2019/04/03

Tôn giáo không phải là chỗ để lộng ngôn, câu view

Để trả lời câu hỏi Phật giáo đóng góp gì cho dân tộc này, tôi xin nói đến chúa Nguyễn Phúc Chu – người vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị quốc và mở đất về phương Nam để hôm nay chúng ta có một đầu tàu phát triển kinh tế là Tp.HCM.


Nhân sự việc nhiễu nhương xảy ra tại chùa Ba Vàng trở thành điểm nóng, và sai phạm của thầy trụ trì Thích Trúc Thái Minh bị cắt hết chức vụ, Bạch Hoàn – cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt ra hàng loạt câu hỏi đả kích Phật giáo trên Facebook cá nhân, đỉnh điểm là dấu hỏi “Phật giáo đã khiến dân tộc này ra sao”. Trước sự phản ứng bức xúc của dư luận, Bạch Hoàn đã lặng lẽ tháo đi ngay sau đó.

Chủ nhân Status gây phẫn nộ cho cộng đồng Phật tử và dư luận. (ảnh từ fb Bạch Hoàn)

Để trả lời câu hỏi Phật giáo đóng góp gì cho dân tộc này, tôi xin không nói đến công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông trong việc mở rộng đất đai bờ cõi, vì lịch sử viết nhiều rồi. Tôi muốn nói đến chúa Nguyễn Phúc Chu – người vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị quốc và mở đất về phương Nam để hôm nay chúng ta có một đầu tàu phát triển kinh tế là Tp.HCM.
Không phải ngẫu nhiên mà năm 2011, tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Viện Nghiên cứu Tôn giáo phối hợp tổ chức Hội thảo “Chúa – Bồ tát Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) và sự nghiệp mở mang bờ cõi phát triển đất nước”. Các nhà nghiên cứu đã cùng khẳng định chúa Nguyễn Phúc Chu là người ghi dấu ấn đậm nét nhất trong tiến trình mở mang bờ cõi, phát triển đạo Phật tại Đàng Trong.
Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu thọ Bồ tát giới tại gia, được ban pháp danh Hưng Long, đạo hiệu Thiên Túng. Thầy của chúa là Hòa thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) thuộc dòng Tào Động Trung Hoa. Thừa hưởng truyền thống tín Phật của gia đình, nhận được sự truyền thừa của Hòa thượng Thạch Liêm, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ý thức rất rõ việc thọ giới để trở thành hành giả thực thụ trên con đường hành Bồ tát đạo, với mục tiêu lấy hết thảy chúng sinh làm đối tượng phục vụ.
Nói như nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu về chính sách của chúa Nguyễn Phúc Chu: “Việt Nam hóa các dân tộc khác, tín ngưỡng khác và không chỉ thương người mình mà còn thương người của dân tộc khác, đó là tinh thần của Phật giáo Việt Nam”. Vì thế chỉ trong 34 năm trị quốc, chúa Nguyễn Phúc Chu đã vận dụng triết lý sống của Phật giáo vào việc mở mang bờ cõi, bình định được cả một vùng đất rộng lớn trải dài từ Khánh Hòa đến Hà Tiên và vùng Tây Nguyên, đặc biệt là khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Như đã được ghi trong Hải ngoại kỷ sự của Hòa thượng Thích Đại Sán; Và trong Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Ðôn cũng nhận định: “Đến thời Nguyễn Phúc Chu, vị chúa này đã kiểm soát được Hoàng Sa, Trường Sa, có giấy tờ rõ ràng”.
Bản chất của chế độ phong kiến là “phong tước, kiến địa”, thông qua việc phân phong, cắt đặt chức vụ, cũng như chiếm lĩnh đất đai. Vì thế xuất hiện các dòng họ cát cứ, sau đó lớn mạnh và tổ chức thành các vương triều nhỏ, truyền ngôi theo huyết thống. Các vương triều nhỏ này trong quá trình tồn tại, họ phải củng cố và tổ chức quân đội, cũng như cắt đặt bộ máy hành chính để điều hành đất nước.

