2015/10/17

Nguyễn Lân Thắng đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm


Chiềng Chạ

Chân dung Nguyễn Lân Thắng (Nguồn: Internet)

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nguyễn Lân Thắng là "đứa con lạc loài" trong dòng họ danh giá Nguyễn Lân. Tất cả đều có cái cớ, có nguồn gốc, nguyên nhân của nó. Và status (trạng thái) mới đây nhất của Nguyễn Lân Thắng đã tiếp tục tự minh chứng cho cụm từ "đứa con lạc loài" của dòng họ danh giá Nguyễn Lân và là kẻ núp bóng "đấu tranh" nhưng để kiểm các khoản lợi nhuận nhờ "năng khiếu" chém gió của mình. 

Theo số liệu chứng minh từ khoa học, con người thường có 15 phút đầu óc không được bình thường. Phải chăng, Nguyễn Lân Thắng viết status dưới đây trong trạng thái không được bình thường như vậy? Y viết:
"Tôi chả hiểu sao mấy hôm nay các ông nhà thơ, nhà văn cứ thích cãi nhau chuyện trộm cướp thơ văn... Thế các ông viết thơ văn để than thở chuyện đất nước này bị cướp cho thiên hạ thức tỉnh, hay là thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này..."
"Các ông nhà thơ, nhà văn" mà Nguyễn Lân Thắng nhắc đến là việc ông Nguyễn Xuân Phúc cuối tháng 9/2015 vừa qua lên tiếng nhận bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là của ông Phúc trên mạng xã hội facebook. Việc này đồng nghĩa với việc nếu thật sự như lời ông Phúc nhận thì nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai không phải là tác giả của bài thơ ấy như từ khi bài thơ được công bố năm 2011 đến nay với tên tác giả là bà Quế Mai. 

Trong bài viết của Ngô Xuân Phúc trên facebook dưới dạng "Thư ngỏ" gửi cho tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Phúc xác nhận mình đã làm bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" vào năm 2008. Lúc ấy, Ngô Xuân Phúc đang ở trong quân đội, đơn vị đóng ở Hà Tây (Hà Nội). Theo Ngô Xuân Phúc, bài thơ được anh chia sẻ trên blog cá nhân, trên trang mạng My Space và một số trang khác… Năm 2009, Ngô Xuân Phúc chuyển công tác về Nghệ An rồi phục viên. Năm 2013, tình cờ Ngô Xuân Phúc nghe được ca khúc phổ thơ "Tổ quốc gọi tên mình" trong một chương trình ca nhạc và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Và sau đó, mãi đến cuối năm 2014, Ngô Xuân Phúc mới đọc được loạt bài giới thiệu tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. 

Còn về phía bà Nguyễn Phan Quế Mai, bà cho rằng, việc ông Ngô Xuân Phúc tự nhận mình là tác giả bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là xúc phạm danh dự, nhân phậm của bà. Bà cũng nói sẽ khởi kiện ông Ngô Xuân Phúc trước ngày 10/10/2015 nếu ông Phúc không gửi lời xin lỗi và cải chính. Tuy nhiên, đã qua thời hạn nhưng ông Ngô Xuân Phúc mặc dù không đưa ra được thêm chứng cứ nào minh chứng nhưng cũng không thấy ông xin lỗi bà Nguyễn Phan Quế Mai. 

Đối với các nhà thơ, nhà văn thì mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm của mình được xem như là "con đẻ", được "thai nghén" cho đến khi hoàn thành là mồ hôi, công sức. Vì vậy, việc lên tiếng cho tác quyền của "con đẻ" của mình cũng là việc hiển nhiên, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Nhưng đối với mồm miệng của "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng "chả hiểu sao" và gọi đó là "thích cãi nhau"? "Cái bút" đối với nhà thơ, nhà văn là phương tiện,  nó quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu để hoàn thành tác phẩm của mình trước khi đến với công chúng. Nó không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng cố tình lèo lái câu chuyện sang hướng khác nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng, góp nhụy cho đời sống thêm tươi đẹp hơn.

Không thể phủ nhận vai trò của các nhà văn, nhà thơ, dù ở trong thời đại nào. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng có câu thơ nói về vai trò quan trọng của các "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng" như: "Chở bao nhiêu đạo, thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Nhà văn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội qua câu thơ, qua các tác phẩm văn học. Dùng "cái bút" để "đâm mấy thằng gian", các nhà thơ, nhà văn góp phần làm trong sạch xã hội, đưa các nhân vật phản diện, các nhân vật điển hình cho một xã hội điển hình vào tác phẩm của mình để công chúng cảm nhận hiện thực như thế nào. 

Khi nói "thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này" của Nguyễn Lân Thắng là câu nói xúc phạm đến lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn khi cầm bút. Không phải ai cũng làm được thơ, ai cũng viết được truyện ngắn, tiểu thuyết mà các nhà thơ, nhà văn sinh ra như để dành cho các bài thơ, các tập truyện ngắn hay tiểu thuyết. Năng khiếu viết có sẵn, phải đi cùng với trái tim biết đập cùng nhịp đập của hơi thở cuộc sống, cái đầu lúc tỉnh táo, lúc phiêu du với con chữ, những vần từ bay bổng...thì mới tạo nên chất xúc tác cho các "con đẻ" là bài thơ, là truyện ngắn, là tiểu thuyết của các nhà thơ, nhà văn. "Cái bút" mà Nguyễn Lân Thắng nói, quả thực đúng là "to nhất" đối với những nhà thơ, nhà văn chân chính. Vì qua "cái bút" đấy, họ mới truyền tải được những gì họ muốn phản ánh, muốn nói lên tâm tư, nguyện vọng của bao người về cuộc sống đời thường, về những trăn trở của xã hội..."Cái bút" gắn liền với họ, là thứ quan trọng nhất của họ. 

Nhưng "cái bút" của họ không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng ám chỉ. Luận điệu của Nguyễn Lân Thắng muốn ám chỉ những nhà thơ, nhà văn đã từng dùng "cái bút" để lên án những thói hư, tật xấu, những mặt trái, bản chất ở đằng sau gương mặt giả danh trí thức những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Công Định... Vì thế, sẵn máu thâm thù, hằn học và vừa lợi dụng vụ tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" giữa Ngô Xuân Phúc và đương tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Lân Thắng phiếm chỉ và xúc phạm tới lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn. Với lời lẽ điêu ngoa sẵn có, giọng điệu lấp liếm, chơi trò đánh lận con đen, Nguyễn Lân Thắng đang cố chứng tỏ cho đồng bọn biết đến mình như một kẻ "nhạc gì cũng nhảy" nhưng thực chất là trò "thùng rỗng kêu to" của "đứa con lạc loài" dòng họ Nguyễn Lân mà thôi. 

Chuyện tranh cãi việc bản quyền về "con đẻ" của mình là lẽ đương nhiên, vì đó là sản phẩm của bao mồ hôi, công sức của tác giả thì công chúng mới được đón nhận một sản phẩm chất lượng như vậy. Việc tìm ra tác giả thật sự của một bài thơ, đặc biệt là bài thơ nổi tiếng như "Tổ quốc gọi tên mình" cũng là việc tôn trọng, tri ân và tôn vinh tới họ - những người có công việc "cầm bút" thầm lặng. Chỉ có những kẻ như Nguyễn Lân Thắng chuyên xuyên tạc, bịa đặt các thông tin quen tay, quen mắt nên mới cho rằng, việc "cãi nhau chuyện trộm cắp thơ văn" thành ra "chả hiểu sao". Có lẽ rằng, đối với "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, việc "trộm cắp thơ văn" thì không nên "cãi nhau" mà cứ vô tư dùng vì không mấy quan trọng. 

