2019/06/08

VIỆT NAM ĐẮC CỬ ỦY VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC

Việt Nam đắc cử ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với 192/193 phiếu



Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/6 tổ chức phiên bỏ phiếu chọn ủy viên không thường trực cho Hội đồng Bảo an, Việt Nam được tín nhiệm với kết quả 192/193 phiếu bầu ủng hộ.

Kết thúc phiên họp toàn thể lần thứ 89 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73, Chủ tịch Đại hội đồng Maria Fernanda Espinosa Garces thông báo Việt Nam đã đắc cử ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với kết quả 192 phiếu ủng hộ, trên tổng số 193 phiếu.

Việt Nam lần đầu tiên được tín nhiệm làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an là vào nhiệm kỳ 2008-2009. Sau 10 năm, Việt Nam lại bước đến cuộc bỏ phiếu ngày 7/6 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York với vị thế là ứng viên duy nhất từ nhóm các nước châu Á - Thái Bình Dương.

Phiên bỏ phiếu diễn ra vào lúc 10h ngày 7/6 (giờ địa phương) tại New York. Cả khán phòng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vỗ tay chúc mừng Việt Nam.

Ngoài Việt Nam, ba nước khác được bầu vào ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngay sau vòng bỏ phiếu đầu tiên là Niger và Tunisia của nhóm khu vực châu Phi với cùng số phiếu 191/193, đảo quốc Saint Vincent và Grandier được 185/193 phiếu.

Đây là lần đầu tiên Đảo quốc Saint Vincent và Grandier trở thành đại diện cho khu vực Mỹ Latin - Caribbean đắc cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Khu vực Đông Âu không bầu ra được ủy viên mới nên phải tiến hành vòng bỏ phiếu đặc biệt thứ hai.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã Việt Nam, Đại sứ Đặng Đình Quý, trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, cho biết đã nhiều nước thể hiện sự ủng hộ bằng văn bản. Liên Hợp Quốc có 193 thành viên, trong khi ghế ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an được bầu theo đa số hai phần ba, vì vậy khả năng giành được ghế của Việt Nam từ trước cuộc bỏ phiếu đã được đánh giá là rất cao.

Ủy ban tổ chức bầu cử chờ các nước thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu bầu thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Ảnh chụp màn hình.

Hội đồng Bảo an được xem là cơ quan quan trọng nhất trong hoạt động của Liên Hợp Quốc, với vai trò giải quyết các xung đột và khủng hoảng có thể tạo thành mối đe dọa với hòa bình, an ninh quốc tế. Việc Việt Nam được chọn làm ứng viên duy nhất đại diện 54 nước châu Á - Thái Bình Dương lần này cho thấy các nước đánh giá cao vai trò và năng lực của Việt Nam.

Nhiều học giả quốc tế nhìn nhận Việt Nam thu hút sự ủng hộ vì không chủ trương tập trung vào các vấn đề nội bộ như đa phần các nước tại Đông Nam Á mà còn có quan tâm đến các vấn đề bên ngoài khu vực. Tầm quan trọng của Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá là đã gia tăng đáng kể tính từ hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng vào cuối năm 2017.

Với tư cách ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, Việt Nam muốn thể hiện tiếng nói ngày càng có trọng lượng của mình tại ASEAN, thúc đẩy ngoại giao mềm và nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên trì theo đuổi con đường hội nhập quốc tế. Không những thế, nhiệm kỳ này còn trùng với giai đoạn Việt Nam giữ ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2020 nên càng mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với vị thế của đất nước trong khu vực và quốc tế.

Các chuyên gia quốc tế dự đoán việc Việt Nam cùng lúc đảm nhận 2 vai trò sẽ mở ra cơ hội khuếch đại tiếng nói của các nước ASEAN trên diễn đàn quốc tế.

Phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết sau khi có kết quả bầu chọn ngày 7/6, lãnh đạo Việt Nam sẽ có thông điệp về các ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bên lề cuộc họp của Đại hội đồng tháng 9/2018. Ảnh: AFP.

Bà Hằng cũng nhấn mạnh Việt Nam "đã tích cực triển khai các công tác chuẩn bị mọi mặt... tham vấn, trao đổi kinh nghiệm với các nước, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức nghiên cứu quốc tế" cho cuộc bầu chọn lần này.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực (Mỹ, Anh, PhápNga và Trung Quốc) và 10 thành viên không thường trực. Các ủy viên không thường trực do các nước thành viên Liên Hợp Quốc đề cử và bầu chọn với nhiệm kỳ kéo dài hai năm.

