2016/02/02

BEAUTIFUL PEOPLE - NGƯỜI TỐT TỪ SINGAPORE

Status của chị Lê Thị Thu Thủy từ Singapore:


Beautiful people

Một kết thúc đáng yêu, đáng quý

Hơn một năm trước, mình đã viết gửi về Việt Nam một bài viết bất bình về câu chuyện người Việt trong nước la ó phỉ nhổ hành động quỳ lạy của anh chàng người Việt bị mất tiền khi mua điện thoại ở khu Sim Lim ở Sing. Nghe đâu Bài đã được khá nhiều báo và nhiều blogers trong nước ...dùng .

Người đàn ông trong bài viết này là một người Singapore, chứng kiến câu chuyện đáng buồn này, anh ấy đã đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ quyên góp tiền của người Sing trên mạng mong hoàn lại cho anh người Việt. Một nghĩa cử và một lời xin lỗi thành tâm của người Sing cho điều xấu hổ của nước họ

Cửa hàng bán điện thoại đó đã bị đóng cửa, người lừa đảo đã bị xử lý theo luật pháp Sing và bị xử 33 tháng tù

Điều đáng yêu hơn là chính người đàn ông đáng quý này đã sang Vn làm từ thiện giúp đỡ người nghèo

( Anh Vu Khánh Sơn xem bài này, thật đáng công, đáng tình anh hè.)

A Singaporean has organized a charity trip to an orphanage in southern Vietnam in the hope of bringing love to the children as well as encouraging young people to…
TUOITRENEWS.VN|BỞI TUOI TRE NEWSPAPER

Hậu Đại hội 12: Lạm bàn về chị Kim Tiến


http://molang0205.blogspot.com/2016/02/hau-ai-hoi-12-lam-ban-ve-chi-kim-tien.html


Kính Chiếu Yêu
Trong quá trình diễn ra ĐH 12 và cả ngay sau ĐH, dư luận lại chuyển hướng quan tâm đến đội ngũ "tư lệnh" các ngành. Các báo đăng tải là có tới 14 vị Bộ trưởng sẽ có khả năng sẽ nghỉ hưu vì đến tuổi, vì không trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa mới.

Mọi sự bình luận bây giờ chắc còn quá sớm vì các chức danh "tư lệnh" còn phụ thuộc vào lá phiếu của Quốc Hội mới trong ít tháng nữa. Tuy nhiên, theo truyền thống "Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện" ở Việt Nam, ngay sau Đại hội Đảng người ta có thể nhận diện được những gương mặt "tư lệnh mới.
Điểm diện những UVTW trúng cử ở các ngành, người ta bàn tán nhiều đến nghành Y tế cùng với sự kiện vị Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, mặc dù vẫn được Ban Chấp hành Khóa XI giới thiệu và có tên trong danh sách bầu ủy viên trung ương khóa mới, tuy nhiên bà đã không đủ số phiếu quá bán cần thiết để tái đắc cử. Đây là một bất ngờ đối với dư luận.
Trước hết mà nói, theo nhận xét chung, phải nói rằng bà Tiến là một người thật sự giỏi. Trước khi giữ chức vụ Bộ trưởng, bà đã từng kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, trong đó có chức vụ Viện trưởng viện Pasteur Tp Hồ Chí Minh, danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của Pháp và nhiều giải thưởng cao quý khác. Khi được đứng vào vị trí Bộ trưởng của một ngành "nóng" vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân. Vì phải tiếp nhận hậu quả tồi tệ của những người tiền nhiệm, của nội bộ ngành Y cùng tất cả các ngành khác và của xã hội. Bà ấy đã chèo chống từng bước đưa ngành Y dần thoát khỏi căn bệnh nan y quá tải, nhũng nhiễu, tiêu cực... Đến bây giờ, những nền tảng cơ bản của ngành Y như đầu tư cơ sở vật chất, thay đổi thái độ đội ngũ bác sỹ, y tá, nâng cấp tuyến cơ sở, mở rộng tự chủ của các cơ sở y tế, cải tiến chế độ bảo hiểm... đã được thiết lập để vượt khó.
Vậy thì, tại sao vị Bộ trưởng này không vượt cạn được không phải bằng lá phiếu của nhân dân mà là bằng lá phiếu của giới "tinh hoa" của Đảng?

Trước hết, đấy là sự nổi giận vô cớ của người bệnh và nhà bệnh nhân do bệnh viện quá tải. Họ đâu biết rằng, để giảm tải thì phải đầu tư xây mới, mở rộng bệnh viện, mà điều đó Bộ Y tế không tự mình làm được. Áp lực cứu sống người bệnh luôn đè nặng lên đôi vai của người bác sĩ còn người nhà bệnh nhân thì luôn muốn quan tâm cứu chữa trước, mỗi khi không đáp ứng được thì chạy chọt hoặc bức xúc. Đành rằng, có một bộ phận bác sỹ tiêu cực, nhưng không phải tất cả. Tuy nhiên, tiêu cực bị thổi phồng, được nói đi nói lại quá nhiều đã làm phân tâm các lá phiếu. 
Thứ hai, một xã hội đầy cảm tính và sự ác cảm vô nhân tính của những con kền kền đội lốt báo chí đã đẩy những người làm công tác nhân đạo trở thành kẻ thù của đám đông nhân danh nhân dân. Trong lúc đó, bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng không giỏi về cách đánh bóng tên tuổi của mình,không giỏi về truyền thông nên đã chết vì truyền thông. Truyền thông nói về ngành y chỉ khai thác khía cạnh tiêu cực, vậy là không công bằng. Tôi tin rằng, còn nhiều người trong xã hội yêu quý sự hi sinh của các anh, các chị cho sức khỏe, cuộc sống của nhân dân.

Thứ ba, trong xu thế đổi mới, có lẽ đã đến lúc không nên coi bệnh viện là đơn vị hành chính sự nghiệp. Đừng cố gán cho nó một chức năng chính trị tuyệt đối. Chế độ nào cũng cần bệnh viện, người bệnh không có sự phân hạng về thân phận. Bệnh viện chỉ có chức năng khám chữa bệnh cứu người, bác sỹ cần phải giỏi chuyên môn và y đức. Tư nhân hóa, cổ phần hóa, tăng quyền tự chủ để họ tự tạo thương hiệu mà thu hút bệnh nhân, mà tự hạch toán, tự thu chi. Các bệnh viện phải cạnh tranh với nhau ắt chất lượng phục vụ sẽ tốt hơn. Nhà nước chỉ quản lý theo luật, bệnh nhân được bảo vệ bằng luật.
Vậy nên, chị Tiến có trúng ủy viên trung ương hay không cũng không quan trọng.

10 đặc tính căn bản của người Việt

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã chỉ ra 10 đặc tính căn bản của người Việt.

Khi nhìn nhận bất cứ một vấn đề gì chúng ta cũng phải có cái nhìn khách quan, đầy đủ hai mặt của vấn đề, trên nhiều phương diện giữa tốt và xấu, tích cực và tiêu cực, từ đó rút ra vậy cái gì nên phát huy và cái gì nên hạn chế.

