2017/02/05

VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ

Замыкая круг: Трамп может получить большинство во всех трех ветвях власти
Lời dẫn: Trái ngược với dư luận đồn đoán bấy nay về những khó khăn của Tân Tổng Mỹ khi tiếp cận bộ máy chính quyền, Bình luận viên Vladimir Arda của Hãng truyền thông RIA Novosti cho rằng ông D.Trump đang thuận lợi hơn bao giờ hết. Như chúng ta đều biết, theo Hiến pháp Mỹ, bộ máy chính quyền được xây dựng theo nguyên tắc "tam quyền phân lập": Lập pháp- Hành pháp - Tư pháp, trong đó Tổng thống đứng đầu bộ máy hành pháp. Ba cơ quan Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp tạo ra 3 nhánh chính quyền độc lập với nhau, có thể làm đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trong lịch sử Mỹ, rất hiếm khi Tổng thống có thể kiểm soát được cả 3 nhánh chính quyền này. Ấy vậy mà hiện nay, theo phân tích của chuyên gia Vladimir Arda của Hãng truyền thông RIA Novosti, tỷ phú D.Trump đang đứng trước cơ hội thâu tóm quyền lực ở cả ba cơ quan- ba nhánh chính quyền Mỹ. 
Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu bài viết VÒNG TRÒN KHÉP KÍN: D.TRUMP CÓ THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC CẢ 3 CƠ QUAN QUYỀN LỰC MỸ (Замыкая круг: Трамп может получить большинство вовсех трех ветвях власти) của Bình luận viên Vladimir Arda- Hãng truyền thông RIA Novosti qua bản dịch của fbker Thanh Phạm.
*****************************************************
Vào ngày cuối cùng tháng Giêng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump giới thiệu ứng cử viên của mình vào vị trí Tòa án tối cao Mỹ đó là Neil Gorsach 49 tuổi đến từ Denver (Colorado), Tòa án phúc thẩm Thẩm phán quận mười.
Nếu ứng cử viên được sự chấp thuận của Thượng viện, đảng Cộng hòa sẽ sở hữu không chỉ là tổng thống và phần lớn các ủy ban của Quốc hội, mà còn nhận được đa số phiếu ủng hộ trong cơ quan tư pháp tối cao nhà nước.

·        Một người "bảo thủ gương mẫu"- bạn học cùng khóa với Obama
Trump đã đưa ra một ứng cử viên Thẩm phán Tòa án Tối cao- Nick McGill Gorsach - Tiến sĩ luật học và triết học. Ông được coi là một người ủng hộ các giá trị bảo thủ, tuân thủ các nguyên tắc giải thích chữ luật pháp Hoa Kỳ và làm giảm vai trò của tiền lệ pháp lý trong quá khứ.
Theo lời tổng thống Donald Trump, đề cử Gorsach bởi ông là người luôn tôn trọng luật pháp, hiến pháp và "diễn giải chúng (các luật) như đã được viết."
"Không thể nghi ngờ gì về Thẩm phán Gorsach”- Trump cho biết
Chính Gorsach tin tưởng rằng những phẩm chất chính của thẩm phán nên có tính khách quan, độc lập, đoàn kết và lòng can đảm. Ông lập luận: tính đảng của thẩm phán không nên ảnh hưởng đến việc quản lý công lý đối với mình và cho rằng cá nhân ông sẵn sàng làm việc với các đại diện của bất kỳ đảng nào.
Tạp chí Politico cho biết, tại Khoa Luật Harvard, nơi ông nhận bằng tiến sĩ luật năm 1991, Nick Gorsach học cùng với cựu Tổng thống Barack Obama.

Tiến sĩ Luật Nick McGill Gorsach

Nếu Gorsach thành công vượt qua quá trình phê duyệt tại Thượng viện, ông sẽ trở thành thẩm phán trẻ nhất của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ 49 tuổi. Người cao tuổi nhất đứng đầu cơ quan quyền lực - bộTư pháp Mỹ, Ruth Bader Ginsburg, sắp tới 84 tuổi, và người trẻ nhất hiện nay Thẩm phán Elena Kagan - 57 tuổi. Cả hai đều được đề cử của Đảng Dân chủ.

·        Tại sao cần phải đa số?
Việc cài cắm ''người của mình'' - ứng cử viên của đảng Cộng hòa vào chức vụ thẩm phán Tòa án Tối cao được coi là một trong những quyết định quan trọng nhất của tổng thống Trump, bởi Tòa án đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật và đời sống xã hội. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ - cơ quan xét xử cao nhất và duy nhất của Liên bang, được ấn định trực tiếp bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Kể từ năm 1903, nó có quyền xem xét, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có phù hợp với Hiến pháp hay không. Như vậy, trên thực tế, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ kết hợp các chức năng của Cơ quan xét xử tối cao và Tòa án Hiến pháp. Do đó, Tòa án tối cao có quyền đình chỉ hiệu lực các luật của Mỹ, tuyên bố chúng không có hiệu lực kể từ thời điểm chúng được ban hành. Trong các thủ tục tố tụng hình sự và dân sự, Tòa án Tối cao thường hoạt động như là tòa án cấp phúc thẩm, nhưng có thể xem xét và phán quyết một số vụ việc ngay từ cấp sơ thẩm- ví dụ các vụ kiện tụng giữa các bang hoặc các vụ kiện mà một trong các bên là những nhà ngoại giao của các nước v.v...
Đứng đầu Tòa án tối cao là Chánh án có vị trí theo hiến pháp được gọi là "Thẩm phán chính Hoa Kỳ". Theo Hiến pháp, đó là quan chức liên bang thứ ba trong nước - sau Tổng thống và Phó Tổng thống. Hiện nay, giữ chức vụ này là John Roberts 62 tuổi.
Trụ sở Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
Mặc dù hiến pháp không quy định số thành viên của Tòa án tối cao, nhưng theo thông lệ được thành lập từ năm 1869, nó bao gồm chín thẩm phán. Mọi quyết định được thông qua bởi tập thể của tòa án bằng cách bỏ phiếu. Vì lý do này, hai đảng chính trị lớn của Mỹ luôn quan tâm để đảm bảo rằng số lượng thẩm phán được đề cử của họ chiếm đa số - điều này làm giảm khả năng các luật không được thông qua ở Quốc hội về luật pháp và việc bãi bỏ các sắc lệnh của tổng thống đưa ra.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thường đặt dấu chấm hết cho những tranh chấp mà xã hội quan tâm đến. Vì vậy, trong hai năm qua, nó đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, hỗ trợ các khía cạnh quan trọng của cải cách chăm sóc sức khỏe đã gây ra tranh cãi của Obamacare, mà Trump hứa sẽ bãi bỏ và cho phép các tiểu bang chống lại các lệnh điều hành của Obama về việc hợp thức hóa hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp.
Cùng trong thời gian này, một cuộc đấu tranh cho sự chiếm đa số trong Tòa án tối cao là rất khó khăn, bởi vì các thẩm phán được bổ nhiệm sẽ hiện thực hóa nguyên tắc không thay đổi đối với họ. Để rời khỏi chức vụ thẩm phán chỉ có thể là tự nguyện do nghỉ hưu, hoặc chuyển qua công việc khác, hoặc là kết quả của việc luận tội đặc biệt mà họ vi phạm.
Theo thống kê, thẩm phán mới của Tòa án Tối cao Tư pháp Mỹ được bổ nhiêm 22 tháng một lần.
Trong tháng 2 năm 2016, ở tuổi 79 thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, Antonin Scalia đã qua đời và kể từ đó Tòa án gồm tám người, bốn người trong số đó được đảng Cộng hòa đề cử, và bốn - đảng Dân chủ. Trong năm đó, Tổng thống Barack Obama đã cố gắng để ứng cử viên của ông, Merrick Garland, vào vị trí đang bỏ trống, nhưng với đa số đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã ngăn chặn các phiên điều trần về việc đề cử đó, trì hoãn việc bổ nhiệm thẩm phán cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử tổng thống.

