2019/06/06

Mỹ trục xuất đối tượng chống phá Việt Nam về nước

Tindautruongdanchu - Đối tượng Hà Văn Thành trốn trách nhiệm hình sự trong vụ 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân' trong vụ án Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong sang định cư bất hợp pháp ở Mỹ và nay bị Mỹ trục xuất về Việt Nam.

Theo thông tin của Đấu Trường dân chủ, đối tượng Hà Văn Thành sinh 05/12/1982, quê quán xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An là một trong 3 nhân vật cộm cán nằm trong tổ chức khủng bố Việt tân. 

Đối tượng Hà Văn Thành (người đứng đội nón bảo hiểm) đang kích động người dân tham gia gây rối khi đi khởi kiện Formosa vào tháng 2 năm 2017

Hà Văn Thành sau khi cùng Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong thực hiện hành vi kích động, tuyên truyền, lôi kéo giáo dân, người dân chống đối, chống phá chính quyền nhân dân lợi dụng sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú khi có giấy triệu tập của cơ quan cảnh sát điều tra huyện Nghi Lộc từ đầu năm 2017. Kể từ đó đến nay cơ quan cảnh sát điều tra vẫn đang truy lùng đối tượng Hà Văn Thành để làm rõ về tính liên quan trọng vụ án với Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong.

Với sự giúp đỡ của những kẻ nằm trong các tổ chức ngoại vi do Việt tân chỉ đạo Hà Văn Thành đã trốn sang Thái Lan để tìm cơ hội đi tị nạn ở một nước thứ 3 nhưng không đủ tiêu chuẩn, điều kiện để Cao ủy của Liên hợp quốc có trụ sở ở Thái Lan xét duyệt nên đã không chờ đợi được xét duyệt như các đối tượng khác mà trốn sang định cư ở Mỹ.

Địa chỉ nơi Hà Văn Thanh trốn cư trú bất hợp pháp tại Mỹ


Hà Văn Thành đã trốn sang Mỹ thành công và được cộng đoàn chống cộng ở Mỹ giúp sức cho 'tá túc' tại A215 931 397/26 MC Gregor Range Road Chaparral, NM 88081, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Sở di trú Hoa Kỳ đã tiến hành kiểm tra và bắt giữ vì lý do cư trú bất hợp pháp và hiện Tòa án Mỹ đã tuyên trục xuất Hà Văn Thành về Việt Nam vào ngày 10/6/2019.

Lưới trời lồng lộng trốn đâu cho thoát và Hà Văn Thành sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và sẽ bị triệu tập để điều tra theo đúng quy định hiện hành.

Đấu trường dân chủ sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc

Văn Tuấn


Tàng trữ sách của Đoan Trang, cẩn thận cùng nhập kho với cô ta

Loa Phường

Làng zân chủ thời gian qua đua nhau rao bán các cuốn sách Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù do Phạm Thị Đoan Trang biên soạn. Tất nhiên những cuốn sách của Đoan Trang đều có nhà tài trợ để biên tập, chẳng hạn cuốn Chính trị bình dân được đám tay chân Việt tân đầu tư hàng ngàn USD để in ấn và chuyển cho đồng đảng như Nguyễn Xuân Nghĩa, Trương Dũng…bán thu tiền dưới danh nghĩa “đầu tư ủng hộ phong trào dân chủ quốc nội”. Cuốn Cẩm nang nuôi tù thì Đoan Trang đã phệt hẳn vào đó là Luật Khoa Tạp chí (bản chất là một nhóm/nhánh của VOICE) tài trợ xuất bản. Tuy nhiên, công khai rao cho đám linh mục, zân chủ, khiếu kiện bán, ai bán được bao nhiêu trừ tiền công in ấn tự thu tiền vào túi mình với danh  nghĩa “ủng hộ nhà zân chủ”.
Kết quả hình ảnh cho Cẩm nang nuôi tù
Thế nên dễ hiểu dù bản file mềm tràn đầy trên mạng, các linh mục, zâm chủ vẫn tích cực “rao bán” sách như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Duy Tân, gia đình Trịnh Bá Phương. Bởi vừa rao bán sách, vừa có cớ xin tiền đám tài trợ với cớ mua ủng hộ anh em quốc nội kiểu tặng quà, tặng “kinh nghiệm chống chính quyền”. Kiếm ăn dễ dàng nên dễ hiểu là đám linh mục, zâm chủ này tích cực rao bán sách
Tuy nhiên ai cũng biết rõ, những cuốn sách của Đoan Trang, về hình thức là sách lậu, sách phát hành trái phép. Về nội dung, rõ ràng là tuyên truyền chống Nhà nước, vi phạm pháp luật hình sự. Bới vậy việc mua bán, tàng trữ, lưu hành những cuốn sách này đồng nghĩa với cơ hội được “tiếp xúc” với công an, chính quyền tăng lên, đồng nghĩa với việc bất cứ lúc nào bị phát hiện, nhẹ thì bị xử phạt hành chính tội lưu hành văn hóa phẩm lậu, nặng thì chờ nhập kho cùng với Đoan Trang theo Điều 117 BLHS về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

