2019/04/04

Hãy sống Phúc Âm trong lòng dân tộc!

Ngày 27-3-2019, Giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh Nguyễn Hữu Long cùng một số linh mục thuộc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh, Giáo hạt Vàng Mai đã đến thăm, gặp gỡ lãnh đạo thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Như báo Nghệ An cho biết, cuộc gặp đã diễn ra trong không khí thân tình, hiểu biết lẫn nhau. Giám mục Nguyễn Hữu Long và lãnh đạo thị xã Hoàng Mai cùng trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân nói chung, và của bà con giáo dân trên địa bàn nói riêng.


Cũng dịp này, Giám mục Nguyễn Hữu Long dự Thánh lễ khởi công xây dựng Thánh đường mới tại Giáo xứ Yên Hòa. Có thể thấy đây là động thái tiếp nối các hoạt động tích cực trong quan hệ của Giáo phận Vinh với chính quyền địa phương, như ngày 26-1-2019 Giám mục Nguyễn Hữu Long dẫn đầu Đoàn chức sắc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đến thăm và chúc Tết Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An - việc làm mà trong thời gian trước rất hiếm hoi.
Toàn cảnh cuộc làm việc (Ảnh báo Nghệ An)

Trước đó, ngày 22-12-2018, Tòa thánh Vatican quyết định chia tách Giáo phận Vinh để thành lập Giáo phận Hà Tĩnh, và đồng thời bổ nhiệm Giám mục Nguyễn Hữu Long làm Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh. Ngày 12-2-2019, Thánh lễ nhậm chức của Giám mục Nguyễn Hữu Long đã được tổ chức trọng thể tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài trên địa bàn xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Nhân dịp này, ngày 11-2-2019, Đoàn đại biểu của tỉnh Nghệ An do ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã đến chúc mừng Giám mục Nguyễn Hữu Long khởi đầu sứ vụ mục tử tại Giáo phận; đồng thời chúc Giáo phận Vinh dưới sự lãnh đạo của Giám mục Nguyễn Hữu Long sẽ có nhiều thành tựu mới, góp phần mang lại cuộc sống an lành, hạnh phúc cho giáo dân, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung.
Kết thúc cuộc gặp gỡ, Giám mục Anphongso Nguyễn Hữu Long cùng các linh mục đã chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo, đại diện các ban, ngành đoàn thể thị xã Hoàng Mai (báo Nghệ An)

Phải khẳng định vài năm gần đây, Giáo phận Vinh là Giáo phận duy nhất thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam có một số vị linh mục đưa ra phát ngôn sai trái có tính chất kích động, truyền bá thông tin sai lạc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Ðảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thậm chí tổ chức cho công dân theo Thiên chúa giáo gây mất trật tự, an toàn xã hội tại địa phương… Đó là các phát ngôn, việc làm hoàn toàn không tương xứng với điều Giáo hoàng Francesco, Tòa thánh Vatican khuyến khích cộng đồng Công giáo ở Việt Nam “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”. Các phát ngôn, việc làm đó cũng hoàn toàn không tương xứng với điều đã được Giám mục Nguyễn Hữu Long khẳng định trong Thánh lễ nhậm chức ngày 12-2-2019 rằng “Trong vai trò lãnh đạo tôn giáo, tôi ước mong chúng ta sẽ gặp gỡ, trao đổi và giải quyết êm đẹp trong trường hợp xảy ra những khó khăn; nhờ đó tránh những căng thẳng đổ vỡ, mất mát tình cảm; tạo sự hiểu biết, tôn trọng, thân thiện, đoàn kết để người công giáo an tâm góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu đẹp, cuộc sống càng ấm no, vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chính vì thế, hy vọng trong thời gian tới, Giáo phận Vinh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực để mọi công dân theo Thiên chúa giáo ở đây thật sự là những con người “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”!
Tư Nguyên (Thời nay)

Mông lung như một trò đùa

PT@!
Mông lung như một trò đùa!
Khá Bảnh "xụt xịt" khai nhận hành vi phạm tội khi bị bắt!
(nguồn Internet)
Đây có lẽ là một trong những bức ảnh Hot nhất trên mạng xã hội 24h qua. Nhiều cư dân mạng đã chế ảnh kèm theo dòng tus hài hước: Nước mắt tuôn rơi, cuộc chơi kết thúc! Hay Bà đầm già thành Turin - CLB Junventus kích hoạt bom tấn Khá Bảnh... khiến nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán.