Cách đây hai mươi năm, Trung Quốc có sách “Người Trung Quốc Xấu Xí” của tác giả Bá Dương (Bo Yang). Ở Mỹ có cuốn sách nổi tiếng tương tự là: “The ugly American” của WILLIAM J. LEDERER AND EUGENE BURDICK xuất bản năm 1958 đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời đó. Dường như có nhiều liên quan giữa sự can đảm nhìn nhận ra những yếu kém của chính mình và sức vươn lên mạnh mẽ cho dân tộc.

Viện Nghiên Cứu Xã Hội Học Hoa Kỳ (American Institute for Social Research) sau khi nghiên cứu đã nói lên 10 đặc tính căn bản của người Việt, xin tạm dịch như sau:

1.- Cần cù lao động nhưng dễ thỏa mãn.

2.- Thông minh, sáng tạo khi phải đối phó với những khó khăn ngắn hạn, nhưng thiếu những khả năng suy tư dài hạn và linh hoạt.

3.- Khéo léo nhưng ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng các thành phẩm của mình.
                                    Ảnh minh họa
4.- Vừa thực tế vừa có lý tưởng, nhưng lại không phát huy được xu hướng nào thành những nguyên lý.

5.- Yêu thích kiến thức và hiểu biết nhanh, nhưng ít khi học sự việc từ đầu đến cuối, nên kiến thức không có hệ thống hay căn bản. Ngoài ra, người Việt không học vì lợi ích của kiến thức (lúc nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện hay vì những công việc tốt).

[when small, they study because of their families; growing up, they study for the sake of prestige or good jobs]

6. Cởi mở và hiếu khách nhưng sự hiếu khách của họ không kéo dài.

7. Tiết kiệm, nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô nghĩa (vì sĩ diện hay muốn phô trương). [to save face or to show off].

8.- Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau chủ yếu trong những tình huống khó khăn và nghèo đói, còn trong điều kiện tốt hơn, đặc tính này ít khi có.

9.- Yêu hòa bình và có thể chịu đựng mọi thứ, nhưng thường không thẳng thắn vì những lý do lặt vặt, vì thế hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ.

10.- Và sau cùng, thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh (một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc).

Những phân tích trên đây cho chúng ta thấy người Mỹ đã hiểu rất rõ người Việt. Tại sao người Việt lại có những đặc tính như thế này? Người xưa cũng đã nhận ra:

Học giả Trần Trọng Kim (1883 – 1953) khi viết bộ Việt Nam Sử Lược, ấn hành lần đầu tiên năm 1919, cũng đã phân tích khá rõ ràng những đặc tính của người Việt và những yếu tố tạo nên những đặc tính đó. Đa số người lớn tuổi, khi còn nhỏ đều đã được học bộ sử này. Tôi chỉ xin trích lại dưới đây một số đoạn chính ông viết về đặc tính của người Việt.

                                  Ảnh minh họa
Trong bài tựa, ông nói ngay:

“Người mình có ý lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm gì. Ấy cũng là vì xưa nay mình không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc gì cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự mình thì không có cái gì là cái đặc sắc, thành ra thật rõ như câu phương ngôn: “Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng!”

“Cái sự học vấn của mình như thế, cái cảm tình của người trong nước như thế, bảo rằng lòng vì dân vì nước mở mang ra làm sao được?”

“Thời đại Bắc thuộc dai dẳng đến hơn một nghìn năm, mà trong thời đại ấy dân tình thế tục ở nước mình thế nào, thì bấy giờ ta không rõ lắm, nhưng có một điều ta nên biết là từ đó trở đi, người mình nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái vòng phụ thuộc nước Tàu nữa, người mình vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đã trở thành ra cái quốc túy của mình, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, thì sự biến cải mới có công hiệu vậy.”

Ở Chương VI nói về “Kết Quả của Thời Bắc Thuộc”, ông có nhận định rõ hơn:

“Nguyên nước Tàu từ đời Tam Đại đã văn minh lắm, mà nhất là về đời nhà Chu thì cái học thuật lại càng rực rỡ lắm. Những học phái lớn như là Nho giáo và Lão giáo, đều khởi đầu từ đời ấy. Về sau đến đời nhà Hán, nhà Đường, những học phái ấy thịnh lên, lại có Phật giáo ở Ấn độ truyền sang, rồi cả ba đạo cùng truyền bá đi khắp cả mọi nơi trong nước. Từ đó trở về sau nước Tàu và những nước chịu ảnh hưởng của Tàu đều theo tông chỉ của những đạo ấy mà lập ra sự sùng tín, luân lý và phong tục tương tự như nhau cả…”
                                         Ảnh minh họa
“Khi những đạo Nho, đạo Khổng, đạo Phật phát đạt bên Tàu, thì đất Giao châu ta còn thuộc về nước Tàu, cho nên người mình cũng theo những đạo ấy. Về sau nước mình đã tự chủ rồi, những đạo ấy lại càng thịnh thêm, như là đạo Phật thì thịnh về đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý, mà đạo Nho thì thịnh từ đời nhà Trần trở đi.

“Phàm phong tục và chính trị là do sự học thuật và tông giáo mà ra. Mà người mình đã theo học thuật và Tông giáo của Tàu thì điều gì ta cũng noi theo Tàu hết cả. Nhưng xét ra thì điều gì mình cũng thua kém Tàu, mà tự người mình không thấy có tìm kiếm và bày đặt ra được cái gì cho xuất sắc, gọi là có cái tinh thần riêng của nòi giống mình, là tại làm sao? …

“Người mà cả đời không đi đến đâu, mắt không trông thấy cái hay cái dở của người, thì tiến hóa làm sao được? Mà sự học của mình thì ai cũng yên trí rằng cái gì đã học của Tàu là hay, là tốt hơn cả: từ sự tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở. Cách mình sùng mộ văn minh của Tàu như thế, cho nên không chịu so sánh cái hơn cái kém, không tìm cách phát minh những điều hay tốt ra, chỉ đinh ninh rằng người ta hơn mình, mình chỉ bắt chước người ta là đủ.

“Địa thế nước mình như thế, tính chất và sự học vấn của người mình như thế, thì cái trình độ tiến hóa của mình tất là phải chậm chạp và việc gì cũng phải thua kém người ta vậy.”

Đọc cuốn “Lều chõng”, một tiểu thuyết phóng sự của nhà văn Ngô Tất Tố (1894 – 1954), chúng ta có thể thấy rõ nền học vấn của người Tàu mà người Việt rập khuôn theo đã kềm hảm con người như thế nào. Ông vốn là một nhà Nho, đã từng tham dự các kỳ thi Hương dưới triều Nguyễn, nên đã phản ánh một cách trung thực những oái ăm của các kỳ thi này và nêu lên sự sụp đổ tinh thần của những nho sĩ suốt đời lấy khoa cử làm con đường tiến thân nhưng lại bị hoàn thất vọng .“Trước là làm đẹp sau là ấm thân”

Nước Việt Nam bị Pháp đô hộ gần 100 năm, đã cởi bỏ nền học vấn của Trung Hoa, tiếp thu nền học vấn mới của phương Tây, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều nét căn bản của nền văn hóa Trung Hoa. Có nhiều hủ tục trong quan, hôn, tang, tế mà cuộc Cách Mạng Văn Hoá của Trung Quốc đã phá sạch, nhưng nhiều người Việt vẫn cố giữ lại như những thứ “quốc hồn quốc túy”.

