2016/02/03

TÀU NGẦM LỚP KILO THỨ 5 VÀO VỊNH CAM RANH AN TOÀN

Tàu ngầm lớp Kilo thứ 5 vào vịnh Cam Ranh an toàn


Tàu vận tải hạng nặng Rolldock Star (Hà Lan) chở chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ 5 với dự kiến được đặt tên HQ- 186 Đà Nẵng đã về đến vịnh Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) an toàn tối 2/2 sau chặng hải trình từ Nga về Việt Nam.

Hình ảnh hạ thủy tàu ngầm HQ-187 Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: Duy Trinh – P/v TTXVN tại LB Nga

Đây là một trong seri 6 tàu ngầm lớp Kilo mà Việt Nam mua của Nga, nhằm từng bước xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Sau khi vào vịnh Cam Ranh, tàu Rolldock Star neo đậu để trong vài ngày tới, các chuyên gia tiến hành hạ chìm một phần tàu vận tải này nhằm đưa tàu ngầm ra bên ngoài và đưa về Quân cảng Cam Ranh.

Tàu ngầm lớp Kilo 636 dài gần 74m, rộng 9,9m, có lượng giãn nước từ 3.000 - 3.950 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, hoạt động ở độ sâu trung bình 240m và có thể lặn sâu tối đa 300m. Tàu có tầm hoạt động 6.000 - 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn gồm 52 người.

Trước đó, trong hai năm 2014 và 2015, Nga đã bàn giao cho Việt Nam 4 chiếc tàu ngầm tương tự và đã được Bộ Tư lệnh Hải quân đưa vào biên chế Lữ đoàn tàu ngầm 189, với các tên gọi: Tàu HQ-182 Hà Nội, HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh và HQ-184 Hải Phòng và HQ-185 Khánh Hòa.

Tiên Minh (TTXVN)

MUỐN "TRƯNG DỤNG" PHẢI CÓ QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

Muốn 'trưng dụng', phải có quyết định của Bộ trưởng Công an


TP - Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 2/2, Thiếu tướng Trần Thế Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp - Bộ Công an khẳng định, lực lượng CSGT muốn trưng dụng phương tiện giao thông và thông tin liên lạc phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.

Thiếu tướng Trần Thế Quân trả lời PV báo Tiền Phong. Ảnh: Như Ý

Cũng theo Thiếu tướng Trần Thế Quân, đối với các tài sản trưng dụng như ô tô, xe máy, điện thoại…, việc trưng dụng cần phải đảm bảo theo quy trình và bảo vệ quyền riêng tư theo quy định của luật pháp.

Việc trưng dụng tài sản được áp dụng trong một số tình huống, như: Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp; Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia; Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước. Trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, lực lượng CSGT có thể huy động phương tiện của để đưa nạn nhân đi cấp cứu, giải phóng mặt đường, giải tỏa ách tắc…

Thiếu tướng Trần Thế Quân cho biết thêm, việc “trưng dụng” không chỉ quy định tại Thông tư 01/2016 của Bộ Công an mà còn được quy định tại Luật Giao thông Đường bộ, Luật Hình sự và một số văn bản luật khác. Quyền trưng dụng của CSGT theo Thông tư 01 căn cứ vào Luật Công an nhân dân (CAND) năm 2014 là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó, Luật CAND 2014 có sự phát triển và không mâu thuẫn với Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản (TMTDTS). Thông tư 01 chỉ nhắc lại quyền này, còn các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, nguyên tắc thực hiện trưng dụng đã được quy định tại Luật TMTDTS.

Cũng theo ông Quân, người có tài sản bị trưng dụng phải chấp hành, nếu không sẽ bị cưỡng chế và bị phạt hành chính hoặc hình sự. Trường hợp sử dụng tài sản gây thiệt hại thì Nhà nước sẽ bồi thường. Khi trưng dụng, nếu xảy ra hư hại thì đều phải bồi thường, về vật chất lẫn tinh thần, nếu không đồng ý thì người dân có quyền kiện ra tòa. Trường hợp hình ảnh, thông tin bị mất thì phải thỏa thuận bồi thường, người dân không đồng ý thì khởi kiện.

“Đối với cán bộ CSGT, người thi công vụ nếu lạm dụng làm trái sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật” – Thiếu tướng Quân nói.

LẠI BÀN VỀ CHUYỆN TỪ THIỆN VÙNG CAO

Ti vi lại báo có đợt rét mới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đoàn đi từ thiện ở vùng cao và cũng lại có những trận tranh cãi kịch liệt giữa 2 trường phái nên hay không nên đi từ thiện trên vùng cao như suốt những ngày qua trên FB cũng như ngay trong Diễn đàn này. Tranh luận nhiều, nhưng thực ra cũng chỉ xoay vào vấn đề

Một là, Từ thiện như đa số chúng ta đang làm những ngày qua có tốt không? có hiệu quả không? có nên làm như đa số đang làm không ?

Em xin mạo muội có mấy ý kiến cá nhân thế này:

Thứ nhất từ thiện luôn là một hoạt động đáng trân trọng, Ngay cả khi ai đó coi từ thiện như một biện pháp để PR cho một tổ chức hay cá nhân nào đó. Bởi dù thế nào, hoạt động từ thiện, ngoài việc trợ giúp trực tiếp cho một nhóm đối tượng cụ thể nào đó cũng luôn tạo ra sự khích lệ, khuyến khích những tình cảm tương thân, tương ái trong xã hội, thứ mà dường như đang ngày một ít đi trong xã hội chúng ta.

Thứ hai, về tính hiệu quả của từ thiện: Không ít ý kiến cho rằng từ thiện kiểu đứng ra mua, hay quyên góp đồ rồi mang lên phát 1 lần ở một điểm nào đó là không hiệu quả, cho rằng " cần phải bài bản hơn, dài hơi hơn..". Chúng ta đều biết, chẳng riêng gì làm từ thiện, làm bất cứ cái gì việc gì nếu có phương tốt sẽ có hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nói những hoạt động quyên góp, phát đồ như đang làm không có hiệu quả là rất sai lầm cả về lý luận, cũng như thực tế. Cách đây cả trăm năm, rất nhiều cá nhân, tổ chức ở phương tây, mà đầu tiên là ở xứ ăng lê và mẽo đã nghiên cứu và sinh ra cái chuyên ngành " Khoa học từ thiện" mà ngày nay,chuyên ngành đó được gọi dưới cái tên Công tác xã hội ( Social work ). Từ đó cho đên nay cho đến ông tác xã hội hiện đại ngày nay vẫn cho rằng, để trợ giúp các thân chủ ( ta hay gọi là đối tượng ) thì cẩn tiến hành cả 3 loại trợ giúp: Một là trợ giúp khẩn cấp để đáp ứng những nhu cầu cơ bản liên quan đến sức khỏe, tính mạng như ăn, mặc, ở, chữa bệnh. ( Việc quyên góp quần áo, chăn màn chính là nhóm này ), hai là trợ giúp ngắn hạn để giải quyết các nhu cầu cơ bản như trợ cấp hàng tháng và cuối cùng mới đến nâng cao năng lực như thay đổi nhận thức, dạy nghề, giới thiệu việc làm dài hơi chi chi đó.. để họ tự hòa nhập xã hội. Như vậy trợ giúp áo ấm, lương thực đâu phải không quan trọng ?