Mọi thành viên của Liên Hợp Quốc phải chấp nhận và thi hành các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Trong khi các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc chỉ có thể "đưa ra đề xuất", chỉ riêng Hội đồng Bảo an có quyền đưa ra các quyết định bắt buộc thành viên phải thi hành, như việc ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên vì chương trình hạt nhân và tên lửa nhiều rủi ro của nước này.

FACEBOOKER NGUYỄN NGỌC ÁNH BỊ XỬ 6 NĂM TÙ GIAM, 5 NĂM QUẢN CHẾ

Ngày 6/6, Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đã mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Ánh 6 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh “làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.
FACEBOOKER NGUYỄN NGỌC ÁNH BỊ XỬ 6 NĂM TÙ GIAM, 5 NĂM QUẢN CHẾ
Nguyễn Ngọc Ánh bị bắt, tạm giữ rồi tạm giam vào tháng 9/2018 về hành vi kêu gọi người dân biểu tình, phá hoại và tuyên truyền nhiều nội dung chống phá nhà nước. Trên trang facebook cá nhân của đối tượng này đã chia sẻ nhiều bài viết, video clip, nhận live stream phát trực tiếp của nhiều đối tượng phản động trong và ngoài nước, có nội dung tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là kêu gọi, kích động, xúi giục người dân biểu tình, phá hoại vào tháng 6-2018 và dịp lễ 2/9/2018.
Theo Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bến Tre, từ tháng 3-8/2018, Nguyễn Ngọc Ánh đã sử dụng nhiều email, mạng xã hội phát sóng trực tiếp (live stream), trao đổi thông tin, cung cấp hình ảnh, tư liệu kết nối với 14 tài khoản mạng xã hội khác để phát tán, chia sẻ “các nội dung tuyên truyền, lôi kéo, kích động, tổ chức biểu tình, xuyên tạc chính sách pháp luật, hoạt động ngoại giao, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vu khống, bịa đặt gây tâm lý hoang mang, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Nguyễn Ngọc Ánh là kẻ lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền những thông tin bịa đặt, gây chia rẽ khối đại đoàn kết, kích động người dân biểu tình phá hoại. Việc thu thập, viết và đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội để kiếm thêm thu nhập từ các thế lực thù địch đã không còn xa lạ, nhiều đối tượng đã bị bắt và xử lý nghiêm khắc về hình sự. Nhưng nhiều kẻ vẫn mờ mắt vì đồng tiền mà lao vào con đường phạm tội, phản bội lại chính Tổ quốc của mình.
Bản án dành cho Nguyễn Ngọc Ánh thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam, tính răn đe đến những kẻ vì lợi ích cá nhân mà phục vụ cho các thế lực thù địch chống lại đất nước ta.
Công Lý

2019/06/06

Lm Nguyễn Đình Thục can thiệp với giới chức Mỹ để bảo vệ đồng đảng trong vụ Formosa

Mõ Làng

Từng biết đến là một trong 2 Linh mục tích cực nhất trong việc kích động, dẫn đầu giáo dân tại Nghệ An vào Hà Tĩnh khởi kiện Formosa sau sự cố ô nhiễm môi trường biển năm 2016 - giữa năm 2017. Nhưng cái sự không hay đối với Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, Gp Vinh là đám đồng đảng của ông đang bị giới chức bắt, xử lý với những hành vi khác nhau. 

Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong (hai trợ thủ đắc lực của Thục) đã từng bị xử lý với 2 tội danh gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ với các bản án đã được tuyên. 

Trong khi đó Linh mục này (cùng với Linh mục Đặng Hữu Nam) vẫn bình yên vô sự. 