2019/06/05

Thông báo về Kỳ họp 36 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Hàng loạt "thường vụ tỉnh ủy" và quân đội bị kỷ luật!

TTXVN
Ngày 3-6, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông báo về Kỳ họp 36. Từ ngày 29 đến 31-5-2019, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 36. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.
Kết quả hình ảnh cho Thông báo ủy ban kiểm tra Trung ương, đốt lò
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
1. Về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để xảy ra một số vi phạm, khuyết điểm trong công tác cán bộ, thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, nhất là công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018.
- Đồng chí Phạm Văn Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT và đồng chí Hoàng Tiến Đức, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi THPT chịu trách nhiệm chính về những vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành Giáo dục, gây bức xúc trong xã hội, để nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự.
- Đồng chí Cầm Ngọc Minh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của UBND tỉnh.
- Đồng chí Hoàng Văn Chất, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chịu trách nhiệm người đứng đầu về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Phạm Văn Thủy; khiển trách đồng chí Cầm Ngọc Minh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Hoàng Tiến Đức; yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La và đồng chí Hoàng Văn Chất kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Hà Giang, Hòa Bình khẩn trương tiến hành kiểm tra, kiểm điểm, xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2. Xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 35 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với đồng chí Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng và đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng Hải quân; đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 - 2010.
3. Xem xét, thi hành kỷ luật đồng chí Huỳnh Quang Hải, Ủy viên ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính
Đồng chí Huỳnh Quang Hải đã chấp hành không nghiêm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng; vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống và các quy định của Đảng về những điều đảng viên không được làm, về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ Tài chính.
Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đồng chí Huỳnh Quang Hải.
4. Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy các tỉnh Thái Nguyên, Cà Mau; kết quả giám sát đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
Qua kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân rút kinh nghiệm, sớm có biện pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.

CÁC NHÀ DÂM CHỦ LẠI BÀY TRÒ “YÊU SÁCH”