                                          Ảnh minh họa
Bài tục giao sau đây vẫn còn là tiêu chuẩn và mục tiêu thăng tiến của gia đình và con người Việt Nam:

Con ơi! muốn nên thân người/ Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha/ Gái thì giữ việc trong nhà/ Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa/ Trai thì đọc sách ngâm thơ/ Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa/ Mai sau nối được nghiệp nhà/ Trước là đẹp mặt sau là ấm thân

Bây giờ người con gái không còn chỉ “giữ việc trong nhà”, và người con trai không còn chỉ “đọc sách ngâm thơ” mà đã đi vào khắp mọi lãnh vực của cuộc sống, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ là “Trước là đẹp mặt sau là ấm thân”.

Tiêu chuẩn của cuộc sống hiện nay của nhiều người, nhiều gia đình là có nhà sang cửa rộng, có xe hơi, có con đi du học nước ngoài… Đi đâu cũng nghe khoe nhà trên cả tỷ bạc, xe loại sang trọng nhất, con đang học bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư… Gần như không nghe ai khoe những công trình đang nghiên cứu hay thực hiện để đưa con người, cộng đồng và đất nước đi lên. Tất cả chỉ tập trung vào hai tiêu chuẩn là “đẹp mặt” và “ấm thân”.

Nếu mỗi gia đình và mỗi cá nhân chỉ lấy những mục tiêu như trên làm mục tiêu của cuộc sống và truyền từ đời nọ sang đời kia, còn lâu cộng đồng và đất nước với ngóc đầu lên được.

Chúng ta không mong người Việt có những nhà phát minh làm thay đổi nhân loại như: John V. Blankenbaker (phát minh ra máy vi tính 1971), Bill Gates, Steve Jobs…, chúng ta chỉ mong người Việt biết quan tâm đến cộng đồng, đất nước và nhân loại nhiều hơn. Nhưng điều này quá khó. Đúng như người Mỹ đã nhận xét:

Người Việt vì những lý do vớ vẩn, có thể hy sinh những mục tiêu quan trọng vì lợi ích của những mục tiêu nhỏ (như kiếm chút danh chẳng hạn). [sacrifice important goals for the sake of small ones]

Người Việt thích tụ tập nhưng thiếu nối kết để tạo sức mạnh. Một người có thể hoàn thành một nhiệm vụ xuất sắc; 3 người làm thì kém, 7 người làm thì hỏng việc!

Chúng ta trông chờ vào thế hệ sắp đến, không bị vướng mắc với quá khứ, học được nhiều cái hay của xứ người, sẽ đưa cộng đồng và đất nước đi vào một hướng đi mới tốt đẹp hơn.

Nguồn: Webtretho

2016/02/01

Nhớ về xưa để biết nay sướng như thế nào?

Chiềng Chạ
Dẫu biết rằng mọi so sánh đều khập khiễng và đó cũng là lí do không phải cái gì, thứ gì cũng đưa ra để đối chiếu, so bì. Tuy nhiên, với suy nghĩ "ôn cố tri tân" và trong so sánh không phải nhất thiết phải lấy cái hiện tại để so sánh với cái hiện tại bởi bất cứ điều gì cũng có giới hạn và bản sắc riêng biệt của nó. Và vì thế, chúng ta không thể lấy một sự việc, hiện tượng tồn tại ở một quốc gia có sự phát triển sớm hơn chúng ta hàng trăm năm và không có bất cứ sự liên hệ nào về mặt lịch sử, văn hóa để mà so sánh, đối chiếu và lấy đó làm hệ quy chiếu trong các nhận xét, đánh giá, thậm chí là để lên án chính sự việc, hiện tượng đó.
 
 
                          
Xin được dẫn về đây "Trích đoạn phim Chị Dậu 1981- Bán con cho nhà nghị Quế 3 - ăn cơm chó" để thấy rằng sự tồn tại của các mặt giá trị nhân quyền tại Việt Nam là một bước tiến có tính vượt bậc và không phải bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng có được, đạt được. Từ thân phận những kẻ chỉ biết làm thuê, cam chịu để kẻ khác chà đạp lên danh dự, nhân phẩm mình để chỉ được sống (mà thực chất nên hiểu đó là tồn tại mới đúng). Những thế hệ sau của "Chị Dậu" trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của Nhà văn Ngô Tất Tố đã không chỉ biết giải thoát chính mình, tự sắp đặt vận mình cho chính mình mà họ còn làm được nhiều vấn đề hơn thế. 
Một cảnh trong phim Chị Dậu (Nguồn: Internet). 
Ở đây, tôi sẽ không nói về những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong thời điểm hiện tại. Chỉ xin nhắc lại với những ai mà vì một lí do nào đó họ đã quên mất rằng thế hệ cha ông, tổ tiên và gốc gác của mình đã có những năm tháng không thể bi đát, khổ ai hơn biết được rằng: Có được ngày hôm nay vốn dĩ đã là một điều gì đã là một điều gì đó quá sức tưởng tượng. Và chúng ta thử hỏi rằng điều gì sẽ tiếp tục diễn ra trên dải đất hình chữ S này nếu những người như Chị Dậu không có bất cứ ai dẫn đường, chỉ lối? Chắc chắn họ sẽ vẫn còn nhẫn tâm bán đi con cái của mình, những vật dụng trong gia đình của mình một cách rẻ mạt để sinh tồn! 
Họ sẽ mãi sống đời sống của những "đời thừa", những kẻ vốn dĩ đã xem cuộc đời của mình như một thứ gì đó đáng bỏ đi chứ đừng nói đến được người khác tôn trọng. Khi đấy có thể cái khái niệm "nhân quyền" đang được một đám người rêu rao, nhân danh đó thực chất chỉ đang "chạm đáy" hay chỉ đang ở tầng nấc thấp nhất mà thôi. 
Nói ra những điều này, tôi không cổ súy, không khuyên bất cứ ai chấp nhận hoàn cảnh và tự thỏa mãn với những gì đang có bởi xuất phát điểm nhân quyền của chúng ta cực thấp. Tuy nhiên, tôi hiểu rằng cái mà một bộ phận người trong chúng ta đang tự thấp yếu hơn, kém hơn so với phần còn lại của thế giới chủ yếu là do suy nghĩ của chúng ta; thậm chí chúng ta đang bị ám thị bởi những thứ hào nhoáng, hình thức bên ngoài mà quên đi cái điều cốt lõi bên trong. Tôi muốn nói đến các giá trị về dân chủ, nhân quyền đang tồn tại ở các nước Phương Tây, trong đó Mỹ là điển hình. 

Hi vọng rằng, Video ở trên và những điều nói ra đây sẽ giúp cho mỗi chúng ta cái khoảng lặng cần thiết để tự tìm lại sự cân bằng trong suy nghĩ và nhìn nhận rõ hơn về thế nào là giá trị của dân chủ, nhân quyền trước lúc đưa ra những lời phán xét cuối cùng về nó!

VỀ QUÊ CHỒNG ĂN TẾT

Bài cũ: Ăn tết quê chồng


Tặng các chị em năm nay về quê chồng ăn tết!

Tôi lấy chồng được 2 năm, tết nào cũng về quê chồng ăn Tết gần nửa tháng. Tôi làm ở công ty nước ngoài, dưới quyền tôi có 20 nhân viên toàn tốt nghiệp đại học ở nước ngoài.

Chồng tôi là người ngoại tỉnh, tôi quen anh hồi đại học, mến tài anh, chúng tôi yêu nhau rồi kết hôn, cuộc sống bộn bề nhưng thông cảm hiểu biết lẫn nhau, chúng tôi hạnh phúc.

Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố, chưa từng về quê lâu ngày, trừ dịp tết.

Cứ 25 hay 26 tết, chúng tôi lại về quê. Tôi tính đoảng. Chồng tôi mua đủ thứ măng miến mộc nhĩ linh tinh , anh nói của tôi mua.

Nhà chồng tôi có bố mẹ chồng, vợ chồng anh trai chồng cùng 2 đứa cháu, và cô em gái chồng.

Khi vợ chồng tôi về, mọi người tay bắt mặt mừng, vợ chồng tôi có chốn riêng vì nhà khá rộng, có 5 gian, ở 2 chái nhà có ngăn thành phòng thì dành cho ông bà và vợ chồng anh tôi, em chồng ở nhà dưới, 3 gian giữa cho vợ chồng tôi và trẻ con. Là chồng tôi nói thế.

Tôi thì không hiểu "gian" ở đây nghĩa là thế nào, chỉ là cái nhà cỡ 40m2, không hề có tường ngăn, hóa ra 5 gian là nói về độ rộng, 1 gian rộng vài mét vuông, nếu có cột thì rõ hơn, chùa trăm gian cũng không to lắm, thì nhà 5 gian các bạn tưởng tượng được.

Gọi là phòng, nhưng nó là 1 cái gường, tô hô sát gian chính, che bởi cái ri-đô, sát với cái ghế sa lông ở chính giữa, nếu ai đó dựa lưng vào thành ghế, sẽ động đánh "cục" một cái vào gường ngủ của tôi. Chúng tôi cũng không dám quan hệ, vì cái gường long-mộng luôn dập kình kịch vào tường mỗi khi có dao động trên nó.

Thật lòng, tôi rất không vui khi ngủ như vậy, mà suốt cả dịp tết, các chị ạ, có 1 cái của sổ ở gường của tôi, nhưng tôi không bao giờ dám mở, vì cửa sổ trông ra nhà vệ sinh và cái chuồng lợn, con lợn đáng ghét đó kêu ịt ịt suốt đêm và luôn va lục cục khiến tôi chỉ mong giao thừa đến sớm, con lợn đó sẽ bị chọc tiết trước giao thừa.

Điều đầu tiên tôi ngạc nhiên là đánh răng, tôi không dám để bàn chải đánh răng của tôi cạnh những bàn chải của anh chị em chồng. Thậm chí tôi không dám gọi những thứ kia là bàn chải đánh răng, nó mòn vẹt, cán cầm đã từng có mầu gì đó tôi đoán là xanh hoặc tím nhưng đã bạc hết, những sợi nhựa rẻ tiền tòe ra 2 bên như những sợi râu mép, nếu đánh răng, tôi tin họ phải đánh nghiêng bàn chải, vì ở chính giữa không có gì, các sợi nhựa đã cong hết sang 2 bên.

Sau khi đánh răng xong, tôi cất bàn chải của tôi đi.

Khăn mặt cũng là 1 vấn đề, họ không dùng riêng khăn mặt, chỉ có độc 1 hoặc 2 hay 3 cái, chung cho tất cả, và khăn nào cũng trông có vẻ tốt khi nó khô, nhưng khi nhúng nước, nó trở lên nhớt như một con lươn, khiến tôi rất sợ.

Khỏi phải nói, khi dùng khăn xong, tôi cũng cất đi.

Nhờ giời, quê chồng tôi có 1 bể nước mưa, những con bọ gậy và côn trùng có chân như mái chèo luôn giãy đành đạch trong đó, mỗi khi tôi múc nước vào cái chậu nhôm, luôn phải vớt chúng ra, sau khi than thở với chồng tôi, anh ra ao (tôi kể về cái ao sau) câu lên vài con cá nhỏ nhỏ đòng đong mài mại hay con gì đó anh nói tên mà tôi quên mất, đem thả vào bể...Thật kì lạ, chỉ sau 1 ngày đêm, mọi con bọ trong bể nước mưa đều biến mất hết, tôi chưa kịp cám ơn chồng thì hôm sau nữa, 1 con cá chết thối từ khi nào, mắt lồi ra, bụng ngửa lên, khiến tôi không dám dùng nước mưa hôm đó. mà ra ao thì tôi lại sợ..

Mọi sinh hoạt rửa ráy ở quê chồng tôi, đều ở cầu ao. luôn có mấy con vịt kêu cạc cạc bơi quanh đó. bọn này buổi đêm cũng hay ré lên, khiến tôi cũng mong giao thừa đến sớm, bọn này cũng chung số phận với con lợn đáng ghét.

Cầu ao, là 1 cái bậc, giống như cầu thang nhà tôi, nhưng họ xây khi chưa có nước, khi nước ngập lên, thì gọi là cầu ao, nhà chồng tôi giàu có, lên cầu ao xây bằng đá xanh.

Vào buổi sáng, khi cậu con trai nhỏ của anh chồng tôi muốn đi ngoài, mẹ nó bê nó ra cầu ao, xi nó ỉa, và rửa đít thằng bé tại cầu ao, và thật kì lạ, buổi trưa, chị bê rổ rau ra chính chỗ đó để rửa, tôi sợ, không dám ăn rau.

Cần phải nói để các bạn hiểu, ở quê chồng tôi, cầu ao là nơi làm tất cả mọi việc về rửa ráy, họ rửa tất cả ở đó, chân, bát nồi niêu, bu gà, đáy của cái lồng chim, (toàn phân chim)...Và bọn trẻ con, vẫn ngồi ở cầu ao ỉa xuống.

Tôi cũng thấy, rất nhiều cá con tung tăng ở cầu ao chờ ăn đồ miễn phí.

Về quê chồng, vấn đề vệ sinh thực sự là ác mộng..

Tôi từ bé đến lớn, vẫn dùng hố xí bệt, và tôi hay cầm quyển sách để đọc khi hành sự.

Về quê anh, đi đại tiện thật sự là mối kinh hoàng.

Buổi đêm, đó hầu như là bất khả thi, tôi phải cầm 1 cái đèn pin (đó là lần sau, chứ lần đầu ko có đèn pin tôi phải dùng đèn dầu, cái bóng đèn luôn muốn rơi ra khi tôi di chuyển) đi bộ vòng ra sau nhà, gần cái cửa sổ phòng ngủ của chính tôi, qua chuồng lợn, trèo lên vài bậc chông chênh, và chui vào cái hố xí kinh hoàng đó. Nó có 1 cái lỗ đen kịt, có 2 viên gạch kê chéo để đặt chân, cái lỗ được bịt kín bởi 1 cái tròn như cái đĩa bằng bê tông, giữa có cái lỗ, và 1 que tre to dài chọc vào lỗ đó, để đi vệ sinh, tôi phải cầm vào cán tre kinh tởm đó (tôi luôn lót giấy) mở cái lỗ ra, và đi vào cãi lỗ đen mịt mờ đó, khi xong việc, tôi lại đậy cái lỗ lại sau khi đẩy 1 lớp tro than lên trên.

Và ruồi nhặng thì quá kinh khủng, dù ở đâu, trong nhà hay ngoài sân, tôi luôn nghe tiếng vỗ cánh e e e e của chúng, và chúng luôn bậu vào mặt tôi khi tôi díp mắt buổi trưa, và cố hút cái gì đó quanh mép tôi.