Còn về mặt thực tế, bạn thử hình dung cảm giác của bạn khi giữa cái lạnh 0 độ ờ 1 điểm vùng cao nào đó bạn chợt nhìn thấy đứa bé 2-3 tuổi, chỉ một manh áo, cởi truồng, đầu trần, chân đất ? Các bạn có nghĩ đến sự bài bản, dài hơi ? còn tôi lúc đó chẳng bao giờ kịp nghĩ điều gì khác, chỉ mong có 1 cái áo ấm, chiếc bành mỳ nóng hay đơn giản hơn là vài cái kẹo để dúi vào tay đứa trẻ tội nghiệp ấy. Giúp đỡ bà con một cách bài bản là rất quan trọng, nhưng đó là việc mà một người, hay một nhóm người khó mà làm được. Vì vậy, thay vì tranh cãi,chém gió, hãy làm điều gì đó cụ thể hơn để giúp những đứa trẻ tội nghiệp,

Những đứa trẻ lên 3, lên 5 còi cọc và đói rách ở vùng cao chưa đủ hiểu biết để chịu những quy kết như ỷ lại, lười biếng.. và chúng cũng không có đủ hơi sức để chờ đợi những cái gọi là bài bản, dài hạn một cách mơ hồ. Nếu có điều kiện hãy đến vùng cao 1 lần trong những ngày này, tôi tin sẽ rất có nhiều người thay đổi suy nghĩ ngay sau những trải nghiệm đầu tiên.

P/s: Dành cho những người lần đầu đi từ thiện vùng cao:

1. Hãy liên hệ với địa phương để lấy thông tin về điểm đến càng nhiều càng tốt ( địa điểm, điều kiện giao thông đi lại, ăn ở, phong tục tập quán, thông tin về các đoàn từ thiện trước, số điện thoại của cán bộ xã... ). nên tìm người biết về vùng đó đi cùng với đoàn.

2. Nên mang những thứ gì ? Đồng bào vùng cao cái gì cũng thiếu, nhưng họ cần và thích nhất mấy nhóm đồ thiết yếu sau: gạo, mì tôm, cá khô, chăn ấm, mũ len, găng tay, cặp lồng đựng cơm cho trẻ học bán trú. Bánh kẹo rất tốt, nhưng hơi xa xỉ, chỉ nên mua số lượng hợp lý để dành tiền mua mấy nhóm đứng trước

3. Về trang phục, đây là điểm khá nhạy cảm. Nên mua đồ mới 100% và chỉ nên mua áo ấm, dép, mũ len, găng tay, khăn ấm và ủng cao su cho trẻ em. Tất, giày và ủng lông tuy ấm nhưng không phù hợp vì trên đó đường trơn, lầy lội và đi qua nhiều khe suối. Nếu bạn định tặng quần áo cũ thì phải lựa thật kỹ và chỉ nên tặng áo khoác còn dùng tốt, nhất là phải còn đủ cúc và xéc măng tuya. Quần tây, quần bò, áo sơ mi,áo thun cũ chắc chắn bà con không dùng ( Nếu bạn ở Hà nội và thiếu áo rét bạn có sẵn lòng mặc chiếc váy H.mông để đến cơ quan, siêu thị không? chắc chắn không và họ cũng vậy, đó là văn hóa! đừng thắc mắc )

Nguồn: Ở đây

Karel Phùng: NGÀY 3/2 NÓI VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ KHÁI NIỆM DÂN CHỦ




GS Nguyễn Đình Cống là một kẻ hèn

http://molang0205.blogspot.com/2016/02/gs-nguyen-inh-cong-la-mot-ke-hen.html


Mẹ Đốp

Đúng vào ngày kỷ niệm 86 năm ngày ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng giữ vai trò lãnh đạo duy nhất tại Việt Nam nhận một hung tin là GS Nguyễn Đình Cống (Vào đảng từ năm 1985) đã tuyên bố xin ra khỏi Đảng. Và xin nói luôn đây cũng là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam chứng kiến một điều chưa có tiền lệ đúng vào dịp sinh nhật của mình. Cho đến thời điểm hiện tại, xung quanh việc GS Cống tuyên bố xin ra khỏi Đảng đã có rất nhiều ý kiến bàn ra; có người đã ca ngợi ông Cống là một người dũng cảm, dám kết thúc những điều mà chính ông thấy không còn cần thiết (đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam). Tuy nhiên dường như chưa thấy một ý kiến nào thực sự xác đáng về sự việc này và hầu hết những ý kiến bênh vực, cổ súy cho hành động của ông Cống hoặc là từ những người không phải là Đảng viên, hoặc cá nhân đó đã từ lâu không mằn mà với Đảng. 
Ở Entry này tôi xin được chỉ ra một khía cạnh khác về hành động "động trời" của GS Nguyễn Đình Cống để nói rằng việc tuyên bố xin ra khỏi Đảng của GS Cống không quá ảnh hưởng tới sự nghiệp cũng như mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ theo đuổi. 
Chân dung GS Cống (Nguồn: Internet)

Trong phần lí giải động cơ tại sao không sớm hơn, cũng không muộn hơn GS Cống lại đưa ra lời tuyên bố xin ra khỏi Đảng đúng vào thời điểm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII vừa kết thúc và đúng vào ngày kỷ niệm 86 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ông này đã cho hay: "Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi. Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không. Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cảm thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng".

Có lẽ người nói ra những điều này không phải là GS Nguyễn Đình Cống thì sẽ không ai dám bắt bẻ hay chất vấn. Tuy nhiên, chính việc người nói ra là GS Nguyễn Đình Cống nên không thể không quan tâm. Ở đây tôi không hề nghi ngờ hay không đồng tình với một khía cạnh được vị GS này trần thuật là "là một người có tâm với sự phát triển của Đảng Cộng sản". Song nếu lật ngược vấn đề thì chúng ta hẳn sẽ thấy chưa có bất cứ vị Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nào nói điều ngược lại bởi nếu phủ nhận cái tâm của mình với Đảng thì chính Đảng viên đó, con người đó đang đi phủ nhận chính mình; và khi đấy họ sẽ không bao giờ còn mặt mũi nào để nói về những câu chuyện của Đảng Cộng sản, sự phát triển hay tồn vong của Đảng Cộng sản! Cho nên, riêng với ý này thôi thì đó là một điều hết sức phổ biến và nói không ngoa thì nó giống như lời trần tình của một con nghiện trong cơn thèm thuốc vậy! 