Chùa Linh Mụ, nơi còn giữ nhiều dấu tích về Quốc chúa Bồ tát Nguyễn Phúc Chu

Tuy nhiên, trước sức ép đánh chiếm từ các quốc gia lớn, để tránh sự diệt vong, quá trình “quy tâm” đã diễn ra, nên các vương triều nhỏ buộc phải thần phục và cống nạp các quốc gia lớn. Sự thần phục này chỉ mang tính hình thức, và họ chỉ chờ đợi thời cơ nước khác suy yếu là tiến hành những cuộc chinh phục bằng quân sự.
Chính quá trình nội chiến (chiến tranh giữa các dòng họ), ngoại xâm (chiến tranh giữa các nước lớn nhỏ) mà một số vương triều trở nên hùng mạnh, nhưng cũng có không ít vương triều chịu cảnh diệt vong. Đây là một thuộc tính khách quan của chế độ phong kiến, vì thế không cần phải né tránh khi bàn về vấn đề này, bởi thực tế khi ấy, biên giới quốc gia không hề được xác định một cách cụ thể như ngày nay.
Chúa Nguyễn Phúc Chu bình định phương Nam trong một bối cảnh lịch sử hết sức đặc biệt. Khi ấy ở Đàng Ngoài, vua Lê chỉ là bù nhìn, còn thực quyền rơi vào tay chúa Trịnh. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn vẫn được nhìn dưới con mắt là những loạn thần, phi chính thống, không chỉ đối với hoàng thất nhà Lê mà còn đối với Trung Hoa. Bởi Trung Hoa lúc đó chỉ công nhận nhà Lê là đại diện duy nhất cho Đại Việt.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhà Minh (người Hán) đánh mất quyền cai trị, để đất nước vào tay nhà Thanh (người Mãn Châu – một bộ tộc nhỏ của Trung Hoa), những bại thần của nhà Minh như Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu đã phải trốn chạy vào Đàng Trong, tạo nên những thế cuộc mới, phần nào uy hiếp đến sự ổn định của các vương triều nhỏ tại đây. Sự xuất hiện của lực lượng này, dẫu chỉ là những bại thần của nhà Minh, nhưng vẫn có những thuyết phục nhất định trước triều đại nhà Thanh, một triều đại được lập nên bởi một bộ tộc nhỏ, người Hán.
Trước tình thế ấy, các chúa Nguyễn từ chúa Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Tần… đến chúa Nguyễn Phúc Chu đã khéo léo thu phục những cánh quân đến từ Trung Hoa này để ổn định tình hình tại Đàng Trong. Việc các chúa tiếp nhận hai dòng thiền Tào Động và Lâm Tế trực tiếp từ Trung Hoa, với các vị thiền sư nổi tiếng như Nguyên Thiều, Thạch Liêm cũng đã chiếm được cảm tình của một bộ phận lưu dân là người Hoa.
Sở dĩ nói đây là một bối cảnh đặc biệt, vì các vương triều tại vùng đất này đã phải đối đầu trực tiếp với các lực lượng “không chính danh”, đang không còn lựa chọn nào khác hơn là phải Nam tiến. Cho nên khi các lực lượng “không chính danh” này xuất hiện đã vô tình biến những vùng đất ở phương Nam vào thế tranh chấp phi chính thống và phi truyền thống.
Có nghĩa rằng, trước đây, lúc mạnh lúc yếu, Chiêm Thành luôn có những đối đầu truyền thống với Đại Việt và sự “phân xử” vẫn thuộc về Trung Hoa. Vì vậy, nếu bình định phương Nam trên danh nghĩa của một quốc gia thống nhất, một bộ máy cai trị Nho giáo, ảnh hưởng sâu đậm bởi Tống Nho như trước đó Lê Thánh Tông và một số người khác đã làm, thì chắc chắn không chỉ khó tiến đánh mà còn khó giữ, bởi Trung Hoa khi ấy không muốn Đại Việt lớn mạnh, nhất định sẽ can thiệp, tìm cớ chinh phạt, rất có thể xung đột chiến tranh, xung đột văn hóa, tôn giáo giữa Việt và Chiêm sẽ khó khăn và dai dẳng hơn rất nhiều.
Chúa Nguyễn Phúc Chu đã vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc trị nước và mở mang bờ cõi với một nhãn quan chính trị sắc bén. Việc lựa chọn Phật giáo trong môi trường đa văn hóa cần được đặt trong tình thế đối kháng Trung Hoa (vùng ảnh hưởng của Trung Hoa), bởi những vương triều này từ lâu đã ảnh hưởng sâu đậm bởi văn hóa và văn minh Ấn Độ.
Quan niệm chúng sinh bình đẳng của Phật giáo đã phần nào xóa mờ tương quan cai trị – bị trị. Thế nên, điều quan trọng trong quá trình Nam tiến của các chúa Nguyễn không chỉ ở việc dụng binh mà còn ở nhận thức về việc có giữ được đất hay không, giữ bằng cách nào để có thể khoan sức dân và không gây nên những thù hận sắc tộc, tôn giáo về sau. Việc dụng binh đồng thời với việc tiếp nhận Phật giáo Trung Hoa khi ấy, không phải là quá trình ly khai với nền văn hóa truyền thống, mà chính tiếp xúc ấy lại là một cơ duyên lớn để nhà lãnh đạo như Nguyễn Phúc Chu có thể dễ dàng dung hòa lợi ích và chinh phục được những bại binh của nhà Minh bỏ nước vào Đàng Trong, phục vụ cho công cuộc bình định phương Nam.
Lịch sử Việt Nam luôn đầy những biến động thăng trầm, song nói như nhà thơ Nguyễn Duy: “Bao triều vua phế đi rồi. Người yêu nước chẳng mất ngôi bao giờ”. Lịch sử ghi lại rất đầy đủ những đóng góp của Phật giáo và tín đồ đạo Phật. Bạch Hoàn muốn hiểu Phật giáo đóng góp gì cho dân tộc này thì phải lật lại lịch sử đọc, chứ không phải cứ “hô to” là thể hiện cho sự hiểu biết! Ông bà ta nói câu này rất hay: “Đừng cố mặc chiếc áo rộng”, để chứng tỏ người mình “to”!
Thanh Thắng (Người phật tử)

Bất ngờ Khá Bảnh yếu đuối tại trụ sở cơ quan điều tra

Hiện tượng mạng Khá Bảnh có tên thật Ngô Khá Bảnh sinh năm 1983 bị cơ quan  Công an thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh bắt giữ ngày 1/4. Tại cơ quan điều tra Khá Bảnh khóc lóc, ăn năn không giống như hình ảnh ngổ ngáo xuất hiện trên mạng xã hội.

BẮT ĐỐI TƯỢNG KHÁ BẢNH VỀ HÀNH VI ĐÁNH BẠC


2019/04/02

Idol của giới trẻ? PT@!

Idol của giới trẻ?
Idol của giới trẻ?
Idol - thần tượng là những con người đặc biệt nào đó được mọi người tạc, đắp thành khuân mẫu, hình khối để ngưỡng vọng thông qua niềm tin và những thực hành. 

Ngày nay việc ai đó được giới trẻ hâm mộ là những điều hết sức bình thường trong xã hội. Đó có thể là một ca sỹ, một diễn viên, một cầu thủ bóng đá, một Hot Boy, Hot Girl... Cứ thế những con người này dần dà trở thành người nổi tiếng, lời nói, hành động việc làm của họ bỗng dưng gây ảnh hưởng trong cộng đồng. 

Điều này cũng đồng nghĩa với việc rất có thể một bộ phận không nhỏ trong số những người được coi là Fan kia sẽ bị ảnh hưởng từ chính thần tượng của mình. Và nó cũng giống như một con dao hai lưỡi, hoặc họ sẽ tiếp nhận được những cái tốt và học theo nó; ngược lại cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi lệch chuẩn nếu Idol của họ chưa thực sự là Idol một cách đúng nghĩa.

Thời gian qua, rất nhiều câu chuyện về việc giới trẻ thần tượng một nhân vật giang hồ là Khá Bảnh (tên thật là Ngô Bá Khá, trú tại Tam Sơn - Từ Sơn - Bắc Ninh). Khá Bảnh rất nổi tiếng trên mạng với những Video về điệu nhảy Vinahey - múa quạt, tình anh em hay đạo nghĩa giang hồ... Nhiều người coi những người như cậu này là giang hồ 4.0 cũng bởi trên mạng xã hội Khá Bảnh rất nổi tiếng:

Khá Bảnh hiện sở hữu 600.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội Facebook, tài khoản Youtube của cậu ta có khoảng 2 triệu người theo dõi. Với lượng Fan khủng như vậy nên cũng chẳng ngạc nhiên nếu mỗi clip Khá Bảnh tung lên mạng thì ngay lật tức có vài chục cho đến vài trăm lượt xem, bình luận, chia sẻ...