* Kéo dài đã thành công, còn bao vây – không
Thành phần thiểu số đảng Dân chủ trong Quốc hội đành chấp nhận Neil Gorsach trong sự thù địch. Theo CNN cho biết, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, Nancy Pelosi gọi sáng kiến của Trump cử Gorsacha là "giải pháp khó chịu" và than thở phải chịu đựng những hậu quả từ cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 năm qua.
Đồng nghiệp của bà tại Thượng viện, Chuck Schumer cũng bày tỏ "nghi ngờ rất nghiêm trọng" với Gorsach về phẩm chất cần phải có của một Thẩm phán Tòa án tối cao.
Sự không hài lòng của đảng Dân chủ là điều dễ hiểu, nhưng nó không thể có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào- theo giám đốc của Viện Quốc tế về chuyên môn Chính trị Evgeny Minchenko. Để được chấp thuận làm thẩm phán Tòa án Tối cao chỉ cần với đa số tối thiểu (hơn 50 /100 %) mà đảng Cộng hòa đang có.
Đảng Dân chủ có thể nhờ đến cái gọi là "filibustering" -chiến thuật trì hoãn phục tùng, khi một thượng nghị sĩ ủng hộ người khác trong thời gian dài, nhưng nó chỉ có thể trì hoãn thời điểm quyết định, nhưng không ảnh hưởng đến chính quyết định. Tuy nhiên, để khắc phục những "filibusters" và chấm dứt tranh luận thì đảng Cộng hòa không thể làm được - để được như vậy họ cần có 60% số phiếu, mà không có ở họ.
"Sau khi Gorsach được sự chấp thuận của Thượng viện là thẩm phán của Tòa án Tối cao, đảng Cộng hòa có toàn quyền kiểm soát tất cả các nhánh của chính quyền: Lập pháp- Hành pháp- Tư pháp. Ông D. Trump sẽ mở rộng không chỉ trong cơ quan hành pháp, chính phủ liên bang - Nhà Trắng, mà cả hai viện của Quốc hội và Tòa án tối cao. Ngay bây giờ họ đang kiểm soát hai phần ba các thống đốc và cơ quan lập pháp ở các bang. Do đó việc chống lại các chính sách của phe đa số (đảng Cộng hòa) sẽ đảo lộn ở hàng loạt đô thị và các bang lớn do đảng Dân chủ lãnh đạo"- Eugene Minchenko cho biết.
Những "hang ổ chống đối" như thế, ví dụ, Thị trưởng New York City - Bill de Blasio, Thống đốc bang New York - Andrew Cuomo và Thị trưởng Chicago- Rahm Emanuel. Ngoài ra, các "hang ổ chống đối" với đảng Cộng hòa được môi trường đại học ủng hộ, và những đại diện chính của nó là những người tham gia những cuộc biểu tình hàng loạt chưa dịu bớt hiện nay ở Mỹ, chống lại Donald Trump, nhà phân tích giải thích.
Tuy nhiên, nhìn chung, Đảng Dân chủ hiện nay không thể là mối đe dọa đáng kể với Trump. Bởi Tổng thống có sự hỗ trợ từ "người của mình"- các thành viên đảng Cộng hòa trong Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược Truyền thông, Dmitry Abzalov giải thích.
Đảng Cộng hòa ngày nay tuy đang chia rẽ một cách nghiêm trọng, và nó đã hình thành một lực lượng khá mạnh để chống đối lại chính sách Trump, nhưng sự chống đối của đảng Cộng hòa không thể kéo dài, nhà phân tích cho biết.
"Phản đối chính sách của Tổng thống-thành viên đảng Cộng hòa hiện tại, những người cùng đảng với ông chắc chắn sẽ ''nối giáo cho giặc '' -kẻ thù chính trị của mình- đảng Dân chủ, và họ không thể không hiểu điều này. Vì thế sớm hay muộn, đơn giản là họ sẽ buộc phải ủng hộ ông." - Lời của Dmitry Abzalov.
Cũng tương tự như thế, sự phá rối từ phía đảng Dân chủ trong Quốc hội không thể kéo dài mãi, bởi vì nó làm tê liệt toàn bộ hệ thống nhà nước và dẫn đến sự suy yếu của Hoa Kỳ, điều mà các vị nghị sĩ không thể không hiểu, chuyên gia cho biết.
Chính quyền Mỹ hiện nay đang mạnh mẽ cáo buộc đảng Dân chủ gây cản trở cho việc bổ nhiệm nhân sự do Tổng thống đệ trình. Cho đến nay, người ta đang chờ phê duyệt 16 đề cử những người đứng đầu các Bộ chủ yếu và các cơ quan ngang bộ- Nhà Trắng thông báo rõ. Theo công bố của chính quyền hiện nay, ở cùng giai đoạn (vào ngày thứ mười một nhiệm kỳ tổng thống) Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không được Thượng viện thông qua chỉ có bảy ứng cử viên của mình, và Tổng thống George W. Bush - chỉ có bốn.
 Vladimir Arda/ RIA Novosti

Điều gì khiến Donal Trump cự tuyệt công dân 7 quốc gia Trung Đông, Bắc Phi

Mõ Làng


7 nước nằm trong lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump đều nằm trong khu vực Trung Đông, châu Phi và trải qua chiến tranh, bất ổn về mặt chính trị, xã hội trong nhiều năm.


Ngày 28/1, Tổng thống Trump ký sắc lệnh yêu cầu tạm thời không nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đồng thời cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo gồm: Syria, Iraq, Iran, Libya, Sudan, Yemen và Somalia. Ông cho hay động thái mới này sẽ bảo vệ người Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố, tuy nhiên sắc lệnh vấp phải sự phản đối của nhiều người dân Mỹ và các nước trên thế giới bởi không thể đánh đồng những người đến từ các quốc gia bất ổn và nghèo đói với khủng bố. 