Tôi cũng hết sức đánh giá cao tầm suy nghĩ của vị này khi chọn thời điểm Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua của Đảng Cộng sản để đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của chính mình với Đảng. Bởi sẽ không còn thời cơ nào thuận lợi hơn khi những con người được cho là cốt cán, giữ cương vị cao trong Đảng cùng tề tựu về Thủ đô Hà Nội, cùng nói về vấn đề tương lai của Đảng Cộng sản. Và xin thưa rằng khi đó khả năng cũng như cơ hội để kiến nghị của GS Cống đến với các thể cần đến sẽ cao hơn. Vậy nhưng, tôi lại thực sự khi biết rằng sau một thất bại xuất phát tử bản thân mình hơn là do yếu tố khách quan, vị GS này đã bỏ cuộc và đã đánh mất chính mình. Tôi tin chắc rằng không chỉ có tôi mà rất nhiều người đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam sẽ không bao giờ chấp thuận hoặc tiếp thu những ý kiến kiểu như: "Tôi có nêu ý ‎ kiến Chủ nghĩa Marx - Lenin là không thích hợp nữa, nên bỏ nó đi. Chứ đừng có kiên trì Marx- Lenin, bỏ cái đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội, mà phải xây dựng một thể chế dân chủ, tam quyền phân lập, bỏ cái việc toàn trị của Đảng, bỏ quốc hữu hóa ruộng đất". Đó cũng là lí do khiến những kiến nghị của GS Cống rơi vào lặng thinh và không nhận được bất cứ phản hồi nào! 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là GS Cống có biết điều đó không? thì xin thưa rằng GS Cống biết; thậm chí ông còn biết trước khi hình thành những văn tự đầu tiên của bản kiến nghị nhưng ông vẫn hành động theo lối đâm lao. Và đáng thương thay khi nhận ra mình là một kẻ thừa, người thừa trong Đảng thì GS Cống lại không đủ dũng cảm nhìn nhận sự thật và điều đáng nói là không dám đứng trong hàng ngũ của Đảng để tranh đấu cho những điều mà theo ông là đúng đắn, là cần thiết. Cho nên, sau hành động tuyên bố xin ra khỏi Đảng, GS Nguyễn Đình Cống xứng đáng được gọi là một kẻ hèn!

CÁCH CHỨC TỔNG GIÁM ĐỐC MUA TOA XE TRUNG QUỐC ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Chiều 3-2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo cách chức Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội vì đã mua toa xe qua sử dụng của Trung Quốc - Ảnh: Văn Duẩn

Tân Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng ngày 3-2 đã ký Văn bản số 1484/BGTVT-TCCB về kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu Hội đồng thành viên (HĐTV) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo rõ về Công văn số 1442/ĐS-VTĐM ngày 03-6-2015 của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam gửi Cục Đường sắt Côn Minh - Trung Quốc trước ngày 4-2-2016; tổ chức kiểm điểm nghiêm, làm rõ trách nhiệm của HĐTV, Ban Lãnh đạo và các cán bộ liên quan thuộc Tổng công ty trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc.

Bộ GTVT chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho ông Nguyễn Viết Hiệp thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội; chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cách chức Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Viết Hiệp.

Bộ GTVT cũng yêu cầu HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xử lý kỷ luật nghiêm những cán bộ có liên quan, do trái thẩm quyền trong việc làm văn bản gửi cơ quan nhà nước; không thực hiện đúng với chủ trương của Đảng, nhà nước và cơ quan có liên quan về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.

Bộ GTVT yêu cầu HĐTV Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương tổ chức thực hiện, báo cáo Bộ trước ngày 12-2 tới.

Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội trước đó có cho biết đã nhận được sự chấp thuận của Công ty mẹ là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về việc mua lại hơn 160 toa xe cũ từ Cục Đường sắt Côn Minh (Trung Quốc). Trong lô hàng này có tới 120 toa được đóng từ hơn 20 năm trước và gần 20 toa mới nhất cũng đã có tuổi đời 12 năm.

Cười cợt sau sự ra đi của một con người, Tạ Phong Tần có xứng đáng là con người?

http://molang0205.blogspot.com/2016/02/cuoi-cot-sau-su-ra-i-cua-mot-con-nguoi.html


Chiềng Chạ

Sáng hôm nay nhiều tờ báo trong nước đồng loạt đưa tin xác nhận "Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu - Đại tá Nguyễn Chi Lăng đã chết ngày 28/01/2016. Hưởng dương 49 tuổi". Trang Một thế giới nói rõ hơn về con người đoản mệnh này như sau: 
"Sau một thời gian trị bệnh hiểm nghèo nhưng không khỏi, đại tá Nguyễn Chi Lăng - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu đã qua đời.

Chiều 1.2, lãnh đạo UBND tỉnh Bạc Liêu xác nhận, Giám đốc công an tỉnh này là đại tá Nguyễn Chi Lăng đã qua đời ở tuổi 49 vào cuối tháng 1.2016.
Ông Chi Lăng sinh năm 1967 ở thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình (Cà Mau). Trước khi làm Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu, đại tá này là Trưởng Công an huyện Vĩnh Lợi và Phó giám đốc Công an Bạc Liêu. Tháng 10.2015, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2015 - 2020, ông Chi Lăng tái đắc cử vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nhưng sau nhiều tháng điều trị bệnh hiểm nghèo, đại tá đã không qua khỏi".
Thông thường trước sự ra đi của một con người, dù họ là ai, đã từng làm gì thì bản năng của một con  người sẽ  tự bảo cho họ cần phải làm gì. Đó có thể là một giọt nước mắt thương cảm, đó cũng có thể là một nén hương gửi đến người quá cố. Nhưng sự ra đi của Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu lại là sự ra đi của một con người "không bình thường" bởi lẽ ở độ tuổi 49 ông đã đứng đầu Công an một địa phương và có tên trong Ban  lãnh đạo cao nhất của địa phương đó (Ban Thường vụ tỉnh ủy Bạc Liêu). Với những gì đã xảy ra tại Việt Nam thì cũng xin xác nhận luôn 49 tuổi đứng đầu một Sở không phải là chuyện quá lạ lùng song với ngành Công an thì đấy cũng là điều đáng phải suy nghĩ thực sự. Và đấy là lí do khiến rất nhiều người, trong đó có tôi tiếc nuối sau khi tiếp cận thông tin trên. 
Thông tin về sự ra đi của Đại tá Nguyễn Chi Lăng trên một trang báo (Nguồn: internet). 