Đừng để văn hóa Công giáo cô lập trong lòng dân tộc

Mõ Làng


Công giáo truyền bá, phát triển vào nước ta đã bốn thế kỷ rưỡi. Thời gian ấy so với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là muộn, nhưng so với Tin Lành thì sớm hơn rất nhiều. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo Công giáo trải quá trình đã thu được những kết quả trên nhiều lĩnh vực.

Những thành tựu mà Công giáo và những linh mục có tâm huyết đạt được trên lĩnh vực kiến trúc, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, Nôm đạo, văn học Công giáo… đã làm cho tầm vóc văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam song hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở một vài giáo xứ ở Hà Nội, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh cho thấy những quan niệm cổ hủ về văn hóa Công giáo vẫn còn đó và nó đã góp phần "cô lập" Công giáo với dân tộc. 

Thích ứng và hội nhập với một nền văn hóa mà ở đó tôn giáo truyền bá và phát triển là đặc tính chung của hoạt động truyền giáo. Vì các tôn giáo buổi đầu phát sinh chỉ thuộc về một cộng đồng, một quốc gia và chịu ảnh hưởng của văn hóa hoặc mang dấu ấn của văn hóa một cộng đồng, một quốc gia sản sinh ra nó. Một tôn giáo muốn trở thành tôn giáo lớn tất phải nghĩ đến việc truyền bá, phát triển tôn giáo của mình ra các cộng đồng người, các dân tộc xung quanh. Việc chứng đạo có thể bằng hòa bình, có thể bằng chiến tranh đổ máu, song khi xác lập tôn giáo ở những cộng đồng, những quốc gia mới, các tôn giáo thường bị chi phối bởi các nền văn hóa đó.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tán đồng quan điểm không có một Phật giáo chung chung, mà chỉ có Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam… Như vậy, một điều hiển nhiên là Phật giáo đã chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa của các dân tộc đó. 

Ở Việt Nam, không chỉ có Phật giáo mà các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời các tôn giáo đó đóng góp vào văn hóa Việt Nam tạo ra những nhân tố mới làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo các tôn giáo trên diễn ra theo con đường hòa bình.

Có thể nói so với các tôn giáo trên, Công giáo thời kỳ truyền vào Việt Nam là Công giáo của văn hóa Tây Âu hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam, với văn hóa Đông Nam Á. Lẽ ra hoạt động truyền giáo của Công giáo phải tìm ra một“kênh” văn hóa thích hợp để rao giảng "tin mừng". Ngược lại, các thừa sai - những người thực hiện sứ mệnh truyền giáo đã gạt ra ngoài tất cả những gì không thuộc Kitô giáo, cũng có nghĩa là gạt nền văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời trong quá trình truyền giáo. Để rồi kết quả là cộng đoàn giáo dân của họ sống bên lề xã hội, và bên lề nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hệ quả là công cuộc truyền giáo, phát triển đạo diễn ra bất bình thường, hàng ngàn tín đồ phải chứng đạo bằng máu.

Trước Công đồng Vatican II (1962 -1965) đã có biết bao cuộc tranh luận khi âm thầm, khi gay gắt quyết liệt với những chỉ thị, huấn thị, tông huấn, sắc chỉ...cấm đoán hòa nhập văn hóa dân tộc, mà hình phạt đưa ra là vạ tuyệt thông cho những giáo sĩ, giáo dân nào vi phạm. Chẳng hạn như trên lĩnh vực thờ cúng tổ tiên, như tham gia các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc đó. 

Ở Việt Nam, Phật giáo và các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời các tôn giáo đó đóng góp vào văn hóa Việt Nam tạo ra những nhân tố mới làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo các tôn giáo trên diễn ra theo con đường hòa bình.

Đến lượt Công giáo truyền vào Việt Nam thì sao? Có thể nói so với các tôn giáo trên, Công giáo thời kỳ truyền vào Việt Nam là Công giáo của văn hóa Tây Âu hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam, với văn hóa Đông Nam Á. Lẽ ra hoạt động truyền giáo của Công giáo phải tìm ra một "kênh" văn hóa thích hợp để rao giảng tin mừng. Ngược lại, các thừa sai - những người thực hiện sứ mệnh truyền giáo đã gạt ra ngoài tất cả những gì không thuộc Kitô giáo, cũng có nghĩa là gạt nền văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời trong quá trình truyền giáo. Để rồi kết quả là cộng đoàn giáo dân của họ sống bên lề xã hội, và bên lề nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hệ quả là công cuộc truyền giáo, phát triển đạo diễn ra rất không bình thường, hàng ngàn tín đồ phải chứng đạo bằng máu, đặc biệt là thời Nguyễn.

Từ sau Công đồng Vatican II, vấn đề hội nhập mới dần dần được Công giáo khai mở. Cho đến tận cuối những năm 70, các nhà nghiên cứu Kitô giáo Việt Nam mới chỉ ra khái niệm “Việt hóa đạo" trên một số lĩnh vực: Dịch kinh thánh, cải tiến thánh lễ, cải tiến áo dòng, cải tiến các lớp giáo lý…

Các nhà thần học Kitô giáo cho rằng, cụm từ "hội nhập Tin Mừng Kitô giáo vào các nền văn hóa bản xứ" lần đàu tiên được Giáo hoàng Gioan Phao Lô II nhắc đến trong Thông điệp Slavorum Apostoli ban hành năm 1985 để kỷ niệm 11 thế kỷ hoạt động truyền giáo của hai thánh Cyrille và Meethode.

Một phong trào bàn về hội nhập được dấy lên mạnh hơn. Song một số nhà thần học xem ra vẫn chưa ưng dùng thuật ngữ "hội nhập".

Lịch sử cho thấy, hội nhập nghi lễ và lối sống Công giáo với các nền văn hóa các dân tộc mà nó truyền bá diễn ra ngay từ thời kỳ đầu phát triển đạo. Khi truyền giáo ra các nền văn hóa thuộc đế chế Rôma, Kitô giáo thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn hóa đó như: sử dụng triết học Hy Lạp, thích ứng với những nghi lễ, trang phục của nền văn hóa này. Đồng thời Kitô giáo còn bị chi phối bởi văn hóa La Mã, một nền văn hóa đa dạng kế thừa nền văn hóa Hy Lạp.

Khi truyền giáo sang các nước châu Á với một nền văn hóa gần như khác biệt với văn hóa châu Ẩu, nhưng Công giáo đã không đặt ra vấn đề hội nhập. Hoạt động hội nhập chỉ được thực hiện bởi các thừa sai có đầu óc canh tân. Đó là Robert de Nobili (1577 -1656) dòng Tên ở Ấn Độ, Matteo Ricci (1562 - 1610) dòng Tên Trung Quốc, Alexandre de Rhodes (1593 - 1660) dòng Tên ở Việt Nam. Những thừa sai trên có những đóng góp nhất định vào công cuộc truyền giáo và hội nhập vào nền văn hóa của mỗi nước, đáng tiếc về mặt quan phương, những đóng góp của họ đã không được giáo hội chấp nhận.

Chỉ một vấn đề "thờ cúng tổ tiên", một trong những vấn đề quan trọng của hội nhập châu Á đã làm cho 11 đời giáo hoàng quan tâm và kéo dài hàng trăm năm, từ thế kỷ XVII đến năm 1939 mới hé mở.

Đối với giáo hội Công giáo Việt Nam, hoạt động trên lĩnh vực hội nhập nghi lễ và lối sống Công giáo trong nền văn hóa Việt Nam bước đầu cũng đã thu được những kết quả khiêm tốn nhưng đáng trân trọng.