Xây dựng các bản yêu sách nhằm đặt ra các “yêu cầu” đối với nhà nước là một chiêu trò chẳng lạ lẫm gì của đám dâm chủ cuội. Lần này chúng lợi dụng sự kiện lịch sử cách đây đúng 100 năm trước, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với một nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp đã soạn thảo và gửi đến Hội nghị tại Versailles ngày 28.6.1919, đây cũng là lần đầu tiên cái tên Nguyễn Ái Quốc xuất hiện trên trường quốc tế. 
Nhân sự kiện lịch sử này, các đối tượng tự cho mình là những nhà hoạt động cho dân chủ, nhânquyền cùng với 100 tổ chức công lý đã khởi xướng, loan truyền cái gọi là “Yêu sách tám điểm năm 2019”. Có thể công nhận một đám “đạo văn” có tổ chức đã “chế” lại bản yêu sách năm xưa để gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc và các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam. Mục đích thì chả cần đọc cũng hiểu cái mà chúng hướng tới là gì: kích động, xuyên tạc những vấn đề được coi là “nhạy cảm” để hướng sự chú ý rồi đi đến tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam của các thế lực thù địch nước ngoài.
CÁC NHÀ DÂM CHỦ LẠI BÀY TRÒ “YÊU SÁCH”
Nhìn nhận một cách tổng thể, cái được gọi là “Yêu sách tám điểm năm 2019” bản chất là một “mớ đòi hỏi phi lý, vô căn cứ”. Đơn cử như việc chúng đòi Đảng, Nhà nước Việt Nam “Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, những người thực hiện quyền tự do biểu đạt đã bị Toà án Việt Nam tuỳ tiện quy kết là “gây rối trật tự”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” – điều mà trong bất kỳ cái “yêu sách” nào chúng cũng đặt ra. Thứ nhất, ở Việt Nam không có “tù nhân chính trị” hay “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật, vì những mưu lợi cá nhân mà đi ngược lại với lợi ích chung của cả dân tộc mà phải trả giá cho hành vi của mình bằng những bản án cách ly ra khỏi xã hội. Thứ hai, việc trả tự do hay giảm án hoàn toàn dựa vào chính bản thân của phạm nhân chứ chẳng phải do những kẻ ở đâu tự xưng “nhà dân chủ” đòi hỏi mà được. Pháp luật XHCN rất nhân đạo, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạp pháp luật làm cơ sở cho việc xem xét giảm án, tha tù trước thời hạn thậm chí đặc xá cho những phạm nhân trong quá trình chấp hành án có những biểu hiện ăn năn, hối cải, chấp hành nội quy, quy định, tu dưỡng bản thân, mong muốn hoàn lương làm lại cuộc đời. Do đó, những tù nhân chưa chấp hành án đúng thời gian theo bản án và chưa có sự tiến bộ thì chưa thể được hưởng các quy định này. “Yêu sách tám điểm 2019” đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta trả tự do vô điều kiện là không có căn cứ.
Bên cạnh đó, bản yêu sách còn xuyên tạc, phủ nhận các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, cư trú ở Việt Nam. Về vấn đề này thì cũng chẳng khó để đoán biết được nó là một trong những nội dung sẽ xuất hiện trong cái gọi là “yêu sách” này. Xin thưa, các quyền này đều được Đảng và Nhà nước Việt Nam ghi nhận và điều chỉnh trong những văn bản pháp luật từ văn bản cao nhất là Hiến pháp đến những văn bản luật chuyên ngành. Đây chính là hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng cho công dân thực hiện các quyền của mình, những con số về số thẻ nhà báo được cấp phát; số các đài phát thanh, truyền hình, số báo, tạp trí, số cơ quan báo chí nước ngoài thường trú ở Việt Nam chính là những con số biết nói cho vấn đề này ở Việt Nam.
Còn với những cá nhân, tổ chức cố tình lợi dụng dân chủ, tự do ngôn luận, tự do báo chí để công khai chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, phản bội Tổ quốc, chế độ thì đều phải bị xử lý để đảm bảo được tính dân chủ có tập trung, không tạo kẽ hở cho dân chủ vô nguyên tắc. Luận điệu xuyên tạc Việt Nam vi phạm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, cư trú ở Việt Nam cũng chỉ là nguyên cớ để tạo sức ép, can thiệp nội bộ, nhằm đưa những cá nhân bất hảo, phản quốc để kích động, gây rối, chống phá, tạo nguyên cớ để can thiệp vào chế độ của ta.
Trên đây mới chỉ là hai trong số những yêu cầu phi lý mà đám dâm chủ này nêu trong cái gọi là Yêu sách tám điểm năm 2019” , chẳng biết đám người này cố tình giả ngu hay ngu thật mà đưa ra được những điều phi lý như thế mà đem so sánh, lấy danh của Bản yêu sách năm 1919. Phi lý, thật phi lý :))))
LOXEBEN

Đúng là vụ việc Đồng Tâm vẫn chưa kết thúc!