Cuộc chơi của Idol Khá Bảnh mà không ít bạn trẻ tôn sùng trên mạng xã hội có lẽ đã kết thúc thật. Phen này mà đi nữa, chắc rất dài và rất xa đây! Ngày về chưa thấy đâu, tương lai thì u ám lắm.

Mông lung như một trò đùa! Một tay giang hồ, từng hổ báo cáo chồn trên mạng xã hội bỗng dưng khóc thút thít như đứa con nít khi làm việc với cơ quan công an. Chắc nhiều bạn từng tung hô hắn đã vỡ mộng. Vài bữa trước còn lấy le, sống ảo đăng clip đập phá, đốt xa hùng hổ thế cơ mà. 

Thanh niên cứng gì mà chưa gặp công an đã vãi tè, nước mắt cá sấu vậy. Khá Bảnh sợ? ân hận? hay đang diễn trò để làm ngủi lòng cơ quan điều tra? Khóc thì đã quá muộn rồi!

Mạng xã hội đưa Khá Bảnh từ một thanh niên lêu lổng nếu không muốn nói là hư hỏng, là "mất dạy" theo ngôn ngữ mà ông bà ta hay dùng thành một Hot Face, một người nổi tiếng kiếm hàng chục, hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ mạng xã hội.

Có lẽ vì thế, Khá Bảnh đi vào vết xe đổ của nhiều thanh niên máu dồn lên não chậm như Thánh chửi Dương Minh Tuyền trước đây. Ảo tưởng sức mạnh chưa hẳn đã đúng. Nói thế nhẹ cho dăm ba cái thằng xăm trổ này quá. Phải khẳng định Khá Bảnh là một kẻ nghiện ngập, một tên tội phạm mới chuẩn. 

Một thằng tiền án, tiền sự, ra tù vào tội liên miên như hắn lẽ nào lại được tôn sùng, tán dương; lẽ nào các bạn lại không thấy đó là gương xấu để lên án, tẩy chay. Tung hô Khá Bảnh khác nào chúng ta đang đi cổ xúy cho những cái xấu, những thứ trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa Việt Nam. 

Vỡ mộng vì Idol! Thôi thì không biết đã đành, biết những kẻ tội phạm lô đề, cho vay nặng lãi, phá rối an ninh trật tự, tàng trữ, sử dụng ma túy như Khá Bảnh rồi mà hâm mộ thì hẳn là có vấn đề về tư tưởng. Mà khi nhiều người bị ảnh hưởng xấu như vậy (nếu có), trộm nghĩ cơ quan chức năng càng cần phải xử mạnh tay để làm gương cho những người khác. 

Những kẻ như này nếu còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật thì khác nào một trò đùa, nó sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho xã hội.

2019/04/03

DÒNG CHÚA CỨU THẾ THÁI HÀ LẠI TÁCH MÌNH KHỎI DÂN TỘC


Viễn

Theo đúng quy luật, cứ đến buổi thánh lễ Công lý và Hòa bình ngày chủ nhật cuối tháng là Dòng chúa cứu thế Thái Hà thế nào cũng lợi dụng buổi thánh lễ để đưa ra các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu đất nước núp dưới danh nghĩa rao giảng, làm lễ. Buổi thánh lễ tháng 3 mà Dòng chúa cứu thế vừa tổ chức cũng sặc mùi xuyên tạc, chỉ khác là chủ lễ lần này là linh mục Trịnh Ngọc Hiên, linh mục bề trên Dòng chúa cứu thế Thái Hà.