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói ở đây lại chính là việc: Khá Bảnh là ai? Khá Bảnh đang làm công việc gì? và Khá Bảnh sẽ ảnh hưởng đến những người đang thần tượng cậu ta như thế nào?

Xin thưa, cậu thanh niên xăm trổ này trước hết là một người có một bảng thành tích bất hảo với quá khứ từng phải đi trại giáo dưỡng khi chưa đủ tuổi vị thành niên. Ra khỏi trại giáo dưỡng Khá Bảnh  "trưởng thành" trở thành một tên giang hồ, dân chơi đúng nghĩa. Khá Bảnh với mái tóc và cách ăn mặc "chẳng giống ai" thường phát những livestream với những lời lẽ tục tũi, thô thiển, thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

Lần gần đây nhất Khá Bảnh cùng nhóm bạn còn dàn hàng chụp ảnh trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã bị phạt 5,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng. Vụ việc chưa kịp lắng xuống, Khá Bảnh tiếp tục gây chú ý khi đăng Clip đập phá, đốt 1 chiếc xe máy đắt tiền trên mạng và bị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh. Đặc biệt, vào tối ngày hôm qua 01/4/2019, Khá Bảnh bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt giữ vì có hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc, tín dụng đen. Được biết, khi bị kiểm tra, Khá Bảnh có biểu hiện dương tính với ma túy. 

Thú thực, bản thân tôi không biết, không trả lời nổi, liệu một kẻ như vậy có đáng được các bạn ngưỡng mộ, có xứng được coi là thần tượng của người khác không? Một người được cho là thần tượng của hàng nghìn người khác như vậy có tác động tiêu cực đến lối sống, tâm tư, tình cảm của những người trẻ tuổi? Liệu rằng tôi và các bạn, chúng ta sẽ học được gì, sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu có một Idol như vậy? 

Yêu ai cũng được, thích ai cũng được, thần tượng ai đó cũng chẳng sao bởi vì đó là quyền tự do của mỗi cá nhân trong một xã hội hiện đại ở một đất nước dân chủ. Nhưng vấn đề mà có lẽ chúng ta phải nói với nhau là, không nên thần tượng ai đó một cách lệch lạc. Không lẽ các bạn lại đi thần tượng một kẻ nghiện ma túy, một tên cờ bạc, xã hội đen. Thay vì đó, sao chúng ta hãy dành thời gian của mình cho gia đình, bạn bè, cho việc học tập, giải trí lành mạnh có phải hơn là mất thời giờ để theo dõi mấy thánh sống ảo này. Bởi chưa biết chừng, có khi chúng ta lại "gần mực thì đen" cũng nên./.

Nhóm linh mục Ba Lan đốt sách Harry Potter vì cho là 'ma thuật'


Một nhóm linh mục Công giáo ở Ba Lan tổ chức lễ đốt sách, gồm cả Harry Potter vì cho rằng đó là sách cổ suý cho 'ma thuật', gây ra phản đối trên mạng.

Sự việc xảy ra cuối tháng 3/2019 ở giáo phận Koszalin, phía Bắc Ba Lan, và do Quỹ Tin nhắc từ Trời cao (SMS z Nieba) thực hiện.

Trong số sách bị đốt, và ảnh đăng trên trang Facebook của Quỹ, người ta có thể thấy cuốn Harry Potter của nhà văn Anh JK Rowling, một mặt nạ châu Phi, chiếc ô có in hình Hello Kitty và cả một con voi bằng nhựa.


Bìa một cuốn trong bộ sách Harry Potter (GETTY IMAGES)


Điều gây tranh cãi là nhóm làm lễ đốt sách và các vật phẩm "trái ý Chúa" do linh mục Rafal Jarosiewicz chỉ đạo, đã để cả trẻ em tham gia đốt sách.

Việc này đã được các báo Ba Lan và châu Âu chú ý, khiến các vị lãnh đạo giáo phận phải lên tiếng.

Linh mục dòng Tên (Jesuit) là Grzegorz Kramer phê phán sáng kiến của Quỹ Tin nhắn từ Trời cao, và cho rằng trước nhà thờ chỉ có thể có ngọn lửa Phục sinh của Chúa Giê Su, chứ không thể để có lửa đốt sách.

Theo một thông cáo từ Giáo phận Koszalin-Kolobrzeg, nơi xảy ra vụ đốt sách, thì "linh mục Jarosewicz có ý tốt, giáo dân đã tự mang đến những thứ họ muốn đốt, và tự chọn theo ý họ cái gì là độc hại, và linh mục không thể làm gì khác".

Giáo hội Công giáo Ba Lan có vẻ vẫn bảo vệ cho các hoạt động quyên tiền và vận động giới trẻ của Quỹ Tin nhắn từ Trời cao.


Fundacja SMS Z NIEBA



Quỹ này, do một số linh mục trẻ tuổi phụ trách, thường dùng mạng xã hội để kết nối với tín đồ, và tổ chức các lễ xưng tội lưu động.

Tuy nhiên, hành động đốt sách của họ gặp phải nhiều phản ứng ngay tại Ba Lan.

Có người dùng Facebook viết ngay trên trang của Quỹ, nhắc lại câu nói của nhà thơ Đức Heinrich Heine, rằng "Nơi nào người ta đốt sách, nơi đó sẽ xảy ra thiêu người".

Một phụ nữ là Martyna Baranowska viết: "Tôi thật sự cho hy vọng là cái quỹ của các vị nhanh chóng sụp đổ".

Một người khác, Marta Płaza thì hỏi: "Vì sao lại là Harry Potter - cuốn sách đã đem lại tình yêu đọc sách cho cả thế hệ trẻ em trên thế giới, cuốn sách dạy trẻ em thế nào là tình bạn, lòng dũng cảm và sự hy sinh?"
Chế độ Quốc xã ở Đức từng bị lên án vì các lễ đốt sách thời Hitler.
Tôi thật sự cho hy vọng là cái quỹ của các vị nhanh chóng sụp đổ

Mưu hèn của Lê Đình Công và tổ Đồng Thuận nhân ngày hội làng!