Vậy nhưng, tôi đã thực sự sốc hơn khi nghe Tạ Phong Tần (một người đã từng bị bắt, xét xử với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam và hiện đang sống lưu vong tại Mỹ) khi giãi bày sau thông tin về sự ra đi của Đại tá Nguyễn Chi Lăng - Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu. Tần viết: 

"Ô hô! Chính tên ác ôn này đã chỉ đạo lính nó bao vây phá đám tang mẹ tôi, âm mưu cướp xác ko cho các em tôi đem về nhà làm đám tang, cắt điện cắt nước những nhà nghỉ, khách sạn nào cho người ở xa đến dự đám tang nghỉ. Chính thằng ác ôn này cho lính đánh đập, bắt bớ cha Anton Lm Le Ngoc Thanh khi cha và các anh em tín hữu đến nhà dự đám 100 ngày của mẹ tôi. Chính nó cũng cho lính đánh đập em gái tôi Tú Tạ Minh, chỉ đạo không làm visa cho người nhà tôi.



Chính thằng này cũng cho tay chân dùng thủ đoạn bẩn thỉu đàn áp Thượng tọa Thích Thiện Minh. Trời cao có mắt, ơn Chúa trừng trị đích đáng kẻ ác ôn,Nguyễn Chi Lăng ơi, mày cũng ko sống lâu hơn để hưởng cho hết cái nhiệm kỳ 2015 - 2020 mới tranh giành được. Đồng đội mày nó chơi mày đó. Thằng nào sẽ thay thế chức vụ của mày thì thủ phạm chính là thằng đó. Những thằng côn an ác ôn khác hãy nhìn cái gương Nguyễn Chi Lăng mà sám hối đi, may ra còn cứu vãn kịp tính mạng chúng mày". 

Khi nghe Tần nói tôi đã tự dặn lòng rằng với một kẻ vốn không thiện cảm với chế độ, xã hội hiện tại trong nước (đó cũng là lí do khiến Tần ra đi khi có cơ hội và chấp nhận không bao giờ quay về) và tinh thần chống Cộng quyết liệt (sau khi sang Mỹ) thì rất dễ hiểu tại sao người đàn bà từng công tác trong ngành Công an buông ra những lời độc địa, vô tâm và lạnh lùng sau sự ra đi của một con người đứng bên kia "chiến tuyến". Tuy nhiên, dường như từng ấy lí do thôi chưa đủ để thuyết phục tôi và để tôi tạm cho qua những lời lẽ của người đàn bà này (?). 

Trước khi bị bắt vào tháng 9 năm 2011 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88 - BLHS, Tạ Phong Tần đã từng có thời gian công tác tương đối lâu trong ngành Công an và do sinh năm 1968 nên Tần cũng thuộc thế hệ với vị Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu vừa qua đời. Sự đồng niên về tuổi tác và đã từng công tác cùng lĩnh vực, ngành nên lẽ ra khi tiếp cận những thông tin trên Tạ Phong Tần nên có một thái độ đúng mực thay vì xem đó như một thứ tin vui của bản thân. 

Mỗi một con người đều tự có trong mình một thứ là lí tưởng và trên hành trình của mình suốt 49 năm Đại tá Nguyễn Chi Lăng đã tự chọn cho mình một con đường riêng là đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an. Ông cũng  đã thể hiện sự kiên quyết, bản lĩnh của mình trong cái trận tuyến một mất, một còn của mình với tội phạm. Điều đáng nói là cái lí tưởng của vị Giám đốc Công an quá cố này lại không giống như những điều được Tạ Phong Tần cùng một đám người đồng "lí tưởng" thực hiện. Sự va chạm giữa hai lí tưởng đã khiến Tần phải vào tù và nay đang lưu vong nơi xứ người. Nói như thế để thấy rằng, dù với bất cứ điều gì, lí do ra sao và trạng huống hiện tại có khổ đau, bi đát như thế nào thì Tạ Phong Tần không có quyền oán trách. Bởi lí tưởng vốn dĩ nó là một thứ không có tội. 

Mặt khác, dù không thể xem là đại diện có tính tiêu biểu song về bản chất cuộc chiến mà Đại tá Nguyễn Chi Lăng từng thực hiện đối với Tạ Phong Tần và những người từng cổ vũ, khích lệ người đàn bà này là cuộc chiến giai cấp; là một cuộc chiến có tính tất yếu gắn với nhu cầu tự bảo vệ của mọi chế độ. Tạ Phong Tần thua không những cho thấy lí tưởng của những người như cô chưa xứng đáng được đứng trong xã hội, thậm chí chưa được chấp nhận và thế - lực của phía cô quá yếu so với những gì chính quyền đã và đang tạo dựng được. Cho nên, sẽ không có bất cứ điều gì ủng hộ Tạ Phong Tần trong những câu chửi rủa cay độc ở trên. Nó chỉ cho thấy cô không xứng đáng được gọi là con người theo nguyên nghĩa của nó!

THÊM MỘT TIN VUI CHO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM NHÂN NGÀY KỶ NIỆM THÀNH LẬP

http://vietnamngayve.blogspot.com/2016/02/them-mot-tin-vui-cho-ang-cong-san-viet.html
Viết về sự kiện GS Nguyễn Đình Cống (nguyên Giảng viên Đại học Xây dựng Hà Nội) tuyên bố xin ra khỏi Đảng, trong một Stt có tính hồi tưởng, chủ bút của Blog Cô gái Đồ Long một thời Lê Nguyễn Hương Trà liệt kê ra một chuỗi người đã tuyên bố xin ra khỏi Đảng trước GS Cống: "Nghĩ về vận nước và sự suy thoái của Đảng, những năm gần đây đã có nhiều Đảng viên tên tuổi công khai tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam như Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên; Tiến sĩ Phạm Chí Dũng; ông Đặng Xương Hùng Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Genève (Thụy Sĩ); anh Tống Văn Công, nguyên TBT báo Lao động; anh Nguyễn Chí Đức (1976) Đảng bộ Đại học Bách Khoa Hà Nội; Ngô Xuân Phúc (1980) bộ đội phục viên ở Vinh, Nghệ An..vv...". 