Trong buổi Thánh lễ, linh mục Trịnh Ngọc Hiên lấy tựa đề Đấm ngực sám hối để tuyên truyền với giáo dân rằng đất nước Việt Nam nhờ Thiên Chúa ưu đãi nên có rừng vàng biển bạc, đất đai phì nhiêu, nhiều tài nguyên quí giá nhưng do lựa chọn đi theo con đường XHCN nên đất nước rơi vào bế tắc, nghèo đói, lạc hậu?

Chưa hết linh mục Hiên còn cho rằng Việt Nam từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông trong mắt quốc tế, vậy mà mấy mươi năm thống nhất, dưới sự cai trị của Cộng sản, do đi theo chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam ngày càng tụt hậu. Và với tựa đề Sám hối, linh mục Hiên tỏ ra tiếc nuối Hòn Ngọc Viễn Đông, bày tỏ mong muốn và kích động giáo dân phải làm sao để thay đổi thể chế, để tìm lại Hòn Ngọc Viễn Đông ngày xưa?

Tất nhiên những điều mà linh mục Hiên nói trước giáo dân lần này cũng chẳng khác so với mấy lần trước linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong từng rao giảng trước giáo dân. Nhưng cách nói của linh mục Hiên làm người ta thấy rằng linh mục Hiên nói riêng và Dòng chúa cứu thế Thái Hà nói chung đang tự đặt mình ra khỏi dòng chảy của dân tộc.

Nói về sự sám hối, tiếc nuối của linh mục Hiên về Hòn Ngọc Viễn Đông, tức Sài Gòn trước năm 1975, phải chăng linh mục Hiên đang ngầm tuyên truyền với giáo dân rằng, ông đang tiếc nuối chế độ Việt nam Cộng hòa, đang tiếc nuối bộ máy ngụy quân, ngụy quyền ngày xưa. Mà cũng nói thêm để linh mục Hiên và các giáo dân hiểu, cái gọi là Hòn Ngọc Viễn Đông đó chẳng qua chỉ là vẻ hào nhoàng bên ngoài của một xã hội đầy rẫy gái điếm, mại dâm, ma túy, xì ke do những đồng USD của người Mỹ đổ vào để nuôi sống chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa, để phục vụ đội quân viễn chinh xâm lược Mỹ. Vậy thì có gì mà tự hào và tiếc nuối.

Linh mục Hiên nói đất nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng có vẻ như linh mục đã nhắm mắt nói bừa. Trong khi hàng chục triệu người dân Việt cả trong và ngoài nước đều đang chứng kiến sự thay da đổi thịt từng ngày của Việt Nam, kinh tế với mức tăng trưởng ấn tượng gần bậc nhất trong khu vực Châu Á, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, vị thế Việt Nam không ngừng nâng cao trên trường quốc tế. Chẳng phải vô cớ mà tổng thống Mỹ lại có thiện cảm với Việt Nam đến mức liên tiếp muốn quay lại Việt Nam như thế.

Ông lấy một vài điểm mặt trái, tiêu cực để phủ nhận, bôi đen tất cả. Điều đó có đáng không?

Ông nói mà như người lạc lõng giữa guồng quay phát triển của đất nước.

Phải chăng Dòng chúa cứu thế Thái Hà đang tách mình ra khỏi dòng chảy của toàn dân tộc.


Cái bánh vẽ và những trò bẩn của “Tổ đồng thuận”

Loa Phường

Chiều ngày 30/3/2019 người dân thôn Hoành và cộng đồng mạng xã hội lại thấy nhóm đồng thuận với Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu chủ trì tiếp tục tổ chức họp tại nhà Kình. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như những kẻ trong “Tổ đồng thuận” không trơ trẽn đưa ra cái “bánh vẽ” để đánh lừa dư luận và một số người dân xã Đồng Tâm.


