PHẠM ĐOAN TRANG NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI VỤ VIỆC Ở ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC
Mấy ngày qua, dư luận đang xôn xao vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Đây cũng là một sự việc mà đám dân chủ cuội rất mong đợi. Ngay sau khi sự việc phức tạp xảy ra, đám dân chủ đã bâu vào với những luận điệu xuyên tạc hết sức xảo trá trên mạng internet. Một trong số các nhà dân chủ đưa ra luận điệu đó là Phạm Đoan Trang. Trên trang cá nhân của mình thị có một dòng status hết sức láo xược với tiêu đề “thiện chí của chó sói”.

Trước các vi phạm nghiêm trọng như dựng trái phép 1 túp lều, đổ đá mạt làm đường, cắm cờ dọc đường, căng băng rôn với nội dung “Đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp xã Đồng Tâm”, sử dụng loa phóng thanh tuyên truyền nhiều nội dung trái phép, kích động về đất quốc phòng, tụ tập đông người kéo lên trụ sở UBND xã để phản ứng chính quyền, cắt loa phóng thanh xã, buộc con em nghỉ học… ngày 30.3.2017, Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 và vụ án “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” theo Điều 173 của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tiếp đó, ngày 15.4, Công an TP.Hà Nội đã bắt 4 đối tượng có hành vi gây rối trật tự công cộng. Ngay sau đó, một số người dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe của các lực lượng ra khỏi xã Đồng Tâm, đập phá 5 xe gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương, giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ công an Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Trước một loạt các hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện sự coi thường pháp luật thì việc xử lý nghiêm là điều cần thiết. Đây cũng là nguyên tắc xử lý mà Bộ luật hình sự đã quy định: “Điều 3. Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.
2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục…”
Trên tinh thần này, đồng chí Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Bạch Thành Định có thông tin với báo chí “Chúng tôi sẽ giải quyết mọi việc theo pháp luật, trên tinh thần XỬ LÝ NGHIÊM những người cố tình kích động, có hành vi giam giữ, bắt người trái pháp luật”, “sẽ khoan hồng với những người nhận thức được hành vi, có ý thức khắc phục hậu quả”. Có thể nói đây là một quan điểm giải quyết hợp tình, hợp lý mà phía chính quyền áp dụng, cách làm này được người dân đồng tình ủng hộ. Thế nhưng Phạm Đoan Trang lại cho rằng: “Bà con có nhận ra mùi sát khí trong những lời ấy?Xin bà con cảnh giác với tâm địa của những con chó sói đội lốt người.Chúng chưa hề hủy quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” với dân xã Đồng Tâm.Chúng chưa hề hứa hẹn sẽ không khởi tố tiếp.”
Người thực hiện hành vi phạm tội thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Còn đối với các hành vi giam giữ người trái pháp luật của những phẩn tử quá khích tại Đồng Tâm đáng bị lên án thì Phạm Đoan Trang lại cho rằng đó là sự tự vệ của bà con.
Trong khi cơ quan chức năng Hà Nội khẳng định do có sự buông lỏng của chính quyền địa phương, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng, xây dựng trên đất quốc phòng nên người dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu nại gửi lên các cấp. Từ tình hình này chính quyền đã khẩn trương giải quyết và đã xử lý nghiêm các cán bộ sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Cụ thể, khai trừ Đảng 8 đảng viên, cách chức 1, cảnh cáo 1, khiển trách 5 (nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch, phó chủ tịch xã, nguyên trưởng công an xã), khởi tố vụ án và khởi tố 3 bị can, bắt tạm giam 2 bị can (nguyên chủ tịch xã, nguyên cán bộ địa chính xã). Ấy thế mà Phạm Đoan Trang lại cho rằng: “Quân của chúng làm sai, vi phạm pháp luật, chúng không xử lý, nhưng đã kịp ngậm máu phun bà con Đồng Tâm trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng.”
Hành vi của những kẻ quá khích có hành vi vi phạm pháp luật thì đáng bị lên án và phải xử lý để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật thì Phạm Đoan Trang lại cho rằng: “Chúng chưa hề có một lời nào đính chính và xin lỗi bà con trên phương tiện truyền thông đại chúng – trên chính những cơ quan đã đưa tin một chiều, sai sự thật về bà con.”
Những luận điệu mà ả này đưa ra toàn là sự xuyên tạc, bóp méo một cách trắng trợn. Tất cả cho thấy bản chất “ngậm máu phun người” của dân chủ cuội Phạm Đoan Trang.
Công Mẫn
THỰC HƯ CHUYỆN BẠCH HOÀN ĐẾN ĐỒNG TÂM
Trong stt mới đây nhất trên Fb Bạch Hoàn đã cho biết vào cuối giờ chiều 19/4/2017, chị ta đã một mình tới Đồng Tâm nhằm "muốn biết sự thật trong một rừng thông tin trái chiều, nhiễu loạn". Bạch Hoàn cũng cho biết thêm, chị mang theo nhiều điện thoại thuộc các mạng dịch vụ khác nhau là Vinaphone, Mobifone và Viettel nhằm tìm hiểu việc "có hay không việc phá sóng điện thoại" và ghi nhận điều này như sau: "Mạng Vinaphone hoàn toàn không có 3G. Mạng Viettel có ký hiệu 3G trên màn hình nhưng tuyệt đối không thể kết nối internet. Mobifone thì trong tình trạng chập chờn. Khi vào trong thôn Hoành, Mobifone lại không thể sử dụng được. Lúc này, Vinaphone chập chờn, tôi truy cập internet được vài phút rồi tậm tịt."
