2019/01/07

Thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cao cả


Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa với đường biên giới chung dài hơn 1.200 km. Từ lâu, nhân dân hai nước đã xây dựng tình hữu nghị, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau chống kẻ thù chung vì hòa bình, độc lập, tự do cho mỗi dân tộc.


Trưa 7/1/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2019), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết “Thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, cao cả” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

Sự phản bội của phái “Khmer Đỏ” và quyền tự vệ chính đáng của nhân dân Việt Nam

Năm 1975, trải qua chặng đường đấu tranh lâu dài với biết bao hy sinh, gian khổ, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) kết thúc thắng lợi vẻ vang. Nhưng ngay sau đó, tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan đại diện cho phái “Khmer Đỏ” lên cầm quyền ở Campuchia, được sự giúp đỡ của các thế lực bên ngoài, đã phản bội cách mạng. Về đối nội, chúng dựng lên cái gọi là “mô hình chủ nghĩa cộng sản độc đáo kiểu Campuchia”, đề ra chủ trương, chính sách “cải tổ toàn diện” đi ngược lại sự phát triển của xã hội loài người: đuổi hết nhân dân thành thị về nông thôn, cưỡng bức lao động khổ sai trong các trại tập trung “công xã”; xóa bỏ hệ thống chợ buôn bán, trao đổi tiền tệ; phá hủy các nhà thờ, chùa chiền; phá hủy trường học, đốt sách vở, giết hại giáo viên, thành phần trí thức; hủy diệt mọi giá trị văn hóa truyền thống...

Đặc biệt, chúng thẳng tay tàn sát chính đồng bào mình bằng các thủ đoạn, phương pháp hết sức man rợ. Chỉ trong hơn 3 năm cầm quyền (tháng 4/1975 – 1/1979), tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan đã giết hại trên 3 triệu người dân Campuchia (chiếm 50% tổng dân số), tạo ra tội ác diệt chủng chưa từng có trong lịch sử, đẩy cả quốc gia - dân tộc đến bên bên bờ vực thẳm. Về đối ngoại, lợi dụng những vấn đề còn tồn tại trong lịch sử (số lượng lớn Việt kiều tại Campuchia, khó khăn trong phân định một số đoạn đường biên giới chung, chính sách ngoại giao bất bình đẳng từ chế độ cũ...), chúng kích động thù hằn dân tộc, công khai chống phá cách mạng Việt Nam - người bạn chiến đấu thân thiết, thủy chung vừa góp phần xương máu làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Campuchia.

Thực hiện âm mưu đề ra từ trước, đầu tháng 5/1975, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan ra lệnh cho quân đội tiến hành những cuộc khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam: đánh chiếm đảo Phú Quốc (3/5/1975), đánh chiếm đảo Thổ Chu (10/5/1975), lấn chiếm nhiều vùng đất khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh... Từ tháng 4/1977, chúng quyết định tiến hành các cuộc xâm lấn quy mô lớn, thường xuyên tổ chức các trung đoàn, sư đoàn tiến công lãnh thổ Việt Nam, tiến hành cướp bóc, tàn phá làng mạc, giết hại dân thường.




Một dãy nhà được gọi là "công xã" tại Tà Sanh ở Tây Bắc Campuchia, được bè lũ Pol Pot – Ieng Sary thiết lập như một căn cứ đầu não sau ngày chế độ diệt chủng của chúng bị lật đổ (7/1/1979) để tiến hành các hoạt động chống phá công cuộc hồi sinh của nhân dân Campuchia. Căn cứ này đã bị quân đội cách mạng Campuchia và quân tình nguyện Việt Nam đánh chiếm ngày 27/3/1979, thu hồi 14 kho vũ khí cùng hàng trăm phương tiện chiến tranh. Ảnh: TTXVN

Trước âm mưu và hành động thù địch của tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan, Đảng và Nhà nước Việt Nam vừa chỉ đạo quân dân các tỉnh biên giới Tây Nam kiên quyết đập tan mọi cuộc tiến công xâm lấn, đồng thời kiên trì, chủ động thực hiện các biện pháp đàm phán, mong muốn giải quyết hòa bình xung đột. Nhưng đáp lại thiện chí đó, tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan lại tăng cường điều động quân đội áp sát biên giới, chờ đợi thời cơ phát động chiến tranh. Ngày 22/12/1978, chúng huy động 19 trên tổng số 23 sư đoàn bộ binh cùng nhiều binh chủng khác mở cuộc tiến công toàn diện vào lãnh thổ Việt Nam, hướng mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm thị xã Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh), Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), Bảy Núi (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang), tạo bàn đạp phát triển cho các bước tiếp theo.

Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, có sự chuẩn bị từ trước, nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thành quả cách mạng. Lực lượng ta trên toàn mặt trận bao gồm 3 quân đoàn chủ lực (2, 3, 4) phối hợp cùng lực lượng vũ trang ba quân khu (5, 7, 9), tổng cộng 25 vạn quân. Sau 9 ngày đêm liên tục chiến đấu (từ ngày 23/12 - 31/12/1978), bằng các đòn phản công dũng mãnh, quyết liệt, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt làm tan rã đại bộ phận quân địch, đập tan cuộc tiến công xâm lược của chúng, kết thúc thắng lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, mở ra thời cơ thuận lợi cho lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng, xây dựng lại đất nước.

Giúp đỡ nhân dân Campuchia theo tinh thần quốc tế vô sản trong sáng cao cả

Trước sự tàn sát của chế độ diệt chủng, những năm 1975-1977, nhiều người yêu nước Campuchia chân chính (có cả sĩ quan trong quân đội Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan) đã đứng lên đấu tranh, bí mật sang Việt Nam yêu cầu sự giúp đỡ. Dù đang trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp, nhưng Đảng, Nhà nước Việt Nam và nhân dân các địa phương vẫn tạo điều kiện về mọi mặt cho phía Bạn như: cung cấp lương thực; giúp xây dựng vùng căn cứ kháng chiến gần biên giới; xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng quân sự...

Tháng 6/1978, trước những âm mưu, hoạt động xâm lấn lãnh thổ ngày càng trắng trợn của tập đoàn Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan, căn cứ vào phong trào cách mạng Campuchia đang phát triển, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp đề ra quyết tâm: Kiên quyết giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam; đồng thời phát huy tinh thần quốc tế vô sản trong sáng ra sức giúp đỡ những người cách mạng chân chính đánh đổ tập đoàn phản động, xây dựng lại đất nước Campuchia hòa bình, độc lập, tự chủ. Tiếp đó, tháng 7/1978, Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp ra nghị quyết khẳng định: cần kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với việc thực hiện chủ nghĩa quốc tế giúp đỡ cách mạng Campuchia. Từ đây, công tác ủng hộ, giúp đỡ được tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt, diễn ra hết sức khẩn trương. Đến cuối năm 1978, ta đã giúp Bạn xây dựng được 27 tiểu đoàn bộ binh, 106 đội công tác được huấn luyện trang bị đầy đủ, sẵn sàng chớp thời cơ.




Sáng 3/5/1983, hơn 3 vạn dân thủ đô Phnom Penh lưu luyến tiễn đưa các chiến sĩ Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long quân tình nguyện Việt Nam hoàn thành nghĩa vụ quốc tế, lên đường trở về nước. Ảnh: TTXVN

Ngày 2/12/1978, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập, giương cao ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng yêu nước đoàn kết đấu tranh đánh đổ tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan, xóa bỏ chế độ diệt chủng, xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, dân chủ, trung lập, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới. Mặt trận tha thiết đề nghị chính phủ và nhân dân Việt Nam “cứu giúp dân tộc Campuchia”.

Ngay khi đập tan cuộc hành quân xâm lược, kết thúc thắng lợi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng cùng nhân dân Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng thủ đô Phnôm Pênh (7/1/1979) và toàn bộ đất nước (17/1/1979), đánh đổ chế độ Pol Pot giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng, giành chính quyền về tay nhân dân.