Có lẽ biết được thời gian qua một số người dân xã Đồng Tâm chẳng còn tin vào những lời nói của nhóm đồng thuận nên tại cuộc họp cả Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu cố tình tung ra hoang tin trước Tết nguyên đấn chính bản thân hắn và những kẻ trong “Tổ đồng thuận” đã “bí mật” đi gặp lãnh đạo trung ương và cho biết rằng đã có văn bản khẳng định đất đồng Sênh là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm và Kình, Hiểu không quên nói người dân kiên nhẫn chờ đợi. Nhưng Hiểu, Kình chẳng nói là văn bản gì? Ai nói? Chẳng ai tin lời nói của Hiểu, Kình vì ai cũng biết đó là những lời nói thiếu cán cứ, hoàn toàn bịa đặt mà những kẻ trong “Tổ đồng thuận” cố ý “vẽ ra” để làm nóng tình hình xã Đồng Tâm.
Trơ trẽn và vô liêm sỉ, đó là những gì mà người ta cảm nhận được khi nghe Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Kình cao giọng yêu cầu chính quyền xã Đồng Tâm thời gian tới phải rà soát, loại bỏ những đảng viên thoái hóa biến chất, tham nhũng, không đủ tư cách. Nhưng Hiểu, Kình cố ý quên đi một điều là chính chính bản thân Kình, Hiểu là những kẻ không đủ tư cách nói ra những điều đó vì chính Hiểu, Kình là hai kẻ tham ô, tham nhũng gây mất an ninh trật tự tại địa phương đã bị kỷ luật giáng chức, khai trừ ra khỏi đảng. 
Quả đúng là vừa ăn cắp vừa la làng, Bùi Viết Hiểu và Lê Đình Kình còn mạnh mồm tố cáo lãnh đạo thành phố, cho rằng không thông báo cho “Tổ đồng thuận” về việc giải phóng mặt bằng giao cho tập đoàn Viettel làm dự án tại sân bay Miếu Môn. Không biết Kình, Hiểu giả ngu hay ngu thật. Không ai không biết đất Đồng Sênh đã bàn giao cho quân đội quản lý từ những năm 1980, chính Kình khi đó cũng là người đại diện chính quyền ký vào văn bản. Nên việc Bộ Quốc phòng bàn giao cho tập đoàn Viettel là một doanh nhiệp của Bộ quốc phòng thực hiện dự án phục vụ quốc phòng là điều hiển nhiên, không liên quan gì đến thành phố Hà Nội. Những kẻ như Kình đã viễn tưởng, tự đề cao mình, coi thường pháp luật, gắp lửa bỏ tay người, ngu dốt mà cứ tưởng mình hiểu biết. 
Lê Đình Kình, Bùi Viết Hiểu vẫn tiếp tục oang oang kêu gọi người dân tổ chức kỷ niệm 02 năm vụ việc Đồng Tâm thật hoành tráng nhưng xem ra những lời kêu gọi này chả mấy người dân Đồng Tâm quan tâm nữa. Họ đã chán ngấy với mấy trò lừa bịp, lợi dụng của bố con Kình. Ngay cả những ngày hội truyền thống xã Đồng Tâm năm 2019 được tổ chức an toàn, tạo ra không khí phấn khởi vui vẻ, tạo sự đồng thuận trong dư luận người dân xã Đồng Tâm. Ấy vậy mà Lê Đình Kình còn dám xuyên tạc cho rằng đã xẩy ra hàng trăm vụ mất điện thoại, người dân mất trăm triệu đồng. Nhưng thực tế chả có gì xảy ra, chả ai mất mát gì mà chỉ có miệng lưỡi lưu manh, sảo trá, trơ trẽn của Lê Đình Kình xuyên tạc, đánh lừa dư luận. 
Những trò bẩn, luận điệu xuyên tạc, kích động của Lê Đình Kình và số cầm đầu khiếu kiện tại Đồng Tâm cần xử lý nghiêm minh trước pháp luật để ngăn ngừa các hoạt động gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Từ vụ việc Khá Bảnh: Cần làm một cuộc 'đại phẫu' với những hành vi lệch chuẩn bôi nhọ, xúc phạm cán bộ cấp cao trên mạng xã hội

Tindautruongdanchu - Từ vụ việc Khá Bảnh với những phát ngôn, hành vi lệch chuẩn trên mạng xã hội đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn 'lệch chuẩn' trên không gian mạng, nhất là các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự nhân phẩm con người nói chung và cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước nói riêng.