Nhà chồng tôi rất tốt với tôi, tuy nhiên tôi cũng phải làm nhiều việc, tôi luôn phải nấu nướng 1 cái gì đó, tôi có cảm tưởng, ở quê, họ ăn không ngưng nghỉ.

Cái bếp quê chồng là nỗi kinh hoàng với tôi, nó là 1 bãi rác không hơn khi lần đầu khi tôi vào bếp, rơm, củi, cành tre và giấy vụn khắp nơi.

Nó tối mịt dù ban ngày do toàn bộ bếp là màu đen do ám muội, và đun bằng rơm và củi, công nghệ mới được áp dụng là cái lò bằng than có quạt, nhưng lò đó luôn có 1 cái nồi to tướng phía trên đun 1 cái gì đó, hết nước thì đến cám lợn, rồi lại nước.. rồi cám.

Lần đầu tập đun bếp bằng rơm, tôi làm cháy luôn cái que tre dùng để ủn rơm vào, và cũng suýt làm cháy cả cái bếp, trong bếp đầy những tre gỗ nhỏ để đun, rơm thì hết lại ra rút ở vườn..

1 điều làm tôi không vui là bố chồng tôi, mặc dù ông rất quý tôi, đó là việc ông khạc đờm.

Ông hay hút thuốc lào, đó là 1 cái ống tre có cái lỗ để cho thuốc, trong ống tre lại có nước, nước đó tôi làm đổ ra 1 lần và có mùi tởm lợm, bố chồng hay tọp má rít thành tiếng giống như tiếng ta giật bồn cầu.

thuốc lào khiến ông hay khạc đờm, ông hít 1 hơi dài, khạc 1 phát, vài nhổ vào cái ống của riêng ông, giống cái hộp bia 500ml loe miệng. Tôi luôn sợ cái lọ đó, tôi luôn dùng chân đủn nó ra xa vì sợ làm đổ nó.

Nhưng lắm lúc ông lười, ông khạc ở gian giữa (phòng khách) và hít thêm 1 hơi, ông nhổ ra sân, đàn gà bu lại ăn thứ cám cò kì dị đó.

Nhưng tôi ghét nhất khi ông ngồi ở gường tôi ngủ, và khạc đờm nhổ qua của sổ (cánh của sổ tôi luôn đóng kín buổi đêm nhưng ban ngày phải mở) cục đờm bay qua gường của tôi, phi ra ngoài nếu may mắn, nhưng thông thường, cục đờm đó luôn vướng vào chấn song cửa sổ của tôi, quấn rất nhanh vài vòng mà người khạc biết cũng lờ đi. tôi phát điên khi phải lau nó lúc vắng ông, đôi khi tôi quên mất chính xác chấn song nào bị cục đờm bám, thế là phải lau toàn bộ chấn song với cảm giác cục đờm xanh ở mọi nơi, tởm. và để lâu thì nó khô đi, thành 1 thứ keo dính, tôi phải dùng 1 con dao cùng để cạo nó ra.

Mẹ chồng tôi cũng rất tốt với tôi, nhưng bà luôn bị đau gì đó, bà có tật rên.

Cứ đêm là bà đau, đau là rên, lắm lúc bà rên lúc 2 giờ sáng, bà rên kiểu như nửa khóc nửa ai-oán, cộng với tiếng côn trùng nỉ-non khắp nơi, làm tôi nổi gai ốc vì sợ.

Nhà chồng tôi chỉ náo nhiệt từ 28, đó là ngày con lợn bị chọc tiết…

Đó là lúc, cơn ác mộng của tôi bắt đầu, suốt mấy ngày, họ chỉ toàn ăn và uống vào nói, bố chồng tôi khạc đờm gấp 3, mẹ chồng tôi rên to gấp đôi.

4h sáng, tiếng người gọi nhau râm ran, chồng tôi đã dậy từ lúc nào, và tiếng con lợn kêu lập tức đánh thức cả xóm: éc…éc..éc.

Tôi trùm chăn kín đầu, bịt vào tai, mà cũng ko chịu nổi, tiếng chồng tôi và anh chồng và các họ hàng to dần xen với tiếng con lợn đang yếu dần, họ gọi nhau đun nước bê nong bê nia chia thịt, rồi tôi nghe tiếng con lợn rống lên trước khi ằng ặng khi bị đâm, thế là xong đời nó.

Tôi phải dậy, vì không thể nằm khi mọi người dậy hết, tôi giúp đun nước, con lợn đã được cạo lông trắng hếu, giờ tôi biết thêm 1 điều về chồng tôi, hóa ra anh là 1 đồ tể chuyên nghiệp. anh thậm chí biết chọc ngón tay vào chậu tiết để nếm tiết canh đo mặn nhạt. khoắng tiết 1 vòng để biết độ đông đặc lâu nhanh. Họ gọi nhau xẻ thịt rồi nhồi làm dồi, rồi giã làm giò, rồi xẻ để gói bánh chưng, tôi gần rời 2 cánh tay vì phải giã giò, là việc duy nhất tôi biết làm. Rồi suốt cả đêm hôm đó, tôi thức để trông nồi bánh chưng, thú thật ngồi ngủ gật canh nồi bánh mà tôi nhớ Hanoi quá, tôi cũng không thích ăn bánh chưng, nó giống như món xôi giã nát với cục mỡ lầy nhầy chính giữa.

Ở quê, xưng hô cũng là 1 vấn đề, tôi xưng chị với vài đứa trẻ và lần nào mẹ chồng tôi bảo: “ấy ấy phải gọi bằng cậu!”có vẻ như bất kì thàng trẻ con nhem nhuốc nào cũng có thể là cậu tôi hoặc anh tôi, đến nỗi tôi phải chào tất cả bọn ranh con bằng cậu cho chắc.

Suốt cả tết, quê chồng tôi lao vào những cuộc rượu liên mien, chồng tôi say suốt, còn tôi và các phụ nữ thì luôn nấu ăn, dọn, rửa.. rồi lại nấu ăn.

Ở quê, tôi nhận ra ai cũng có thói quen rung đùi, mỗi khi ngồi vào ghế, là chân họ rung lên bần-bật, như chứng động kinh, tôi cố quan sát xem họ rung chân phải hay trái, nhưng hỡi ôi, dù chân phải hay trái thì họ đều rung, có người còn rung cả 2 chân cùng lúc, và nếu họ dựa vào gường của tôi thì rung cả gường, giống như đang có 1 cơn động đất nhẹ.

Đến giờ, tôi cũng ko hiểu sao họ lại run rẩy chân khi ngồi ??

Ở quê, tắm cũng là 1 cực hình, suốt cả ngày nấu nướng dầu mỡ, nếu muốn tắm, tôi phải đun 1 nồi nước (mất cả tiếng để đun nồi nước này) rồi bê vào nhà tắm với 1 chậu nước lạnh, rồi bê vào nhà tắm là 1 phòng hết sức hẹp không hề có mái che (quê chồng tôi, họ nghĩ nhà tắm thì ko cần mái thì phải), trộn nước nóng lạnh với nhau cho vừa, và ngồi xổm, giội từng gáo nước lên người. và phải nhanh trước khi nước nguội, tôi luôn vừa tắm, vừa suýt soa vì lạnh.