Trước hết, trên lĩnh vực đọc sách, đọc kinh và hát kinh. Công giáo trước Công đồng Vatican II, linh mục đọc Phúc âm bằng tiếng Latinh, người giúp lễ thưa kinh bằng tiếng Latinh, nên giáo dân khó hiểu, rất khó “thông công". Có thể nói đó là một "thánh lễ ngoại". Trong quá trình thực hành “thánh lễ ngoại" khó hiểu với những qui định chặt chẽ ấy, tín đồ Công giáo Việt Nam vài nơi đã dần dần chuyển đổi, đọc bằng biểu cảm, đọc theo cung, theo giọng thể hiện tấm lòng, nỗi niềm buồn vui của mình đối với đấng tôn thờ. Cách đọc ấy còn được trống, phách, bát âm đưa rước phá đi cái niêm luật "ngoại" quy củ vốn có.

Những bài hát thánh kinh mượn nhạc Rôma đưa lời Việt vào, đã thay thế bằng lời Việt dựa trên những giai điệu, làn điệu dân ca Việt Nam để mọi người dễ thuộc, có thể cùng hát.

Trong thực hành nghi lễ Công giáo, một số xứ họ đạo đã tổ chức múa hát dâng hoa, tế hoa, tế giao thừa. Đó là sự tiếp biến nghi thức múa hát chầu Phật; chầu Thánh, là hình thức tế giao thừa nơi đình trung của người Việt. Vãn hoa được đặt lời thường là theo thể thơ lục bát, dựa trên những làn điệu dân ca như hát chèo, hát xoan, hát ả đào, trống quân, ví dặm, phường vải, nam ai, nam bằng, lý con sáo, lý cây bông... Động tác múa hoa cũng được biên đạo từ vũ điệu dân gian, tạo nên tính cộng đồng cố kết tâm linh theo nghi thức truyền thống người Việt. Thánh lễ đã đánh động tâm linh từng con người, bản sắc văn hoá dân tộc vọng đội trong họ để họ cảm nhận mình là người Việt, sống đạo Chúa.

Trong năm phụng vụ Công giáo, Tuần Thánh, nhiều nơi khi diễn sự tích Chúa Giêsu lập bí tích Thánh thể, Chúa Giêsu chịu nạn, được an táng và sau đó sống lại (phục sinh) đã được làm sống động thêm qua những lối diễn tả bằng ca, vè, vãn, kịch, tuồng... 

Thích ứng, hội nhập với văn hóa dân tộc, tạo ra những hình thức diễn xướng mới trong tuần Thánh, chính hình thức diễn xướng mới này đến lượt nó đóng góp vào văn hóa dân tộc Việt Nam.

Sống khu biệt trong các xứ, họ đạo - làng Công giáo với một tôn giáo khác biệt tạo cho cộng đồng giáo dân trở nên xa lạ với các cộng đồng khác xung quanh. Song, người Công giáo Việt Nam về mặt phi quan phương đã không chịu khoanh tay biến mình thành vật lạ. Ngày lễ thánh quan thày xứ, họ đạo tổ chức và mang nội dung của hội làng truyền thống. Ở đó có cờ hội (cờ ngũ sắc), kiệu vàng, nhạc nam, nghi trượng nam, trang phục nam chiếm ưu thế nổi trội.

Với những yếu tố nam (dân tộc) đậm nét, lễ hội Công giáo góp phần quan trọng giải yếu tố đơn nguyên Công giáo mà các giáo sĩ ngoại quốc ra sức duy trì Lễ hội Công giáo góp phần mở rộng không gian, thời gian thực và ảo cho mỗi tín đồ, mỗi cộng đoàn.

Lễ hội Công giáo, ở một số nơi đã mang được hầu hết các nội dung của một lễ hội truyền thống: Hát, hò, trò, tích. Ở đó có hát thánh ca, có múa võ, trắc, trống, dàn nhạc bát âm tấu những điệu hành vân, lưu thủy, tứ đại cảnh. Trong lễ hội và qua lễ hội với các hình thức diễn xướng đậm đà tính văn hóa dân tộc mà tâm hồn người Việt Nam Công giáo thực sự được giải thoát, siêu thoát, bay bổng, hòa đồng và thực sự được “nâng tâm hồn lên" cùng Thiên Chúa Ba Ngôi. Những hình thức sinh hoạt đậm đà yếu tố dân gian còn tạo nên tần số dễ dung cảm, cố kết cộng đồng, tạo sự giao hòa giữa cá thể cũng như cộng đồng dân Chúa với Thiên Chúa. Cộng đồng ấy qua lễ hội để biểu dương sức mạnh của mình, nhưng đó là một cộng đồng CHẶT và RẮN được đoàn ngũ hóa, được diễn ra theo một trật tự, một khuôn mẫu. Lễ hội là dịp người dân quê từ già đến trẻ quanh năm suốt tháng chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" được dịp thi thố tài năng, được thể hiện tài nghệ của mình trước cộng đồng.

Lễ hội Công giáo trở thành một bộ phận không thể thiếu của lễ hội truyền thống Việt Nam, làm phong phú thêm lễ hội truyền thống Việt Nam, nơi mà nó bắt nguồn, nó được nuôi dưỡng. Nếu như các cuộc đi kiệu của nhà thờ Công giáo châu Âu khi truyền vào Việt Nam được biến thành cuộc đi kiệu trong hội làng đượm sắc thái dân tộc thì một số hình thức đi kiệu như kiệu cầu bằng an và cầu được mùa khi thâm nhập vào Việt Nam đã mang những nội dung mới, trở thành lễ thức nông nghiệp của cư dân tròng lúa nước, mùa màng trông chờ vào thời tiết, hoặc được gắn với nghi lễ cầu ngư của cư dân làng Công giáo ven biển hay được biến thành lễ thánh hóa công ăn việc làm của cư dân thành thị.

Công giáo trước Công đòng Vatican II không chấp nhận thờ cúng tổ tiên. Song dưới các hình thức khác nhau nhiều giáo dân vẫn thực hiện nghi lễ này. Nếu xem thờ cúng tổ tiên bao hàm nghĩa rộng với thờ tổ nước, tổ làng, tổ nghề, thì người Công giáo Việt Nam đã có những hình thức tham dự khác nhau. Nhiều xứ đạo, làng Công giáo ở miền Bắc đã chuyển đổi thánh quan thày họ đạo thành ông tổ họ tộc. Ngày kỷ niệm thánh quan thày họ đạo được xem là ngày giỗ họ tộc của tất cả các cư dân chung sống trong họ đạo dù họ mang những họ tộc khác nhau.

Việc thay thế này là một sự chuyển đổi về nội dung, giúp cho những tín đồ Công giáo được khỏa lấp phần nào sự thiếu hụt tâm linh về tông tộc, nguồn gốc. Ở nhiều làng quê, xứ đạo giáo dân vẫn tham dự các nghi thức tưởng niệm những người có công mở đất, lập làng (miền Trung gọi là khai canh, khai khẩn). Việc làm trên không chỉ để tỏ lòng uống nước nhớ nguồn, mà còn thể hiện sự đa phức trong tâm linh người Việt, dù họ là tín đồ Công giáo - một tôn giáo độc thần.

Niềm tin của tín đồ Công giáo Việt Nam ngoài việc hướng về Thiên Chúa (niềm tin chủ đạo), còn hướng về đức Maria về các vị thánh với những chức năng khác nhau. Đức Maria được quan niệm là Mẩu, Thánh Mẫu để cầu xin sự che chở, ban ơn, sinh sôi, nẩy nở. Thánh An Tôn là ông thánh cứu giúp người nghèo, Thánh Mactin chuyên về bắt trộm cưóp, còn thánh Rôcô thì quan phòng việc chữa bệnh tật, dịch hạch. Người Việt còn cầu xin các vị thánh, những vị thần linh ngoài Kitô giáo để cầu xin.