Tọa Sơn

Có lẽ nếu ai quan tâm đến các vụ việc diễn ra ở Đồng Tâm thì đều đã quá quen với những chiêu trò của tổ Đồng Thuận. Từ thường xuyên tổ chức những buổi họp thường kỳ cho đến lợi dụng các cuộc họp của xã để tiến hành chống phá, rồi cho đến thi thoảng mời các nhà rân chủ về thăm hay hưởng ứng nhiệt liệt, a dua theo các sự kiện chống phá của chúng trên mạng. Tất cả không những không thu hút được sự quan tâm của dư luận mà càng ngày càng làm bộc lộ rõ bản chất của tổ Đồng Thuận. Khi mà cụ Lê Đình Kình sức khỏe ngày một đi xuống, độ minh mẫn cũng vì thế giảm xuống thì con trai cụ Lê Đình Kình nổi lên như một người thay thế lãnh đạo trong tổ Đồng Thuận. Những chiêu trò ăn vạ của Lê Đình Công như cho người chặn thu gom rác, đổ rác chặn trước UBND xã, tích cực sử dụng Facebook là nơi tiến hành xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Và gần nhất, dưới sự chỉ đạo của Lê Đình Công, suýt chút nữa hội làng tại xã Đồng Tâm đã bị Công biến thành sân khấu của mình. 
 
Trần tình thể hiện mưu mô của Lê Đình Công trong hội làng
Kế hoạch được Lê Đình Công cũng như tổ Đồng Thuận vạch ra khá rõ ràng nhằm tận dụng tối đa sự kiện hội làng vào mục đích cá nhân xấu xa của mình. Về lịch trình, tổ Đồng Thuận đã cử Lê Thị Loan, Bùi Thị Nội lợi dụng việc rước kiệu trong hội làng để đưa kiệu ra khu vực Đồng Sênh để từ đó sẽ tung tin rằng Thành Hoàng làng đã “ngự” tại Đồng Sênh, cùng bà con Đồng Tâm giữ lại đất đai của tổ tiên. Về khách mời thì mặc dù đây là hội làng dành cho bà con địa phương cũng như du khách thăm quan nhưng Lê Đình Công đã lên một danh sách phần lớn là các nhà rân chủ, có đôi chút tiếng tăm trên mạng như  Nguyễn Đăng Quang,Nguyễn Đình Ấm, Nguyễn Bình, Trần Thị Thảo, Lương Ngọc Huỳnh, Lê Dung VOVA… những người mà theo Công thì đây là những người gắn bó với dân Đồng Tâm trong sự kiện tháng 4/2017 (sự thực thì trong những ngày này nhân dân Đồng Tâm đã không để lọt 1 nhà rân chủ nào vào trong thôn Hoành). Khi nghe được hơi các nhà rân chủ không rảnh hơi về thì Lê Đình Công xuống nước mời cả những người không tên tuổi (gọi là bạn bè) để có lực lượng hướng lái buổi lễ hội làng. 

Nhưng trên thực tế, nhân dân Đồng Tâm đã không cho Lê Đình Công và tổ Đồng Thuận được như ý khi mà họ đã không đồng ý rước Thành Hoàng làng qua Đồng Sênh để biến một buổi lễ trang nghiêm của địa phương trở thành một buổi diễn của tổ Đồng Thuận trên trang mạng xã hội. Khách mời của Lê Đình Công cũng vắng tanh, các nhà rân chủ không về vì họ cảm thấy chẳng dại gì mà về hội làng, nơi quy tụ đủ dân làng, đủ các cụ bô lão. Ngay trong sự kiện tháng 4 năm 2017, các cụ còn nhất định không cho rân chủ bén mảng làm biến tướng sự việc. Về đó các nhà rân chủ sẽ lạc lõng giữa ngày vui của dân làng vì chẳng biết vị Thành Hoàng làng kia là ai, lớ ngớ Thành Hoàng thiêng thì lại khổ. Đặc biệt, các cụ ngứa mắt với lũ rân chủ lại hò dân làng gô cổ vào thì lại khổ. Còn bạn bè của Công thì thấy rõ là về đó chẳng vui vẻ gì nên tìm cách thoái thác là lái xe không chịu đi chứ các vị xuống xe bắt cái taxi nào chẳng được. 

Có thể nói, ý đồ lợi dụng hội làng ở xã Đồng Tâm trở thành sân khấu để Lê Đình Công và tổ Đồng Thuận đã thất bại hoàn toàn. Và có lẽ Lê Đình Công chắc cũng nổ hơi to với đám rân chủ về một hội làng “đòi đất”, một hội làng “chống tham nhũng” sẽ được livestream trên mạng nên khi không thành công đã đành phải viết vài dòng trên facebook để chữa ngượng. Cũng nghe nói rằng, cụ Lê Đình Kình cũng không được sinh hoạt trong hội người cao tuổi, không được dâng hương trước Thành Hoàng làng còn Lê Đình Công thì nằm ở nhà nghiến răng kèn kẹt, không ra dự vui chung với nhân dân trong xã. Âu cũng là do mọi việc đều vượt qua mọi tính toán của Lê Đình Công. 

Nước Pháp văn minh, nhân quyền mà Việt Nam “lỡ” đánh đuổi đây!?!

Loa Phường
Các nhà zân chủ gặp, đưa thỉnh cầu với Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu ngày 6/5/2015 trước phiên đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ với Bộ Công an vào hôm sau, 7/5/2015