Tuy cách mạng giành thắng lợi, nhưng tàn quân Pol Pot – Ieng Sary - Khieu Samphan chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Chúng rút về hoạt động tại vùng rừng núi giáp biên giới Campuchia - Thái Lan, dựa vào sự giúp đỡ tích cực bên ngoài tiếp tục hoạt động. Trước tình hình đó, vượt qua mọi thách thức đe dọa và hành động chiến tranh, vượt qua những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch, ngày 18/2/1979, tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ nư­ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Heng Samrin thay mặt Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia ký Hiệp ước Hòa bình, hữu nghị và hợp tác, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nhau, cùng nhau hướng đến mục đích hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực. Theo tinh thần của bản Hiệp ­ước, một bộ phận Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ nhân dân Campuchia bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước. Đến năm 1989, Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam rút hết về nước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

40 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về giá trị chiến thắng chế độ diệt chủng Khơme Đỏ tại Campuchia năm 1979. Đó là thắng lợi của chính nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng cao cả, của tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam, Campuchia vì lợi ích chung, vì chân giá trị nhân loại. Thắng lợi ấy cũng để lại cho chính phủ, nhân dân hai nước những bài học quý báu: giữ vững và phát huy tinh thần độc lập, tự chủ; tăng cường củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết, hợp tác cùng có lợi; nêu cao tinh thần cảnh giác, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc khó khăn, thách thức; tích cực đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc sự thật lịch sử. Những bài học ấy vẫn còn nguyên giá trị, tiếp tục được chắt lọc, vận dụng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giai đoạn hiện nay.

Trần Hiền Hạnh (TTXVN)

2019/01/06

VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT SAO PHẢI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG

Luật An ninh mạng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp bảo vệ không gian mạng khỏi nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Những người sử dụng sẽ ngày càng an tâm hơn vào một môi trường mà họ ành phần lớn thời gian trong ngày để sử dụng.
VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT SAO PHẢI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG
Theo đó, Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo vệ không gian mạng quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng.Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật An ninh mạng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trước thời khắc thi hành Luật An ninh mạng, rất nhiều người sử dụng không gian mạng chờ đợi hiệu quả của một đạo luật khá mới mẻ này và đã thấy được hiệu quả thực sự của nó. Các trang mạng xã hội lớn như facebook, twitter, google…đã ngăn chặn và xóa nhiều bài viết, nhiều bình luận có nội dung vi phạm Luật An ninh mạng. Phía các nhà cung cấp dịch vụ và các tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã có sự hợp tác hoàn toàn tích cực với chính quyền Việt Nam trong việc triển khai thi hành Luật An ninh mạng.
Luật An ninh mạng được thi hành sẽ có lợi cho người sử dụng. Những hành vi vi phạm pháp luật trên mạng internet hoặc lợi dụng không gian mạng để trục lợi có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì từ này sẽ bị ngăn chặn, bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Tuy nhiên, trái ngược với số đông quần chúng nhân dân thì những kẻ phạm tội hay trục lợi bất chính trên không gian mạng lại lo sợ trước thời điểm thi hành Luật An ninh mạng bởi từ thời điểm này, bọn chúng không còn “đất” để ngang nhiên thực hiện hành vi trái pháp luật, đặc biể là những kẻ thường xuyên bịa đặt, xuyên tạc thông tin gây hoang mang trong nhân dân sẽ bị xử lý triệt để hơn.
Cụ thể, một trong những hành vi bị nghiêm cấm và bị xử lý rất nghiêm khắc theo Luật An ninh mạng là “Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc hoặc Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác”.
Do vậy, những người viết và đăng tải thông tin đúng sự thật, không xuyên tạc hay bịa đặt, không kích động tư tưởng cực đoan, không vì lợi ích nhóm thì sẽ không hề lo sợ Luật An ninh mạng, thậm chí chúng ta còn mừng khi được bảo vệ tốt hơn bởi Luật An ninh mạng bởi những cây viết “bẩn”, những kẻ giả danh dân chủ để bôi nhọ chúng ta.
Công Lý

NGẪM VỀ CHUYỆN KHU ĐẤT VƯỜN RAU LỘC HƯNG

VÕ VĂN TẠO VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU NGU XUẨN QUANH “BẢN YÊU SÁCH 8 ĐIỂM”


Viễn

Liên quan tới cái gọi là “bản yêu sách 8 điểm năm 2019” do những nhà “dân chủ” kí tên khởi thảo tán phát lung tung trên mạng mà nhiều người đã kết luận đó bản chất là một loại tài liệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng, mới đây, Võ Văn Tạo, một trong những người chắp bút của bản “yêu sách” đã trả lời phỏng vấn Tuấn Khanh, trong đó nêu ra những luận điểm hết sức ngu xuẩn.