Syria: Đất nước có dân số 22,8 triệu, GDP bình quân 2.065.00 USD (trước chiến tranh), hứng chịu nhiều đau khổ nhất thế giới trong suốt 6 năm của cuộc nội chiến, bắt đầu từ năm 2011. Trong khoảng thời gian đó, hơn 400.000 người đã thiệt mạng. Sau khi nhóm quân nổi loại chống chính phủ bị đàn áp, IS lợi dụng tình hình nhằm chiếm nhiều khu vực. Liên quân quốc tế do Mỹ và Nga đứng đầu nhiều lần tổ chức tấn công tổ chức này, tuy nhiên do sự khác biệt về quan điểm và cách tiếp cận của hai bên, mọi việc vẫn chưa có nhiều tiến triển. Hàng chục nghìn người Syria phải tị nạn sang châu Âu và Mỹ do chiến tranh. Họ liều lĩnh vượt biển và dùng mọi cách để rời xa quê hương đầy bom đạn. Năm 2016, cựu Tổng thống Obama cam kết Mỹ sẽ tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria và chỉ mất 8 tháng để đạt được con số này.

Iran: Đất nước Hồi giáo này có 77,45 triệu dân, GDP bình quân 4.763.00 USD đang trải qua nhiều khó khăn về kinh tế và chính trị từ các lệnh trừng phạt của Mỹ trong nhiều năm qua do chương trình hạt nhân. Dù những lệnh trừng phạt đã phần nào được gỡ bỏ và quan hệ Mỹ - Iran được cải thiện, việc Quốc hội Mỹ quyết định kéo dài trừng phạt với Tehran thêm 10 năm nữa gặp phải phản ứng dữ dội. Mới đây, Tổng thống Iran tiết lộ có thể cấm công dân Mỹ nhập cảnh nhằm trả đũa ông Trump.

Libya: Khoảng 6 năm trước, Libya là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ với khoảng 6,2 triệu dân, GDP bình quân 11.964.00 USD. Chính quyền của nhà lãnh đạo Gadhafi cai quản đất nước trong 40 năm trước khi bị lật đổ vào năm 2011. Kể từ đó, Libya chưa có chính phủ ổn định nào, điều này khiến tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tìm cách chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của đất nước. Dù Mỹ đã can thiệp và kiểm soát tình hình, tại nhiều thành phố, bạo lực và bất ổn vẫn tiếp tục diễn ra. Một trong những lý do cho điều đó là sự tranh giành quyền kiểm soát đất nước giữa các nhóm lợi ích nhằm chiếm nguồn dầu mỏ.

Iraq: Đất nước có 33,42 triệu dân, GDP bình quân 6.862.00 USD (trước chiến tranh). Sau cuộc chiến tranh vào năm 2003 và cái chết của Saddam Hussein, Iraq chìm trong bất ổn. Lĩnh Mỹ rút khỏi nước này kể từ năm 2011 và quay trở lại sau đó do tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng và sự bất lực của chính phủ đối với IS. Hàng nghìn binh sĩ thiệt mạng, hàng trăm nghìn người phải di cư do IS chiếm đóng các thành phố. Gần đây, với sự trợ giúp của Mỹ, Iraq đã chiếm lại thành phố Mosul từ tay IS nhưng vẫn còn khoảng 1 triệu người tại đây không được trợ giúp nhân đạo. Bên cạnh đó, hàng nghìn binh sĩ Iraq thiệt mạng mỗi năm do bị tấn công từ các nhóm cực đoan.

Sudan: Đất nước châu Phi, trước khi chia làm 2 quốc gia có dân số 34,2 triệu, GDP bình quân 2.400 USD, trải qua những năm bất ổn do những nhóm nổi loạn chống chính phủ vào năm 2003, kéo dài tới bây giờ. Vào năm 2008, Liên Hợp Quốc ước tính 300.000 người thiệt mạng do cuộc chiến đẫm máu nồi da xáo thịt. Dù Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã bị buộc tội chống lại loài người vào năm 2010, bạo lực vẫn không ngừng gia tăng. Nam Sudan tách ra khỏi Sudan vào năm 2011 và hai nước luôn trong tình trạng căng thẳng, khoảng 100.000 người từ Nam Sudan tìm cách vượt biên giới qua Sudan nhằm tìm kiếm an toàn.

Yemen: Dân số 25,4 triệu người, GDP bình quân 2.521 USD (trước chiến tranh). Cuộc nội chiến ở Yemen diễn ra hai năm trước và thường được gọi là "cuộc chiến bị lãng quên" khi cả thế giới hướng sự chú ý vào Syria. Nội chiến bắt đầu khi nhóm người Shia ở phía Bắc đứng lên chống lại chính phủ thân Mỹ và chiếm thủ đô Sanaa. Hỗn loạn chính trị do nội chiến tạo ra những khoảng trống quyền lực, khiến IS có cơ hội chiếm đóng hàng loạt vùng đất và hàng triệu người bị ảnh hưởng. Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 1,5 triệu trẻ em Yemen trải qua tình trạng suy dinh dưỡng trong những năm vừa qua và hàng chục nghìn người phải di cư do chiến tranh và không có đủ thức ăn, nước uống. 

Somalia: Dân số 10,8 triệu người, GDP bình quân 600 USD. Trước đây Somalia đẹp và yên bình, được ví như là Thụy Sỹ của châu Phi. Bây giờ lại là một trong những quốc gia nghèo đói nhất thế giới. Sau khi trải qua nội chiến chống nhà độc tài Siad Barre vào năm 1991, cơ sở hạ tầng và nền kinh tế của Somalia thiệt hại nặng nề. Chính phủ mới được thành lập vào năm 2012 và gặp phải phản ứng gay gắt từ các nhóm cực đoan. Nhiều vụ tấn công bạo lực, tình dục nổ ra và các cáo buộc đều hướng tới chính phủ. Somalia trải qua cuộc khủng hoảng chính trị trong nhiều năm qua với một nền kinh tế kiệt quệ. GDP đầu người của quốc gia này nay chỉ còn 450 USD, với khoảng 52% người dân thuộc diện nghèo đói.

Điểm chung ở các quốc gia này là chiến tranh, nội chiến có nguyên nhân từ sắc tộc, tôn giáo. Đất nước bị tàn phá, nghèo đói, chết chóc đe dọa người dân. Dòng người tị nạn ồ ạt và không dứt. Đặc biệt, những quốc gia này đã và đang là vùng đất mà IS nhắm tới để hình thành quốc gia Hồi giáo.

CẢNH CÁO LÝ HOÀNG KHANG VỀ HÀNH VI TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC CHỐNG CHÍNH QUYỀN NHÂN DÂN


Kẻ mang biệt danh "Lý Ngọc Đường" trên facebook thực chất là một thanh niên chuyên xuyên tạc, tuyên truyền chống chính quyền Nhân dân và nếu không dừng lại sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất.

Biệt danh "Lý Ngọc Đường" trên facebook là ai ?