Chuyện tranh giành ảnh hưởng giữa các quốc gia, vận mệnh dân tộc cũng như chuyện xóm giềng vậy. Nhà bên có cái gì hay, cái gì ưu việt, cái gì tốt đẹp thì thấy đó làm gương mà học hỏi, phấn đấu với quyết tâm vươn lên thì được nể trọng, thấy thế mà quỵ lụy thì sẽ bị khinh rẻ, bạc đãi, thấy thế mà ganh ghét thì sẽ ngày càng lụn bại, cô độc. 
Số phận đã sắp đặt cho một dân tộc hình chữ S sinh ra lấy “văn minh lúa nước” làm nền tảng, lại được ông trời sắp đặt cái vị trí “cửa ra vào” nhà một dân tộc khổng lồ nên lắm anh cao to đẹp trai, nhà giàu ra nhòm vào ngó, muốn thôn tính để bóp cổ, bóp họng thằng to kia. Do vậy, khốn khổ cho dân tộc đó, 4000 năm lịch sử là 4000 năm “giữ nước” khỏi bị hiếp đáp. Mãi đến sau năm 1945, nó mới chính thức có họ có tên trên bản đồ chính trị thế giới. Dễ hiểu dân xứ đó dễ dàng được “giao lưu” với các nền văn minh từ thân quen đến xa lạ. Nhưng chuyện thấy người ta giàu có, xa xỉ, mạnh vì gạo bạo vì tiền thì xem rẻ dân tộc tính, quỳ gối xin làm kiếp nô tỳ, rồi cái gì cũng lấy họ ra làm “chuẩn mực văn hóa” và xét lại mọi thứ khiến dân tộc minh không bằng họ, tệ hại nhất lại lấy đó để nhiếc móc cha ông đã nỡ “đánh đuổi đi các nền văn minh lớn” thì thật …hết thuốc chữa!
Dù văn minh, phát triển hơn xứ Việt “man di” hàng thế kỷ, ấy nhưng nhờ thông tin đa chiều, rộng mở, dân Việt lại đang được mở mắt về sự phát triển kinh tế chưa chắc đồng hành với nhân quyền, văn minh về văn hóa, hành xử, thật nể phục thế hệ cha anh “Tây học” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gạn lọc và không đem nó về Việt Nam. Xin lấy một ví dụ tiêu biểu được dân mạng lan truyền những ngày qua.
“Năm 1940, các quý ông Pháp quỳ gối trước quân của anh Le sau 6 tuần.
Đến năm 1944, sau vụ đốt quân Normandy, quân Đồng Minh tiến vào Paris giải phóng nước Pháp cho, các quý ông Pháp lại quay ra trút giận lên những phụ nữ Pháp có quan hệ với lính Đức trong 4 năm trời bất lực của đàn ông Pháp.
Từ trước thời điểm Paris được giải phóng ngày 25 tháng 8 năm 1944 đến năm 1951, một chiến dịch trả thù nhằm vào những người phụ nữ Pháp bị nghi ngờ hoặc bị buộc tội có quan hệ tình cảm, tình dục với lính Đức trong thời kì quân Đức chiếm đóng nước Pháp đã được tiến hành, đối tượng chính bị nhắm đến là các cô gái phục vụ trong nhà thổ của quân đội Đức, các cô gái từng yêu lính Đức... Họ bị cạo trọc đầu, bị viết chữ thập ngoặc biểu tượng phát - xít lên trán hoặc viết dòng chữ "je compromises/ prostitue avec les Boches" đại khái "tôi hợp tác với/ là con điếm của lính Đức" lên ngực. Sau đó, họ bị đem diễu ngoài đường và bị làm nhục bởi đám đông với nhiều quý ông như trong các bức ảnh”
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang ngồiTrong hình ảnh có thể có: 9 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời
Ở cái xứ “man di, lạc hậu” này, người ta không nói về nhân quyền, không khoe mẽ ga-lăng, không có phong cách quý ông nhưng họ lại không làm thế với những phụ nữ từng làm điếm cho lính Pháp hay lính Mỹ xâm lược dù có bị bao vây, o ép theo lối trả thù, rửa nhục sau chiến tranh. Thậm chí, khi phía bên kia có nhu cầu, nó vẫn sẵn sàng  thực hiện chính sách nhân đạo với “thân nhân” của lính Pháp, lính Mỹ và đám tay sai đó, như chính sách đoàn tụ nhân đạo, cho vợ con họ đoàn tụ gia đình.
Vậy nên trong các màn kịch “đối thoại nhân quyền” hàng năm, hòn bấc ném đi thì hòn chì ném lại, đôi bên tha hồ trưng trồ các khiếm khuyết “nhân quyền” của nhau và bảo vệ các giá trị mà bên mình cho rằng cần ưu tiên, thúc đẩy hơn. Chỉ có đám zân chủ đang nuối tiếc vì “lỡ đánh đuổi đi các nền văn minh lớn” kìa mới vớ lấy các cuộc đối thoại nhân quyền để PR rầm rộ cho thế mạnh tuyệt đối từ các ông chủ của họ với đất nước họ đang muốn dâng hai tay giao nộp mong hưởng cơn mưa móc kia. Họ tiếp sức cho “các nền văn minh lớn” đó bằng việc biến mình thành “nạn nhân của chế độ” và gửi gắm các báo cáo nhân quyền như là “bằng chứng” rằng chế độ này không xứng đáng tồn tại, cầu khẩn “các nền văn minh lớn” đến giải phóng, cứu vớt họ!!!

Tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam đang bị lợi dụng?

Tọa Sơn

“Thỉnh vong” hay “oan gia trái chủ” đang là những cụm từ được nhắc nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông trong thời gian qua. Ngôi chùa Ba Vàng đang từ nổi tiếng bởi sự bề thế uy nghiêm của mình bỗng dưng lại nổi tiếng bởi các hoạt động gây mê tín dị đoan của mình. Từ Giáo hội phất giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ cho tới chính quyền tỉnh Quảng Ninh đều khẳng định việc thỉnh vong hay thỉnh oan gia trái chủ đều là không đúng với giáo lý nhà Phật cũng như có dấu hiệu vi phạm luật tín ngưỡng tôn giáo. Đặc biệt, sư trụ trì chùa Ba Vàng Đại Đức Thích Trúc Thái Minh đã mượn bà Phạm Thị Yến, chỉ là phật tử, cư sĩ tại chùa những đã có nhiều bài thuyết pháp tuyên truyền cho việc thỉnh vong, oan gia trái chủ. Trong quá trình thuyết pháp cho vấn đề thỉnh vong, bà Yến đã lời nói xúc phạm, vi phạm nghiêm trọng tinh thần Phật giáo như "các anh hùng sống vào thời chiến do nghiệp của kiếp trước", "nữ sinh giao gà tại Điện Biên bị hiếp, giết do tạo nghiệp từ kiếp trước, sát sinh" là không thể chấp nhận, gây bức xúc trong dư luận.
 
Chùa Ba Vàng

Trong nhiều năm qua, trái với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam thì Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách cũng như hành động cụ thể để đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng của nhân dân. Do đó, việc bày tỏ đức tin, lễ nghi, lễ hội tôn giáo diễn ra bình thường, đặc biệt là những dịp lễ lớn. Những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô ngày một lớn, thu hút nhiều tín đồ tham dự với tinh thần phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Nhiều cơ sở thờ tự được xây dựng mới và được tu sửa theo nguyện vọng của đông đảo tín đồ. Không chỉ vậy, Nhà nước còn tạo điều kiện cho hàng trăm tu sĩ đi học tập, hội thảo nâng cao trình độ ở nước ngoài và nhiều người đã trở thành tiến sĩ Phật học. Việc in ấn, xuất bản kinh sách được Nhà nước quan tâm, hầu hết các tổ chức tôn giáo đều có báo, tạp chí, bản tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Chỉ tính riêng Nhà xuất bản Tôn giáo, mỗi năm đã cấp phép xuất bản hơn 1.000 ấn phẩm liên quan đến tôn giáo. Điều này đã làm lật tẩy các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. 