Liền ông ở quê chồng tôi hết sức thô lỗ khi ăn, họ luôn nói rất to như cãi nhau, vừa nhai, vừa nói, họ chỉ ngừng nói khi ngậm mồm uống hớp rượu, và chỉ 1 giây là họ tranh nhau nói, và tôi sợ nhất là hút thuốc, họ thả khói đầy nhà, đến nỗi tôi cảm tưởng đang ở phòng hơi ngạt của đức quốc xã. Và miếng thịt nào tôi ăn, cũng cảm tưởng như ăn thịt xông khói.
Và hầu như lúc nào cũng ăn, 8h sáng họ đã bắt đầu bưng lên mâm rượu thịt đầy tú ụ, và ăn đến 10h đêm luôn.

Suốt chục ngày tết quê chồng, tôi không có 1 ngày an lành, rửa dọn nấu, loanh quanh từ bếp đến cầu ao, đầu tóc xổ tung, quần áo tõa tượi…Tôi nhớ Hanoi với phòng ngủ của tôi, bồn tắm của tôi, café sáng của tôi, bàn trang điểm của tôi…

Năm nay, tết lại sắp đến, tôi biết chồng tôi sẽ lại giục tôi về quê ăn tết.

Tôi đã qua phố sinh Từ, mua 1 con dao chọc tiết lợn, bản rộng nhất 15 phân, cán gỗ, đầu nhọn hoắt, giá 95 ngìn đồng, đúc từ nhíp xe ô tô gát 69 của liên xô cũ.

Nếu thàng chồng mở mồm bắt tôi về quê nhà nó ăn tết, tôi sẽ đâm nó chết.

Mà không, tôi sẽ về quê cùng nó, đâm chết cả nhà nó. Từ thàng bố hay khạc đờm đến con mẹ hay rên của nó.

Tôi điên rồi các chị ơi…..

Nguồn: Ở đây

TRUNG QUỐC NGÀY CÀNG LỘ RÕ BỘ MẶT CỦA KẺ GIANG HỒ

Trung Quốc đang ngày càng lộ rõ bộ mặt “giang hồ” của họ, bởi chỉ có những kẻ giang hồ mới hành xử theo cái thứ luật riêng của họ mà bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận xã hội.

Khu trục hạm USS Curtis của Hải quân Mỹ

Những phát ngôn của Bắc Kinh trong vụ Hải quân Mỹ đưa khu trục hạm USS Curtis (DDG 54) tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 30/1/2016 theo thủ tục “đi qua vô hại”, nhằm thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, là một trong những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy lối hành xử “giang hồ” của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lớn tiếng tuyên bố: "Tàu chiến nước ngoài tiến vào (cái gọi là) lãnh hải Trung Quốc, bắt buộc phải có sự phê chuẩn của chính phủ Trung Quốc.

Tàu chiến Mỹ đã vi phạm các quy định của pháp luật Trung Quốc, tự ý tiến vào lãnh hải Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ áp dụng các biện pháp giám sát, phản đối bằng loa phát thanh... theo quy định”.

Còn Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân thì vênh vang cho hay quân đội nước này đã cảnh báo và xua đuổi tàu khu trục của Mỹ khi nó tiến vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn.

Khoan hãy bàn về chuyện Trung Quốc có thực đã cảnh báo và xua đuổi khu trục hạm USS Curtis của Mỹ như lời Bắc Kinh nói hay không, vì dù sao cũng chưa thể kiểm chứng thông báo của Mỹ rằng, không có tàu chiến của quân đội Trung Quốc trong khu vực khi tàu khu trục của Hải quân Mỹ tiến hành tuần tra.

Tuy nhiên, qua lời lẽ của Bắc Kinh, có thể thấy họ chẳng coi “quyền tự do hàng hải” hay “quyền đi qua vô hại” trong lãnh hải được quy định trong Điều 17, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ra gì.

Phản ứng của Bắc Kinh trong sự kiện USS Curtis cũng tương tự như cách họ đã nói, đã làm trong vụ khu trục hạm USS Lassen của Hải quân Mỹ thực thi tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của bãi Đá Su Bi, thuộc quần đảo Trường Sa; hay như các vụ đe dọa các máy bay của Australia, Philippines hồi năm ngoái ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Có thể hình dung kiểu đáp trả của Trung Quốc chẳng khác gì kiểu một tên giang hồ đang chiếm cứ một phương, tưởng bầu trời này, mặt đất này, mặt biển này là của riêng hắn, hắn muốn làm gì thì làm, hắn cho ai qua mới được qua, bỗng một ngày bị một kẻ từ nơi khác tới “thách thức” sự chiếm đóng của mình, liền giãy nảy lên và hăm dọa đòi xử kẻ thách thức theo “luật” của riêng hắn.

Trong khi đó, bản thân Trung Quốc lại là kẻ chiếm đất, chiếm đảo, chiếm biển từ tay người khác bằng vũ lực, bằng thủ đoạn. Và những sự thật này, cả thế giới đều biết, cho dù Trung Quốc muốn phủ nhận, chối bỏ cũng không được.

Biếm họa: Trung Quốc mưu đồ "quây" Biển Đông, biển Hoa Đông thành "ao nhà" của mình

Trung Quốc vẫn khơi khơi nói họ có cái gọi là "chủ quyền" với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên họ làm gì ở trên các đảo, rạn san hô hữu quan ở 2 quần đảo này cũng là hoàn toàn chính đáng, từ việc nạo vét đất, cát bồi đắp, xây đảo nhân tạo đến ngăn cản, hăm dọa tàu thuyền, máy bay, bất kể dân sự, quân sự của các nước khác hoạt động trong những khu vực này.

Tuy nhiên, thực tế Trung Quốc đến nay vẫn không thể đưa ra bất cứ bằng chứng lịch sử, cũng như tài liệu pháp lý nào được công nhận để chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, nếu không muốn nói là Bắc Kinh còn đang “cứng họng” trước những chứng cứ hoàn toàn chống lại luận điệu của họ.

Cơ sở mà Bắc Kinh luôn trưng ra để yêu sách đòi chủ quyền với gần 2/3 diện tích Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là bản đồ “đường 9 đoạn” (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”). Mà tấm bản đồ này thì từ giới học giả cho đến chính phủ các nước trên thế giới đều cho rằng nó thiếu một cơ sở chắc chắn về khía cạnh luật pháp. Nguồn gốc và ý nghĩa của “đường lưỡi bò” hoàn toàn mập mờ, không chính xác đến nỗi bản thân các học giả Trung Quốc cho đến nay cũng không thống nhất được một giải thích hợp lý nào.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa.

Lịch sử thì còn xa xôi, nhưng những thủ đoạn và hành động đê hèn, tàn bạo mà Trung Quốc đã làm để có được quyền kiểm soát với quần đảo Hoàng Sa và một số bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam như bây giờ thì rất gần và không khó để kiểm chứng: nhân chứng vẫn còn, vật chứng vẫn còn, hình ảnh và thậm chí cả video vẫn còn đó. Chỉ cần vào Internet, gõ “Hải chiến Trường Sa”, sẽ thấy video và vô số hình ảnh quân đội Trung Quốc xâm lược, tàn sát đẫm máu các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang canh giữ chủ quyền Tổ quốc ở bãi đá Gạc Ma ngày 14/3/1988. Những hình ảnh về việc Trung Quốc lợi dụng tình hình Việt Nam đang gấp rút thống nhất đất nước, cho tàu chiến đánh cướp trắng trợn phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 cũng không gì có thể xóa bỏ được trong các kho lưu trữ vô tận trên Internet.