Trang facebook cá nhân của Lý Hoàng Khang mang tên Lý Ngọc Đường


 Theo một nguồn tin "đáng tin cậy của TIN ĐẤU TRƯỜNG DÂN CHỦ" thì Lý Ngọc Đường chính là Lý Hoàng Khang, sinh 10/6/1993, trú quán: Ấp 15, Vĩnh Mỹ B, Hòa Bình, Bạc Liêu-một kẻ chuyên chế ảnh xuyên tạc, bôi nhọ vị cha già dân tộc Việt Nam, xuyên tạc về chính quyền, chế độ và không ngừng tuyên truyền, kích động, kêu gọi người khác chống lại chính quyền, chống chế độ Việt Nam hiện nay.

Lý Hoàng Khang là một thành viên tham gia tổ chức khủng bố Việt Tân trên facebook và thường xuyên nhận sự chỉ đạo của hội nhóm này trên mạng xã hội nhằm thực hiện âm mưu kích động, lôi kéo các các thành viên khác cùng tham gia.


Giấy tờ tùy thân của Lý Hoàng Khang


Nhiệm vụ mà tổ chức khủng bố Việt Tân trên mạng xã hội giao cho Lý Hoàng Khang ngoài việc lôi kéo người khác tham gia còn tham gia vào hoạt động tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận, hoài nghi trong Nhân dân. Các tin này, chủ yếu Lý Hoàng Khang nhận lại từ nhiều nguồn khác nhau do các thành viên khác trong hội nhóm đăng tải sau đó đăng tải lại trên trang facebook của mình.

Hiện cơ quan an ninh điều tra tỉnh Bạc Liêu đã thu thập đầy đủ chứng cứ về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước, chống chính quyền nhân dân và hành vi lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, uy tín, danh dự cá nhân của Lý Hoàng Khang. Với các hành vi này, Lý Hoàng Khang chắc chắn sẽ phải trách nhiệm hình sự không dưới 02 tội danh: Điều 88 và điều 258 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 

Chúng tôi một lần nữa cảnh báo tới Lý Hoàng Khang, gia đình và người thân Lý Hoàng Khang yêu cầu dừng ngay hành vi đăng tải, tuyên truyền, kích động, lôi kéo nhằm hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, chế độ XHCN Việt Nam. Nếu không dừng lại, buộc cơ quan chức năng phải áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự để bắt giữ, bắt giam, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can để điều tra xét xử. Đồng thời, cảnh báo Nhân dân khi tham gia facebook cần nêu cao cảnh giác tránh bị lôi kéo, kích động cũng như tham gia cùng cơ quan chức năng để xử lý Lý Ngọc Khang theo quy định của pháp luật.

VT (chiasekienthucnet)

2017/02/04

Câu chuyện Trần Huỳnh Duy Thức xin một vé đi Mỹ

Hoa đất

Trần Huỳnh Duy Thức không muốn sang Mỹ

Trần Huỳnh Duy Thức (SN 1966), ngụ tại quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh, kẻ cầm đầu lập ra 3 blog "Trần Đông Chân", "Psonkhanh" và "Change we need" để đăng tải, phát tán nhiều tài liệu có nội dung xuyên tạc, chống đối sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ; gây chia rẽ nội bộ giữa lãnh đạo Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với mức độ vi phạm, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long đã mãn hạn tù, chỉ riêng Trần Huỳnh Duy Thức là đang trong thời gian thi hành án (16 năm tù giam) bị Toà án nhân dân TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử vào ngày 20/1/2010 trong vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền "nhân dân" theo điều 79 Bộ Luật Hình sự. Vậy, tính đến thời điểm hiện tại Trần Huỳnh Duy Thức đang 10 năm nữa mới mãn hạn tù.

Trong khi đồng bọn zân chủ sa cơ lần lượt ra tù, hưởng cái hạnh phúc của nghìn thu ở ngoài thì Trần Huỳnh Duy Thức vẫn bặt vô âm tín, chưa hẹn ngày tái ngộ cộng đồng. Mặc dù đã dùng đủ các loại thủ đoạn: tuyệt thực, kêu gọi sự can thiệp từ bên ngoài… nhưng với bản chất chống đối quyết liệt, không chịu cải tạo là lý do chính giải thích vì sao hắn vẫn còn đang trong cảnh lao tù.

Mấy ngày đầu năm mới đã được nghe ít thông tin về nhân vật này. Chia sẻ trên VOA tiếng Việt, Trần Huỳnh Duy Tân, em ruột của Thức chém gió rằng:

"Anh ấy nói với gia đình đừng có nói cái chuyện đi nữa. Anh nói sự thay đổi sẽ rất là nhanh chóng mà không có gì ngăn cản sự thay đổi đâu. Anh rất kiên định trong vấn đề anh ở lại, không có đi tị nạn"

Bình luận về quyết định trên, chuyên gia núp váy đàn bà Nguyễn Lân Thắng cũng a dua theo kiểu tát nước theo mưa khi trả lời phỏng vấn BBC: 

"Nó tác động, ảnh hưởng rất lớn đến những người đấu tranh để người ta thấy rằng mình sẽ có thể rơi vào con đường trong tù như anh Thức và sẵn sàng hy sinh để đấu tranh cho tương lai của đất nước Việt Nam,"

Hay đồng đảng với Thức là Nguyễn Tiến Trung cũng đưa ra quan điểm ủng hộ và tôn trọng quyết định của hắn dù muốn tự do cho đàn anh của mình:

"Do đó, tôi vẫn mong muốn anh Thức được tự do dù phải xa Việt Nam. Nhưng tôi tôn trọng quyết định của anh Thức...", Nguyễn Tiến Trung chia sẻ.

Ai chẳng biết, cơ hội đi Mỹ của Trần Huỳnh Duy Thức khá sáng cửa khi hắn chính là nhân vật được các thế lực bên ngoài đào tạo, tạo dựng ngọn cờ từ bên trong nhằm lật đổ chế độ. Vì vậy, không ít các tổ chức nhân quyền bên ngoài thường xuyên kêu gào đòi trả tự do cho hắn. Tuy nhiên ngay tại thời điểm này, hắn lại lựa chọn quyết định ở lại để tiếp tục cống hiến cho nhà tù chắc hẳn phải có những nguyên nhân ẩn sau đó. Điều này có thể lý giải như sau:

Thứ nhất, sau khi tổng thống Donal Trump đắc cử, ông tuyên bố việc can thiệp vào công việc nội bộ của các nước không còn là ưu tiên của Mỹ. Mặt khác, trong quá trình đàm phán TPP, vấn đề “nhân quyền” được giới “dân chủ” trong nước chờ đợi sẽ là vật cản đường để Mỹ lấy cớ để gây sức ép với Việt Nam, từ đấy hậu thuẫn cho các hoạt động chống phá từ bên trong. Nhưng nay tất cả điều tiêu tan khiến những tiếng nói can thiệp cho Thức trở nên lạc lõng và vô giá trị.