GS Nguyễn Đình Cống là cái tên tiếp theo tuyên bố xin ra khỏi Đảng (Nguồn: Internet). 
Xét về khía cạnh tính đại diện tiêu biểu của những cái tên tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản trước GS Cống thì đó là những cái tên hết sức tiêu biểu. Và điểm chung lớn nhất của họ là từng là Đảng viên và là những người được xếp vào hàng "trí thức" (lao động bằng đầu óc) của nước nhà. Tuy nhiên, cũng giống như vị GS nguyên Giảng viên trường Đại học xây dựng Hà Nội ai trong những cái tên được nêu ra đây đã từng có công vun vén, xây đắp và lo lắng cho tương lai của Đảng Cộng sản. Riêng GS Nguyễn Đình Cống thì tôi xác nhận là có nhưng không trọn vẹn; bằng chứng là trong một bài trả lời phóng vấn BBC sau tuyên bố ra khỏi Đảng ông đã nói: "Thực ra ý định ra khỏi Đảng có từ lâu rồi. Nhưng tôi vẫn muốn kéo dài ra đến Đại hội 12 vì trước đại hội 12, tôi cũng đã đóng góp rất nhiều ý kiến cho đại hội, muốn đại hội thảo luận, trao đổi. Tôi chờ xem thử đại hội có trao đổi, thảo luận gì không, có chuyển biến gì không. Rồi sau đại hội, không thấy chuyển biến gì cảm thì tôi quyết định dứt khoát ra khỏi Đảng". Bởi tin chắc rằng nếu tâm huyết với Đảng Cộng sản chắc chắn GS Nguyễn Đình Cống không tuyên bố ra khỏi Đảng và càng không chọn một thời điểm hết sức nhạy cảm như hiện tại để thực hiện hành động của mình (Sau khi kết thúc Đại hội Đảng và đúng ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam). 
Những cái tên tuyên bố ra khỏi Đảng trước đó như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên, Đặng Xương Hùng... cũng không sáng sủa gì cho lắm. Đó là chưa nói những con người này đã từ lâu gắn với những vết nhơ khó gội rửa và việc "tuyên bố ra khỏi Đảng" không khác gì cách họ tự thấy xấu hổ với chính mình. Cụ thể: Tôi tin Phạm Chí Dũng sẽ chẳng nào xin ra khỏi Đảng nếu trước đó chính con người này không có những bài viết, bài phỏng vấn thóa mạ, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam; ông Đặng Xương Hùng nếu không trốn ở lại nước ngoài để hưởng thụ cuộc sống vương giả nơi xứ người thì chắc chắn ông sẽ không làm như thế! Hay nói cách khác, việc xin ra khỏi Đảng của những con người được liệt kê ở trên có tính tất yếu bởi nếu không tự thân thì đến một thời điểm nào đó họ cũng sẽ bị Đảng khai trừ. 
Cũng xin nói thêm là hầu hết những con người được nói ở trên đều đã được thăng tiến từ khi vào Đảng; Đảng đã làm cho họ có được những địa vị cao trong xã hội. Nhưng đáng tiếc thay chính họ đã dẫm đạp, đã xô đổ những gì mà lẽ ra họ phải đứng lên để bảo vệ, để chở che. Chính vì vậy, nên chăng việc có thêm một nhân vật như thế tuyên bố xin ra khỏi Đảng thì đó là tin vui của Đảng Cộng sản Việt Nam mới phải. Và thiết nghĩ, trong một xu hướng dân chủ hóa xã hội đang được cổ súy thì nên chăng nếu ai đó không còn có ích cho Đảng, không còn mục tiêu phấn đấu, thậm chí là có ý đồ chống lại Đảng thì nên chăng nếu còn một chút liêm sỹ kẻ đó nên xin ra khỏi Đảng. 
An Chiến

Scandal tình tiền của làng zân chủ cuội đầu năm con khỉ

Loa Phường
Chỉ vì 1000 USD mà phơi bày bản chất bì ổi, vô liêm sỉ của những zân chủ như Paul Nguyễn Hoàng Đức, Dũng Mai, góp thêm vào “bộ sưu tập” scandal tình tiền tráo trở của làng zân chủ cuội này.



Chuyện bắt đầu từ trò câu tiền bằng tình của Paul Nguyễn Hoàng Đức khi vớ được người phụ nữ hai con ở Mỹ đang gặp cú sốc ly dị chồng. Bằng chiêu trò mà chính ông ta gọi là “thù lao khó nhọc” có được sau màn chat chít tình cảm với người phụ nữ, được bà này gửi 1000 USD, không ngờ rằng bà này quá say mê ông ta nên quyết định về Việt nam hiện thực hóa mối tình ảo. Lo sợ bại lộ với vợ con nên Paul Nguyễn Hoàng Đức tìm cách mặc cả tình cảm kiểu tay ba nhưng không thành đành phải tuyên bố trả lại bà Việt kiều 1000 USD bằng cách gửi đi làm từ thiện để tránh tiếng “đĩ đực”. Nhưng cách hành xử vô liêm sỉ càng làm đồng bọn thêm kinh tởm bộ mặt của ông ta khi tuyên bố chuyển hết số tiền đó cho Dũng Mai, kèm tuyên bố đó là công lao làm “đĩ” của mình (xem ảnh và link)
Tuy nhiên người phụ nữ đó cũng không vừa, khi tuyên bố chỉ cho nhóm Cứu lấy dân oan của Dũng Mai 200 USD, số còn lại chuyển cho nhóm từ thiện khác, cậy nhờ những người phụ nữ trong nước đồng cảm với mình đến truy bằng được số tiền 1000 USD mà Dũng Mai đang giữ. Việc làm khôn ngoan này của bà ta đã lật tẩy vụ mặc cả phía sau tuyên bố trên facebook của hai gã đàn ông bì ổi, Dũng Mai cho chỉ trả tiền khi Paul Nguyễn Hoàng Đức “chứng kiến” bất chấp đồng bọn thấy khó coi (khả năng giữa chúng ngầm thỏa thuận về cách tiêu số tiền này, nên giờ Dũng Mai trả cả 1000 USD sẽ thiệt thòi nên dù “đắng lòng” không còn cách thoái lui khỏi tai tiếng). Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, dù block bà Phượng Đan cũng như kết bè với Nguyễn Hoàng Đức sỉ nhục bà ta bằng việc đả kích chuyện tình @ kiểu “thuận mua vừa bán”, thậm chí vu khống vụ 1000 USD là thủ đoạn tinh vi của “cộng sản” đánh phá làng zân chủ những tưởng bà này sẽ sỹ diện, thấy khó, bất lực mà chấp nhận mất tiền.

Vụ này là bài học cay đắng cho một kẻ “đĩ đực” Paul Nguyễn Hoàng Đức và kẻ tiếp tay, tư cách không hơn Nguyễn Hoàng Đức là Dũng Mai. Vừa mất tiền, mất công làm “đĩ” lại vừa bị cả thiên hạ chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn tường tận hết các cung bậc vô liêm sỉ của chúng. Quả thật, nghề làm đĩ gắn mác zân chủ rất là gian truân và rủi ro. Những kẻ già mặt, trải nghiệm thành công vô khối vụ kiểu tương tự, nhưng đúng là đi đêm lắm có ngày gặp ma, chúng cũng bị quả báo khiến nhiều nạn nhân đang nuốt hận trong bóng tối của chúng đang tìm đến bà Phượng Đan chia sẻ, nhờ cô này phơi bày bộ mặt đểu giả của chúng ra.