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng cơ chế thông thoáng đảm bảo cho các tín ngưỡng, tôn giáo phát triển mà không ít người đã lợi dụng chính tín ngưỡng, tôn giáo của mình để phục vụ cho mục đích cá nhân. Lợi dụng bục thuyết pháp, nhiều người đã mượn lời của Chúa, của Phật…để hướng lái các tín đồ theo mong muốn của mình. Đó có thể là lời bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Nhà nước, xúc phạm danh dự của các cá nhân, lừa lọc để thu tiền bất chính tiêu biểu như Nguyễn Ngọc Nam Phong, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, Phạm Thị Yến… Có người vì mục đích chính trị đen tối nhưng cũng có kẻ vì giá trị đồng tiền. Tất cả đều đang tranh thủ những quyền lợi, những ưu đãi mà Đảng, Nhà nước ta giành cho các tôn giáo để tiến hành các hành vi vi phạm pháp luật. Các vị đó cần nên nhớ rằng, mọi sự tự do vẫn đều phải nằm trong khuôn khổ, các hoạt động tôn giáo không thể đứng trên pháp luật được. Cũng mong muốn rằng, các cơ quan chức năng sẽ thanh tra, kiểm tra, có biện pháp xử lý thích đáng, Giáo hội phật giáo Việt Nam cũng sẽ có những quyết định đúng đắn để nhằm thực thi pháp luật, bảo vệ bản chất thật sự của Phật pháp, hoằng dương Phật pháp. 

Không để những “mảnh chĩnh” thông tin tiếp tay cho “ngụy tuyên truyền”

QĐND - Lợi dụng internet, gần đây, các thế lực thù địch ra sức tìm cách hạ thấp vai trò của báo chí, truyền thông chính thống và cổ xúy cho những cái gọi là “nhà báo công dân”, “báo mạng xã hội”, “nhà xuất bản mạng”… Chúng “nâng cấp” một số blogger, facebooker thành những “nhà báo tự do”, “nhà báo toàn cầu”... Cha ông ta có câu: “Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ Nữa là mảnh chĩnh ném ngoài bờ tre!”. Thế mà một số người do thiếu hiểu biết và tư tưởng lệch lạc lại hay tìm đọc, thậm chí cổ vũ, tiếp tay cho thứ "mảnh chĩnh" thông tin ấy để chúng “ngụy tuyên truyền” chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân…

Những kẻ vô công rồi nghề nhưng trên MXH lại tự xưng là "nhà báo độc lập", "nhà đấu tranh dân chủ", "nhà hoạt động xã hội", ...