Tọa Sơn

Ngày 31/5 vừa qua, trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc lại 1 lần nữa nhắc tới vụ việc Đồng Tâm. Đề cập đến việc gần đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra, khẳng định rằng kết luận của Thanh tra TP.Hà Nội hồi tháng 7 năm ngoái là đúng, những người tố giác là không chính xác, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, sự việc như thế cũng chưa thể khép lại. Theo vị đại biểu này, “Bởi lẽ có một thực tế là việc bắt giữ người như vậy có cần thiết với một ông già 80 tuổi đời, 50 năm tuổi đảng hay không, mà phải dẫn dụ người ta ra ngoài đồng đi kiểm tra mốc giới để bắt? Cho nên phản ứng của người dân rất tự nhiên thôi, họ phải bảo vệ. Tại sao chúng ta không bắt một cách rất đàng hoàng như chúng ta thường thấy trên truyền hình: tại gia, có sự chứng kiến của chính quyền địa phương, của cư dân địa phương, kể cả của gia đình nữa. Nếu tâm phục khẩu phục người ta sẽ tuân thủ” ; “dù rất tôn trọng Thanh tra Chính phủ, nhưng người dân địa phương Đồng Tâm kiến nghị rằng, thanh tra tại sao không hỏi dân mà chỉ hỏi lãnh đạo Hà Nội. “Tất cả những đương sự có liên quan, những người tố cáo đúng hay sai chưa biết, đều chưa được tiếp cận. Vậy có khoa học, khách quan hay không?”.
 
Đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu tại nghị trường Quốc hội
Có thể thấy rằng đây không phải là lần đầu tiên vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai ý kiến với Chính phủ trong vụ việc Đồng Tâm. Là đại biểu tỉnh Đồng Nai, có lẽ vị đại biểu này nên dành thời gian để xem xét ý kiến cử tri Đồng Nai trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hơn là đánh ô tô hoặc đơn giản hơn là ngồi nhận đơn của tổ Đồng Thuận gửi cho ông. Nhưng âu, nhỡ đâu cử tri Đồng Nai thắc mắc hoài nên đại biểu Dương Trung Quốc cũng đành nhắc đi nhắc lại với nhiều lý lẽ vụ Đồng Tâm là điều đương nhiên.

Về những thắc mắc mà vị đại biểu này đưa ra, thì rõ ràng chưa có 1 tuyên bố nào là vụ việc Đồng Tâm đã kết thúc. Việc Thanh tra Chính phủ kết luận ở đây nhằm khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cũng như là căn cứ quan trọng để tiếp tục giải quyết vụ việc Đồng Tâm. Rõ ràng chúng ta ai cũng nhìn nhận để giải quyết triệt để vụ việc Đồng Tâm là 1 quá trình lâu dài và quan trọng nhất là để bà con Đồng Tâm hiểu được cái đúng, cái sai trong sự việc khi họ đã bị cha con cụ Lê Đình Kình lừa gạt 1 cách tình vị. Cách nói mở đầu bài phát biểu của đại biểu Dương Trung Quốc sẽ gây hiểu lầm với dư luận là Quốc hội, Chính phủ và chính quyền TP Hà Nội không tích cực giải quyết trong vụ Đồng Tâm và cho nó vào quên lãng. 