Xem ra scandal này khá giống với Lê Công Định, lừa được cả tá cô nhẹ dạ, nhưng xui xẻo gặp “ma” nên giờ cũng cháy nhà ra mặt chuột, góp thêm vào các bộ sưu tập những kẻ lợi dụng nghề zân chủ để kiếm tình và tiền như Thanh Hoàng, Bùi Thanh Hiếu, Lã Việt Dũng, Lê Hồng Phong, Ngô Duy Quyền, Lê Thị Công Nhân...

2016/02/02

BÁO ĐỘC HAY GẠO ĐỘC ?

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2016/02/bao-oc-hay-gao-oc.html

 

Khoai@


Khốn nạn đến thế là cùng, lòng tốt bỗng nhiên bị đánh tráo, người tốt bỗng nhiên bị nghi ngờ và trở thành tội đồ.

Anh lá cải Dân Trí viết bài "Gạo từ thiện người ăn ngộ độc, heo ăn chết?". Bài viết sàm lìn câu vìu nhưng độc hại khôn lường, làm tổn hại tới những người hảo tâm.

http://dantri.com.vn/xa-hoi/gao-tu-thien-nguoi-an-ngo-doc-heo-an-chet-20160128085037742.htm

Ai không thiếu thông tin, nhẹ dạ với lá cải dễ bị lừa.

Dân trí viết láo thế này: Ngày 27/1, ông Hồ Văn Chiêng, Chủ tịch UBND xã Phước Trà (huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) xác nhận, vừa qua người dân trên địa bàn xã ăn gạo từ thiện thì bị ngộ độc, một số người dân dùng gạo này cho heo ăn thì heo chết, gà ăn thì đi liêu xiêu... 

Thằng báo Công Bính viết rằng, ngày 20/1, 26 suất quà được xã phát cho người dân thôn 6, còn lại 4 suất phát cho thôn 3. Ngày 22/1, người dân thôn 6 nấu cơm từ gạo này ăn thì bị ngộ độc. Có 3 người ăn xong thì bị nôn ói phải đưa đi trạm y tế xã cấp cứu. Sau khi được điều trị, 3 người này đã phục hồi sức khỏe. Còn các hộ dân khác thấy vậy nên không nấu gạo được cấp phát này. Để kiểm chứng có phải gạo bị nhiễm độc hay không, người dân dùng gạo này nấu cho heo ăn thì heo bị chết, cho gà ăn thì gà đi liêu xiêu.

Thông tin gạo có độc làm người người căm phẫn.

Nhưng, kết quả phân tích của cơ quan chức năng cho thấy gạo từ thiện được cho là gây ngộ độc cho người dân ở huyện Hiệp Đức (tỉnh Quảng Nam) không hề chứa độc tố.

Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2 (đóng tại TP Đà Nẵng) phân tích cho thấy không có chất gây ngộ độc trong mẫu gạo từ thiện được lấy ở xã Phước Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/ket-qua-phan-tich-gao-tu-thien-khong-co-chat-doc-20160201144745994.htm

Vậy là rõ, gạo làm từ thiện hoàn toàn không có độc, chỉ có báo Dân Trí mới có độc.

Lừa đảo, nói láo làm xã hội náo loạn nhẽ phải cung hình.

BÀI "TÔI MỪNG VÌ ÔNG TRỌNG TÁI ĐẮC CỬ" VÀ PHẢN ỨNG CỦA ÔNG ĐẠO DIỄN ĐỖ MINH TUẤN

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2016/02/toi-mung-vi-ong-trong-tai-ac-cu.html

LâmTrực@

Một bài viết tử tế, hiếm hoi của BBC Tiếng Việt. Đây là bài trích những câu nói của bà Đặng Thị Hoàng Yến về Đại hội 12 và về TBT Nguyễn Phú Trọng. Đó là bài "tôi mừng vì ông Trọng tại đắc cử".

Phản ứng trước bài viết này, nói đúng hơn là phản ứng những gì doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến trả lời BBC, ông đạo diễn hết thời, bất mãn Đỗ Minh Tuấn hậm hực bỉ bôi bà Yến, và không quên tiện thể đả phá thể chế, đả phá TBT Nguyễn Phú Trọng và TT Nguyễn Tấn Dũng. Đó không phải hành động của người quân tử.

Bằng lời lẽ của những kẻ thất thế, ông Đỗ Minh Tuấn coi phát biểu của bà Yến là tâng bốc TBT, rồi bịa chuyện đánh nhau giữa các phe phái trong đảng. 

Ông Tuấn viết: "Nghe nói bà này là quân ông 4S, lập ra QUAN LÀM BÁO đánh ông 3D. Bây giờ thấy 3D bị loại bà ta sướng quá, tâng bốc lú". 

Cho dù hèn mạt, đê tiện tới mức không dám nói ra 4S, 3D, hay Lú là ai, nhưng ai cũng hiểu ý ông đạo diễn biến chất này là gì. Ông trơ tráo viết bằng cách "nghe nói" chứ không phải từ những gì ông nhìn thấy. Làm chính trị mà chỉ nghe nói đã phán bừa không phanh thì chỉ có nước chết.

Bàn về quyết tâm chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng, Đỗ Minh Tuấn xuyên tạc bằng cách nhét chữ vào mồm bà Đặng Thị Hoàng Yến, rằng "Nhưng bà ta coi chống tham nhũng là sự nghiệp của ông lú là không ổn". Tuấn cũng con con cho rằng, "chống tham nhũng hiện nay là "đi nhòm túi tiền của nhau để tìm những đồng tiền tham nhũng do chính thể chế độc đảng độc quyền thiếu khả năng kiểm soát quyền lực tạo ra. Lẽ nào đẻ ra căn bệnh hủi rồi cả sự nghiệp của TBT chỉ là chữa hủi"? Như vậy, Tuấn vì tham những như bệnh hủi, và bệnh hủi là do chính thể tạo ra. Không hiểu Tuấn ăn gì mà nói sàm cỡ vậy. Tham những chỉ là một trong số các nhiệm vụ mà đảng phải giải quyết, và tham nhũng không phải chỉ là con đẻ của chính thể độc đảng. Mở to mắt ra mà nhìn xem Mỹ, Anh, Đức, Pháp có tham nhũng không? Hãy mở to mắt, lắc não mà gõ vào google xem tham nhũng ở đâu nhiều nhất?

Hằn học với TBT Nguyễn Phú Trọng là chuyện riêng của ông Đỗ Minh Tuấn, nhưng đã phát ngôn hay viết lách trên mạng cũng nên thận trọng, đúng mực, chớ nên hàm hồ suy diễn quy chụp lung tung ông Tuấn ạ.