Rõ là Trung Quốc đã “vừa ăn cắp” lại “vừa la làng”.

Bộ mặt của kẻ giang hồ cơ hội của Trung Quốc còn bộc lộ rõ qua cách hành xử của Bắc Kinh trong vụ kiện của Philippines. 

Trung Quốc hiện thời cũng không dám “ló mặt” tham dự các phiên tòa xử vụ kiện liên quan đến tranh chấp Biển Đông mà Philippines đã khởi kiện lên Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye từ năm 2013.

Không những vậy, Bắc Kinh còn cáo buộc Philippines đã “lạm dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 để cưỡng chế cơ chế giải quyết tranh chấp, đơn phương đưa ra và cố ý thúc đẩy trọng tài tranh chấp Biển Đông, là khiêu khích chính trị đội lốt pháp lý”. Bên cạnh đó, Trung Quốc khăng khăng cho rằng, là quốc gia chủ quyền và nước ký UNCLOS 1982, Trung Quốc có quyền tự chủ lựa chọn phương thức và trình tự giải quyết tranh chấp và giải pháp mà Bắc Kinh lựa chọn là đàm phán và thương lượng.

Không những cáo buộc Philippines, mà Trung Quốc còn ngang ngược tố cáo Tòa án Trọng tài Thường trực PCA đã bất chấp thực chất vụ án trọng tài là vấn đề chủ quyền lãnh thổ và hoạch định đường biên giới trên biển, cùng vấn đề liên quan, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc, với tư cách là nước ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, làm tổn hại đến tính hoàn chỉnh và tính thẩm quyền của Công ước này.

Ngay trong cái lý lẽ của Bắc Kinh khi “tố cáo” Philippines lạm dụng UNCLOS 1982 đã có lắm điều nực cười, bởi Trung Quốc tự cho họ có quyền lựa chọn phương thức, trình tự giải quyết tranh chấp là đàm phán và thương lượng còn Philippines thì lại không được cậy nhờ đến một cơ chế trọng tài theo luật pháp quốc tế, trong khi giải pháp này là rất hợp pháp, hợp lý, hợp tình và rất văn minh.

Rõ ràng, Bắc Kinh luôn tìm cách biến tấu, diễn giải luật pháp quốc tế theo hướng có lợi cho họ và sẵn sàng không đếm xỉa đến các quy định luật pháp nếu như thấy bất lợi cho họ.

Linh Phương

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng: SỰ THẤT BẠI CỦA NHỮNG CHIÊU TRÒ CHỐNG PHÁ, HẠ THẤP VỊ TRÍ ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG

Theo PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng
Tác giả bài viết (Nguồn: Internet). 
Trong khi nhân dân ta đang có những hoạt động sôi nổi chào mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng thì sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta càng trở nên ráo riết hơn. Chúng trực tiếp tập trung công kích vào Đại hội XII của Đảng từ những vấn đề chính trị, tư tưởng đến vấn đề tổ chức, từ những vấn đề cơ bản trong Báo cáo chính trị đến những vấn đề nhân sự…


Những luận điệu công kích, chống phá được chúng liên tục tung lên Internet, trên các trang mạng xã hội. Chúng dẫn ra những thể chế cộng hòa trên thế giới, rồi ra vẻ khách quan khi cho rằng “một đảng chính trị mở một cuộc hội nghị định kỳ nội bộ của đảng mình thì không phải là chuyện “đại sự” của quốc gia”!
Theo chúng, trong tổng số 90 triệu dân Việt Nam thì chỉ có 4,5 triệu đảng viên, còn lại số đông không phải đảng viên nên sự kiện Đại hội không phải là công việc trọng đại quốc gia, đó là công việc bình thường của một đảng chính trị.
Âm mưu, thủ đoạn của chúng là rất rõ ràng, nếu không thể phá hoại được, không thể làm cho Đảng ta không tổ chức được Đại hội, thì cũng làm suy giảm tầm vóc và ý nghĩa to lớn của Đại hội Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân ta vào những quyết sách của Đại hội và sự lãnh đạo của Đảng.
Ở đây vừa cho thấy âm mưu thâm độc của những kẻ tung ra luận điệu đó, lại vừa cho thấy chúng chẳng hiểu (hay cố tình không hiểu) Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò như thế nào đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Chúng đã “nhầm lẫn” giữa vấn đề đảng với giai cấp, giữa lực lượng tiền phong lãnh đạo với toàn thể nhân dân.
Chẳng quốc gia nào có một đảng chính trị là toàn bộ giai cấp và toàn thể nhân dân (những người trưởng thành) đều là đảng viên của đảng. Đảng chỉ là đội tiền phong của giai cấp; và nếu giai cấp đó là giai cấp tiến bộ, giai cấp lãnh đạo, cầm quyền thì đảng đó cũng đồng thời là người đại diện cho dân tộc và nhân dân của quốc gia đó. 
Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng như thế. Đảng là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Vấn đề lý luận - thực tiễn này, chắc hẳn những kẻ chống phá Đảng cũng đã biết, đã rõ, nhưng chúng vẫn cứ làm ngơ. 
Chúng đã cố tình không thấy những sự kiện trọng đại của đất nước, của dân tộc Việt Nam từ năm 1930 đến nay đều gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng; và những sự kiện của Đảng như đại hội, hội nghị, xác định cương lĩnh và những quyết sách lớn đều là những sự kiện trọng đại của nhân dân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện trọng đại của dân tộc, đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử phát triển của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã làm nên Cách mạng Tháng Tám, bước lên làm chủ xây dựng cuộc sống mới; rồi tiếp đến, giành những thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, bảo vệ đất nước; đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân, với dân tộc trở thành bản chất sự vận động của lịch sử Việt Nam hiện đại.
Đó là hiện thực, là sự thật hiển hiện sinh động trong thực tiễn lịch sử. Vì thế, không thể nói rằng sự kiện trọng đại của Đảng như Đại hội XII lại không phải là sự kiện trọng đại của đất nước, lại không phải chuyện “đại sự” của quốc gia”, như các thế lực thù địch xuyên tạc và hạ thấp. Nếu không phải là chuyện “đại sự” của quốc gia” thì tại sao chúng lại tập trung chống phá như thế. Việc các thế lực thù địch ra sức công kích Đại hội XII của Đảng cũng đã cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của Đại hội trong đời sống chính trị đất nước.
Trước khi diễn ra Đại hội, những hoạt động lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý cho dự thảo các văn kiện trình Đại hội, với sự tin tưởng và quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân đối với những hoạt động chuẩn bị Đại hội của Đảng, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 13, 14 chuẩn bị công tác nhân sự đã thể hiện tính hệ trọng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Đại hội diễn ra với sự thành công tốt đẹp cả về thảo luận các văn kiện trình Đại hội, ra Nghị quyết cũng như việc bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII. Với những công việc trọng đại liên quan đến quốc kế, dân sinh mà Đại hội quyết định, đó không phải là công việc riêng của một đảng chính trị thuần túy như họ nói, mà thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước.
Đại hội XII của Đảng là đại hội tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng (2011 - 2015) và nhìn lại 30 năm đổi mới đất nước, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đề ra mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới trên các lĩnh vực trọng yếu của đất nước; cụ thể hóa tổ chức thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); bầu Ban Chấp hành Trung ương, kiện toàn cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Đó là công việc trọng đại quốc gia, công việc của “ý Đảng - lòng dân”.
Luận điệu hạ thấp ý nghĩa và tầm vóc Đại hội XII của Đảng nhất định bị phá sản bởi chính sự quan tâm, chờ đón và tin tưởng của các tầng lớp nhân dân đối với Đảng và bởi sự thành công của Đại hội. 