Có lẽ, chính vị đại biểu Dương Trung Quốc lại đang phát biểu dựa trên những gì mà tổ Đồng Thuận gửi cho ông, chính vị đại biểu này đang có góc nhìn không mấy thiện cảm đối với chính quyền Hà Nội trong nỗ lực giải quyết vụ việc Đồng Tâm. Thử hỏi, ông Kình là người cầm đầu khiếu kiện nhưng quan trọng ông cũng là người kêu gọi một số người dân gây rối trật tự công cộng tại Đồng Tâm. Pháp luật bất vị thân, 1 cụ già 80 tuổi hay hơn 50 tuổi đảng thì cũng là tình tiết giảm nhẹ nếu cụ được đưa ra xét xử chứ không phải là kim bài miễn truy cứu khi mà đến nguyên ủy viên BCT, hay ủy viên TW Đảng vẫn phải chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của mình. Bên cạnh đó, việc chọn địa điểm bắt thì thử hỏi, đường đường chính chính vào nhà cụ Kình liệu có bắt được không ? Còn kết luận của Thanh tra Chính phủ là kết luận về việc ra kết luận của Thanh tra của Hà Nội có đúng thẩm quyền hay không, căn cứ ra kết luận đã đúng hay chưa theo đúng kiến nghị của tổ Đồng Thuận. Do đó, khi làm việc Thanh tra Chính phủ lấy ý kiến và tập hợp văn bản từ lãnh đạo TP Hà Nội là điều dễ hiểu. Còn nhớ khi dự thảo kết luận Thanh tra Hà Nội về quá trình sử dụng đất ở Đồng Sênh, thì chính tổ Đồng Thuận do cụ Kình đứng đầu đã tẩy chay, không đến. Như vậy, chính cụ Kình và một số người trong tổ Đồng Thuận đã từ bỏ quyền kiến nghị của mình chứ không phải chính quyền Hà Nội không cầu thị lắng nghe.

Đúng là vụ việc Đồng Tâm chưa kết thúc và để kết thúc được chắc chắn sẽ còn kéo dài. Cụ Lê Đình Kình và tổ Đồng Thuận chắc chắn không khoanh tay ngồi im, thậm chí sẽ biến một hội nhóm đòi đất thành một hội nhóm rân chủ với nhiều hoạt động gây phức tạp ANTT tại Đồng Tâm. Đồng thời, với những phát biểu phiến diện, 1 chiều như của đại biểu Dương Trung Quốc như 1 lời động viên tinh thần quý hơn vàng với tổ Đồng Thuận, là động lực cho các hoạt động gây rối ANTT của tổ Đồng Thuận. Thiết nghĩ, là vị đại biểu Quốc hội có mặt ngay trong khi sự việc Đồng Tâm diễn ra, có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc phải hiểu được tình hình phức tạp của vụ việc, cũng như xem xét kỹ các căn cứ của kết luận thanh tra. Việc đưa ra cách nhìn nhận chưa khách quan, đa chiều, chưa ghi nhận sự nỗ lực cố gắng trong giải quyết vụ việc của chính quyền Hà Nội là phiến diện, thậm chí có thể nói là làm phức tạp thêm quá trình giải quyết vụ việc lần này.

MỘT SỰ KHÂM PHỤC CHO ANH ĐOÀN NGỌC HẢI


Viễn

Tin anh Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức sau khi vừa nhận quyết định điều động, bổ nhiệm mấy tiếng đồng hồ khiến nhiều người bất ngờ. Đã có nhiều bài viết khen chê bình luận về cá nhân anh Đoàn Ngọc Hải và việc xin từ chức của ông. Dưới góc độ cá nhân, tôi có mấy dòng thế này.

Trước hết tôi thấy cảm phục cái khí chất của anh Hải. Anh Hải nguyên là phó chủ tịch Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, nay được điều động sang làm Phó tổng giám đốc công ty xây dựng Sài Gòn và anh nộp đơn xin từ chức. Trong đơn từ chức, anh nêu rõ lí do là vì anh không có năng lực chuyên môn, sở trường với vị trí công tác mới ở công ty xây dựng nên anh sợ khi làm sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, gây thiệt hại cho lợi ích tập thể.

Dù có thể nguyên nhân còn đến từ nỗi buồn của anh khi đột ngột nhận quyết định điều chuyển công tác nhưng phải nói tôi cho một điểm cộng đối với hành động xin từ chức của anh. Bởi đơn giản tôi thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, những người có dũng khí nói sự thật và xin từ chức như anh khi cảm thấy không đảm đương nổi nhiệm vụ không phải là nhiều, thậm chí là quá hiếm.