Không ít lần Đấu trường dân chủ đề cập đến những hành vi 'mượn mạng ảo' để các thế lực thù địch hạ bệ, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người nói chung và cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước nói riêng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, nhân phẩm cá nhân người bị xúc phạm mà còn tạo hệ lụy xấu đối với xã hội trong định hướng nhận thức, định hướng hành vi.



Một trong số những hình ảnh mà Nguyễn Lân Thắng xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh Thành Nam)


Tiếng chuông cảnh báo từ hiện tượng mạng lệch chuẩn Khá Bảnh

Trường hợp Khá Bảnh (tên thật là Ngô Khá Bảnh sinh năm 1983) bị cơ quan Công an thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh tạm giữ hình sự vào ngày 1/4 dư luận đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn nạn 'làm vẩn đục môi trường sống lành mạnh' với những hành vi lệch chuẩn của hiện tượng mạng này. Hệ lụy và tác hại của nó đối với thế hệ trẻ-những người dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ngông cuồng, thiếu chuẩn mực thậm chí có tính chất côn đồ, bạo lực, vô văn hóa.

Có thể thấy, hàng loạt những 'hành vi thiếu chuẩn mực' của Khá Bảnh từ khi Khá Bảnh ra khỏi trại giam cho đến khi bị tạm giữ hình sự cho thấy công tác quản lý môi trường mạng 'còn khá dễ dãi'. Đến khi dư luận xã hội lên tiếng thông qua hành vi 'giới trẻ chào đón', 'đốt xe máy'... của Khá Bảnh lúc này cơ quan điều tra mới nhập cuộc.

Các hành vi lệch chuẩn khác có tính chất xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người, cán bộ cao cấp

Hành vi của Khá Bảnh cũng giống như hành vi vi phạm khác trên môi trường mạng xã hội hiện nay được các đối tượng công khai danh tính hoặc nặc danh trên mạng xã hội facebook, youtube,.. sử dụng khá triệt để để bôi nhọ, xúc phạm nhằm hạ bệ cá nhân nói chung, cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước nói riêng trong suốt thời gian qua.

Các đối tượng mà Đấu trường dân chủ vẫn từng nhắc đến như Nguyễn Lân Thắng, Đàm Ngọc Tuyên, ... là những vấn đề nổi cộm về hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng. Tuy nhiên, dư luận bất bình suốt thời gian qua nhưng không thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc điều tra làm rõ và xử lý theo quy định hiện hành. 



Nguyễn Lân Thắng tổ chức phát trực tiếp lan truyền bộ phim xuyên tạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh Thành Nam)


Phải chăng, chúng ta đang quá dễ dãi với không gian mạng mặc dù các quy định pháp luật đã có nhất là quy định của Luật An ninh mạng dẫn đến tạo đà cho các hành vi lệch chuẩn khác cứ tha hồ, thoải mái, vô tư 'học tập và làm theo'. Mới đây nhất, Nguyễn Công Vượng-tức danh hài Vượng râu cũng không ngần ngại chế ảnh Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ trong hình hài của hiện tượng mạng lệch chuẩn Dương Minh Tuyền. 



Bức ảnh do Nguyễn Công Vượng-tức Vượng râu chế hình Bộ trưởng Nhạ vào hiện tượng mạng Dương Minh Tuyền kèm theo dòng trạng thái (Ảnh-Mai Anh Bảo)


Chính sự dễ dãi trong quản lý, buông lỏng, bỏ qua thiếu kiên quyết xử lý các hành vi lệch chuẩn của những đối tượng chuyên chế ảnh, chế video... hòng xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm dẫn đến tình trạng làm nảy sinh các hành vi lệch chuẩn trên không gian mạng. Bởi họ nghĩ, những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Đàm Ngọc Tuyên, ... làm được, không bị xử lý thì họ cũng làm, thậm chí còn làm quá...

Cần phải quản lý chặt, xử lý nghiêm minh

Từ bài học hiện tượng mạng lệch chuẩn Khá Bảnh, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cần phải quản lý chặt chẽ không gian mạng không để môi trường mạng là những 'ổ dịch' phát tán, tạo đà cho các hành vi thiếu lệch chuẩn, chà đạp lên đạo lý, lên pháp luật. 