Và trong 1 diễn biến mới nhất, để bảo vệ một đồng đảng khác trong sự việc trước nguy cơ bị giới chức Mỹ trục xuất về nước (một người có tên Hà Văn Thành). Linh mục này đã nhiều lần đăng tải các thông tin kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng (Ảnh dưới):
Mới đây nhất, Linh mục này đã có một văn thư gửi giới chức Mỹ (cụ thể là Bộ di trú Mỹ và sở xét duyệt hồ sơ tị nạn để đề nghị cho Hà Văn Thành được định cư tại Mỹ, tránh việc bị bắt bớ từ giới chức trong nước (ảnh dưới): 


Khá khen cho Nguyễn Đình Thục trong nỗ lực bảo vệ đồng đảng. Linh mục này cũng ít nhiều thể hiện cái sự không bỏ rơi đồng đảng lúc khó khăn nhất. Song cũng chính vì thế đã cho thấy không ít điều ở Linh mục này. Đó là Thục có mối quan hệ khá chặt chẽ với đám bên ngoài, trong đó có chính giới một số nước như Mỹ... và không phải ngẫu nhiên mà Linh mục này dám nhân danh mình để bảo trợ cho Hà Văn Thành như văn thư nêu trên... 

Lâu nay, sau những sự việc gây ồn ào của Linh mục này và có sự can thiệp từ bên ngoài, đã có những cáo buộc Linh mục Nguyễn Đình Thục có mối quan hệ, thậm chí còn đóng vai trò tay sai của đám này. Mới nghe qua thì có vẻ hơi vô lý nhưng với văn thư nói trên, nó gần như bạch hoá mọi chuyện. 

Và với đà này, nếu chẳng may bị giới chức trong nước xử lý,  Linh mục Nguyễn Đình Thục sẽ dễ dàng có một slot sang Mỹ định cư, hưởng thụ nền tự do theo kiểu Mỹ như chơi!

BỊ TRIỆU TẬP VÌ SỬ DỤNG FACEBOOK VU KHỐNG CÔNG AN

Khoai@

Một thanh niên húng chó vừa bị công an triệu tập do có hành vi vu khống, làm tổn hại đến danh dự uy tín của lực lượng công an. 

Hôm 5/5/2019, Facebook có tên “Bố Bảo An” đăng thông tin: "Công an Cà Mau cho xã hội đen đánh người".

Ngay khi có thông tin này, Công an tỉnh Cà Mau phát hiện Facebook "Bố Bảo An" là của Phạm Văn Năm, sinh năm 1993, ngụ Thái Bình, tạm trú ở TP Cà Mau.

Công an Tỉnh Cà Mau đã mời Phạm Văn Nam lên làm việc và tại đây, Phạm Văn Nam đã thú nhận hành vi của mình là sai. Theo Nam, ngày 5/5 vừa qua, trong khi điều khiển xe mô tô BKS 18E1-044.04 lưu thông trên Quốc lộ 1A Nam có sử dụng điện thoại di động để trao đổi. Sau đó, bị Tổ Tuần tra Kiểm soát Công an huyện Cái Nước kiểm tra, lập biên bản xử lý.

Phạm Văn Nam cho rằng lỗi này không bị phạt tiền mà chỉ nhắc nhở, nên cự cãi và không ký biên bản vi phạm. Sau đó, Nam bất hợp tác và bỏ ra chỗ khác. Tại đây Nam bị một thanh niên (không rõ lai lịch) dùng tay đánh vào đầu 3 cái.

Tức giận vì bị đánh, anh Phạm Văn Nam đã dùng dùng điện thoại quay clip, hô "Công an Cà Mau cho xã hội đen đánh người" rồi cướp xe chạy về TP Cà Mau. Cũng ngay sau đó Nam đăng clip lên tài khoản facebook có tên “Bố Bảo An” với tiêu đề “Công an Cà Mau cho xã hội đen đánh người” nhằm mục đích câu view, cho nhiều người vào bình luận, làm mất uy tín của lực lượng Công an.

Phạm Văn Nam đã thừa nhận hành vi của mình là vu khống cho lực lượng Công an đang làm nhiệm vụ. hành vi của Phạm Văn Nam là vi phạm pháp luật và sẽ được xử lý nghiêm minh.

LIỆU NGUYỄN VI YÊN CÓ THỂ THAY THẾ PHẠM THỊ ĐOAN TRANG?

Nguyễn Thị Vi Yên sẽ thay thế đàn chị Đoan Trang trong làng zâm chủ ?

Ảnh: Nguyễn Vi Yên (tóc xù)

Nguyễn Vi Yên, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Vi Yên, sinh năm 1995 tại Đăk Lăk, cô này được Chu Hảo, một cái tên quen thuộc trong giới trí thức trở cờ nuôi dưỡng, đào tạo trong nước nhằm mục tiêu tạo ra những nhân tố trẻ, cấp tiến trong giới trí thức Việt Nam mang đến những thay đổi căn bản trong các hoạt động động lật đổ chế độ bằng con đường đấu tranh bất bạo động. 