Có bao nhiêu người, cho dù là bị hay được bổ nhiệm vị trí mà mình không có chuyên môn, sở trường nhưng vẫn kiên quyết bám trụ lấy cái ghế đó, gây nên những thiệt hại to lớn cho tập thể, cho Nhà nước. Rồi có cả những người trong lĩnh vực mình phụ trách để xảy ra bao nhiêu chuyện tày đình nhưng rồi có ai đủ dũng khí để viết đơn xin từ chức đâu.

Cần nhắc lại rằng đây là lần thứ hai anh hải nộp đơn xin từ chức, lần trước anh cũng đã xin từ chức một lần nhưng rồi được tập thể động viên, anh đã rút đơn lại. Và lần này anh lại xin từ chức nghỉ hưu trước 10 năm. Nói thế để thấy tâm thế anh rất khác so với nhiều người.

Và nói về anh Hải tôi cũng dành sự cảm phục cho phong cách dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm của anh. Chiến dịch đòi lại vỉa hè được anh phát động và làm rất quyết liệt. Có thể chiến dịch đó chưa thành công do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng ít nhất nó cũng cho thấy hình ảnh một cán bộ xông xáo, vì dân, vì việc chung, dám nói dám làm. Nhiều người phê phán anh rằng phương pháp anh không phù hợp, rằng vị trí của anh phải ngồi phòng lạnh nghĩ chính sách nhưng tôi nghĩ trong cái bối cảnh mà nhiều chính sách phòng lạnh nó ở trên trời, cộng với bệnh quan lieu, xa dân đang hoành hành trong cán bộ thì người như anh đáng được trân quí.

Thiên hạ sẽ đánh giá nhiều chiều về anh, riêng tôi, tôi dành một sự khâm phục cho anh Đoàn Ngọc Hải.