Lối sống đạo của giáo dân Việt Nam cũng bị chi phối sâu sắc bởi văn hóa Việt Nam. Dù sống trong cộng đồng tách biệt, dù bị bọn xấu lợi dụng sự khác biệt về niềm tin tôn giáo để hòng chia rẽ, nhưng từ lâu người Công giáo duy trì sự đoàn kết với những người khác đạo. Đoàn kết lương - giáo được thể hiện rõ nét trong khoán ước xã La Tinh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức xưa được ghi: "Hai bên lương, giáo cùng một làng, có thể cùng dòng họ, phải biết sống với nhau có lý, có tình, nên phải thống nhất với nhau cùng một thể lệ, tôn trọng với nhau, những thể lệ riêng tư, không nên tranh chấp làm phiền nhau, mà nên theo lệ trong tờ khoán".

Tinh thần đoàn kết lương, giáo được thể hiện trong nhiều việc làm cụ thể được sử sách ghi lại, như làng giáo góp tiền sửa chữa chùa cho làng lương, ngược lại làng lương góp tiền xây nhà thờ cho làng giáo... Sau Công đồng Vatican II, vấn đề đoàn kết lưong giáo càng được tăng cường đẩy mạnh.

Cùng với quá trình hình thành nghi lễ trong văn hóa Việt Nam, một lối sống Công giáo được hình thành, một mặt, dựa trên nền tảng của kinh thánh, của triết lý Công giáo, giáo luật, giới răn, mặt khác, còn bị chi phối bởi lối sống, phong tục tập quán và tâm linh tôn giáo - văn hóa truyền thống của người Việt. Công giáo coi trọng và luôn chăm lo củng cố gia đình. Gia đình được xem là hội thánh tại gia. Hôn nhân một vợ một chồng nâng lên thành bí tích của Công giáo là một trong những biện pháp thiết thực bảo vệ gia đình Công giáo được yên ổn và bền vững.

Hương ước, tập tục làng Công giáo vẫn được duy trì phong hóa, tập tục tốt đẹp của người Việt. Kẻ ăn trộm, ăn cắp, ngoại tình, đánh đập vợ con, đối xử bạc bẽo với bố mẹ già đều bị phê phán. Những phong tục tốt đẹp của người Việt như kính già, yêu trẻ, tục mừng thọ được làng giáo duy trì phát huy.

Từ sau Thư chung 1980, với đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc", trong điều kiện của một đất nước đổi mới toàn diện, những giá trị tốt đẹp mà Công giáo Việt Nam hun đúc trên lĩnh vực hội nhập, trong đó có nghi lễ và lối sống đang ngày càng được phát huy. Bởi vì vấn đề hội nhập mới chỉ là bắt đầu và đó là công việc phải tiến hành liên tục.

Đáng tiếc những giá trị văn hóa đã nói ở trên chưa được "hội nhập rộng rãi" trong từng xứ đạo để song hành với chủ trương xây dựng nông thôn mới, làng văn hóa mới của nhà nước. Đừng để văn hóa Công giáo cô lập trong lòng dân tộc.

2015/10/16

VỀ VỤ CƯỚP ĐẤT GIỮA BAN NGÀY Ở NGHI KIỀU


LâmTrực@

Quả là kinh khủng thật, giữa ban ngày ban mặt mà cả một lũ một lĩ dân gian thảo khấu lên tới 500 người, dám ngang nhiên xông vào một trường học, đập phá hàng rào, chặt phá cây xanh, đập phá tài sản, uy hiếp đến tính mạng và sức khỏe của các thầy cô giáo và các cháu nhỏ để cướp đi 700m vuông đất, để làm một con đường dẫn đến Thánh đường giáo họ Yên Lạc.

Cũng kinh khủng thật, khi chỉ với một cú điện thoại, một dòng tin nhắn chỉ đạo của một kẻ bất nhân đôi lốt chân tu nào đó mà cả hàng trăm con cừu ngu ngốc khoác cái vỏ giáo dân công giáo, cùng hàng trăm trang mạng công giáo phối hợp với những trang mạng chống phá đất nước hùng hổ xông lên cổ súy cho hành vi cướp bóc giữa ban ngày, bất chấp đạo đức tối thiểu và pháp luật hiện hành. 

Ngược lại, trước những thông tin về vụ cướp được thực hiện bởi những kẻ cuồng tín, và bởi sự chỉ đạo của những kẻ giấu mặt núp lùm sau chiếc áo choàng tôn giáo, những vị chủ chăn, chức sắc tôn giáo đều cúi gằm mặt im lặng làm ngơ như một sự "khích lệ" cho tội ác. Chính họ, những kẻ cầm đầu vụ cướp thực sự, với bộ mặt "nhân từ" làm vỏ bọc che giấu dã tâm thâm độc, như thường thấy lại làm ra vẻ như họ không hề biết, không hề nghe đến một vụ cướp bóc rùng rợn, không hề biết đến sự hoảng loạn của các cô giáo mầm non và không hề để ý đế sự sợ hãi còn hằn trên những khuôn mặt của các cháu bé ở độ tuổi "búp trên cành" kia. Cũng chính họ lại bịt tai, nhắm mắt để không nhìn, không nghe thấy các cô giáo với tiếng kêu xé lòng, những cháu nhỏ khóc lặng đi vì sợ hãi trước sự hung hãn của lũ côn đồ. Tất nhiên, học cũng im lặng trước những câu hỏi đang đặt ra ngay trong ánh mắt của những người có lương tâm chứng kiến vụ việc. 

Trong lúc vụ cướp đang diễn ra trước sự bất lực của những người có lương tâm, cơ quan hữu trách đã có mặt khuyên bảo và tìm cách liên lạc, phối hợp với những vị chủ chăn kia cùng giải quyết vấn đề. Nhưng đáng tiếc, họ không chỉ im lặng, hèn nhát không dám nghe máy mà còn trốn chui trốn lủi với lý do "đi vắng". Tất nhiên, những người tỉnh táo luôn hiểu rằng, sự thật là họ vẫn đang giấu mặt sai khiến lũ cừu cướp phá và đang cùng nhau phân tích tình hình, hả hê với những gì cướp được, đồng thời tính toán để hợp pháp hóa những gì chúng đang nắm trong tay bằng sức mạnh của lũ ăn cướp.

Xâu chuỗi các sự kiện gần đây có liên quan đến tôn giáo này, người ta thấy một "Cộng đồng nhỏ" tại đất nước này thật đáng sợ và đáng ghê tởm vì những bầy cừu đã được định hướng bởi lũ mặt người dạ quỷ. Chỉ vì miếng ăn hay hơn một chút là vì cái "lợi ích của riêng cộng đồng đó" mà chúng sẵn sàng bán cả lương tâm, thậm chí là cả đức tin.

Tôi không dám tin vào những gì mà người dân nhận định bởi nó quá khủng khiếp và hoàn toàn trái ngược với đức tin tôn giáo. Nhiều người đã cho rằng, chủ mưu của những vụ cướp bóc đất đai của nhà nước và công dân với những lý do "lịch sử" kiểu "Tàu khựa" có liên quan đến tôn giáo này hoàn toàn không phải vì mục đích cộng đồng, mà nó là một âm mưu kích động chia rẽ lương - giáo, phá hoại an ninh trật tự, gây mất ổn định chính trị của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch bịa đặt, vu cáo, bôi xấu chế độ nhằm từng bước thực hiện âm mưu thế tục hóa. Hành động cướp đất ở Nghi Kiều, gây rối, tấn công bắt giữ các cán bộ công an ở Hà Tĩnh và những vụ việc tương tự gần đây đã được thúc đẩy xuất hiện với tần xuất nhanh dần cho thấy xu hướng này của giáo hội tôn giáo này. 