Những điều được nói ra ở trên không quá lạ, bởi đó là những thông tin quá cũ về sự việc. Chi tiết được trích dẫn sau đây từ stt lại rất đỗi đáng quan tâm: "Có một điều chắc chắn là người dân Đồng Tâm đã mất niềm tin. Khi hỏi vì sao đầu làng mọi người lại căng thẳng như thế? Một cụ già trong đoàn nói, thông tin ở đây như thế này và về báo chí, dư luận lại nói như thế này thì nhiều tiền lắm!?. Vừa nói, bàn tay cụ ngửa ra rồi lật sấp lại...,".
Nghe cách nói của Bạch Hoàn, nhiều người sẽ nghĩ ngay và liên hệ tới những điều đã được Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng hay Đoan Trang nói ra mấy bữa trước. Vẫn là niềm tin của người dân với Đảng, nhà nước mà trực tiếp là chính quyền địa phương xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nhưng nó là chuyện "mất" chứ không phải là "được".
Ở đây, chúng ta phải thực thà thừa nhận rằng, sau tất cả những gì đã qua thì niềm tin chắc chắn đã vơi bớt, và việc vụ việc chưa có lối thoát cũng là tác nhân làm cho vấn đề "niềm tin" đang được nói đến vơi bớt thêm đôi phần. Song, câu hỏi đặt ra là liệu người dân có mất niềm tin như Bạch Hoàn nói hay không và liệu có phải chính quyền, báo chí chính thống của nhà nước quá trình đưa tin về sự việc đã gây nên điều đó?
Để giải mã 02 câu hỏi này, tôi đã phải cất công đọc lại những bài báo đã viết, đăng tải phản ánh về sự việc này, nhất là trên báo điện tử (Vnexpress, Hà Nội mới, PLO...) thì mới hay biết rằng: Cho đến nay, các bài báo phản ánh về nội dung này chỉ tập trung vào việc chỉ ra các hành vi sai phạm của người dân Đồng Tâm từ hôm 15/4/2017 tới nay. Các bài báo đó cũng thừa nhận việc chính quyền địa phương mà cụ thể là UBND xã Mỹ Đức đã có nhiều sai phạm, buông lỏng trong quản lý đất đai khiến người dân bức xúc.
Đặc biệt, trong bài báo gần đây sau cuộc trở về từ thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Nhà báo Bảo Hà (1 trong 38 người bị giam giữ) đã đặt ra vấn đề hết sức tích cực khi kêu gọi chính quyền nên đối thoại với dân để tìm ra lối thoát cho sự việc; ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội viết trên Facebook cá nhân kêu gọi đối thoại với người dân để tìm lối thoát cho căng thẳng ở Đồng Tâm.
Nói như thế để thấy rằng, báo chí không những không khiến cho người dân mất niềm tin mà đang gia tăng điều đó.
Quay ngược lại vấn đề, từ sau ngày 15/4/2017, dù không có những thông tin chính thống do người dân Đồng Tâm áp dụng chiến thuật rào làng, không có ai có thể xâm nhập được vào. Đó cũng là lí do khiến, ngay cả báo giới chính thống cũng thiếu thông tin về sự việc. Nhưng, cái sự đáng quan ngại là rất nhiều chủ các tài khoản Fb, mạng xã hội khác đã thường xuyên đăng tải các thông tin về sự việc theo chiều hướng mạnh ai nấy đưa, thiếu kiểm chứng. Trong đó có nhiều thông tin phản ánh thiếu trung thực ý kiến, quan điểm của chính quyền các cấp TP Hà Nội đối với sự việc.
Đáng nói hơn, nhiều tài khoản mạng xã hội đã đặt ra những vấn đề như Đảng, Quốc hội, Chính phủ ở đâu khi vụ việc đang bế tắc. Vấn đề khiếu kiện đất đai, dù không quá nhiều, phổ biến nhưng cũng được đưa ra để mổ xẻ theo hướng, chính quyền ít quan tâm giải quyết khiến người dân bức xúc... Và xin thưa rằng, chính đây là những yếu tố khiến cho tình hình niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương bị giảm sút chứ không phải là mấy nội dung được báo chí chính thống đăng tải!
Với một góc nhìn có phần lệch lạc, chúng ta có quyền nghĩ rằng, Bạch Hoàn đang cố tình thuật lại sự việc để đánh bóng tên tuổi. Tiếc rằng, nữ nhà báo này đã đi quá xa khi cố tình suy diễn sự việc. Với điều này, thì chính cách thông tin của Bạch Hoàn thêm một lần nữa đã khiến cho niềm tin lung lay thêm phần nào và chính chị ta phải chịu một phần trách nhiệm về điều này!
An Chiến