Thứ hai, tổng thống Donal Trump lên nắm quyền đang thi hành hàng loạt chính sách cứng rắn cùng với quyết định hạn chế người nhập cư từ các nước Hồi giáo. Và sắp tới khả năng các đối tượng tỵ nạn chính trị như kiểu Trần Huỳnh Duy Thức sẽ tiếp tục nằm trong danh mục được Mỹ quan tâm đặc biệt. Khó khăn chồng chất khó khăn, nên Trần Huỳnh Duy Thức làm ra vẻ “không muốn sang Mỹ” cũng là cách để lăng xê cho con đường zân chủ của hắn.

Thứ ba, nhìn về đồng bọn đã xuất khẩu thành công sang Mỹ như Tạ Phong Tần, Hải Điếu Cày, hay Cù Huy Hà Vũ… trước đây đang làm cho Trần Huỳnh Duy Thức thêm phần thất vọng. Trước lúc sang Mỹ thì hô hào, hứa hẹn sẽ cống hiến hết sức mình vì tự do, dân chủ, nhân quyền… Sang Mỹ thì quay ngoắt 180 độ. Một phần vì năng lực hạn chế nên nói không ai nghe, mặt khác chúng còn phải lo mưu sinh kiếm sống qua ngày. Thất vọng vì các tấm gương đi trước nên chẳng dại gì Trần Huỳnh Duy Thức xuất ngoại bây giờ.

Lời cầu cứu tuyệt vọng của cộng đồng cờ vàng tại Mỹ

Mõ Làng


Trên trang web Bảo vệ cờ vàng đăng: "Thư Khẩn cấp kính gửi đến tất cả Hội đoàn người Việt chống VC tại Mỹ" kèm theo lời đe dọa "Phải có biện pháp cho những kẻ phản bội lời thề" nhằm vào người gốc Việt và chính quyền Mỹ.

Bức thư viết: "Trong biện pháp cấm chỉ những người mang hộ chiếu 7 nước Hồi giáo vào Hoa Kỳ, hôm nay tại sân bay Le Caire nhà đương cuộc từ chối 5 hành khách mang thẻ xanh (carte verte), nghĩa là những người đã đến xin tỵ nạn chính trị tại Mỹ, đã sống tại Mỹ một thời gian dài nên đã được chính phủ Mỹ cấp “carte verte”, loại thẻ xanh cho phép đương sự thường trú vĩnh viễn trên đất Mỹ. Những người có thẻ xanh được thụ hưởng những quyền lợi như người MỸ chánh cống.

Nhà chức trách đã áp dụng sắc chỉ TT Trump với lối diễn giải là những người nầy có gốc dân Hồi giáo, không có gì nguy hiểm đến tánh mạng của họ khi họ sống trên đất nước Hồi giáo, không có lý do gì phải chạy trốn nữa nên không còn được xem là “tỵ nạn chính trị” trên xứ Mỹ, vậy phải nên xem họ là công dân xứ Hồi giáo. Do đó, họ bị cấm nhập khẩu New York hôm nay."

Từ dẫn chứng "sinh động" ấy, giới chống cộng trong người Việt ở Hoa Kỳ nhận định: "Suy diễn từ sự kiện nầy, “những người Việt tỵ nạn chính trị cộng sản, từng khai trước HCR rằng tánh mạng họ sẽ bị đe dọa, sẽ gặp nguy hiểm bất thường nếu họ vẫn sống ở Việt Nam. Họ đã thề nguyền không bao giờ trở lại VN, nếu đất nước này vẫn còn bị cai trị bởi Việt cộng. Họ được cấp thẻ xanh vào thường trú trên đất Mỹ." Chắc hẳn rồi đây cũng bị đối xử như những người Hồi giáo kia. Chí ít thì cũng sẽ bị phân biệt đối xử ngay trên đất Mỹ.

Và rồi họ tỏ ra lo lắng khi trong bối cảnh thực tại không ít người Mỹ gốc Việt đã được cấp những tấm thẻ xanh đang lũ lượt quay về quê hương thăm thú, làm ăn, thành đạt. Điều này làm họ hậm hực muốn chối bỏ triệt để nguồn gốc xuất xứ, trừng phạt những ai đã trở về quê hương và khẩn thiết cầu cứu mẹ Mỹ đừng coi họ chỉ là những người tị nạn. Họ dõng dạc tuyên bố chối bỏ những người trong "cộng đồng" để tỏ lòng trung thành với mẫu quốc "Một số trong lớp tỵ nạn này lợi dụng tấm thẻ xanh để ra vào VN, không những tạo ra sự bất ổn trong cộng đồng người Việt tại Mỹ mà còn tiếp tay cho Việt Cộng. Hằng năm họ hưởng lợi tức từ xã hội Mỹ, dùng tiền của nước Mỹ để gửi về VN hàng tỷ dollars để nuôi chế độ VC, họ trở về vui chơi với chế độ mà họ đã trốn chạy và đã thề nguyền sẽ không chấp nhận nó, vậy họ có còn được chính thức thừa nhận là người tỵ nạn chính trị trên đất Mỹ nữa hay không?"

Tâm trạng hoang mang sợ Việt kiều không chỉ là thế hệ thứ nhất mà cả thế hệ thứ hai lũ lượt hướng về quê hương là biểu hiện của sự tuyệt vọng trước dòng chảy đạo lý làm người đang thắng thế trong người Việt ở nước ngoài đã khiến cộng đồng cờ vàng quay lại cắn đồng bào mình, hận thù đồng bào mình vì họ "giải nguyền" để "trở về vui chơi với chế độ mà họ đã trốn chạy và đã thề nguyền sẽ không chấp nhận nó".

Trong cơn tuyệt vọng ấy họ như bị bồi thêm một cú đấm khi mà chính quyền Mỹ tuyên bố muốn cự tuyệt với những kẻ vô tích sự của cái gọi "tị nạn chính trị" đang là gánh nặng cho xã hội Mỹ mà ẩn chứa những nguy cơ bất an cho nước Mỹ.

Chẳng cần đến vấn nạn "Hồi giáo cực đoan" người Mỹ mới nhận ra vấn nạn di cư bất an từ những cuộc chiến nhân danh "dân chủ, nhân quyền" ngoài biên giới nước Mỹ. Mấy chục năm nay, kiều dân "di tản" từ cuộc chiến Việt Nam đã quá đủ để họ nhận thấy gánh nặng ngân sách trợ cấp cho một đám vô tích sự chỉ biết ăn hại và vác súng nhựa, cờ vàng biểu tình chống lại những chính phủ mà họ đang bắt tay làm ăn.

Trong con mắt của "Người Mỹ thực dụng" chắc hẳn đã thấy rõ đám cựu quân quyền VNCH cùng những "nhà dân chủ, nhân quyền" mới như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần... chỉ là những con ghẻ ngứa ngáy tiềm ẩn bệnh tật, chẳng làm nên cơm cháo gì! 

Đáng thương thay cho số phận những kẻ vong nô!