Tất nhiên, riêng vụ cướp ở Nghi Kiều, ngoài mục đích cướp đất để lấy lòng giáo dân, nó còn có mục đích gây mất ổn định mọi mặt tại địa phương, đồng thời thăm dò dư luận cũng như phản ứng của chính quyền, qua đó sẽ tính toán các bước tiếp theo. 

Sự ôn hòa của chính quyền Nghệ An cho thấy sự tôn trọng của đảng và nhà nước đối với tôn giáo này, nhưng nếu còn nhân nhượng mời các chức sắc tham gia giải quyết vụ việc theo cách "họ cũng là một bên phán xử" thì đó là một sai lầm, bởi vụ việc cần được xem xét dưới góc độ pháp luật mà không cần thiết phải xem xét dưới góc độ tôn giáo.

Hôm nay, 700m vuông đất đã bị cướp đi để phục vụ cho mưu đồ đen tối, nếu dư luận vẫn im lặng và pháp luật tỏ ra yếu mềm thì sẽ còn nhiều vụ cướp được thực hiện bởi tôn giáo này. Các nạn nhân khi đó không chỉ dừng lại là các cô giáo mầm non, các cháu nhi đồng Nghi Kiều mà có thể sẽ là chính các bạn và hậu quả của nó sẽ không là 700m vuông mà có thể sẽ là sự vẹn toàn của lãnh thổ.

ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO, BẾN XE MỸ ĐÌNH LÀ HIỆN THÂN CỦA TẦM NHÌN VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ


LâmTrực@

1. 
Dự án đường  sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là nỗi nhức nhối của những nhà quản lý và của người dân. 

Bị chậm tiến độ, đôi vốn cao ngất, gây hỗn loạn giao thông và làm mất dần niềm tin vốn dĩ đã khá ít ỏi vào khả năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Đội vốn là do lỗi của Ban quản lý dự án, tức phía ta, còn chậm tiến độ, làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước là lỗi của chủ đầu tư. 

PGS.TS Nguyễn Đình Thám, Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Đây là lỗi do Ban quản lý (BQL) chứ không phải lỗi của nhà thầu, bởi vì, nhà thầu chỉ liên quan đến vấn đề chất lượng công trình, thi công chậm tiến độ. Riêng việc đội vốn, tăng vốn, không giải phóng được mặt bằng là lỗi do chủ đầu tư, BQL".

Vậy mà cho đến tận hôm nay, nỗi thống khổ của người dân dọc tuyến đường dở dang này vẫn tiếp tục leo thang.

2.
Chưa thấy ai ngạc nhiên khi báo dẫn lời Bộ trưởng Đinh La Thăng hôm 15/10/2015: "Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng".

Con số 500 triệu đối với một người dân là số tiền khổng lồ và có lẽ phải mất cả đời mà chưa chắc có được, vậy mà không hề có ai ngạc nhiên.

Và người dân biết rõ, "lốt" xe ấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm có tên giao thông. Họ cũng biết, chính người dân là những người chịu thiệt thòi tới mức đau đớn nhất.

Thảm trạng quản lý yếu kém trên tất nhiên không phải ai khác, mà chính là Bộ Giao thông Vận tải.

Vậy nên, ai đó không hề quá lời khi nói: "Bến xe Mĩ Đình là hiện thân rõ ràng nhất của tầm nhìn phát triển giao thông của Việt Nam". 

Với người viết, bến xe Mỹ Đình và Đường sắt trên cao là biểu hiện của không chỉ về tầm nhìn mà còn về năng lực quản lý giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.

P/s: Lần này tôi không thể ủng hộ anh Thăng được. Nếu muốn sửa sai và phát triển, anh Thăng nên liên hệ với những người dám viết bài trên blog như thế này. Rất sẵn lòng được giúp anh Thăng, miễn là anh thật lòng.

ÔNG NGUYỄN MINH TRIẾT (25 TUỔI) ĐƯỢC BẦU VÀO TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH


Tấn Lộc

(PLO)- Ông Nguyễn Minh Triết - 25 tuổi, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - là người trẻ tuổi nhất được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020. 

Sáng 16-10, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định đã công bố danh sách 55 người trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2010. 

Trong đó, ông Nguyễn Minh Triết - 25 tuổi, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định- là người trẻ tuổi nhất trúng cử. Ông Triết là con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh. Cuối tháng 6-2014, khi đang giữ chức vụ phó Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ - phát triển sinh viên Việt Nam, ông Triết được Ban Bí thư Trung ương Đoàn cử về làm phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định nhiệm kỳ 2013-2017 theo chương trình cử cán bộ đi đào tạo thực tế tại cơ sở; sau đó ông Triết đảm nhiệm chức vụ bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. 

Tháng 12-2014, ông Triết được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015. 

Cũng trong sáng nay, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định đã công bố ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, được bầu làm bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Tùng sinh năm 1960, quê xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (Bình Định), vào Đảng năm 1987, có trình độ chuyên môn là tiến sĩ sử học. 

Hai phó bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ mới là ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh.

ÔNG NGUYỄN XUÂN ANH LÀM BÍ THƯ THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG


TTO - Sáng 16-10, Đại hội XXI Đảng bộ TP Đà Nẵng đã công bố kết quả bầu Ban chấp hành khóa XXI, danh sách Ban Thường trực Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 cùng các Bí thư, phó Bí thư.

Tân Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (giữa) tại Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXI diễn ra từ ngày 15-17/10

Hội nghị lần thứ nhất BCH Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XXI đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Thành ủy đương nhiệm) giữ chức bí thư Thành ủy Đà Nẵng. 

Hai ông Võ Công Trí (phó bí thư Thành ủy đương nhiệm) và Huỳnh Đức Thơ (phó bí thư kiêm chủ tịch UBND TP) được bầu làm phó Bí thư Thành ủy.

Ông Nguyễn Xuân Anh (sinh ngày 1-1-1976) có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh, hiện là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Trước đó vào tháng 1-2011 tại Đại hội Đảng khóa XI, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương.

Trước khi giữ chức Phó Bí thư Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh đã kinh qua các chức vụ phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư TP Đà Nẵng, rồi phó chủ tịch Thường trực UBND quận Liên Chiểu, sau đó là phó Bí thư Quận ủy Liên Chiểu rồi Bí thư Quận ủy Liên Chiểu.

Ngày 20-6-2011, ông được HĐND TP Đà Nẵng bầu giữ chức phó chủ tịch UBND thành phố.

Ngày 2-4-2014, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng đã bầu ông Nguyễn Xuân Anh giữ chức phó Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015.

Trước đó vào sáng cùng ngày, Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 cũng đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXI.

Theo đó, Đại hội đã biểu quyết thông qua danh sách 58 đồng chí ứng cử để Đại hội bầu 52 người vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XXI. 

Tuổi Trẻ xin gửi đến bạn đọc danh sách BCH Đảng bộ thành phố khoá XXI (theo thứ tự A, B, C...)