Võ Văn Tạo so sánh “bản yêu sách năm 2019” của nhóm Tạo với bản yêu sách do chủ tịch Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và gửi đến hội nghị Hòa bình Versailles (1919). Tạo cho rằng bản chất hai bản yêu sách này là một, và những việc của Võ Văn Tạo và đồng đảng làm là giống như Bác Hồ đã từng làm 100 trước hòng tranh đấu cho một Việt Nam tự do,độc lập, cho quyền con người được đảm bảo.

Có thể khẳng định đây là mọt trò ngu của Võ Văn Tạo theo kiểu đưa quạ so sánh với công. Bản yêu sách Bác Hồ gửi đến hội nghị hòa bình Versailles (1919) là tiếng kêu của người dân An Nam trước các thế lực đế quốc đang tước đoạt quyền độc lập, tự do của người dân An Nam. Nó xuất phát từ mục đích tranh đấu cho một dân tộc độc lập, tự do của bậc vĩ nhân, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.

Còn cái gọi là yêu sách năm 2019 của nhóm Võ Văn Tạo bản chất chỉ là một loại tài liệu xuyên tạc, bóp méo thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, chỉ là một loại tài liệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng không hơn không kém của những kẻ chống phá chính quyền như Võ Văn Taọ. Cũng có thể xem đây là một chiêu trò chống phá chính quyền của Võ Văn Tạo.

Cái khác biệt rất rõ giữa hai bản Yêu sách mà Tạo ngu cố tình không nhận ra đó là cơ sở thực tiễn của hai bản yêu sách và người viết.

Về người viết, có lẽ không thể nào so sánh một bậc vĩ nhân vì đất nước với những kẻ dân chủ giả cầy, tạm gọi là phản động, phản bội đất nước, dân tộc, nai lưng làm thuê cho nước ngoài để lấy tiền như Võ Văn Tạo, Nguyễn Lân Thắng.

Cơ sở thực tiễn của hai bản Yêu sách hoàn toàn khác nhau. NGuyễn Ái Quốc viết bên bản yêu sách trên cơ sở thực trạng đất nước đang bị Pháp đô hộ, độc lập dân tộc bị bóp chết, quyền tự do dân chủ của người dân chỉ là con số 0.

Còn bản yêu sách của nhóm Tạo được viết nên từ một sự xuyên tạc, bóp méo thực trạng xã hội. Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, nhân quyền luôn được đảm bảo. Tuyên bố mới đây của đại diện Việt Nam trước kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Toàn cầu (UPR) của Liên Hợp Quốc là đã thực hiện được đến 96% các hạng mục về nhân quyền…. Vậy thì cơ sở nào cho các đòi hỏi ngu xuẩn sặc mùi chính trị phản động của Võ Văn Tạo?

Rõ ràng, Võ Văn Tạo, Nguyễn Lân Thắng… đang thể hiện sự ngu không hề nhỏ quanh bản yêu sách 2019 này.

Cần phải xử lý nghiêm những kẻ chống phá khi cưỡng chế thu hồi 'Vườn rau Lộc Hưng'

Tindautruongdanchu - Lợi dụng yếu tố lịch sử, tôn giáo và nhẹ tay, thiếu cương quyết của chính quyền quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh một số đối tượng chống phá đã kích động, hậu thuẫn tạo cớ gây rối khi đoàn cưỡng chế thực hiện sự cưỡng chế tại vườn rau Lộc Hưng vào ngày hôm qua (ngày 4/1/2019).

Để rộng đường dư luận trước 'sức ép' của những kẻ chống phá sử dụng mạng truyền thông để lan truyền những thông tin không đúng sự thật về lịch sử 'vườn rau Lộc Hưng' cũng như quá trình thanh tra, giải quyết của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, Đấu trường dân chủ xin đăng tải lại toàn văn "báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất vườn rautại phường 6, quận Tân Bình" của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/6/2016.


Đối tượng Dũng Trương cũng như các đối tượng khác ra sức phát tán hình ảnh video về việc cưỡng chế hôm qua  4/1/2019


Diễn biến quá trình phát sinh vụ việc

Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ. Từ thời Pháp thuộc, toàn bộ khu đất được chính quyền Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten. Theo tài liệu lưu trữ thì Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng khu đất làm Đài Ăng-ten. Năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy mượn đất và đã được đơn vị đồn trú Pháp đồng ý cho bà con giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ làm Đài phát tín.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, phần đất trên thuộc diện Nhà nước quản lý theo Quyết định số 111/CP ngày 14 tháng 4 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ và do Trung tâm Viễn thông 3 tiếp nhận, quản lý và sử dụng làm Đài phát tín. Năm 1986, Bưu điện Thành phố tiếp nhận bãi Ăng-ten (Đài phát tín Chí Hòa) nêu trên theo Quyết định số 578/QĐ-TCCB ngày 23 tháng 5 năm 1987 của Tổng cục Bưu điện.