Từ khi được Chu Hảo nâng đỡ, cất nhắc, Vi Yên cùng nhóm “Tinh thần Khai Minh” không phụ lòng ông này khi liên tục liên tục cùng số NGO VN như ISEE, CPEEW, HRS tổ chức các buổi hội thảo có nội dung tuyên truyền tư tưởng đa nguyên, đa đảng núp dưới danh “khai sáng”, quảng cáo các cuốn sách của nhà xuất bản Tri Thức (nhóm “Tinh thần khai minh” do Chu Hảo đỡ đầu gồm một số dịch giả, giảng viên tại một số trường đại học tham gia. Bản thân Vi Yên được ưu ái cho tham gia dịch sách mà trình độ của cô này đã tự thừa nhận là còn “chưa hiểu hết”)

Do xuất phát từ những tư tưởng sai lệch, phiến diện của mình nên cả nhóm “Tinh thần khai minh” đã bị cộng đồng trí thức tiến bộ Việt Nam tẩy chay, bóc mẽ khiến cho phong trào “Khai sáng” của Chu Hảo cùng bộ sậu phá sản, ngoài mấy cuốn sách bị cấm xuất bản thì nhóm này gần như không gây được tiếng vang hoặc có sức lôi cuốn được sinh viên, trí thức đi theo cho dù Chu Hảo đã hô hào bộ máy truyền thông của HRS của Nghiêm Hoa cùng các NGO ISEE, CPEEW…với hàng loạt fanpage được chạy quảng cáo có số lượt like ảo lên đến vài chục ngàn người. Nếu ai tinh ý có thể thấy rõ, thời gian gần đây các fanpage của nhóm này đã tự lột mặt nạ khi không còn chiêu trò quảng bá sách mà công khai xuyên tạc chế độ, đòi đa nguyên đa đảng, đây chính là bản chất của một nhóm lưu manh trí thức, cơ hội chính trị khoác lên mình vỏ bọc yêu nước để hoạt động.

Thất bại ở môi trường trong nước, Vi Yên ra đi “tìm đường cứu nước” như các đàn anh, đàn chị Đoan Trang, Lân Thắng…tìm đến VOICE (ngoại vi của tổ chức khủng bố Việt Tân), NGO People in need (PIN), CRD… (đều là những tổ chức của nước ngoài hậu thuẫn nhằm thực hiện cách mạng đường phố ở Việt Nam) học hành và được hàng loạt các chuyên gia lật đổ của các nước phương Tây chăm bẵm. Nhờ sự quảng bá của hệ thống các NGO này, người ta bắt đầu biết đến Vy Yên qua hàng loạt các chiến dịch như phản đối Luật An ninh mạng (Save NET), mở khóa huấn luyện online… Những tưởng rằng với số tiền các thế lực chống Việt Nam bỏ ra nuôi dưỡng đào tạo Vi Yên với kỳ vọng sẽ đem lại kết quả tốt hơn thay thế những gương mặt đã cũ kỹ của phòng trào zâm chủ, nhưng “nhà đầu tư” chỉ thu được từ Vi Yên một phong trào chết lâm sàng với những dòng tít sến súa, điển hình nhất là chiến dịch Save NET do Vi Yên đứng tên, chạy thầu từ tháng 5/2018 với đủ loại hình thức từ viết bài đe dọa, lung lạc người dân khi cho rằng Luật An ninh mạng là con ngáo ộp sẽ bức tử “nhân quyền Việt Nam”, kêu gọi ký tên để Goole hay Facebook rút khỏi Việt Nam… Nhưng từ ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng có hiệu lực rồi các quốc gia châu Âu cũng thông qua luật này khiến mớ kiến thức “Nhân quyền cao hơn chủ quyền” của Vi Yên đã đổ sông, đổ bể… Vậy là cô gái triệu đô cũng giống như các anh chị zâm chủ khác khi không đem lại hiệu quả cho các quan thầy. 

Vậy mà đâu đó trong giới dân chủ, có người còn nói Vi Yên sẽ vượt đàn chị Đoan Trang, bỏ xa Thảo Gạo…thật là tương lai u ám cho giới zâm chủ.