Truyền thông “ngụy dân chủ”
Trịnh Hữu Long, sinh năm 1986, quê Thanh Hóa, từng tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội nhưng lại sớm sa ngã. Cách đây 5 năm, Long dựng lên một trang mạng và tự xưng trang này là “tạp chí” với tinh thần chủ đạo là tập hợp những bài viết phân tích, bôi đen tình hình đất nước, xuyên tạc Đảng, Nhà nước dưới góc nhìn pháp luật. Trang mạng của Long nhanh chóng thu hút nhiều nhân vật bất mãn và được sự hậu thuẫn của tổ chức Việt Tân để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Trang mạng này xưng là một tạp chí độc lập và phi lợi nhuận, không đặt quảng cáo, nhưng lại kêu gọi bạn đọc tài trợ từ “20 nghìn đồng trở lên”. Theo một tài liệu được công bố, năm 2016, trang này từng xin được hơn 23.000USD nhưng phần lớn đều từ các tài trợ ẩn danh. Năm 2018, trang mạng này đã tiếm danh đại diện cho hơn 50 triệu người sử dụng internet Việt Nam khởi xướng việc vận động ký tên vào thư gửi Chủ tịch Facebook, chất vấn và xuyên tạc, lu loa Facebook “hợp tác với Chính phủ và phản bội người dân Việt Nam”.
Gần đây, mạng xã hội (MXH) lan truyền video tố cáo Cảnh sát Giao thông tỉnh Đắc Lắc chặn, cản trở xe đưa người đi cấp cứu vì lỗi chạy quá tốc độ. Song tìm hiểu sự việc thì đó chỉ là một màn kịch nhằm đánh lừa dư luận. Trong clip có cảnh một chiếc xe vi phạm vừa bị cảnh sát thổi còi thì xuất hiện ngay một phụ nữ xuống xe khóc rống lên kể lể đưa con đi cấp cứu nhưng tay “không quên” cầm điện thoại livestream. Một người đàn ông lại từ xe bế cháu bé ra đặt… giữa đường. Lo cho tính mạng người dân, một cảnh sát bế cháu bé lên xe để đưa cháu đi bệnh viện thì người nhà ngăn cản, chửi bới là “công an đàn áp dân, vi hiến”. Đến khi cảnh sát cho chiếc xe được đưa cháu bé đi bệnh viện thì họ lại tuyên bố “trưa rồi, không đi nữa” và lấy ra những cuốn hiến pháp phát cho người dân ở đó, quên luôn việc cấp cứu cho cháu bé. Rất nhiều bạn đọc tỉnh táo đã nhận ra chân tướng sự việc và chỉ rõ đó là clip của tổ chức phản động "Con đường Việt Nam" vì trong clip có nhóm người mang trang phục của tổ chức này. Thế nhưng, vẫn có một số người dân chia sẻ, comment nói xấu cảnh sát, nhìn nhận sai lệch về sự việc.
Năm 2017, Cục An ninh mạng, Bộ Công an đã phối hợp Công an TP Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Thái Nguyên bắt hai đối tượng là Bùi Hiếu Võ và Phan Kim Khánh để điều tra về tội tuyên truyền chống Nhà nước theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Qua điều tra, từ tháng 5-2015, chúng đã lập tài khoản facebook và các trang mạng lấy tên là “Báo Tham Nhũng”, “Tuần Việt Nam”, “Dân chủ TV”, “Việt Báo TV” và “Việt Nam online” để đăng nhiều thông tin bịa đặt, xuyên tạc. Chúng móc nối, tham gia quản trị một số trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân và một số tổ chức phản động khác.
Cùng thời gian này, tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã phá vụ án và bắt Nguyễn Văn Hóa (22 tuổi, trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) cùng một số đối tượng do có hành vi kích động, gây rối, biểu tình, đập phá tài sản. Qua điều tra phát hiện, mỗi tháng Hóa viết, quay 16 clip, phóng sự mang nội dung xuyên tạc để chia sẻ, gửi cho những cá nhân thuộc các tổ chức phản động và một số đài, trang mạng nước ngoài… để nhận mức lương 1.500 USD/tháng từ tổ chức Việt Tân. Đó là sự thật ẩn sau những nội dung y chia sẻ núp dưới danh nghĩa yêu nước, bảo vệ môi trường, vì cuộc sống của nhân dân…
Bị lợi dụng hay cố tình la làng?
Bên cạnh một số người dân nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết, cũng có hiện tượng vì động cơ cá nhân mà cổ xúy, tiếp tay cho những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước. Câu chuyện ở Thái Nguyên, địa phương từng phối hợp với Cục An ninh mạng, Bộ Công an khởi tố, bắt giam đối tượng phản động nêu ở phần trên của bài viết là một ví dụ.
Do vướng mắc về lợi ích của gia đình, một nữ chủ doanh nghiệp đã liên tục tán phát nhiều đơn thư có nội dung không đúng sự thật. Bà này còn liên hệ và nhờ vả cả đối tượng phản động để đưa thông tin khiếu kiện lên một số trang tin phản động và liên tục “rải bom” đơn kêu cứu đến lãnh đạo các cấp và các cơ quan Trung ương, địa phương, bất chấp nhiều nội dung các cơ quan chức năng đã vào cuộc và kết luận, nêu rõ không có những sai phạm như đơn thư quy kết. Đối tượng "trợ giúp" doanh nghiệp, nguy hiểm thay lại là một trong những kẻ cầm đầu nhóm phản động “NoU Hà Nội” và thường xuyên tung các thông tin chống phá Đảng, Nhà nước lên cái gọi là "kênh truyền hình CHTV" trên Youtube. Y từng bị công an triệu tập vì tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và có liên hệ với một số tổ chức phản động nước ngoài. Vậy mà chủ doanh nghiệp nêu trên đã nhiều lần gặp và trực tiếp cùng đối tượng này "lên sóng" trong những clip kéo dài cả giờ đồng hồ. Với những thông tin được cung cấp, đối tượng này ngang nhiên xuyên tạc, bóp méo sự việc, nói xấu chính quyền và các cơ quan pháp luật. Các clip trên được chia sẻ trên MXH, tạo cớ để một số đối tượng lợi dụng xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước.
Vẫn liên quan đến cái gọi là "kênh truyền hình CHTV", một lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây các đối tượng điều hành trang mạng này cũng kích động, lôi kéo một số người dân, móc nối, liên kết với một số đối tượng khiếu kiện dạng "đầu đơn" ở địa phương để hứa hẹn giúp đỡ đấu tranh bằng CHTV... để đòi quyền lợi cho “dân oan”. Đối tượng còn ngang nhiên gọi điện, gây sức ép với một số cơ quan chức năng trong tỉnh đòi được “làm việc” và tuyên bố "kênh truyền hình CHTV" của y ngang với VTV, thậm chí còn gây ảnh hưởng… quốc tế(?).
Cần những giải pháp kiên quyết, đồng bộ
Hiện tượng lợi dụng các kênh truyền thông “tiểu ngạch” để chống phá Đảng, Nhà nước thời gian gần đây diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Ngoài việc “nâng cấp” các facebook, blog thành các “tạp chí”, “nhà xuất bản” để mở rộng diện tán phát; các thế lực thù địch còn khai thác triệt để khả năng tương tác, lan truyền trên MXH; lập nhiều kênh Youtube phản động. Chúng cũng lợi dụng danh nghĩa luật sư, từ thiện, hỗ trợ pháp lý để lôi kéo, xúi giục một số người dân khiếu kiện kéo dài, thậm chí tụ tập, gây rối; đồng thời mở rộng các hình thức hội luận, đào tạo trực tuyến, hội họp trực tuyến... Những thông tin xấu độc trên MXH có tác động tiêu cực đến tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, dao động, tiếp sức cho "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả với những thủ đoạn trên, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý, xử lý sai phạm. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, làm việc với đại diện của Facebook, Google yêu cầu giải quyết các đề nghị ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên MXH hiệu quả hơn. Việc xây dựng và ban hành "Bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam" cần sớm được triển khai. Hiện, Facebook đã xây dựng một kênh riêng để giải quyết các đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm MXH của Việt Nam. Sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực, việc sớm đưa luật vào cuộc sống rất cần thiết. Lãnh đạo Cục An ninh mạng (Bộ Công an) từng cho biết: Google và Facebook đều đánh giá Luật An ninh mạng của Việt Nam là “phù hợp” và sẽ nghiên cứu để sửa chính sách của mình phù hợp với Luật An ninh mạng của Việt Nam. Bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ chính phủ của Tập đoàn Google tại châu Á-Thái Bình Dương khi làm việc tại Việt Nam từng cho biết: “Google cam kết tuân thủ pháp luật các nước sở tại, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi hiểu sâu sắc đó là nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại Việt Nam nên việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết để tuân thủ”
Tính đến hết tháng 6-2018, Google đã gỡ bỏ 6.700/7.800 video clip ra khỏi Youtube, trong đó có gần 300 video clip có nội dung phản động, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, 6 kênh Youtube đã bị chặn hoàn toàn... Facebook cũng đã gỡ bỏ gần 1.000/5.500 đường link có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, 107/107 tài khoản giả mạo, 137 tài khoản nói xấu, bôi nhọ, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.
Các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong ngăn chặn thông tin xấu độc. Kinh nghiệm từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: Bộ đã phát hiện, cảnh báo cho các doanh nghiệp quảng cáo về tình trạng Google gắn quảng cáo của nhiều thương hiệu nổi tiếng ở trong và ngoài nước trên các video clip phản động, bịa đặt, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao trên kênh Youtube của Google. Chính điều này đã dẫn đến việc các đại lý quảng cáo lớn ở Việt Nam đồng loạt dừng quảng cáo trên toàn hệ thống của Google một thời gian. Từ cơ sở đó, Google đã đồng ý thiết lập cơ chế riêng để Bộ Thông tin và Truyền thông có thể yêu cầu Google gỡ bỏ số lượng lớn các video clip vi phạm trên Youtube.
Về phía các cơ quan pháp luật, cần xử lý mạnh tay, nghiêm minh hơn nữa các hành vi vi phạm; nhất là xử phạt một số cá nhân thông tin xuyên tạc, chống phá trên internet. Như trường hợp Dũng vova không phải là nhà báo, không quản lý kênh truyền hình, báo chí được pháp luật công nhận thì không thể lôi kéo, kích động người dân kiện tụng, tán phát thông tin, thể hiện sự coi thường kỷ cương, phép nước. Những hiện tượng như vậy phải xử lý nghiêm minh cả người tán phát và người cung cấp thông tin, tiếp tay cho đối tượng.
Đối với mỗi người dùng internet và MXH cũng như người dân nói chung, phải biết "gạn đục khơi trong" khi tiếp cận thông tin trên internet và MXH; không vì thiếu hiểu biết hay vì sự bức xúc mà đơn giản tiếp tay cho những kẻ xấu lợi dụng để kích động, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
NHẤT MINH (Báo Quân đội nhân dân)