Ngày 12 tháng 10 năm 1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện Thành phố, với diện tích 4ha089 (không bao gồm thửa 126-5).

Sau đó, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 7564/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2001 giao đất cho Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành và Quyết định số 8220/QĐ-UB ngày 06 tháng 12 năm 2001 giao đất Bưu điện Thành phố để đầu tư hạ tầng khu nhà ở dân dụng và nhà ở cán bộ, công nhân viên của Bưu điện tại Phường 6, quận Tân Bình.

Vì các chủ đầu tư (Bưu điện Thành phố, Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Sài Thành) không đủ năng lực thực hiện dự án, trong quá trình triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã làm phát sinh khiếu kiện đông người làm cho khu vực trở thành điểm nóng về an ninh trật tự trên địa bàn quận Tân Bình.

Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 2008, Ủy ban nhân dân thành phố có Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và của quận Tân Bình.

Mặc dù nội dung Quyết định số 1824/QĐ-UBND là thu hồi khu đất, giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để thực hiện Dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của Thành phố và quận Tân Bình, tuy nhiên rút kinh nghiệm từ công tác triển khai dự án của các chủ đầu tư trước, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đã chủ động chỉ đạo đơn vị tư vấn lập quy hoạch điều chỉnh chức năng khu đất sang toàn bộ là công trình công cộng (không có chức năng ở) và chỉ nhằm phục vụ cho nhân dân và con em trong khu vực.

Ngày 28 tháng 8 năm 2009, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1007/QĐ-UBND phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng Phường 6 (không có chức năng ở).

Ngày 10 tháng 01 năm 2013, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố có Thông báo số 20/TB-VP về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Lê Hoàng Quân, có nội dung chấp thuận cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Dự án đầu tư xây dựng Trường học công lập tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 03 tháng 4 năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Kế hoạch số 53/KH-UBND về triển khai Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình, thành lập các Tổ công tác để triển khai dự án (5 Tổ công tác do Lãnh đạo Quận phục trách). Ủy ban nhân dân quận Tân Bình giao Văn phòng Ủy ban nhân dân Quận phối hợp Văn phòng Tiếp công dân Thành phố công khai chủ trương đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất trên. Đồng thời, sẵn sàng tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với các trường hợp này sau khi Tổ công tác tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện triển khai dự án.

Ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập Kế hoạch số 201/KH-UBND về phối hợp xử lý, giải quyết khiếu nại đông người trên địa bàn quận Tân Bình. Do dự án chưa triển khai thực hiện nên chưa phát sinh khiếu nại liên quan đến dự án. Tuy nhiên, khu vực này hiện xảy ra tình trạng các hộ dân tự ý tổ chức xây dựng không phép các chòi tôn, công trình bán kiên cố bên trong khu đất cũng như dọc theo mặt tiền đường Chấn Hưng thuộc ranh dự án. Đồng thời, tổ chức mua bán, chuyển nhượng đất trái phép bằng giấy tay. Tất cả các trường hợp vi phạm này đều được Ủy ban nhân dân Phường 6 phát hiện kịp thời và lập biên bản vi phạm hành chính nhưng không thể buộc tháo dỡ được vì vấp phải sự phản ứng rất gay gắt của nhóm người quá khích tại khu vực.

Ngày 11 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố có Văn bản số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án tại Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình có Văn bản số 1147/UBND-DA kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận cho phép Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tách Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng thành 02 Dự án riêng biệt, gồm: Dự án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khu đất công trình công cộng và Dự án đầu tư xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia. Về việc này, Ủy ban nhân dân thành phố đã chuyển văn bản trên đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để có ý kiến, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngày 21 tháng 7 năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản số 508/UBND-QLDA-M về Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình theo hình thức đối tác Công - Tư (hợp đồng BT).