BÁO SINGAPORE ĐƯA TIN PHẢN ỨNG CỦA CAMPUCHIA ĐỐI VỚI ÔNG LÝ HIỂN LONG

VOV.VN - Những lập luận đanh thép của nhà phân tích Campuchia phê phán Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã được tờ báo TISG (Singapore) dẫn lại.

Một tờ báo mạng của Singapore vào hôm 5/6 đã đăng tin phản ánh việc nhà phân tích chính trị của Campuchia Leap Chanthavy viết bài phản bác Thủ tướng Lý Hiển Long về các phát ngôn của ông này liên quan đến vấn đề Pol Pot-Khmer Đỏ và vai trò của Việt Nam ở Campuchia.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Ảnh chụp màn hình trang YT và được báo Singapore TISG sử dụng).

Cụ thể, nhà báo Singapore Jewel Stolarchuk của tờ TISG (Singapore) viết rõ rằng ông Chanthavy trong bài báo đăng trên tờ Khmer Times hôm 3/6 tố Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long là đã “bất kính” với các nạn nhân của chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer Đỏ.

Trước khi giới thiệu các nét chính của bài viết của tác giả Campuchia Chanthavy, nhà báo Singapore đã nhắc lại lịch sử ra đời của phái cộng sản giả hiệu Campuchia (thường được gọi bằng cái tên Khmer Đỏ) và sự biến thái tột cùng của nhóm này sau khi lên nắm quyền vào năm 1979, thành một chế độ giết chết hàng trăm ngàn người bất đồng chính kiến cũng như thảm sát hàng triệu người dân Campuchia.

Sau đó nhà báo Jewel Stolarchuk nêu việc Thủ tướng Lý Hiển Long đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ nhà phân tích chính trị Leap Chanthavy sau khi đăng tải trên mạng xã hội lời chia buồn sự qua đời của một cựu Thủ tướng Thái Lan, trong đó ông Lý lồng ghép các ý nói rằng Việt Nam đã “xâm lược” Campuchia và rằng chính quyền được lập nên Campuchia sau khi Kmer Đỏ bị lật đổ là không hợp pháp, chính danh.

Tiếp đó nhà báo Singapore này nêu tóm tắt các luận điểm sắc bén, đanh thép của tác giả Campuchia khẳng định Singapore đã công nhận và ủng hộ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, viện trợ cho tàn quân Khmer Đỏ và cho rằng ông Lý Hiển Long đã khơi lại nỗi đau trong quá khứ của nhân dân Campuchia.

Báo điện tử TISG sử dụng tên miền Singapore (theindependent.sg). Trong phần tự giới thiệu, báo này nói rằng họ ra đời vào năm 2013 và là nguồn tin tức phân tích sâu về các vấn đề thời sự, kinh tế và chính trị tại Singapore. Tờ báo cho biết, họ có hơn 1 triệu độc giả mỗi tháng./.

Mỹ trục xuất đối tượng chống phá Việt Nam về nước

Tindautruongdanchu - Đối tượng Hà Văn Thành trốn trách nhiệm hình sự trong vụ 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân' trong vụ án Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong sang định cư bất hợp pháp ở Mỹ và nay bị Mỹ trục xuất về Việt Nam.

Theo thông tin của Đấu Trường dân chủ, đối tượng Hà Văn Thành sinh 05/12/1982, quê quán xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An là một trong 3 nhân vật cộm cán nằm trong tổ chức khủng bố Việt tân. 

Đối tượng Hà Văn Thành (người đứng đội nón bảo hiểm) đang kích động người dân tham gia gây rối khi đi khởi kiện Formosa vào tháng 2 năm 2017

Hà Văn Thành sau khi cùng Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong thực hiện hành vi kích động, tuyên truyền, lôi kéo giáo dân, người dân chống đối, chống phá chính quyền nhân dân lợi dụng sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú khi có giấy triệu tập của cơ quan cảnh sát điều tra huyện Nghi Lộc từ đầu năm 2017. Kể từ đó đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn đang truy lùng đối tượng Hà Văn Thành để làm rõ về tính liên quan trọng vụ án với Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong.

Với sự giúp đỡ của những kẻ nằm trong các tổ chức ngoại vi do Việt tân chỉ đạo Hà Văn Thành đã trốn sang Thái Lan để tìm cơ hội đi tị nạn ở một nước thứ 3 nhưng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để Cao ủy của Liên hợp quốc có trụ sở ở Thái Lan xét duyệt nên đã không chờ đợi được xét duyệt như các đối tượng khác mà trốn sang định cư ở Mỹ.

