghi rất rõ trong Hiến pháp Việt Nam (Chủ tịch nước được quy định trong chương VI từ điều 86 đến điều 93 và Chính phủ được quy định trong chương VII từ điều 84 đến 101).

Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tham gia vào hoạt động của chính phủ là đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Chủ tịch nước thực thi quyền hành pháp. Nhưng, Nguyễn Chí Dũng lại cố tình ‘lập lờ’ sử dụng các thuật ngữ liên quan giữa Đảng cầm quyền và hai vị trí trong hình thức chính thể để ‘hướng lái dư luận’ hiểu nhầm về việc ‘tiếm quyền’. Theo đó, Nguyễn Chí Dũng 'hướng lái dư luận' cho rằng Việt Nam thay đổi hình thức chính thể từ Cộng hòa dân chủ nhân dân sang hình thức cộng hòa tổng thống như ở Mỹ.

Luận điệu của Nguyễn Chí Dũng chỉ ‘lừa’ được những người không hiểu biết và khi người dân đã hiểu thì bộ mặt thật của Nguyễn Chí Dũng sẽ như thế nào khi lộ rõ chân tướng là ‘kẻ chống phá’.


Quốc Phòng-Văn Quyết

CÓ NGƯỜI ĐANG CỐ TÌNH TÔN GIÁO HÓA SỰ VIỆC “VƯỜN RAU LỘC HƯNG”



Viễn

Bàn về sự việc “vườn rau Lộc Hưng”, có thể khẳng định sự việc này hoàn toàn không có yếu tố tôn giáo khi mảnh đất này không có nguồn gốc của tôn giáo, cụ thể là Công giáo, khu đất cũng không có cơ sở, thờ tự tôn giáo, chỉ có một trong số ít người đang lấn chiếm là tín đồ Công giáo. Còn bản chất của sự việc là hành vi vi phạm pháp luật của những người đã ra đây trồng rau nhưng rồi lấn chiếm, xây dựng nhà ở, nhà trọ trái phép, lấn chiếm đất công.

Thế nhưng, qua những diễn biến liên quan vụ việc cho thấy có những người đang cố tình tôn giáo hóa việc này. Họ không ai khác đó chính là các chức sắc Công giáo

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong Dòng chúa cứu thế Thái Hà liên tục đưa tin, xuyên tạc kích động về vụ việc.

Giám mục Hoàng Đức Oanh thân chính đến tận khu đất vườn rau Lộc Hưng và có những lời lẽ xuyên tạc, cổ xúy, kích động số giáo dân ở đây tiếp tục chiếm đất, giữ đất. Sáng ngày 6/1 ông trực tiếp tới khu đất vườn rau và nói; Xin Chúa chúc phúc cho tất cả các anh chị em. Các anh chị em đang chiến đấu không chỉ vì cho mảnh đất này để cho hòa bình và công lý được thực thi trên toàn quê hương Việt Nam”…

Trang tin mừng cho người nghèo liên tục cập nhật, đưa tin xuyên tạc về diễn biến tại khu đất vườn rau, kích động giáo dân biểu tình giữ đất.

Một số xứ, họ đạo tổ chức thắp nền, cầu nguyện, hiệp thông với số giáo dân tham gia chiếm đất trong vườn rau Lộc Hưng.

Những dấu hiệu trên chứng tỏ họ đang cố tình Công giáo hóa sự việc lấn chiếm đất đai tại khu đất vườn rau. Còn ý đồ là gì, ắt hẳn không khó để suy luận đó là nhằm khai thác, lợi dụng tính chất nhạy cảm, phức tạp của tôn giáo để đẩy sự việc khu đất vườn rau Lộc Hưng thành một điểm nóng, hòng gây rối an ninh trật tự ngay giữa thành phố lớn thứ hai cả nước giống như câu chuyện 178 Nguyễn lương Bằng hay 42 Nhà Chung ở Hà Nội trước đây.

Ý đồ của họ là rất rõ.


Nghĩ thật buồn. Thiên chức của chức sắc tôn giáo là hướng dẫn dìu dắt con chiên của mình hướng đạo, hướng thiện chứ không phải đi vào con đường ma đạo như thế này.