Liên quan đến việc xây dựng không phép và chuyển nhượng trái phép tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình, Ủy ban nhân dân thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo xử lý như: Văn bản số 116/UBND-PCNC-M ngày 10 tháng 02 năm 2015, Quyết định số 372/QĐ-UBND-M ngày 10 tháng 6 năm 2015. Hiện nay, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình đang phối hợp với các cơ quan chức năng để thực hiện việc cưỡng chế, tháo dỡ, di dời các hộ có vi phạm.

Kết quả kiểm tra, rà soát

Từ năm 2000 đến nay, có 16 người tự xưng đại điện cho 124 hộ dân canh tác trong khu vực vườn rau bưu điện Chí Hòa, Phường 6, quận Tân Bình thường xuyên tụ tập, lôi kéo các hộ khác tham gia đến các cơ quan chức năng của Thành phố để gửi đơn yêu cầu chính quyền địa phương xác nhận quá trình canh tác hoa màu trên khu đất vườn rau với nội dung “có quá trình sử dụng đất từ năm 1955 đến nay, không tranh chấp” mặc dù đã được Ủy ban nhân dân Phường 6 xác nhận nội dung đơn cụ thể là “…đã canh tác hoa màu tại khu vực vườn rau bưu điện Chí Hòa Phường 6, quận Tân Bình. Thời gian từ năm 1976 cho đến nay”.

Mặc dù đã được các các cơ quan thuộc quận Tân Bình và Thành phố tích cực giải thích, đối thoại và  trả lời theo đúng quy định pháp luật nhưng các hộ dân vẫn liên tục làm đơn khiếu nại tập thể và tổ chức, tụ tập đông người đến Văn phòng Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố (Nay là Ban Tiếp công dân Thành phố), Sở Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đúng theo nội dung “có quá trình sử dụng đất từ năm 1955 đến nay, không tranh chấp”; đồng thời yêu cầu Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố tiếp 124 hộ dân tại khu vực này để giải quyết việc xác nhận quá trình canh tác, sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất.

Năm 2006, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Đua đã chủ trì cùng với Hội đồng nhân dân Thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Ban Dân vận Thành ủy, Thanh tra Thành phố, Văn phòng Tiếp công dân Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình tiếp xúc với hơn 130 hộ dân để lắng nghe và giải thích, vận động.

Ủy ban nhân dân thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngày 23 tháng 11 năm 2006, Bộ Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 5201/BTNMT-ĐĐ phúc đáp với nội dung: “Khi Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất bãi Ăng-ten của Bưu điện Thành phố để làm đất ở, theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 thì người dân đang trồng rau, hoa màu của bãi Ăng-ten được hỗ trợ, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Mức hỗ trợ tối đa không quá mức bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi", đồng thời xác định nội dung Tờ khai quá trình sử dụng đất và tờ xác nhận quá trình sử dụng đất theo mẫu do Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo kèm theo Văn bản số 11193/TNMT-TTS là phù hợp và cần thiết, làm căn cứ để thực hiện việc hỗ trợ theo quy định.

Hiện nay, khu đất vườn rau tại Phường 6, quận Tân Bình đang được Ủy ban nhân dân quận Tân Bình triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia (Theo Quyết định thu hồi và giao đất số 1824/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 1007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 khu công trình công cộng phường 6; ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Thông báo số 20/TB-VP ngày 10 tháng 01 năm 2013 về việc chấp thuận cho lập dự án đầu tư xây dựng khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 15 tháng 4 năm 2016, Thanh tra Thành phố tổ chức buổi làm việc với Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để kiểm tra, rà soát vụ việc khiếu nại của các hộ dân canh tác trên khu đất công trình công cộng (khu đất vườn rau) tại Phường 6, quận Tân Bình. Tại buổi làm việc, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình có ý kiến như sau: Do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình dự kiến sẽ có khiếu nại đông người khi thực hiện Dự án xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia tại khu đất công trình công cộng Phường 6, quận Tân Bình (Khu đất vườn rau), nên trước đây đã kiến nghị đưa vào danh sách vụ việc khiếu nại phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo tiêu chí 3 (nêu tại Văn bản số 1644/TTCP-VP ngày 02 tháng 7 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ) để giải quyết theo Kế hoạch 631/KH-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên, đến nay dự án chưa thực hiện, không có đơn thư khiếu nại (chỉ có nhiều người phản ánh về chủ trương thực hiện dự án tại các cơ quan nhà nước) nên đề nghị Thanh tra Thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố đưa vụ việc ra khỏi danh sách vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài.