Danh sách BCH Đảng bộ TP Đà Nẵng khóa XXI

1. Nguyễn Xuân Anh
2. Nguyễn Phú Ban
3. Đào Tấn Bằng
4. Nguyễn Bá Cảnh
5. Võ Công Chánh
6. Lê Trung Chinh
7. Đặng Việt Dũng
8. Võ Ngọc Đồng
9. Nguyễn Thị Thu Hà
10. Lê Thanh Hải
11. Lê Thị Mỹ Hạnh
12. Nguyễn Thanh Hoàng
13. Trần Đình Hồng
14. Huỳnh Văn Hùng
15. Vũ Quang Hùng
16. Nguyễn Thị Thanh Hưng
17. Phan Văn Kha
18. Trương Chí Lăng
19. Đặng Thị Kim Liên
20. Vũ Ngọc Liên
21. Trần Văn Miên
22. Hồ Kỳ Minh
23. Lê Quang Nam
24. Trần Văn Nam
25. Phạm Nhật Phi
26. Lê Văn Phúc
27. Nguyễn Văn Phụng
28. Nguyễn Thanh Quang
29. Phạm Quý
30. Trần Đình Quỳnh
31. Nguyễn Bá Sơn
32. Trần Văn Sơn
33. Lê Văn Tam
34. Huỳnh Thị Tam Thanh
35. Nguyễn Thành
36. Cao Xuân Thắng
37. Ngô Xuân Thắng
38. Huỳnh Đức Thơ
39. Lương Nguyệt Thu
40. Võ Văn Thương
41. Võ Công Trí
42. Lương Nguyễn Minh Triết
43. Lê Minh Trung
44. Lê Văn Trung
45. Nguyễn Nho Trung
46. Trần Văn Trường
47. Nguyễn Ngọc Tuấn
48. Trần Thanh Vân
49. Phùng Tấn Viết
50. Ngô Quang Vinh
51. Nguyễn Đình Vĩnh
52. Ngô Thị Kim Yến

Danh sách ban thường vụ Đà Nẵng khóa XXI
(Xếp theo thứ tự số lượng phiếu bầu)

1. Trương Chí Lăng
2. Nguyễn Thanh Quang
3. Lê Văn Tam
4. Huỳnh Đức Thơ
5. Lương Nguyệt Thu
6. Võ Công Trí
7. Nguyễn Xuân Anh
8. Trần Đình Hồng
9. Phạm Quý
10. Đặng Việt Dũng
11. Trần Thanh Vân
12. Nguyễn Nho Trung
13. Võ Văn Thương
14. Đặng Thị Kim Liên
15. Hồ Kỳ Minh

ĐĂNG NAM

THÊM GIÁM ĐỐC SỞ 30 TUỔI LÀ CON TRAI NGUYÊN BÍ THƯ TỈNH ỦY HẬU GIANG


Cuteo@: Các bạn Vietnamnet có chút hơi quá: SN 1982 thì không nên gọi là Giám đốc sở 30 tuổi, kể cả có bổ nhiệm năm 2014.

Thêm giám đốc Sở 30 tuổi con nguyên Bí thư lên chức

(Tin tức thời sự) - Con trai nguyên Bí thư Hậu Giang, 30 tuổi, Giám đốc Sở Công thương được bầu vào BCH Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.

Chiều 15/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa 13 nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiến hành bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Theo đó đã bầu 52/59 người vào Ban chấp hành.

Trong danh sách được bầu có Giám đốc Sở Công thương Huỳnh Thanh Phong với 226/320 phiếu, đạt 70,36%, xếp thứ 49/52 ứng viên được bầu.

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang

Ông Huỳnh Thanh Phong, Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang là con trai của ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, người làm đơn xin nghỉ trước tuổi hồi tháng 7 và được Bộ Chính trị chấp thuận hồi tháng 10. Hiện ông là trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang.

Ông Huỳnh Thanh Phong (SN 1982), vào Đảng ngày 22/2/2012 và chuyển Đảng chính thức 22/2/2013; tốt nghiệp Đại học Tài chính, tín dụng. Trước khi làm GĐ Sở Công thương, ông Phong từng giữ chức vụ Trưởng phòng Tín dụng, Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh và được bầu làm Phó giám đốc quỹ này hồi tháng 5/2014.

Trước đó, hôm 13/10, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam cũng đã bầu Giám đốc Sở Kế Hoạch - Đầu tư Lê Phước Hoài Bảo (30 tuổi) vào Ban chấp hành khóa 21.

Ông Lê Phước Hoài Bảo cùng 55 thành viên khác đã được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa mới với số phiếu bầu đạt 65,9%.

Hồ Vũ

Nguyễn Lân Thắng xúc phạm Bác Hồ khiến dân mạng sôi sục

Loa Phường


Sau vụ án Đỗ Đăng Dư bị bạn tù đánh thương tích gây chết người chỉ vì rửa bát bẩn, Nguyễn Lân Thắng với bộ mặt khả ố đã tự chụp bức hình cầm ảnh Bác Hồ kèm lời bình vô cùng mất dạy “Ngày xưa ông ấy rửa bát bẩn trên tàu thì Việt Nam đâu đến nỗi…:v :v”. 




Sự mất dạy, vô liêm sỉ, xúc phạm lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam khiến giới trẻ trên mạng sục sôi, đòi truy lùng và xử lý Nguyễn Lân Thắng cho đỡ tức (như bức hình dưới đây)



Sự bức xúc của dân mạng xuất phát từ lời bình xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từ lâu với lời lẽ mất dạy không kém hơn vụ này là mấy mà chính quyền bất lực không kết tội hay xử lý được Nguyễn Lân Thắng chỉ vì hắn ta sử dụng tài khoản ảo trên facebook (xem ảnh). Có bạn trẻ cho rằng “Một kẻ trộm chó còn bị dân ta đánh chết, chứ nói gì là với một con bò công khai ngày ngày chửi rủa xúc phạm Bác ngay trên đất nước chúng ta hả các bạn. Sẽ phải dằn mặt nó

Một số facebooker lo lắng, trước bức xúc của giới trẻ kiểu “thay trời hành đạo”, “thay pháp luật trị kẻ vô luân” sẽ khiến đám zận chủ lợi dụng vu cáo người dân yêu nước là chính quyền “Đàn áp bất đồng chính kiến”, hay lại giở bài vu cáo “công an đánh người”, và người tấn công sẽ bị pháp luật xử lý nếu gây thương tích cho Nguyễn Lân Thắng, an ủi nhau phải “dùng đầu óc” nghĩ cách trị Nguyễn Lân Thắng, nhưng rốt cục họ chưa nghĩ ra được cách nào trị kẻ này bằng pháp luật. Một bạn cho rằng:
“Xưa nay, phàm khi xử lý việc gì thì thường ưu tiên dùng đầu óc để làm việc trước, thì hiệu quả hơn mà đỡ mệt người. Nhưng xử lý lũ quái thai thì có nói chúng cũng như nước đổ đầu vịt ( không thấm được). Vì thế ưu tiên dùng tay chân. Có ưu điểm: 1 xả được bực tức trong lòng. 2 giúp người yêu nước hả hê. 3 đánh để nó biết còn láo thì còn bị đòn, đánh để lũ rận nó biết còn người yêu nước sẵn sàng trừng trị chúng. Chúng thích " tự do " xuyên tạc, xúc phạm thì được tự do ăn đòn”

Với sự sôi sục, bức xúc này từ cộng đồng mạng có lẽ Nguyễn Lân Thắng nên chủ động tìm đến công an nhờ bảo vệ mình dần đi là vừa. Đồng thời, tránh bức xúc của giới trẻ gây ra những vụ việc đáng tiếc, cần xem xét trách nhiệm của cơ quan công an, cơ quan quản lý truyền thông, tại sao không vào cuộc điều tra, xử lý những kẻ “lộng ngôn”, xúc phạm, phỉ báng lãnh tụ kính yêu của dân tộc, biểu tượng thiêng liêng, tôn kính của nhân dân như Nguyễn Lân Thắng, để hắn ngang nhiên xúc phạm các giá trị xã hội, lòng tự tôn dân tộc, nhất là lãnh tụ của đất nước đến vậy.