HÃY THÔI MỘNG TƯỞNG VỀ THIÊN ĐƯỜNG MỸ

SAO PHẢI XUYÊN TẠC HÒA HỢP VỀ VĂN HỌC, THƯA PHẠM CHÍ DŨNG

“DÂN CHỦ” VIỆT ĐỘNG VIÊN NHAU SỐNG KHÔNG CẦN MỸ, KHÔNG CẦN TRUMP

Khi Bộ trưởng trả lời kín và khéo

Chiềng Chạ


Khi được PV Lê Kiên (báo tuổi trẻ TP.HCM) đặt câu hỏi: "Xin hỏi riêng Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn là Tết vừa qua ông ăn Tết ở đâu, và ông có được cấp dưới đến chúc Tết, tặng quà không?" tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (3/2). Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã trả lời như sau: "Cũng như các bạn thôi, theo đúng quy định của pháp luật, Tết được nghỉ bao nhiêu ngày thì tôi nghỉ bấy nhiêu ngày. Tết nào tôi cũng về quê ăn Tết cùng gia đình, chưa bao giờ ăn Tết ở Hà Nội. Tôi cho rằng Tết sum vầy gia đình là Tết đầm ấm nhất, vì chúng ta đã đi xa nhà, xa gia đình cả năm rồi. Do đó ai cũng thế thôi, đều mong ngóng mấy ngày Tết để về sum vầy cùng ông bà, gia đình.
Bộ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông Trương Minh Tuấn (Nguồn: Internet). 

Ở đây có rất nhiều đồng chí lãnh đạo cấp vụ, cục của Bộ TT&TT, và tôi có thể khẳng định Tết này tôi không nhận bất cứ món quà nào, của bất kỳ một ai đem tặng. Tôi thực hiện rất nghiêm quy định của Đảng, Chính phủ. Nhiều lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí có đặt vấn đề đến chúc Tết nhưng tôi không tiếp. Tôi cũng yêu cầu bảo vệ là không tiếp khách dịp Tết, yêu cầu không cho ai lên chúc Tết lãnh đạo Bộ. Bộ TT&TT cũng đã có một chỉ thị là yêu cầu thực hiện nghiêm chỉ thị của Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, tất cả các cục, đơn vị đều phải thực hiện". 

Xét một cách tổng thể mà nói thì câu trả lời hết sức kín kẽ của ông Tuấn đã không tạo ra bất cứ một lỗ hổng/ điều kiện nào để người khác sử dụng để công kích ông. Có chăng chỉ có thể xuất hiện vài ba câu chửi đổng hết sức vô nghĩa lý kiểu như Fb Mo Lang Cho viết: "Như cave kể chuyện!" khi đọc bài báo "Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Tết này, tôi không nhận bất cứ món quà nào!" trên VnMedia

Vậy nhưng, giá như những người như chủ Fb Mo Lang Cho hiểu được điều đó và chỉ dừng có lại từng đó thôi. Nhưng thật tiếc, rất nhiều người, trong đó có chủ Fb này đã không làm được thế. Cái sự cố đấm ăn xôi và cố gắng tấn công lại một người mình ghét đã khiến chủ Fb Mo Lang Cho viết thêm như sau: "Bộ trưởng 4T này cũng chính là người vừa tạo sóng dư luận khi tổ chức cho đàn em truy phong bố mình là Trương Minh Phương, một nhạc sĩ ất ơ nào đó chả ma nào biết tiếng, thành một "nghệ sĩ xuất sắc, đa tài và lặng lẽ", thậm chí có tay còn sống sượng đề xuất NN truy tặng cho nhạc sĩ "đa tài" này giải thưởng cấp NN.

Trương Minh Tuấn còn được giới báo chí biết đến như một tay đao phủ rút thẻ nhà báo. Tôi mong có ngày tổ chức pv không biên giới (CPJ) sẽ lập hồ sơ tên này và mong có ngày y phải đứng trước toà án để chịu trách nhiệm về vi phạm tự do ngôn luận. Cũng mong sẽ có ngày y và con cái y bị điều luật Magnesky Hoa Kỳ chế tài". 

Ở đây, tôi sẽ không bàn đến chuyện ông Trương Minh Phương, thân phụ của ông Trương Minh Tuấn có xứng đáng được vinh danh hay không, bởi tất cả đã quá rõ ràng. Chỉ xin được nhắc lại một ý Mõ từng viết khi nói về câu chuyện liên quan ông Trương Minh Phương: 
 "Không thể cảm tính và đố kị mà nói rằng, "từ bé đến giờ, là người rất quan tâm đến đời sống văn nghệ, tôi chưa một lần nghe đến tên bác Phương, cả văn, cả nhạc, cả văn hóa dân gian, cả sân khấu, tức là tất cả" với ý tứ chẳng ai biết ông Trương Minh Phương là ai, công trạng ra sao mà cũng được giải thưởng Nguyễn Thông ạ. 

Tôi cũng không biết các ông Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, Nhà văn Dương Trọng Dật, Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, GS.TS Thái Kim Lan, và ông Võ Thành Tân trong danh sách được tôn vinh lần đầu tiên là ai, nhưng tôi biết ông Trương Minh Phương vì tôi cũng đã từng công tác ở Bình -Trị - Thiên. Điều đó cũng hiển nhiên như Nguyễn Thông không biết ông Trương Minh Phương nhưng lại biết người khác vậy thôi, có gì mà xoắn.

Tôi cũng biết ông Trương Minh Tuấn là Bộ trưởng Bộ TTTT mà Bộ ấy chẳng liên quan gì đến giải thưởng Đào Tấn cả. Nói "tôi đọc báo Đại Đoàn Kết thì được biết ông là thân phụ của đương kim Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông" với ý tứ vì ông Tuấn là Bộ trưởng nên mới trao giải cho cha mình là nói ngoa ngoắt. Nó tầm thường quá khi đó là cách nghĩ, cách viết của Nguyễn Thông". Xem thêm: Tại đây

Chỉ xin được nhấn mạnh đến cái sự cố đấm ăn xôi của những người có chung suy nghĩ với Fb Mo Lang Cho. Rõ ràng, trong nội dung phát biểu vừa qua tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (3/2). Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã khiến nhiều kẻ ghét ông phải chưng hửng và bó tay khi không có lấy một chi tiết ra trò để mà vặn vẹo, bêu rếu. Nhưng điều đó không vì thế khiến những kẻ ghét ông trở nên bất lực và bó tay. Và với suy nghĩ theo kiểu mối liên hệ cha - con, những kẻ này đã tiếp tục nhắc về câu chuyện đã quá vãng và có lời đáp về thân phụ của ông Trương Minh Tuấn - Cụ Trương Minh Phương như thế nói rằng vị đương kim Bộ trưởng bộ 4T có không ít chuyện để nói. 

Họ cũng không quên chỉ ra những việc làm/ hành động của ông Tuấn trên cương vị người đứng đầu Bộ Thông tin & truyền thông nổi lên vừa qua: Rút thẻ nhà báo những ai làm sai quy định, luật báo chí mà họ không hiểu rằng, đã là cơ quan quản lý nhà nước thì chuyện xử lý hành chính là việc hết sức bình thường. Nếu không diễn ra thì đó mới là sự lạ và khó hiểu... 