Địa chỉ nơi Hà Văn Thanh trốn cư trú bất hợp pháp tại Mỹ


Hà Văn Thành đã trốn sang Mỹ thành công và được cộng đoàn chống cộng ở Mỹ giúp sức cho 'tá túc' tại A215 931 397/26 MC Gregor Range Road Chaparral, NM 88081, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Sở di trú Hoa Kỳ đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ vì lý do cư trú bất hợp pháp và hiện Tòa án Mỹ đã tuyên trục xuất Hà Văn Thành về Việt Nam vào ngày 10/6/2019.

Lưới trời lồng lộng trốn đâu cho thoát và Hà Văn Thành sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và sẽ bị triệu tập để điều tra theo đúng quy định hiện hành.

Đấu trường dân chủ sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc

Văn Tuấn


Tàng trữ sách của Đoan Trang, cẩn thận cùng nhập kho với cô ta

Loa Phường

Làng zân chủ thời gian qua đua nhau rao bán các cuốn sách Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù do Phạm Thị Đoan Trang biên soạn. Tất nhiên những cuốn sách của Đoan Trang đều có nhà tài trợ để biên tập, chẳng hạn cuốn Chính trị bình dân được đám tay chân Việt tân đầu tư hàng ngàn USD để in ấn và chuyển cho đồng đảng như Nguyễn Xuân Nghĩa, Trương Dũng…bán thu tiền dưới danh nghĩa “đầu tư ủng hộ phong trào dân chủ quốc nội”. Cuốn Cẩm nang nuôi tù thì Đoan Trang đã phệt hẳn vào đó là Luật Khoa Tạp chí (bản chất là một nhóm/nhánh của VOICE) tài trợ xuất bản. Tuy nhiên, công khai rao cho đám linh mục, zân chủ, khiếu kiện bán, ai bán được bao nhiêu trừ tiền công in ấn tự thu tiền vào túi mình với danh  nghĩa “ủng hộ nhà zân chủ”.
Kết quả hình ảnh cho Cẩm nang nuôi tù
Thế nên dễ hiểu dù bản file mềm tràn đầy trên mạng, các linh mục, zâm chủ vẫn tích cực “rao bán” sách như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, gia đình Trịnh Bá Phương. Bởi vừa rao bán sách, vừa có cớ xin tiền đám tài trợ với cớ mua ủng hộ anh em quốc nội kiểu tặng quà, tặng “kinh nghiệm chống chính quyền”. Kiếm ăn dễ dàng nên dễ hiểu là đám linh mục, zâm chủ này tích cực rao bán sách
Tuy nhiên ai cũng biết rõ, những cuốn sách của Đoan Trang, về hình thức là sách lậu, sách phát hành trái phép. Về nội dung, rõ ràng là tuyên truyền chống Nhà nước, vi phạm pháp luật hình sự. Bới vậy việc mua bán, tàng trữ, lưu hành những cuốn sách này đồng nghĩa với cơ hội được “tiếp xúc” với công an, chính quyền tăng lên, đồng nghĩa với việc bất cứ lúc nào bị phát hiện, nhẹ thì bị xử phạt hành chính tội lưu hành văn hóa phẩm lậu, nặng thì chờ nhập kho cùng với Đoan Trang theo Điều 117 BLHS về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

2019/06/05

Thông báo về Kỳ họp 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Hàng loạt "thường vụ tỉnh ủy" và quân đội bị kỷ luật!

TTXVN
Ngày 3-6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp 36. Từ ngày 29 đến 31-5-2019, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 36. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Kết quả hình ảnh cho Thông báo ủy ban kiểm tra Trung ương, đốt lò
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
1. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018.
- Đồng chí Phạm Văn Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT và đồng chí Hoàng Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi THPT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự.
- Đồng chí Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh.
- Đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Phạm Văn Thủy; khiển trách đồng chí Cầm Ngọc Minh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Tiến Đức; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La và đồng chí Hoàng Văn Chất kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình khẩn trương tiến hành kiểm tra, kiểm điểm, xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2. Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng và đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân; đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010.
3. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Huỳnh Quang Hải, Ủy viên ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính
Đồng chí Huỳnh Quang Hải đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Tài chính.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Huỳnh Quang Hải.
4. Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Thái Nguyên, Cà Mau; kết quả giám sát đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
Qua kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.