Trương Duy Nhất gia nhập làng "Nhà báo tự do"?

Chiềng Chạ

Chân dung Trương Duy Nhất (Nguồn: Internet). 

Trương Duy Nhất từng là một nhà báo nhưng nếu ai chịu khó theo dõi cách làm báo của người đã từng lĩnh án 02 năm với hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự thì thấy nó vừa thiếu chuyên nghiệp lại kém bền vững. 

Sau khi tốt nghiệp khoa văn của trường Đại học Tổng hợp Huế niên khóa 1983 - 1987, Trương Duy Nhất về đầu quân cho Báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong thời gian 08 năm mà không để lại bất cứ một dấu ấn nào. Từ năm 1995 đến 2011, ông là phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung song ở giai đoạn này cũng không khác là mấy so với thời kỳ ông này công tác ở báo Công an tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Có chăng, điều mà Nhất để lại ấn tượng trong đồng nghiệp ở hai cơ quan báo chí đóng chân tại TP Đà Nẵng là cái tên gọi và một cá tính thích làm chuyện ngược đời, chưa ai từng làm và cũng chính bởi cái cá tính khác người, dị biệt này đã rất nhiều lần Nhất làm khổ chính đồng nghiệp và Ban Biên tập Tòa soạn. 

Nghiệp báo của Nhất chính thức kết thúc vào năm 2010 nhưng đến tận năm 2011 Nhất mới chính thức thôi việc theo một quyết định của báo Đại Đoàn kết trụ sở Đà Nẵng. Sau khi thôi việc tại Báo Đại Đoàn kết Nhất đã "toàn tâm, toàn ý" viết blog, sắm cho mình cái danh phận Blogger và blog "Trương Duy Nhất/ Một góc nhìn khác" cũng được ra đời trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, cái gì đến đã đến, 03 năm sau khi không hành nghề báo chí, "ngày 26/05/2013, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày ông Nhất bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo điều 258, Bộ luật Hình sự". 

Nói như thế để thấy rằng, dù cho nghiệp báo không đem đến cho Trương Duy Nhất sự nổi tiếng, tiền bạc nhưng ít nhất nó cũng đã cho Nhất làm một con người chân chính và quan trọng hơn cả, nó còn cho Nhất sự thanh thản của một con người không bị ám ảnh bởi tội lỗi do chính mình gây nên. 

Trương Duy Nhất hiện tại đã ra tù và với một người gần bước qua tuổi 51 thì cơ hội làm lại sự nghiệp từ đầu không phải là đã quá hết. Nhưng, ở đây chỉ xin khẳng định rằng Nhất chỉ có thể lập nghiệp, làm lại từ đầu bằng một nghề nghiệp chứ không phải là nghiệp báo như Nhất vẫn từng làm và được đánh giá là điểm nổi trội nhất ở con người này. Về lí do thì xin được nói luôn: Trong phần lí giải "nguyên nhân khiến một vị LS có thể xem là tài năng như ông Đôn vẫn nghèo lại hoàn nghèo?" blogger Người con đất mẹ có đoạn viết: 

"Nổi đình, nổi đám và nhận được rất nhiều sự quan tâm, chia sẻ từ cộng đồng luật sư từ vụ bào chữa cho bị hại trong vụ Ngô Thanh Kiều và như nhận định của nhiều người thì đó là "vốn" lớn đối với LS Đôn" không chỉ trong việc cải thiện thu nhập mà cả đường tiến thân. Rất nhiều luật sư đã ngỏ lời đề nghị LS Đôn cộng tác hoặc nếu không cộng tác họ sẽ giới thiệu để giúp luật sư Đôn và gia đình đảm bảo được cuộc sống. Vậy nhưng, khi mà tất cả đang tiến triển theo chiều hướng thuận lợi, LS Đôn cũng đã bước đầu nhận được những thành ý đầu tiên từ giới luật sư thì không hiểu vì lí do gì mà "khi đưa ra nhận định về nghề luật sư và giới luật sư Việt Nam, LS Đôn đã hoàn toàn phủ nhận nghề luật sư và đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp" (theo facebook Nhan Thanh)".
 
Cái sai lầm lớn nhất của Võ An Đôn dẫn tới việc bị đồng nghiệp tẩy chay, xa lánh không vì những lí do kiểu trời ơi như năng lực kém hoặc kém thu hút....vân vân và vân vân. Đôn không chỉ một lần đưa ra nhận định có ý nghĩa tấn công và phủ nhận cái gọi là "đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đồng nghiệp", bài viết mới đây nhất của Đôn đăng trên FB cá nhân "TẠI SAO TÔI KHÔNG CHẠY ÁN ĐỂ LÀM GIÀU?" một lần nữa cho thấy dù mang danh là Luật sư nhưng đáng buồn nhất là việc Đôn đã không thuộc về cái cộng đồng đó. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà lịch sử loài người lại tôn thờ và cổ súy cho chủ nghĩa cộng đồng bởi cộng đồng có thể nâng cao giá trị, thúc đẩy giá trị của cá nhân đó nhưng cũng có thể chính nó sẽ biến một con người dù giỏi đến thế nào, kiệt xuất như thế nào trở nên vô thừa nhận! 

Xin trở lại với Trương Duy Nhất. Trong một bài trả lời phỏng vấn BBC hôm 14/10 liên quan vụ thiếu niên Đỗ Đăng Dư tử vong trong khi bị tạm giam, Nhất nói: 
“Tôi thấy lạ là các báo trong nước đưa tin về vụ Đỗ Đăng Dư mà không có điều tra riêng của họ.
"Gần như tờ báo nào cũng đưa tin giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Theo tôi hiểu, đó là cách đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”.
Ông Nhất nói thêm: “Làm báo mà không điều tra riêng mà chỉ đưa tin theo công an thì chẳng ra làm sao cả. Lỡ cơ quan điều tra sai thì sao? Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ".

Tin chắc rằng khi đọc xong mấy lời Nhất nói thì có người đã không cần quá nhiều thời gian ngẫm nghĩ để đi đến tán dương Nhất. Mọi sự bị động, quá trông chờ vào một cái gì đó luôn là cơ chế sản sinh ra những hệ lụy xấu. Tôi hoàn toàn đồng ý rằng trách nhiệm của đội ngũ báo chí không chỉ là phản ánh lại nguyên xi những điều người ta nói, cung cấp, với chức năng định hướng dư luận, làm cầu nối để độc giả công chúng hiểu rõ, hiểu đúng bản chất vấn đề thì việc tự điều tra, xác minh sự việc một cách độc lập là điều mà xã hội cần ở báo chí. Và có như vậy thì báo chí mới thoát khỏi chính cái bóng của mình và thể hiện rõ vai trò của mình trong xã hội bùng nổ thông tin này.

Vậy nhưng, ở đây người viết xin được lật lại vấn đề để thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà sau sự việc đáng tiếc và đau lòng liên quan em Đỗ Đăng Dư, đồng loạt các cơ quan báo chí trong nước "đưa tin theo văn bản do cơ quan điều tra cung cấp”. Nếu ai theo dõi câu chuyện từ đầu hẳn đều biết, sự việc diễn ra với em Đỗ Đăng Dư là quá nhanh và đương nhiên nó đã khiến cho đội ngũ nhà báo trở tay không kịp. Đáng nói hơn, trong khi báo chí chính thống đang trong quá trình tìm hiểu, đăng tải sự việc một cách công khai, chuẩn xác nhất thì lại xuất hiện một đám người mà mục đích và cách họ xuất hiện để thông tin về sự việc không vì sự thật, không vì bản chất của vấn đề. Rất nhiều thông tin về vụ việc đã được đăng tải trên phông nền của sự luận suy mang ý nghĩa cảm tính và chủ quan.