Thế đấy, đám dân chủ rừng rú và những người sợ ông Tuấn đã đối xử với ông ta đầu năm mới như thế đấy. Khó mà nói thêm một lời nào ngoài hai từ bất lực! Thế mới biết, làm chính trị không phải là chuyện gì đó dễ dàng. 

NGUYỄN VĂN HÓA (HÀ TĨNH) BỊ TẠM GIAM THEO ĐIỀU 258 - BLHS

Thông tin từ Fb Nguyễn Năng Tĩnh, sáng ngày 03/02 gia đình của Nguyễn Văn Hoá (người được cho là đã bị Công an tỉnh Hà Tĩnh tạm giam phục vụ điều tra) đã nhận được thông báo số 02 của Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh về việc "Tạm giam bị can" đối với Nguyễn Văn Hóa, sinh ngày 15/04/1995 tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. 

Theo bản thông báo thì Hóa đã có hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân được quy định tại điều 258 - Bộ luật Hình sự.  

Có thể trong tâm trí của nhiều người khi tiếp cận nguồn tin này sẽ tự đặt câu hỏi Nguyễn Văn Hóa là ai và hành vi cụ thể khiến cậu thanh niên sinh năm 1995 này phạm tội là gì? Đâu là nguyên cớ khiến một cậu thanh niên tuổi đời chưa nhiều này phạm vào cái tội danh mà chủ yếu do đám dân chủ giả cầy phạm vào hơn là một người bình thường? 

Để trả lời những câu hỏi này, blog Việt Nam mới xin được lược qua vài điểm về Nguyễn Văn Hóa và nguyên cớ khiến cậu phạm tội như sau: 

Cũng như bao người dân tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói chung, cơn bão ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa đã tác động không nhỏ đến đời sống của gia đình Hóa. Tuy nhiên, không giống như những bạn bè trang lứa khác khi chủ động tìm kiếm công ăn việc làm để cải thiện cuộc sống trước khi thủ phạm gây ra cũng như cơ quan chức năng có biện pháp trả lại sự trong sạch cho biển. 
Chân dung Nguyễn Văn Hóa (Nguồn: FB cá nhân). 

Hóa đã có một ngã rẽ mà không ít người khi nghe chuyện đã bất ngờ. Thông qua mạng xã hội, Hóa đã nhanh chóng kết thân với một số đối tượng người ngoài tỉnh mà đa số trong đó là những tên dân chủ có số có má. Nổi lên trong số đó là Trương Minh Tam (Sinh năm 1979, quê huyện Lý Nhân, Hà Nam, Tam có mối quan hệ khá thân thiết với người mới đi Pháp gần đây - Đặng Xuân Diệu trong thời gian Tam thụ án tại Trại giam số 5 tỉnh Thanh Hóa). Chính mối quan hệ ảo mà thực này đã tạo dựng cho tên "phản động" Trương Minh Tam này có hẳn một địa chỉ, một người hướng dẫn để có thể đến trực tiếp tại khu Công nghiệp Vũng Áng để "tác nghiệp". Những Video được Tam trực tiếp thực hiện và đăng tải trên nhiều trang tin, mạng xã hội nhằm kích động người dân thiếu thông tin, nhẹ dạ xuông đường biểu tình được thuận lợi có sự giúp sức của Nguyễn Văn Hóa... 

Và ngỡ rằng, Hóa sẽ dừng lại từng đó thôi và việc Trương Minh Tam bị Công an tỉnh Hà Tĩnh tạm giữ sẽ khiến Hóa hồi tâm chuyển hướng. Ai dè, với bản tính ngựa non háu đá của mình, Nguyễn Văn Hóa đã độc lập hoạt động (tất nhiên có sự chỉ dẫn của Trương Minh Tam và một số đối tượng khác). Hóa có mặt ở hầu hết các cuộc biểu tình, tuần hành lớn nhỏ ở Hà Tĩnh, nhất là những cuộc biểu tình do Cha cố giáo xứ Đông Yên Trần Đình Lai tổ chức. Chính Hóa cũng là người hướng dẫn, giúp sức cho đoàn khởi kiện công ty Formosa của Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An khi đoàn đến địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh...

Chưa hết, sau khi được đám Trương Minh Tam gửi tiền vào để hoạt động, Hóa tỏ ra tích cực hơn. Hóa không chỉ tham gia biểu tình, kích động quần chúng, nhất là giáo dân có những hành động quá khích. Hóa còn được biết đến với tư cách là nhà tổ chức biểu tình thông qua việc đến từng nhà vận động, phát tiền để người dân đi biểu tình càng đông càng tốt. Trong quá trình biểu tình, thông qua Fb cá nhân Hóa đã chuyển tải gần như toàn bộ các cuộc biểu tình diễn ra với những lời bình luận, lời dẫn một chiều, sặc mùi chính trị - phản động... 

Trên thực tế, Cơ quan Công an tỉnh Hà Tĩnh đã nhiều lần mời Hóa lên làm việc. Tuy nhiên, nó chưa thể làm Hóa thay đổi. Và sau mỗi lần được triệu tập dường như Hóa càng được phép lợi thế về mặt tinh thần khi tỏ ra chống đối quyết liệt hơn, công khai hơn. Việc bị tạm giam phục vụ điều tra có thể xem là hệ quả cuối cùng sau những lần thuyết phục, cảm hóa không thành.

Blog Việt Nam mới sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc khi có thêm tình tiết mới. 

An Chiến

THỰC CHẤT CỦA TPP VÀ BẢO HỘ MẬU DỊCH TỰ DO

Cỏ úa

Như chúng ta đã biết, kể từ khi mới bước vào tranh cử Tổng thống Mỹ thì ứng cử viên Donal Trump đã tuyên bố chính sách ưu tiên của ông sẽ ban bố nếu trở thành Tổng thống Mỹ đó là sẽ rút khỏi Hiệp định Mậu dịch tự do TPP mà Mỹ là thành viên vô cùng quan trọng với 62% GDP của 12 nước thành viên cùng một số hiệp định mậu dịch tự do khác. Và thực tế là sau khi trở thành Tổng thống Mỹ thì như những gì ông nói và đã làm đó chính là nước Mỹ rút khỏi TPP. Lúc này, rất nhiều nước trên Thế giới cùng rất nhiều người dân Việt nam đặt ra câu hỏi rằng, chúng ta đang rất kỳ vọng vào một TPP sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế cho Việt Nam tăng trưởng nhanh và mạnh hơn thì nay không có Mỹ thì hiệp này tạm thời bị dừng lại. Vậy thì Việt Nam nên buồn hay nên vui vì sự kiện này?
 