LƯU VĂN VỊNH BỊ CHUYỂN TRẠI: GIỌNG ĐIỆU THƯỜNG THẤY CỦA RFA

Đắc Chí
Vẫn bằng giọng điệu “ăn không nói có” thường thấy, nói về việc phạm nhân Lưu Văn Vịnh bị chuyển đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, dù lý do Vịnh bị chuyển trại không được nhắc đến nhưng RFA lại khẳng định chắc nịch một câu rằng: “Biện pháp chuyển tù chính trị đến những trại xa nơi gia đình của họ được áp dụng lâu nay và thân nhân của những tù chính trị than phiền họ gặp nhiều khó khăn trong việc thăm nuôi”. !?
Bà Lê Thị Thập, vợ của Lưu Văn Vịnh, nói với RFA: “Hôm 21/5 em có gặp chồng em ở trại Bố Lá thì anh ấy cũng có nói là chắc vài hôm nữa sẽ bị chuyển trại. Em có hỏi người quản lý trại giam Bố Lá thì họ nói là đi đến trại mới thì sẽ gọi về báo cho gia đình. Không biết họ chuyển trại từ hôm nào, mà hôm nay em mới được người quen ở trại đấy gọi về báo là chồng em đã đến trại Gia Trung. Em cũng chưa gặp được và liên lạc được để hỏi rõ.”
Được biết, việc chuyển trại cho phạm nhân là hoàn toàn bình thường. 
Luật Thi hành án hình sự năm 2010 quy định việc đưa người bị kết án phạt tù có quyết định thi hành án của Tòa án đến nơi chấp hành án hoặc điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về việc đưa phạm nhân đến nơi chấp hành án theo nguyện vọng của cá nhân hoặc gia đình phạm nhân. Tuy nhiên, căn cứ yêu cầu quản lý, giam giữ, công tác giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật và chính sách hình sự nhân đạo của nhà nước, Thủ trưởng Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an có thể xem xét, đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án, điều chuyển phạm nhân giữa các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với một số trường hợp cá biệt.
Như vậy, lời quy kết của RFA rằng, đó là “Biện pháp chuyển tù chính trị đến những trại xa nơi gia đình của họ được áp dụng lâu nay và thân nhân của những tù chính trị than phiền họ gặp nhiều khó khăn trong việc thăm nuôi” là không có cơ sở. 
Lưu Văn Vịnh, sinh năm 1967, quê quán tại Cẩm Giàng, Hải Dương. Lưu Văn Vịnh bị tòa án tại TP.HCM vào tháng 10 năm ngoái tuyên phạt 15 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 BLHS năm 1999.
Bản cáo trạng tại phiên tòa đã nêu rõ: Qua công tác đấu tranh với các đối tượng chống đối chính trị trên địa bàn thành phố, các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM đã phát hiện Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn cùng nhiều đối tượng khác thường xuyên gặp gỡ, trao đổi trên Facebook.
Nội dung các cuộc trao đổi này hướng đến việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc Việt Nam”, nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Theo đó, Vịnh kêu gọi các đối tượng tham gia tập trung tại một nhà thờ ở quận Tân Bình TP.HCM để làm lễ ra mắt tổ chức vào ngày 6/11/2016.
Ngày 6/11/2016, cơ quan chức năng đã bắt quả tang Nguyễn Quốc Hoàn về hành vi phản động, chống đối chính quyền, thu giữ trong người Hoàn 8 “Bản cương lĩnh Liên minh dân tộc Việt Nam”. Khai thác nhanh và từ lời khai của Hoàn, ngày 6/11/2016, lực lượng công an đã bắt khẩn cấp đối tượng cầm đầu liên minh này là Lưu Văn Vịnh. Mở rộng điều tra, các đối tượng trong tổ chức này là Độ, Nghĩa và Trung lần lượt bị bắt giữ.
Kết quả điều tra thể hiện hành vi phạm tội của các bị cáo được tổ chức chặt chẽ, có sự phân công cụ thể, lôi kéo nhằm tập hợp lực lượng. Tổ chức phản động “Liên minh dân tộc Việt Nam” có mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Theo đó, Lưu Văn Vịnh với vai trò là chủ mưu, cầm đầu đã đề ra mục tiêu, đường lối hoạt động cho tổ chức, vận động, lôi kéo người vào tổ chức. Để làm được việc này, Vịnh thường xuyên vào các trang mạng xã hội đọc các thông tin về những vụ tiêu cực trong xã hội. Sau đó y kết nối với các đối tượng chống đối chính trị, nhận định phiến diện, nói xấu chế độ, kêu gọi đa nguyên, đa đảng.
Sau đó, Vịnh móc nối với các đối tượng khác để thành lập tổ chức phản động. Trong đó, Nguyễn Đức Độ với vai trò Phó chủ tịch tổ chức đã động viên, củng cố niềm tin, lôi kéo các đối tượng tham gia vào tổ chức; Nguyễn Quốc Hoàn, Phan Trung với vai trò cố vấn đã tích cực giúp Vịnh trong hoạt động thành lập tổ chức, định hướng hoạt động, mở rộng tổ chức, vận động tài chính cho tổ chức... Từ Công Nghĩa với vai trò phụ trách quân sự đã tích cựu giúp Vịnh trong hoạt động tổ chức, vận động, lôi kéo người vào tổ chức, chuẩn bị nhân sự thành lập nghĩa quân.
Như vậy, hành vi phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo theo Điều 79 BLHS năm 1999 của Lưu Văn Vịnh và đồng phạm là rất rõ ràng. Việc bắt giữ, khởi tố điều tra, truy tố và xét xử Lưu Văn Vịnh cùng đồng bọn về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã được các cơ quan chức năng thực hiện đúng pháp luật.
Trước khi bị bắt vào tháng 11/2016, Lưu Văn Vịnh là một biểu tình viên chuyên nghiệp của nhóm No-U, Dòng Chúa cứu thế, tham gia khá nhiều các cuộc biểu tình từ trong Nam ra Bắc dưới danh nghĩa “tưởng niệm”, “bảo vệ môi trường”.../.