Đã có kết luận vụ nghi ăn gạo từ thiện bị ngộ độc

Chị Hồ Thị Nhân là người bị ngộ độc nghi do ăn gạo
Số gạo từ thiện thu giữ lại tại các nhà dân bị ngộ độc sau khi ăn được gửi mẫu đi phân tích và cho kết quả các mẫu gạo đều an toàn.
Sáng nay (1-2), ông Phan Quang Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Nam cho biết, đã có kết quả phân tích các mẫu gạo từ thiện nghi gây ngộ độc cho người dân sau khi ăn.
“Tất cả các mẫu gạo đều an toàn. Các mẫu gạo này đều không nhiễm chất độc hại và đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, ông Dũng khẳng định.
Mẫu gạo thu lại từ nhà người dân bị ngộ độc
Theo ông Dũng, dù đã có kết luận nhưng Chi cục sẽ tiếp tục chờ thêm kết quả phân tích lần cuối. Thông tin này sẽ báo cáo cho các cơ quan chức năng vào ngày 3-2 tới.
Ông Dũng cho hay, kết quả phân tích cho thấy người dân bị ngộ độc không do gạo gây ra. Do vậy, thông tin người từ thiện mua gạo ẩm mốc tặng người dân là không đúng.
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Nam đang cử đoàn công tác về lại xã Phước Trà (huyện Hiệp Đức) để kiểm tra lần cuối.
Đây là địa phương có 3 người dân bị ngộ độc sau khi ăn cơm và nhiều vật nuôi chết sau khi ăn gạo của một nhà từ thiện.
Trước đó, vào chiều 14-1, Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Hiệp Đức cấp cho xã Phước Trà 30 suất quà tết cho người nghèo, do ông Phạm Tấn Sĩ (trú Đà Nẵng) tài trợ.
Mỗi suất gồm có 10kg gạo, 1 gói mì chính, 1 chai nước mắm, 1 chai dầu ăn và xà phòng….
Đến ngày 22-1, xã Phước Trà tặng lại cho 30 hộ dân. Ngay chiều hôm đó, 3 người dân thôn 6 dùng gạo nấu cơm ăn thì bị ngộ độc, phải đi cấp cứu. Một số người dân dùng gạo này cho heo ăn thì bị chết, còn gà đi liêu xiêu.
Trao đổi với PV, ông Phạm Tấn Sĩ cho biết, ông cảm thấy yên tâm sau khi nhận được thông tin trên. Ông Sĩ cho hay những ngày qua ông khá căng thẳng vì vụ việc gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân.
“Tôi làm từ thiện thì tin chắc mình không làm gì sai. Mình làm xuất phát từ cái tâm nên làm sao có chuyện mua gạo ẩm, mốc tặng cho bà con được”, ông Sĩ nói.
theo Trí Thức Trẻ

Chuyện ngược đời: Đám zận chủ lại “đấu tranh” từ bỏ quyền “làm chủ”?!?

Loa Phường

 

Lâu nay, cứ nói đến cái gọi là “phong trào dân chủ” đều gây ấn tượng rằng, họ là nhóm người luôn đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ kiểu phương Tây, trong đó trọng tâm là đòi quyền bầu cử, tự do ứng cử, giám sát bầu cử...Ngày ngày trên mạng ta thấy nhan nhản các nhà “đấu tranh dân chủ”  kêu gào thảm thiết đến đứt cả cổ họng là “chính quyền nhà sản không cho dân được thực hiện quyền dân chủ của mình” như tự do lựa chọn và bỏ phiếu bầu chọn những đại diện quyền lực cho nhân dân là đại biểu Quốc hội và các cơ quan dân cử khác, từ đó ứng cử vào các vị trị lãnh đạo bộ máy Nhà nước. Ấy thế nhưng , sau khi chứng kiến Đại hội Đảng XII thành công, lại thấy trên mạng nhan nhản những kêu gọi tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14! Một số facebooker thắc mắc, phải chăng khi có “quyền” lựa chọn người đại diện quyền lực cho mình thì đám zận chủ này lại tìm cách “chối bỏ không thương tiếc” nhỉ? .




Đám zân chủ cuội kêu gọi phá hoại bầu cử Quốc hội sắp tới
Khi Hội nghị Trung ương 13,14 khóa XI diễn ra, chúng ra rả trên mạng rằng, nhân dân không được “can thiệp” vào quá trình bầu, chọn nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, rằng mấy trăm đảng viên “đóng cửa” bầu bán nhân sự Đảng, Nhà nước mà nhân dân bị gạt ra rìa, rồi hô hào, kích động người dân phải lên tiếng để Đảng CSVN phải cho dân được giám sát quá trình lựa chọn nhân sự của Đảng, rồi chúng thi nhau vẽ ra các phe phái trong nội bộ đấu đá, sát phạt nhau cùng đủ loại “gia cát dự” về chính biến, bạo loạn, lật đổ tranh giành quyền lực sắp diễn ra...
 
 Đến Đại hội Đảng XII, thì toàn bộ quá trình bầu chọn, giới thiệu ứng viên cho các đảng viên lựa chọn được báo chí trong nước cập nhật từng phút một trên hầu khắp các mặt báo, khiến dư luận phải chung một nhân định rằng, chưa bao giờ Đảng CSVN lại công khai việc lựa chọn nhân sự, diễn biến đại hội cho nhân dân tỏ tường đến thế, cũng như người dân đều phải trầm trồ, việc bầu chọn nhân sự trong Đảng thật dân chủ không còn gì để bàn cãi nữa thì chính đám zận chủ và các trang tin của chúng lại la ó rằng, hóa ra trước áp lực “đấu tranh” của chúng nên mới biết các phe phái trong nội bộ đấu đá nhau như thế nào, như vậy các kỳ Đại hội Đảng trước đây phải đấu đá dữ dội và khốc liệt, nội bộ Đảng “tàn ác” hơn bây giờ rất nhiều...
 
Thảm hại thay cho chúng khi dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư, hàng triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lại luôn đoàn kết, thống nhất và đã lãnh đạo đất nước hơn 80 năm qua bất chấp sóng gió, đưa đất nước hòa bình, phát triển như hiện nay khiến chúng ngày càng bó tay, bất lực. Đại hội Đảng XII thành công, biết không còn “sơ múi” gì được nữa thì chúng quay mũi giáo sang tìm cách phá kỳ bầu cử Quốc hội tháng 5 tới đây bằng cách hô hào dân không đi bỏ phiếu, từ bỏ quyền lựa chọn người đại diện quyền lực cho mình – hành vi thể hiện tính hằn học và vô trách nhiệm với bản thân và xã hội chỉ càng khiến chúng thê thảm, mất điểm trước cộng đồng. Điều này thêm lần nữa, khiến dân chúng ngày càng khiếp sợ và tránh xa chúng.