NGUYÊN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN LỪA ĐẢO GẦN 52 TỶ ĐỒNG

Vũ Huy Phong, nguyên Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đã cùng đồng bọn phù phép, lừa đảo của Tập đoàn này số hàng hóa trị giá gần 52 tỷ đồng.


Ngày 1- 2, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Huy Phong (45 tuổi, ở phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm), nguyên Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (viết tắt là Tập đoàn Trung Nguyên) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Đồng bọn của Phong là Đặng Vũ Kiên (34 tuổi, ở phố Khương Trung, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân), nguyên cán bộ quản lý kho, Chi nhánh Hà Nội; Nguyễn Hồng Phong (37 tuổi, ở phố Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), nguyên Trưởng phòng bán hàng kênh siêu thị, Chi nhánh Hà Nội.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, do liên tục nhận được báo cáo của Chi nhánh Hà Nội với nội dung “hàng ế ẩm và tồn kho” nên Tập đoàn Trung Nguyên đã tiến hành kiểm kê hàng hóa.

Bị cáo Phong (bên phải) và đồng bọn tại phiên xử.

Quá trình đối chiếu sổ sách kế toán và lượng cà phê thực tế tại kho hàng từ tháng 1- 2009 đến tháng 6- 2012, Tập đoàn Trung Nguyên phát hiện bị thiếu hụt hàng nghìn thùng cà phê, trị giá gần 52 tỷ đồng, nên đã có đơn đề nghị cơ quan Công an vào cuộc điều tra nhằm làm rõ số hàng trên đã bị thất thoát như thế nào.

Kết quả điều tra cho thấy, trong thời gian trên, Huy Phong đã chỉ đạo Kiên xuất hàng cho một nhà phân phối cà phê Trung Nguyên tại Hà Nội, rồi chiếm đoạt tiền của Tập đoàn...

Sau một ngày xét xử vụ án này, do lời khai của bị cáo Huy Phong và đồng bọn có nhiều mâu thuẫn, không trùng với lời khai tại cơ quan điều tra và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Nhận thấy mâu thuẫn trong lời khai của các bị cáo không thể làm rõ ngay được tại phiên tòa nên Hội đồng xét xử đã trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số vấn đề cần làm sáng tỏ.

Nguyễn Hưng

NỂ NANG, BẰNG MẶT KHÔNG BẰNG LÒNG", KHÔNG THỂ CHỈNH ĐỐN ĐƯỢC ĐẢNG

(Thanh tra) - Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí để Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh là vấn đề cốt lõi, nhiệm vụ then chốt trong thời gian tới để dân thấy, dân tin…

Đảng ta phải bằng những hành động thực tiễn, để dân thấy, dân tin. Nếu dân tin, dân ủng hộ, nhất định sự nghiệp đổi mới của Đảng sẽ thành công. Ảnh: HG

Ngăn chặn biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" 

Đảng ta với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước nhân dân đã thẳng thắn nhìn nhận những thiếu sót khuyết điểm của mình. Đó là, “tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị chuyển biến chậm”.

Điều này làm cho nhân dân và cán bộ, đảng viên tin, kỳ vọng vào Đảng ta nhiều hơn. Việc cần thiết là kiên quyết, kiên trì, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. 

Ông Nguyễn Đức Hà, thành viên Tổ Giúp việc Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng cho biết, Đảng ta nhận thức rõ vị trí đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay. Và sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ đối với mọi mặt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

“Trung ương rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng vì đây là vấn đề cốt lõi. Xây dựng Đảng đã được Cương lĩnh xác định là nhiệm vụ then chốt. Với quyết tâm chính trị cao của Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy Đảng, trong nhiệm kỳ tới, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện”, ông Hà nhấn mạnh.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII cũng nêu rõ, đặc biệt chú trọng “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. 

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu”. 

Cán bộ càng “to” càng phải gương mẫu

Để tránh hình thức trong thực hiện, theo Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim phải nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình, chứ không được "nể nang, bằng mặt không bằng lòng", cũng như phải tiếp tục kiên trì rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên hội tụ đủ đức, tài với tinh thần trách nhiệm cao.

"Thật thà, thẳng thắn và phải cởi mở trên tình đồng chí anh em, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc của Đảng. Cùng với làm tốt việc phê bình và tự phê bình, cần làm tốt công tác giám sát lẫn nhau để người dân thấy đội ngũ của chúng ta là đội ngũ nòng cốt về đức về tài”, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh. 

Cũng đề cập đến việc chấn chỉnh để làm Đảng mạnh lên, nhưng bằng một phương pháp rất tự giác, ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên thấy rằng “mỗi đảng viên có trách nhiệm với Đảng, với dân tộc, tập trung thực hiện “12 chữ”: Thân thiện, nghĩa tình, tận tụy, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật” để từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

Từ cán bộ đến người dân đều mong muốn nhiệm kỳ tới cùng với việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn, nhất là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý những cán bộ vi phạm. 

“Cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải thực sự là những người gương mẫu, đi đầu thực hiện công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng”, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ, TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu bày tỏ quan điểm.

Tăng cường tiếp thu ý kiến của nhân dân

Cùng với đó, muốn phòng được tham nhũng phải làm thực chất hơn, tốt hơn việc kê khai, minh bạch tài sản để kiểm soát được thu nhập của cán bộ. Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Đồng Tháp Nguyễn Văn Công cho rằng, phải có giải pháp cụ thể để theo dõi, đánh giá cán bộ, nhất là những cán bộ giàu lên bất thường và cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong việc xử lý, kê khai tài sản.

Song song với đó, tăng cường sự tham gia của xã hội trong tất cả các dự án, quy hoạch, chính sách.... Ông Vũ Trọng Kim nhận định, phòng, chống tham nhũng cần hết sức kiên trì, bởi một bên giấu giếm, một bên tìm kiếm, đối tượng tham nhũng không tự lộ diện. Do đó, “có thể nhờ đến sự giám sát của người dân, khi thấy có đảng viên vi phạm có thể báo tin cho tổ chức Đảng”.

Theo Thiếu tướng Trương Giang Long, Bộ Công an, việc gì nhân dân giúp nhiều sẽ thành công nhiều, nhân dân giúp ít sẽ thành công ít. 

“Đảng ta có tài sản vô cùng quý giá phải giữ gìn, phát huy trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, đó là tình cảm, sự chia sẻ, đùm bọc, giúp đỡ của nhân dân. Vì vậy, phải phát huy các kênh thông tin, tăng cường tiếp thu ý kiến của nhân dân trong tố giác, đấu tranh phòng, chống tham nhũng”, Thiếu tướng Long nói.

Không chỉ cần đấu tranh chống tham nhũng, mà quan trọng là phòng ngừa tham nhũng; nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên; có những giải pháp để giáo dục, phòng ngừa, bảo đảm không có những cán bộ, đảng viên sai phạm. Đảng ta phải bằng những hành động thực tiễn, để dân thấy, dân tin. Nếu dân tin, dân ủng hộ, nhất định sự nghiệp đổi mới của Đảng sẽ thành công. 