Những kẻ chống phá 'ngụy biện'

Lợi dụng tính phức tạp và nhạy cảm về đất đai, các đối tượng chống phá thực hiện có bài bản về việc kích động, hậu thuẫn, tuyên truyền nhằm 'xây dựng hình ảnh một số người dân' quyết 'bỏ mạng để giành giữ' đất. 

Chiêu trò quá quen thuộc của những kẻ chống phá là một mặt 'tạo dựng hình ảnh' để vu cáo, xuyên tạc, quy chụp và mặt khác 'kêu gào thảm thiết' trên mạng xã hội, internet. Rõ ràng, những kẻ chống phá mang danh 'có học' đuối lý trong vụ việc này nên chúng chỉ biết 'vu cáo', 'la làng' và ngụy biện bằng thuật ngữ 'đất đai thuộc sở hữu toàn dân'.

Với diễn xuất của một số 'người dân mất đất' và 'các phóng viên truyền hình tự xưng' các đối tượng như Dũng Trương (Trương Văn Dũng), Phạm Đoan Trang, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Mỹ Hạnh, Võ Hồng Ly,... vừa phát tán vừa 'la làng' ăn vạ hòng kích động 'tâm lý' dư luận.

Trong những ngày tới, chúng tiếp tục chiêu trò diễn này trên mạng xã hội hòng 'đánh lừa' dư luận về cảm quan trong khi vụ việc đã được các cấp thanh tra toàn diện, có kết luận rõ ràng và giải quyết thấu tình đạt lý. 

Nguyễn Hùng

2019/01/01

LỜI KÊU GỌI PHẢN ĐỐI HOẠT ĐỘNG “TRI ÂN THƯƠNG PHẾ BINH VNCH” CỦA DÒNG CHÚA CỨU THẾ (38, KỲ ĐỒNG, QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH).