Nhiều nạn nhân lên tiếng tố nhà đấu tranh dân chủ Lê Đức Triết 'giật tiền', 'lừa tình'

Tindautruongdanchu - Nhà đấu tranh mang danh đấu tranh dân chủ Lê Đức Triết bị nhiều nạn nhân lên tiếng tố trực tiếp trên trang facebook cá nhân về việc bị 'giật tiền' và 'lừa tình'.


Nhà đấu tranh dân chủ Lê Đức Triết (tên tài khoản trên mạng xã hội) và cũng chính là Lê Đức Triết, sinh ngày 11/10/1978, trú tại 162/27 Đống Đa, quận Hải Châu, Đà Nẵng mang danh một nhà đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội cùng với đám dân chủ cuội.



Trang cá nhân của nhà đấu tranh dân chủ Lê Đức Triết

Lê Đức Triết cùng con gái


Sau khi biết rõ bộ mặt thật của nhà đấu tranh dân chủ Lê Đức Triết, nhiều nạn nhân không ai bảo ai thời gian qua mạnh dạn lên tiếng tố cáo Lê Đức Triết ngay trên chính trang facebook cá nhân của Lê Đức Triết về việc bị 'mượn tiền' rồi không trả và nhiều lần bị 'cưỡng dâm'.

Khi các nạn nhân tố trên trang cá nhân, Lê Đức Triết vừa xóa vừa đe dọa đến những người phụ nữ mạnh dạn đứng lên tố, thậm chí hắn còn 'vũ phu' đánh đập một số phụ nữ đã 'chỉ thẳng mặt' kẻ lừa đảo tiền tình.

Nhà đấu tranh dân chủ Lê Đức Triết bị Đồn công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất tạm dừng xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia


Vì sao hắn lại ngang nhiên lừa tiền, tình và còn đánh đập những phụ nữ dám tố cáo ? Nếu ai ở Đà Nẵng hẳn không ai không biết đến kẻ có số má như Lê Đức Triết trong làng xã hội đen. Chính vì vậy, cùng với cái mã bề ngoài và dấu đỏ 'nhà đấu tranh dân chủ' do những kẻ đấu tranh dân chủ sắc phong nên dễ bề lừa gạt không chỉ phụ nữ ở trong nước và cả hải ngoại.

'Vỏ quýt dày có móng tay nhọn'-một nhà đấu tranh dân chủ cũng có số má mà Đấu trường dân chủ vẫn thường nhắc tên khi đứng lên đấu tranh bóc trần rất nhiều nhà đấu tranh dân chủ cuội lừa tình, tiền như luật sư Lê Công Định, nhà đấu tranh dân chủ Đàm Ngọc Tuyên, Lê Đức Triết và hôm nay, anh lại tiếp tục bóc mẽ Mimosa Nguyen, vợ chồng Châu Tâm - Phạm Minh Ngọc, Huy Chương Đoàn... chuyên 'chăn dắt' những người Việt tị nạn tại Thái Lan (bài viết này chúng tôi sẽ viết vào dịp khác). Vậy anh là ai, hẳn mọi người cũng đã nhận ra người đấu tranh dân chủ cũng có số má không kém đó chính là Đỗ Đức Hợp. 


Đoạn tin nhắn trao đổi qua lại giữa Trần Tiến và Lê Đức Triết


Những người phụ nữ bị Lê Đức Triết lừa đã được Đỗ Đức Hợp bảo vệ vừa để bóc trần bộ mặt thật của kẻ khoác áo đấu tranh dân chủ vừa bảo vệ những người hiền lành, chân thật bị cái vẻ bên ngoài và được đóng dấu đấu tranh dân chủ lừa đảo. 

Khi Đỗ Đức Hợp lên tiếng bênh vực và tổ chức livestream thì Lê Đức Triết không giám lên sóng cùng để làm rõ trắng đen mà lại 'núp sau' để nhắn tin đe dọa, chửi đổng, thậm chí hắn còn đe dọa đến cả người thân của Đỗ Đức Hợp.

Video Đỗ Đức Hợp lột mặt Lê Đức Triết:



Một lần nữa chúng ta lại thấy bộ mặt thật của các nhà đấu tranh dân chủ ngoài chuyện họ hô hào, chửi đổng, xuyên tạc, vu cáo trên trang cá nhân để được đóng dấu 'nhà đấu tranh dân chủ' thì mục đích chính là tiền và tình. Những Việt kiều ở xa quê hương Tổ quốc không hiểu khi thấy những 'lời đường mật' của nhà đấu tranh thì 'không ngừng rót tiền', thậm chí có 'nàng' còn bay về nước để được 'tình một đêm'. Trong khi đó, những bóng hồng trong nước cũng mất mát không kém khi bị hút hồn bởi cái vẻ bên ngoài, cái mồm leo lẻo và cái mác đấu tranh dân chủ.

Đây tiếp tục là bài học để cảnh tỉnh đến những ai vẫn còn đang u mê, quá mộng tưởng về các nhà đấu tranh dân chủ trên mạng xã hội.

Thành Nam