Thảo Nguyên

BEAUTIFUL PEOPLE - NGƯỜI TỐT TỪ SINGAPORE

Status của chị Lê Thị Thu Thủy từ Singapore:


Beautiful people

Một kết thúc đáng yêu, đáng quý

Hơn một năm trước, mình đã viết gửi về Việt Nam một bài viết bất bình về câu chuyện người Việt trong nước la ó phỉ nhổ hành động quỳ lạy của anh chàng người Việt bị mất tiền khi mua điện thoại ở khu Sim Lim ở Sing. Nghe đâu Bài đã được khá nhiều báo và nhiều blogers trong nước ...dùng .

Người đàn ông trong bài viết này là một người Singapore, chứng kiến câu chuyện đáng buồn này, anh ấy đã đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ quyên góp tiền của người Sing trên mạng mong hoàn lại cho anh người Việt. Một nghĩa cử và một lời xin lỗi thành tâm của người Sing cho điều xấu hổ của nước họ

Cửa hàng bán điện thoại đó đã bị đóng cửa, người lừa đảo đã bị xử lý theo luật pháp Sing và bị xử 33 tháng tù

Điều đáng yêu hơn là chính người đàn ông đáng quý này đã sang Vn làm từ thiện giúp đỡ người nghèo

( Anh Vu Khánh Sơn xem bài này, thật đáng công, đáng tình anh hè.)

A Singaporean has organized a charity trip to an orphanage in southern Vietnam in the hope of bringing love to the children as well as encouraging young people to…
TUOITRENEWS.VN|BỞI TUOI TRE NEWSPAPER

Hậu Đại hội 12: Lạm bàn về chị Kim Tiến


http://molang0205.blogspot.com/2016/02/hau-ai-hoi-12-lam-ban-ve-chi-kim-tien.html


Kính Chiếu Yêu
Trong quá trình diễn ra ĐH 12 và cả ngay sau ĐH, dư luận lại chuyển hướng quan tâm đến đội ngũ "tư lệnh" các ngành. Các báo đăng tải là có tới 14 vị Bộ trưởng sẽ có khả năng sẽ nghỉ hưu vì đến tuổi, vì không trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa mới.

Mọi sự bình luận bây giờ chắc còn quá sớm vì các chức danh "tư lệnh" còn phụ thuộc vào lá phiếu của Quốc Hội mới trong ít tháng nữa. Tuy nhiên, theo truyền thống "Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện" ở Việt Nam, ngay sau Đại hội Đảng người ta có thể nhận diện được những gương mặt "tư lệnh mới.
Điểm diện những UVTW trúng cử ở các ngành, người ta bàn tán nhiều đến nghành Y tế cùng với sự kiện vị Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, mặc dù vẫn được Ban Chấp hành Khóa XI giới thiệu và có tên trong danh sách bầu ủy viên trung ương khóa mới, tuy nhiên bà đã không đủ số phiếu quá bán cần thiết để tái đắc cử. Đây là một bất ngờ đối với dư luận.
Trước hết mà nói, theo nhận xét chung, phải nói rằng bà Tiến là một người thật sự giỏi. Trước khi giữ chức vụ Bộ trưởng, bà đã từng kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, trong đó có chức vụ Viện trưởng viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh, danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp và nhiều giải thưởng cao quý khác. Khi được đứng vào vị trí Bộ trưởng của một ngành "nóng" vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân. Vì phải tiếp nhận hậu quả tồi tệ của những người tiền nhiệm, của nội bộ ngành Y cùng tất cả các ngành khác và của xã hội. Bà ấy đã chèo chống từng bước đưa ngành Y dần thoát khỏi căn bệnh nan y quá tải, nhũng nhiễu, tiêu cực... Đến bây giờ, những nền tảng cơ bản của ngành Y như đầu tư cơ sở vật chất, thay đổi thái độ đội ngũ bác sỹ, y tá, nâng cấp tuyến cơ sở, mở rộng tự chủ của các cơ sở y tế, cải tiến chế độ bảo hiểm... đã được thiết lập để vượt khó.
Vậy thì, tại sao vị Bộ trưởng này không vượt cạn được không phải bằng lá phiếu của nhân dân mà là bằng lá phiếu của giới "tinh hoa" của Đảng?

Trước hết, đấy là sự nổi giận vô cớ của người bệnh và nhà bệnh nhân do bệnh viện quá tải. Họ đâu biết rằng, để giảm tải thì phải đầu tư xây mới, mở rộng bệnh viện, mà điều đó Bộ Y tế không tự mình làm được. Áp lực cứu sống người bệnh luôn đè nặng lên đôi vai của người bác sĩ còn người nhà bệnh nhân thì luôn muốn quan tâm cứu chữa trước, mỗi khi không đáp ứng được thì chạy chọt hoặc bức xúc. Đành rằng, có một bộ phận bác sỹ tiêu cực, nhưng không phải tất cả. Tuy nhiên, tiêu cực bị thổi phồng, được nói đi nói lại quá nhiều đã làm phân tâm các lá phiếu. 
Thứ hai, một xã hội đầy cảm tính và sự ác cảm vô nhân tính của những con kền kền đội lốt báo chí đã đẩy những người làm công tác nhân đạo trở thành kẻ thù của đám đông nhân danh nhân dân. Trong lúc đó, bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng không giỏi về cách đánh bóng tên tuổi của mình,không giỏi về truyền thông nên đã chết vì truyền thông. Truyền thông nói về ngành y chỉ khai thác khía cạnh tiêu cực, vậy là không công bằng. Tôi tin rằng, còn nhiều người trong xã hội yêu quý sự hi sinh của các anh, các chị cho sức khỏe, cuộc sống của nhân dân.

Thứ ba, trong xu thế đổi mới, có lẽ đã đến lúc không nên coi bệnh viện là đơn vị hành chính sự nghiệp. Đừng cố gán cho nó một chức năng chính trị tuyệt đối. Chế độ nào cũng cần bệnh viện, người bệnh không có sự phân hạng về thân phận. Bệnh viện chỉ có chức năng khám chữa bệnh cứu người, bác sỹ cần phải giỏi chuyên môn và y đức. Tư nhân hóa, cổ phần hóa, tăng quyền tự chủ để họ tự tạo thương hiệu mà thu hút bệnh nhân, mà tự hạch toán, tự thu chi. Các bệnh viện phải cạnh tranh với nhau ắt chất lượng phục vụ sẽ tốt hơn. Nhà nước chỉ quản lý theo luật, bệnh nhân được bảo vệ bằng luật.
Vậy nên, chị Tiến có trúng ủy viên trung ương hay không cũng không quan trọng.