Chủ thể phát ngôn, cung cấp thông tin về vụ việc duy nhất có thể tin tưởng được không ngoài cơ quan điều tra. Và cũng xin lưu ý rằng, trước sự việc có liên quan Công an nên việc giám định pháp y để tìm nguyên nhân dẫn đến cái chết của em Đỗ Đăng Dư đã được thực hiện ở Viện pháp y Quân đội thay vì thực hiện tại Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an. Vậy nên, trong khái niệm cơ quan Điều tra ở đây không phải chỉ có mỗi cơ quan điều tra trong Công an nhân dân. Tính khách quan ở đây vì thế càng trở nên vững chắc hơn. Chính vì vậy, để tránh hỗn loạn thông tin thì việc lấy thông tin từ một chủ thể để đăng tải thông tin là một việc làm hết sức bình thường nếu không nói là đáng làm ngay.

Chưa hết, không phải báo chí cứ thông tin về một vụ việc thì cứ y như rằng bản chất vụ việc đó sẽ đóng đinh tại đó, nghĩa là không có sự bất biến, đổi thay nào. Xin thưa rằng, dù đã đăng tải sự việc hôm nay như thế này nhưng nếu ngày mai hoặc ngày kia xuất hiện những tình tiết có ý nghĩa đảo ngược bản chất sự việc thì hoàn toàn có thể đính chính và thay đổi thông tin. Tính tương đối trong thông tin báo chí được nói đến là vì thế.
........................................................
Như thế, có thể đây là một tín hiệu chứng tỏ rằng Nhất sẽ quay lại nghiệp báo thay vì quay lại nghiệp "blogger" đầy may rủi và khổ đau kia. Vậy nhưng, với việc phát biểu "Làm báo theo lối đó là kém tự trọng và thiếu liêm sỉ" nhằm vào cả làng báo Việt thì thử hỏi rằng sẽ có ai dám chơi cùng Nhất, dám giúp đỡ Nhất? Sự tự trọng và liêm sỷ thì bất cứ nghề nào, ai cũng cần song khi Nhất đã tước bỏ bởi hai từ "kém" và "thiếu" thì có vẻ như Nhất đã không còn cơ hội để quay lại nghề cũ. Có chăng, Nhất chỉ có thể làm báo theo cái cách mà Huỳnh Ngọc Chênh hay Phạm Chí Dũng đang thực hiện: "Nhà báo tự do". 

Bồi thường xong 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn

Tại buổi họp báo công tác tư pháp quý III năm 2015 sáng ngày 16/10, Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước, Bộ Tư pháp cho biết, Tòa án Cấp cao đã giải quyết bồi thường hơn 7,2 tỷ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn.


Ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục bồi thường Nhà nước thông tin với báo chí về công tác bồi thường nhà nước. Ảnh: Thảo Nguyên

Gây ra thiệt hại rồi lại giải quyết bồi thường nên chậm

Lý giải nguyên nhân vì sao số vụ việc đã giải quyết xong thấp hơn nhiều so với năm 2014, ông Nguyễn Văn Bốn cho biết, do nhận thức của một số bộ phận cán bộ chưa đánh giá đúng tầm quan trọng ý nghĩa của công tác bồi thường nhà nước. Khi có vụ việc xảy ra, lãnh đạo một số cơ quan chưa quan tâm tâm đúng mức để xử lý. 

Đội ngũ tham mưu giải quyết bồi thường nhà nước đều là kiêm nhiệm nên công tác này có hạn chế nhất định. Hơn nữa, các vụ việc liên quan đến bồi thường nhà nước thường rất phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan, nhất là các cơ quan tố tụng. Số tiền bồi thường người thiệt hại đưa ra thường rất lớn, nên mất rất nhiều thời gian thương lượng, xác minh, xem xét nên ảnh hưởng đến quá trình giải quyết. 

Theo ông Bốn, nguyên nhân đặc biệt là do những bất cập từ quy định của Luật bồi thường nhà nước hiện này. Cơ quan gây ra thiệt hại lại là cơ quan trực tiếp giải quyết bồi thường. Trình tự, thủ tục còn nhiều bất cập.

Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý không trái Luật

Trả lời báo chí liên quan đến thông tin cho rằng, Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 do Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành có một số quy định không phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý, đại diện Bộ Tư pháp cho biết, Bộ đã thành lập Tổ để rà soát lại tất cả các quy định. Bộ khẳng định rằng, không có quy định nào trong đề án trái với Luật Trợ giúp pháp lý.

Điểm mới của Đề án là đẩy mạnh xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý, thu hút luật dư tham gia. Mới đây, Chính phủ đã ban hành nghị định, trong đó đã quy định, phí luật sư trợ giúp pháp lý tăng rất lớn, một buổi 500 nghìn, 1 ngày là 1 triệu để nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý. 

Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý Nguyễn Thị Minh cho biết thêm, trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước để bảo vệ những người yếu thế. Đề án này có tác động rất lớn và là bước đột phá đối với công tác trợ giúp pháp lý. 

“Đề án lấy người trợ giúp pháp lý làm trung tâm và bảo vệ tối đa quyền lợi của người trợ giúp pháp lý”, bà Minh nhấn mạnh, những người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu tập trung vào vụ việc, nhất là các vụ tố tụng. 

7/8 vấn đề Nhân dân cùng quan điểm với Chính phủ

Tính đến ngày 5/10/2015, Bộ Tư pháp đã nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) ở tất cả các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức Trung ương, 63 tỉnh, TP và 26 cơ quan, tổ chức khác. 

Bên cạnh đó, có khoảng 7 triệu lượt ý kiến của Nhân dân đã tham gia góp ý kiến độc tập thông qua Cổng thông tin điện tử, báo chí, tọa đàm, hội thảo.

Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) nhận được sự đồng thuận cao trong Nhân dân. 7/8 vấn đề trọng tâm đưa ra lấy ý kiến, đa số cùng quan điểm với Chính phủ. 

Riêng vấn đề hình phạt trục xuất, đa số ý kiến Nhân dân ủng hộ phương án giữ như quy định hiện hành. Theo đó, trục xuất có thể được tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể. 

“Cũng có ý kiến ủng hộ phương án 2 trong dự thảo, trục xuất chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung. Chính phủ đề nghị tiếp thu loại ý kiến khác của Nhân dân về việc ủng hộ phương án 2”, Người phát ngôn Bộ Tư pháp cho biết. 

Phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung

Trong quý III, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 452 văn bản của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có 12 văn bản thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, pháp lệnh. Bước đầu phát hiện 19 văn bản có dấu hiệu sai về nội dung theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.

Bộ cũng tham gia, đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 88/103 thủ tục hành chính (TTHC) tại 26 dự thảo văn bản (chiếm 85%); trong 23 dự thảo văn bản thẩm định có TTHC, đã đề nghị sửa đổi hoặc bãi bỏ 63/67 TTHC (chiếm 94%). 

Về công tác thi hành án dân sự năm 2015 (từ ngày 1/10/2014 đến ngày 30/9/2015), số giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết là 533.985 việc, đạt tỷ lệ 89,08%, vượt hơn 1% chỉ tiêu được Quốc hội giao. Về tiền đã giải quyết xong trong số có điều kiện giải quyết hơn 42.819 tỷ đồng, đạt 76% (tăng hơn 3.837,6 tỷ đồng).

Thảo Nguyên (báo Thanh Tra).