TPP chỉ là một phần của toàn cầu hóa
Câu trả lời tác giả sẽ đi vào phân tích và mổ sẻ cặn kẽ một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, lâu nay, chúng ta vẫn phát triển kinh tế trên nền tảng những gì của quốc gia mình đã có cùng với đó là trên tinh thần tranh thủ những thuận lợi của thế giới cũng như các nước bạn bè có thể mang lại cho Việt Nam với phương châm "đối tượng và đối tác đan xen". Chúng ta sẽ tranh thủ mặt mạnh và những lợi thế mà các nước có thể mang lại cho Việt Nam đồng thời tránh những mặt tiêu cực. để bằng mọi cách đưa kinh tế và mọi mặt về văn hóa, xã hội của Việt Nam phát triển lên trên hết. Mọi thứ vẫn đang diễn ra đúng lộ trình và như những gì mà chúng ta kỳ vọng cho dù có các hiệp định mậu dịch tự do hay không. Mậu dịch tự do nó có rất nhiều khía cạnh và cách làm chứ không chỉ riêng các hiệp định. Một TPP hay một hiệp định chưa bao gồm tất cả quá trình này.

Thứ hai, hiện nay, ngoài TPP, Việt Nam của chúng ta còn tham gia 12 hiệp định thương mại tự do khác để phục vụ cho sự phát triển như: ASEAN-Ấn Độ; ASEAN-Australia và New Zealand; ASEAN – Trung Quốc; ASEAN – Hàn Quốc; ASEAN – Nhật Bản; FTA Việt Nam- Liên minh kinh tế Á Âu; FTA Việt Nam – Nhật Bản; FTA Việt Nam-Hàn Quốc; FTA Việt Nam-Chile,.... Đồng thời thời gian qua, Việt Nam của chúng ta đã đa phương hóa, đa dạng hóa rất nhiều mặt với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới qua đó tranh thủ được rất nhiều thứ trong đó có cả nguồn vốn mà các nước hồ trợ, viện trợ hoặc đầu tư vào Việt Nam cũng như Việt Nam đầu tư và xuất khẩu hàng hóa ra các nước. Do vậy, với cái nhìn vĩ mô hơn và rộng lớn hơn chúng ta có thể thấy đây há chẳng phải là một cách khác mà chúng ta đang âm thầm thực hiện mậu dịch tự do hay sao. Bởi bản chất của vấn đề vẫn là tranh thủ để phát triển, hợp tác để phát triển và giao lưu để phát triển cơ mà. Vậy thì một TPP giờ không còn nữa do Mỹ rút lui xét cho cùng cũng đâu có ảnh hưởng gì nhiều đến Việt Nam cũng như con đường mà chúng ta đang lựa chọn và đi đến đâu chứ. Mặt khác như chúng ta đã biết, theo nguyên tắc góp gió thành bão, có những thứ "trống, chiêng" chưa chắc đã bằng những thứ âm thầm. Chúng ta cứ âm thầm hợp tác và làm nhiều cách khác đi há chẳng phải hơn hẳn khua chiêng và gõ trống với TPP sao. Trong khi TPP đúng là sẽ mang đến nhiều hứa hẹn tốt sự phát triển của chúng ta những cũng mang theo quá nhiều thách thức khi mà các doanh nghiệp của việt Nam cùng hàng hóa có tính cạnh tranh trên thị trường thế giới không cao, hay nói cách khác là Việt Nam nói thế thôi lúc này thực sự mà nói đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đứng trước nguy cơ phá sản với TPP. TPP có thể góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa xuất đi nhưng với hàng hóa nhập về và với thói quen thấy rẻ mà không quan tâm đến chất lượng hàng hóa của người Việt Nam chúng ta vẫn còn thì việc người một bộ phận người Việt Nam vẫn sẽ góp phần làm cho hàng hóa kém chất lượng có đất để tồn tại. Vậy nên, TPP thấy lộ rõ rất nhiều nguy cơ nhìn thấy ngay. 

Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hiện nay thì mỗi một quốc gia để thực sự phát triển bền vững và độc lập thì đòi hỏi ở chiến lược quốc gia, chiến lược ứng biến trước những biến đổi ngày một của tình hình thế giới là điều cực kỳ cần thiết và quan trọng. Đồng thời con đường của sự phát triển để có thể khẳng định vị thế quốc gia, dân tộc thì lớn nhất chính là sự tự chủ trong mọi vấn đề. Do vậy, một TPP không nó chưa là gì cả trong những con đường, những chính sách của Việt Nam chúng ta. Với chính sách quản lý tốt hơn, khai thác hết được nội lực bên trong lòng dân tộc, đất nước nó sẽ có sức mạnh vô biên giúp Việt Nam của chúng ta phát triển. Mặt khác như chúng ta đã biết, chúng ta tìm cách tranh thủ các bạn thì chắc chắn các bạn cũng sẽ tranh thủ chúng ta. Sự tranh thủ đó đôi khi mâu thuẫn với lợi ích và chủ quyền quốc gia, dân tộc. Do đó chúng ta không đánh đổi để lấy những điều viển vông. Chúng ta cần chủ động trong đường lối để thực sự phát triển một cách bền vững nhất và chủ động nhất hơn là sự trông chờ vào ai khác. Hoặc là sự trông chờ đó nhiều khi chỉ là cái vỏ rỗng mà thôi. 

Thứ tư, Mỹ và một số nước lớn đang trên đà theo chủ nghĩa dân tộc, họ đang tìm cách hạn chế và khép cửa với bên ngoài thực chất ra đây chính là chính sách liên quan đến sự cạnh tranh của các nước lớn. Một số nước lớn đang có sự phát triển ồ ạt không biết đâu mà lần hoàn toàn có thể đẩy Mỹ và một số nước khác đến những vị trí họ không mong muốn. Do vậy, họ cần có chính sách để tự bảo vệ trước điều đó chứ bản thân Mỹ và Tổng thống Donal Trump hoàn toàn không có ác ý gì với Việt Nam chúng ta. Hơn nữa, với hơn 20 năm hợp tác kể từ khi bình thường hóa quan hệ thì Mỹ cũng đã giành cho chúng ta rất nhiều ưu đãi. Thời gian tới, những ưu đãi đó sẽ còn tiếp nữa, thậm chí có những chính sách hợp tác tốt hơn thay thế TPP cho Việt Nam. Vì thế chúng ta không nhất thiết cứ nhìn vào một TPP đang tạm ngừng mà phải buồn phiền điều gì cả. 

Tóm lại, toàn thể dân tộc Việt Nam chúng ta hãy thực sự kỷ luật, nghiêm túc và nghiêm khắc cũng như tâm huyết làm tốt công việc của mình, phải nêu cao được tinh thần dân tộc, sự bình tĩnh và tự tin vào chính mình mới là điều sáng suốt nhất sự phát triển bền vững dài lâu. Chứ không thể và không nên vì một TPP "chiêng, trống" mà phải lăn tăn điều gì cả. Đơn giản một khẩu hiệu thôi: "Hãy tiếp tục đi về phía trước, bởi nếu dừng lại, bạn sẽ chỉ là người ở lại phía sau mà thôi". Vì thế, hãy thực sự tự bước đi trong tư duy, suy nghĩ và hành động trước khi trông chờ vào điều gì khác. Cần hết sức thống nhất trên dưới một lòng với niềm tin sắt son vào Đảng và Nhà nước trên con đường phía trước đang rất rộng mở đối với chúng ta/.