Các hành vi xúc phạm, bôi nhọ mà các nhà đấu tranh khoác áo dân chủ hiện sử dụng khá phổ biến trên mạng xã hội không chỉ bằng ảnh chế, cắt ghép mà còn sản xuất cả những đoạn video clip theo đó hòng hạ bệ, làm mất uy tín các cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Theo đó, cần thiết phải vào cuộc điều tra, xác minh và xử lý triệt để ngay từ những hành vi ban đầu, mới xuất hiện không để đến lúc 'quá xa' mới vào cuộc xử lý thì đã muộn.



Đối tượng Pham Phước chuyên chế ảnh xúc phạm, bôi nhọ trên mạng xã hội (Ảnh Bút Xanh)



Chính từ vụ việc Khá Bảnh, quan điểm của thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết, Công an Bắc Ninh đã bắt Khá “bảnh” về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc vào ngày 1-4. Lực lượng Công an đã nắm chắc các hoạt động vi phạm pháp luật của đối tượng  này, khi có đủ tài liệu, chứng cứ đã tiến hành những biện pháp về mặt pháp luật.

“Quá trình Khá bảnh có các hoạt động trên mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thông báo cho Bộ Công an. Chúng tôi thấy rằng, đây là một hiện tượng cần được phối hợp xem xét và xử lý kịp thời” – Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho  biết.

Về các các video tục tĩu, bạo lực đối tượng  này đưa lên, với những người va chạm, từng trải cuộc sống, biết được điều đúng, điều sai thì có thể đánh giá được sự việc nhưng thanh, thiếu niên thì ảnh hưởng rất lớn, Khá “bảnh” là hiện tượng là rất nguy hiểm, “cực kỳ không tốt” trên mạng xã hội hiện nay. 


Mộc Lan-Bút Xanh

Tôn giáo không phải là chỗ để lộng ngôn, câu view

Để trả lời câu hỏi Phật giáo đóng góp gì cho dân tộc này, tôi xin nói đến chúa Nguyễn Phúc Chu – người vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị quốc và mở đất về phương Nam để hôm nay chúng ta có một đầu tàu phát triển kinh tế là Tp.HCM.


Nhân sự việc nhiễu nhương xảy ra tại chùa Ba Vàng trở thành điểm nóng, và sai phạm của thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh bị cắt hết chức vụ, Bạch Hoàn – cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt ra hàng loạt câu hỏi đả kích Phật giáo trên Facebook cá nhân, đỉnh điểm là dấu hỏi “Phật giáo đã khiến dân tộc này ra sao”. Trước sự phản ứng bức xúc của dư luận, Bạch Hoàn đã lặng lẽ tháo đi ngay sau đó.

Chủ nhân Status gây phẫn nộ cho cộng đồng Phật tử và dư luận. (ảnh từ fb Bạch Hoàn)