Kính thưa:
– Ông, bà, cô, bác và anh chị em giáo dân Giáo hội Công giáo Roma.
– Bà con nhân dân Việt Nam.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc và tri ân những thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với đất nước là một hoạt động truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta từ mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Bao đời nay, lớp lớp những người đi trước đã ngã xuống và bằng máu xương của mình để xây dựng nên non sống đất nước, bằng máu của mình để tô thắm cho quê hương thêm tươi đẹp, vì lẽ ấy, lớp thế hệ cháu con hay những người được hưởng thụ những thành quả từ công lao to lớn và sự hy sinh của những anh hùng dân tộc “vị quốc vong thân” luôn ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn bằng những hành động “đền ơn đáp nghĩa” để xứng đáng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam giàu truyền thống “yêu nước và giữ nước”.
Nhưng, lịch sử dân tộc không ít lần chúng ta chứng kiến những kẻ “bán nước” vì tham vọng “vinh hoa phú quý” như Trần Ích Tắc hay Lê Chiêu Thống và gần đây nhất là chế độ tay sai bù nhìn Việt Nam cộng hòa.
Việc Nguyễn Văn Thiệu – người đứng đầu chế độ tay sai bù nhìn VNCH tự nhận mình là lính đánh thuê là minh chứng rõ ràng nhất cho thân phận tay sai ngoại bang trên chính lãnh thổ, đất nước của VNCH.
Trong cuộc khủng hoảng vì liên tiếp bị cắt viện trợ Nguyễn Văn Thiệu nói:
“Mỹ còn viện trợ, thì chúng ta còn chống cộng”
“Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập! ”
Nhưng hành vi van lơn của Thiệu cũng không thuyết phục được Quốc hội Mỹ mở hầu bao. Trước khi bị Mỹ ép từ chức, Thiệu đã cay đắng thừa nhận: Việt Nam Cộng hòa thực ra là chính phủ đánh thuê cho Mỹ, Mỹ bội ước, không viện trợ nữa thì thất bại của Việt Nam Cộng Hòa là không tránh khỏi.
Và không chỉ có Nguyễn Thiệu mà Nguyễn Cao Kỳ (thủ tướng VNCH) cũng đã thừa nhận rằng: “Đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.”
Thân phận đánh thuê của “chính phủ đánh thuê” VNCH như vậy là quá rõ! Thế nhưng, ở Việt Nam ngày nay vẫn còn những kẻ khóc mướn cho cái “chế độ đánh thuê” này và “quân lực đánh thuê” VNCH bằng việc tổ chức cái gọi là “tri ân thương phế binh VNCH” bằng tiền “quyên góp” hay “cưỡng ép” hay “lừa dối” đồng bào Việt Nam tại hải ngoại.
Trong nhiều năm nay hoạt động “tri ân thương phế binh VNCH” đều do Dòng Chúa Cứu Thế tại Việt Nam tổ chức! Nội dung hoạt động này ngoài trao tiền quá còn tổ chức khơi gợi hận thù chế độ, trả thù nhân dân, hoạt động biểu tình chống phá, xuyên tạc bịa đặt về chủ trương và đường lối của Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dòng Chúa Cứu thế là một Dòng tu của Giáo hội công giáo Roma với mục đích hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng nhưng lại tỏ ra thù hằn chế độ chính trị và có nhiều phát ngôn đòi lật đổ thể chế chính trị hiện tại ở Việt Nam. Những kẻ tổ chức hoạt động khơi gợi hận thù chế độ bằng việc tổ chức “tri ân thương phế binh VNCH” của DCCT hiện nay là những linh mục như: Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Văn Lý, Đặng Hữu Nam, Trần Đình Lai, Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Toản…. và nhiều linh mục khác, trong số đó có cả giám mục của giáo phận như: Nguyễn Thái Hợp ở giáo phận Vinh.
Mọi công dân Việt Nam đều được đối xử bình đẳng nếu thượng tôn pháp luật. Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam nhiều năm qua luôn có chủ trương đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc, hòa hợp và hòa giải các khác biệt sau chiến tranh. Chính vì vậy nên mọi chủ trương đều hướng đến mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh! Mục tiêu ấy của Nhà nước Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam hẳn nhiên không thể có sự trù dập nào mà còn thể hiện sự tiến bộ xã hội mà bất cứ xã hội nào cũng hướng đến.
Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác DCCT vẫn dùng các kênh truyền thông của mình để xuyên tạc, bịa đặt về chính sách và chủ trương của Nhà nước – của Đảng CS Việt Nam. Bên cạnh đó, DCCT còn tổ chức các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền như cái gọi là “Thánh lễ cầu cho công lý và hòa bình” hay “Tri ân thương phế binh VNCH”, lợi dụng tòa giảng để bịa đặt về đời tư của tiền nhân như xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các lãnh đạo chính quyền Việt Nam.
Và mới đây, DCCT tại 38, Kỳ Đồng, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh lại tuyên truyền cho việc tổ chức “tri ân thương phế binh VNCH” vào ngày 17/7/2017. Hoạt động này chỉ cách ngày kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/2017 chỉ 10 ngày như là sự xúc phạm anh linh những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong công cuộc đánh đuổi phát xít, thực dân và đế quốc.
Sự xúc phạm và khiêu khích này làm cho cộng đồng và xã hội, những người lương tri trong cả nước không thể chấp nhận được. Vì vậy, tôi kêu gọi:
1. Bằng lòng kính Chúa và giáo hội tôi mời gọi anh chị em giáo dân của giáo hội công giáo Roma không tham gia và phản đối hoạt động lợi dụng tôn giáo – lợi dụng giáo hội để trục lợi bằng tiền và trục lợi chính trị của các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế. Kêu gọi các tu sĩ nam nữ và các Đức Giám mục hãy quan tâm đời sống mục vụ và đời sống chính trị bất xứng của các linh mục để các linh mục Dòng Chúa Cứu thế đi về đường ngay lành mà làm tốt chức Thánh là mục vụ cho giáo hội, phục vụ Thiên Chúa và chăm sóc đàn chiên của Người.
2. Bằng tinh thần dân tộc và yêu nước tôi kêu gọi các tổ chức đoàn thể và bà con nhân dân Việt Nam phản đối và phê phán mạnh mẽ hoạt động xúc phạm đến anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trong những ngày kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, phản đối và phê phán những hoạt động khơi gợi thù hận trong nhân dân và giữa người có đạo và không có đạo.
Tôi kêu gọi Phản đối những kẻ muốn “tri ân hay vinh danh thương phế binh VNCH!!!”
Trân trọng kính chào Ông, bà, cô, bác và anh chị em giáo dân giáo hội công giáo Roma.
Trân trọng kính chào bà con nhân dân Việt Nam!