HIỂU ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND TP.HÀ NỘI

Những ngày qua, việc UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân trong đó có quy định về việc “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” đang được dư luận rất quan tâm. Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc quy định như vậy là hoàn toàn trái các quy định của pháp luật, là hạn chế sự giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của các cơ quan công quyền… Vậy hiểu thế nào mới đúng về quy định này của thành phố Hà Nội?! 
HIỂU ĐÚNG QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN CỦA UBND TP.HÀ NỘI
Thứ nhất, việc tiếp công dân được quy định nhằm tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng, tiếp nhận những tâm tư nguyện vọng của người dân đến các cấp chính quyền. Đồng thời cũng là một kênh để người dân thể hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội một cách trực tiếp đến các cơ quan công quyền. Đây là một quyền mà công dân được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bởi pháp luật.
Thứ hai, để đảm bảo cho việc tiếp công dân được thực hiện một cách thống nhất, nhất quán, các quyền lợi của người dân được bảo đảm thực hiện ngày 25.11.2013 Quốc hội đã ban hành Luật tiếp công dân trong đó quy định các vấn đề liên quan đến công tác tiếp công dân; trách nhiệm, quyền hạn của các cán bôn, cơ quan trong việc tiếp công dân; cũng như các quyền và nghĩa vụ của công dân trong qus trình tham gia các buổi tiếp công dâ tại trụ sở. Trong đó:
Tại điểm d khoản 2 Điều 7 quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có nội dung quy định họ phải: “Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân”. Như vậy bên cạnh các quyền mà công dân được đảm bảo thực hiện khi đến trụ sở tiếp công dân thì họ cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng các nội quy, quy định tại trụ sở tiếp công dân các cấp.
- Tại khoản 6 điều 12 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh”; khoản 6 điều 13 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành nội quy tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp huyện”. Như vậy có thể hiểu, nội quy, quy định tại các trụ sở tiếp dân ở các cấp do người đứng đầu của đơn vị đó xây dựng, ban hành xem xét dựa trên các điều kiện tại địa phương tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các quyền của công dân khi đến trụ sở tiếp dân được thực hiện đầy đủ.
Như vậy có thể khẳng định việc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân trong đó có quy định về việc “Không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” là hoàn toàn đúng theo các quy định của pháp luật. Quy định trên không xâm phạm quyền lợi hay ảnh hưởng đến người dân vì theo Luật Tiếp công dân thì công dân có quyền như quyền được bảo đảm, được trình bày và nghĩa vụ là phải thực hiện hướng dẫn của người tiếp công dân, chấp hành nội quy của cơ quan đó… Bản chất ban hành quy định đó chỉ tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc cho cả người tiếp dân và công dân được tiếp.Ngoài ra, mục đích của quy định cũng là ngăn chặn các trường hợp cực đoan khi một số người đến không phải vì thực hiện quyền của mình mà là để tuyên truyền ra bên ngoài, nói xấu", vị này nói./.
LOXEBEN

2019/01/09

HÀ NỘI KHÔNG CẤM DÂN QUAY PHIM, GHI HÌNH, GHI ÂM, GIÁM SÁT


Viễn

Rõ ràng chính quyền Hà Nội không hề cấm người dân thực hiện quyền giám sát, không cấm người dân quay phim, ghi hình, chụp ảnh, ghi âm tại nơi tiếp công dân. Đó là điều mà mọi người đã tường minh sau phát biểu chiều nay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Liên quan tới một số ồn ào hay chính xác hơn là những tiếng nói cố tình kích động của một số người như luật sư Lê Văn Luân liên quan tới quy định mà chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa kí mới đây với nội dung “không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm nếu người tiếp công dân không đồng ý”, hôm nay, bên lề hội nghị ngành tài nguyên và môi trường triển khai các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế- xã hội năm 2019 sáng 8/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trao đổi nhanh với báo chí xung quanh quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” đang gây ồn ào dư luận.

Theo đó, ông Chung khẳng định, Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân thành phố hoàn toàn phù hợp với luật hiện hành.

Tất cả các Phòng tiếp công dân trên địa bàn TP Hà Nội và của Trung ương trên địa bàn Hà Nội đều đã được trang bị camera ghi âm và ghi hình. Chính vì thế, người dân có yêu cầu muốn trích xuất lại toàn bộ ghi âm, ghi hình sẽ được bàn giao và có biên bản ghi nhận sự việc.

Trường hợp người dân có nhu cầu ghi âm, ghi hình thì trao đổi với cán bộ tiếp công dân. “Sau khi ghi âm, ghi hình xong thì hai bên cùng kiểm tra lại nội dung và xác nhận bằng biên bản để làm tài liệu sử dụng trên cơ sở công khai minh bạch” - Chủ tịch Hà Nội nói.

Như vậy có thể thấy rất rõ rằng, ông chủ tịch Hà Nội không cấm người dân quay phim, ghi hình, thực hiện quyền giám sát nhưng việc thực hiện quyền giám sát đó phải theo đúng quy định pháp luật, cụ thể là phải trao đổi trước với người tiếp công dân, sau đó việc tiếp công dân sẽ được camera ghi âm, ghi hình. Kết thúc buổi làm việc, công dân và người tiếp công dân sẽ cùng nhau xem lại camera, thống nhất về nội dung và cách thức sử dụng hình ảnh đó.

Với quy định rõ ràng như vậy đã đảm bảo được quyền và lợi ích của cả hai bên, công dân và người tiếp công dân.

Còn sở dĩ tại sao Hà Nội lại quy định “không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm nếu người tiếp công dân không đồng ý”, chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định quy định này là để chống tình trạng một số người đi theo người nhà đến trụ sở tiếp dân nhưng lại dùng các thiết bị bí mật ghi âm, ghi hình rồi về cắt xén nội dung buổi làm việc, sau đó đưa lên mạng phục vụ những mục đích khác.

Với những lời giải thích của ông Nguyễn Đức Chung, thiết nghĩ mọi chuyện đã rất rõ ràng, thế nên đừng ai cố tình làm ầm ĩ, to chuyện này.

Những ai cố tình làm ầm ĩ, thậm chí xuyên tạc chuyện này, ắt hẳn đều có dụng ý chẳng tốt đẹp gì.