Để trả lời câu hỏi Phật giáo đóng góp gì cho dân tộc này, tôi xin không nói đến công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong việc mở rộng đất đai bờ cõi, vì lịch sử viết nhiều rồi. Tôi muốn nói đến chúa Nguyễn Phúc Chu – người vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị quốc và mở đất về phương Nam để hôm nay chúng ta có một đầu tàu phát triển kinh tế là Tp.HCM.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2011, tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp tổ chức Hội thảo “Chúa – Bồ tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và sự nghiệp mở mang bờ cõi phát triển đất nước”. Các nhà nghiên cứu đã cùng khẳng định chúa Nguyễn Phúc Chu là người ghi dấu ấn đậm nét nhất trong tiến trình mở mang bờ cõi, phát triển đạo Phật tại Đàng Trong.
Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu thọ Bồ tát giới tại gia, được ban pháp danh Hưng Long, đạo hiệu Thiên Túng. Thầy của chúa là Hòa thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) thuộc dòng Tào Động Trung Hoa. Thừa hưởng truyền thống tín Phật của gia đình, nhận được sự truyền thừa của Hòa thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ý thức rất rõ việc thọ giới để trở thành hành giả thực thụ trên con đường hành Bồ tát đạo, với mục tiêu lấy hết thảy chúng sinh làm đối tượng phục vụ.
Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về chính sách của chúa Nguyễn Phúc Chu: “Việt Nam hóa các dân tộc khác, tín ngưỡng khác và không chỉ thương người mình mà còn thương người của dân tộc khác, đó là tinh thần của Phật giáo Việt Nam”. Vì thế chỉ trong 34 năm trị quốc, chúa Nguyễn Phúc Chu đã vận dụng triết lý sống của Phật giáo vào việc mở mang bờ cõi, bình định được cả một vùng đất rộng lớn trải dài từ Khánh Hòa đến Hà Tiên và vùng Tây Nguyên, đặc biệt là khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Như đã được ghi trong Hải ngoại kỷ sự của Hòa thượng Thích Đại Sán; Và trong Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Ðôn cũng nhận định: “Đến thời Nguyễn Phúc Chu, vị chúa này đã kiểm soát được Hoàng Sa, Trường Sa, có giấy tờ rõ ràng”.
Bản chất của chế độ phong kiến là “phong tước, kiến địa”, thông qua việc phân phong, cắt đặt chức vụ, cũng như chiếm lĩnh đất đai. Vì thế xuất hiện các dòng họ cát cứ, sau đó lớn mạnh và tổ chức thành các vương triều nhỏ, truyền ngôi theo huyết thống. Các vương triều nhỏ này trong quá trình tồn tại, họ phải củng cố và tổ chức quân đội, cũng như cắt đặt bộ máy hành chính để điều hành đất nước.