Hãy chia sẻ thông tin giúp Công an Nghệ An truy nã đối tượng Phan Công Hải

Ngày 31/5/2019 Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố Phan Công Hải với tội danh: "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam", quy định Điều 117 Bộ luật Hình sự.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Đối tượng Phan Công Hải, sinh năm 1996, dân tộc Kinh, tôn giáo: Công giáo; cư trú: xóm 8, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, sau một thời gian tham gia mạng xã hội, đối tượng này bị các trang mạng phản động như “việt tân”, “thanh niên công giáo”... tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan. Để có tiền tiêu chơi bời, Hải sử dụng nhiều tài khoản facebook, trong đó có facebook “Hùng Manh” để đăng tải, tuyên truyền nhiều thông tin xuyên tạc, kích động chống nhà nước hòng nhận được tiền từ các ổ nhóm phản động, chống đối.
Trong hình ảnh có thể có: 1 ngườiTrong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản
Đối tượng này bị cộng đồng mạng phát giác, tố cáo và yêu cầu các cơ quan hành pháp trừng trị đích đáng.khi thấy y có hành vi xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trường THCS Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. Dân mạng nhận định, không loại trừ khả năng hắn là một trong số con nhang, đệ tử của Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục và đã gia nhập cộng đồng Việt tân đang lộng hành ở xứ Nghệ An này
Hiện tại bị can đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, không rõ ở đâu.
Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay bị can đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát, UBND gần nhất. Sau khi bắt báo về cơ quan An ninh điều tra Công an Nghệ An, xóm 2, xã Nghi Phú, TP Vinh.
Hiện nay các facebooker, bloogger đang kêu gọi nhau cùng chia sẻ thông tin này với mong muốn giúp công an Nghệ an sớm truy bắt tên phản động ngáo đá Phan Công Hải về chấp pháp

BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG TRUNG QUỐC NÓI DỐI KHÔNG BIẾT XẤU HỔ


Viễn

Tin cho hay, tại Diễn đàn Shangrila tổ chức tại Singapo vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoa đã có bài phát biểu quan trọng. Trong bài phát biểu này, ông Hòa khẳng định rằng trong vòng 70 năm qua từ khi lập nước đến nay, Trung Quốc chưa hề xâm lược một quốc gia nào.

Ông này nói: “Trong suốt 70 năm qua kể từ ngày thành lập nước, Trung Quốc chưa bao giờ phát động một cuộc chiến hay xung đột, hay xâm lược quốc gia khác hay lấy dù chỉ một tấc đất của nước khác”.

Nghe đến đây, tôi phải thấy khen cho ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc về độ dày mặt và độ vô liêm sỉ của ông.

Thế giới và nhất là Việt Nam tôi có lẽ chưa và sẽ không bao giờ tin được lời ông nói.

Trung Quốc chưa xâm lược, chưa lấy một tấc đất của ai, vậy thì nước nào năm 1956 chiếm một phần Hoàng Sa của Việt Nam và đến năm 1974 chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam sau cái bắt tay với Mỹ và sự đớn hèn của quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Trung Quốc chưa lấy một tấc đất của quốc gia khác, vậy nước nào những năm 1987,1988 đưa quân ra xâm lược các đào Cô lin Len dao, Gạc Ma của Việt Nam khiến 64 chiến sĩ Việt Nam hi sinh. Chưa kể Trung Quốc hiện còn chiếm đóng trên nhiều thực thể tại quần đảo Trường Sa của Việt nam.

Trung Quốc chưa xâm lược một quốc gia nào, vậy ai tháng 12/1979 xua mấy vạn quân tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam?

Quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa máu thịt của Việt nam hiện vẫn đang nằm trong tay Trung Quốc, vậy mà ông ngang nhiên, mặt dày cứa vào nỗi đau đó một cách vô liêm sỉ vậy ư?

Và chúng tôi cũng biết từ ngàn đời nay, dã tâm xâm lược Việt Nam của các ông đã bao giờ dứt đâu?

Thế nên, dù ông mặt dày nói thế nhưng chúng tôi không bao giờ tin được các ông. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác đương nhiên chúng tôi phải hợp tác với các ông nhưng chắc chẳn phải vừa hợp tác vừa đấu tranh. Không ai có thể dễ dãi tin được lời các ông cả.