Chùa Linh Mụ, nơi còn giữ nhiều dấu tích về Quốc chúa Bồ tát Nguyễn Phúc Chu

Tuy nhiên, trước sức ép đánh chiếm từ các quốc gia lớn, để tránh sự diệt vong, quá trình “quy tâm” đã diễn ra, nên các vương triều nhỏ buộc phải thần phục và cống nạp các quốc gia lớn. Sự thần phục này chỉ mang tính hình thức, và họ chỉ chờ đợi thời cơ nước khác suy yếu là tiến hành những cuộc chinh phục bằng quân sự.
Chính quá trình nội chiến (chiến tranh giữa các dòng họ), ngoại xâm (chiến tranh giữa các nước lớn nhỏ) mà một số vương triều trở nên hùng mạnh, nhưng cũng có không ít vương triều chịu cảnh diệt vong. Đây là một thuộc tính khách quan của chế độ phong kiến, vì thế không cần phải né tránh khi bàn về vấn đề này, bởi thực tế khi ấy, biên giới quốc gia không hề được xác định một cách cụ thể như ngày nay.
Chúa Nguyễn Phúc Chu bình định phương Nam trong một bối cảnh lịch sử hết sức đặc biệt. Khi ấy ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ là bù nhìn, còn thực quyền rơi vào tay chúa Trịnh. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn vẫn được nhìn dưới con mắt là những loạn thần, phi chính thống, không chỉ đối với hoàng thất nhà Lê mà còn đối với Trung Hoa. Bởi Trung Hoa lúc đó chỉ công nhận nhà Lê là đại diện duy nhất cho Đại Việt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhà Minh (người Hán) đánh mất quyền cai trị, để đất nước vào tay nhà Thanh (người Mãn Châu – một bộ tộc nhỏ của Trung Hoa), những bại thần của nhà Minh như Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu đã phải trốn chạy vào Đàng Trong, tạo nên những thế cuộc mới, phần nào uy hiếp đến sự ổn định của các vương triều nhỏ tại đây. Sự xuất hiện của lực lượng này, dẫu chỉ là những bại thần của nhà Minh, nhưng vẫn có những thuyết phục nhất định trước triều đại nhà Thanh, một triều đại được lập nên bởi một bộ tộc nhỏ, người Hán.
Trước tình thế ấy, các chúa Nguyễn từ chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Tần… đến chúa Nguyễn Phúc Chu đã khéo léo thu phục những cánh quân đến từ Trung Hoa này để ổn định tình hình tại Đàng Trong. Việc các chúa tiếp nhận hai dòng thiền Tào Động và Lâm Tế trực tiếp từ Trung Hoa, với các vị thiền sư nổi tiếng như Nguyên Thiều, Thạch Liêm cũng đã chiếm được cảm tình của một bộ phận lưu dân là người Hoa.
Sở dĩ nói đây là một bối cảnh đặc biệt, vì các vương triều tại vùng đất này đã phải đối đầu trực tiếp với các lực lượng “không chính danh”, đang không còn lựa chọn nào khác hơn là phải Nam tiến. Cho nên khi các lực lượng “không chính danh” này xuất hiện đã vô tình biến những vùng đất ở phương Nam vào thế tranh chấp phi chính thống và phi truyền thống.
Có nghĩa rằng, trước đây, lúc mạnh lúc yếu, Chiêm Thành luôn có những đối đầu truyền thống với Đại Việt và sự “phân xử” vẫn thuộc về Trung Hoa. Vì vậy, nếu bình định phương Nam trên danh nghĩa của một quốc gia thống nhất, một bộ máy cai trị Nho giáo, ảnh hưởng sâu đậm bởi Tống Nho như trước đó Lê Thánh Tông và một số người khác đã làm, thì chắc chắn không chỉ khó tiến đánh mà còn khó giữ, bởi Trung Hoa khi ấy không muốn Đại Việt lớn mạnh, nhất định sẽ can thiệp, tìm cớ chinh phạt, rất có thể xung đột chiến tranh, xung đột văn hóa, tôn giáo giữa Việt và Chiêm sẽ khó khăn và dai dẳng hơn rất nhiều.
Chúa Nguyễn Phúc Chu đã vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị nước và mở mang bờ cõi với một nhãn quan chính trị sắc bén. Việc lựa chọn Phật giáo trong môi trường đa văn hóa cần được đặt trong tình thế đối kháng Trung Hoa (vùng ảnh hưởng của Trung Hoa), bởi những vương triều này từ lâu đã ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa và văn minh Ấn Độ.
Quan niệm chúng sinh bình đẳng của Phật giáo đã phần nào xóa mờ tương quan cai trị – bị trị. Thế nên, điều quan trọng trong quá trình Nam tiến của các chúa Nguyễn không chỉ ở việc dụng binh mà còn ở nhận thức về việc có giữ được đất hay không, giữ bằng cách nào để có thể khoan sức dân và không gây nên những thù hận sắc tộc, tôn giáo về sau. Việc dụng binh đồng thời với việc tiếp nhận Phật giáo Trung Hoa khi ấy, không phải là quá trình ly khai với nền văn hóa truyền thống, mà chính tiếp xúc ấy lại là một cơ duyên lớn để nhà lãnh đạo như Nguyễn Phúc Chu có thể dễ dàng dung hòa lợi ích và chinh phục được những bại binh của nhà Minh bỏ nước vào Đàng Trong, phục vụ cho công cuộc bình định phương Nam.
Lịch sử Việt Nam luôn đầy những biến động thăng trầm, song nói như nhà thơ Nguyễn Duy: “Bao triều vua phế đi rồi. Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”. Lịch sử ghi lại rất đầy đủ những đóng góp của Phật giáo và tín đồ đạo Phật. Bạch Hoàn muốn hiểu Phật giáo đóng góp gì cho dân tộc này thì phải lật lại lịch sử đọc, chứ không phải cứ “hô to” là thể hiện cho sự hiểu biết! Ông bà ta nói câu này rất hay: “Đừng cố mặc chiếc áo rộng”, để chứng tỏ người mình “to”!
Thanh Thắng (Người phật tử)

Bất ngờ Khá Bảnh yếu đuối tại trụ sở cơ quan điều tra

Hiện tượng mạng Khá Bảnh có tên thật Ngô Khá Bảnh sinh năm 1983 bị cơ quan  Công an thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh bắt giữ ngày 1/4. Tại cơ quan điều tra Khá Bảnh khóc lóc, ăn năn không giống như hình ảnh ngổ ngáo xuất hiện trên mạng xã hội.

BẮT ĐỐI TƯỢNG KHÁ BẢNH VỀ HÀNH VI ĐÁNH BẠC