2019/03/30

Vì sao nạn đói lịch sử ở Ấn Độ không được truyền thông phương Tây nhắc đến?

Loa Phường

Những ngày qua báo chí trong nước dành nhiều bài viết nói về nạn đói lịch sử ở Việt Nam do phát xít Nhật gây ra năm 1945 khiến hơn 2 triệu người (10% dân số Việt Nam thời đó) chết đói. Bạn đọc tham gia bình luận đều bày tỏ sự kinh hãi với thảm họa tàn khốc này của lịch sử, thấy được giá trị cuộc sống hòa bình, yên ổn hiện nay và mong mỏi lịch sử dân tộc Việt Nam đừng bao giờ tái hiện lại tháng ngày bi thương đó nữa.


Cùng tham gia sóng truyền thông với báo chí trong nước, trên mạng Internet, một số trang tin lại “điểm danh” những thảm họa nạn đói trong lịch sử nhân loại, như nạn đói ở Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên khiến hàng chục triệu người chết đói và nhấn mạnh đó đều là “nạn nhân” của chế độ cộng sản và cho Chủ nghĩa Marxit là nguyên nhân khiến nạn đói giết hại người dân khủng khiếp nhất của nhân loại. Tất nhiên những thông tin này nhiều thập kỷ nay được truyền thông phương Tây tô điểm đậm nét nhằm “cảnh báo” người dân thế giới về hậu họa của “làn sóng đỏ”. Tuy nhiên, ngoài nạn đói xảy ra ở Việt Nam liên quan đến phát xít Nhật và sự đầu hàng của Pháp và chính quyền bù nhìn còn có nạn đói kinh khủng khác xảy ra ở Ấn Độ giai đoạn 1943-1944 khi đang còn là thuộc địa của Anh khiến hơn 4 triệu (có tài liệu nói là 7 triệu) người chết đói. Sự kiện này đáng ra phải được coi là thảm họa lớn nhất tiểu lục địa Ấn Độ trong thế kỷ 20, thế nhưng không hiểu sao nó chỉ được đề cập tới vài dòng thoáng qua trong lịch sử quốc gia đông dân thứ nhì châu Á này.
"Nạn đói là do lỗi của họ vì đã đẻ sòn sòn như thỏ" - quan chức chính quyền thực dân Vương quốc Anh từng biện bạch về hậu quả của nạn đói ở Ấn Độ giai đoạn 1943-1944 bằng những lời lẽ như thế. Nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất trong giai đoạn này vẫn là Thế chiến II đang ở đỉnh điểm, gạo được đem sang Anh do phát xít Đức hoành hành châu Âu. Nhà hóa sinh Australia, tiến sĩ Gideon Polya, đã gọi nạn đói Bengal là "nạn diệt chủng do con người tạo ra" vì chính những chính sách của chính quyền thuộc địa lúc bấy giờ là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn đói này. Bengal có một vụ thu hoạch dồi dào năm 1942 nhưng người Anh lại đưa phần lớn lương thực từ Ấn Độ sang Anh, gây nên tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong các khu vực mà ngày nay gồm Tây Bengal, Odisha, Bihar và Bangladesh.
Theo lời kể của tác giả cuốn Churchill's Secret War (Chiến tranh bí mật của Churchill), bà Madhusree Mukerjee, bức tranh về nạn đói Bengal khiến người ta lạnh gáy: Bố mẹ bỏ xác con chết đói xuống giếng và sông. Nhiều người lao mình vào tàu hỏa tự tử. Người ta phải đi xin nước cơm để cầm hơi. Trẻ con thì ăn lá cây và cỏ. Mọi người còn không có đủ sức lực để hỏa thiêu người thân qua đời. Không ai còn sức để thực hiện các nghi lễ cho người chết nữa. Chó nhà và chó hoang tha hồ cắn xé đống xác người trong những ngôi làng ở Bengal…
Trong tình cảnh đói khát, những người sống sót là những người đàn ông tới Calcutta để tìm việc, là những người phụ nữ hành nghề mại dâm để có tiền nuôi gia đình. Năm 1943, hàng đàn người đói lả tràn vào Calcutta, phần lớn chết trên đường phố. Trái ngược lại với thảm họa này là hình ảnh binh sĩ Anh ăn uống no đủ trong các câu lạc bộ trên đất Ấn. Nhiều sử gia cho rằng chính quyền thuộc địa lẽ ra có thể ngăn chặn nạn đói một cách dễ dàng. Chỉ cần chuyển tới Ấn Độ vài chuyến lương thực là đủ. Nhưng họ lại không làm gì cả.
Nội các Chiến tranh của Chính phủ Anh đã liên tục nhận được cảnh báo rằng nạn đói có thể xảy ra ở Ấn Độ do chính sách vắt kiệt tài nguyên của Ấn Độ nhưng họ đều phớt lờ. Khi quân Nhật xâm chiếm Miến Điện tháng 3/1942, việc nhập khẩu gạo của Ấn Độ từ Miến Điện đã bị cắt đứt. Miến Điện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thời đó. Thay vì bảo vệ người Ấn Độ trước tình trạng thiếu lương thực, người Anh đã để Ấn Độ tự chịu và tiếp tục xuất khẩu gạo kiếm lời cho các nước không nhập khẩu gạo được từ Đông Nam Á do chiến tranh. Tài liệu cho hay Chính quyền thuộc địa Anh đã xuất 260.000 tấn gạo trong giai đoạn 1942-1943.
Khi nạn đói nghiêm trọng nhất, tháng 7/1943, Toàn quyền Linlithgow đã ngừng xuất khẩu gạo và lại đề nghị Nội các Chiến tranh cho nhập khẩu 500.000 tấn lúa mỳ. Đây là con số tối thiểu để nuôi quân đội. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 4/8 sau đó, Nội các Chiến tranh lại không xếp được lịch cho một chuyến tàu lúa mỳ tới Ấn Độ. Thay vào đó, nội các đã ra lệnh tích trữ lúa mỳ để nuôi người dân châu Âu sau khi họ được giải phóng. 170.000 tấn lúa mỳ từ Australia đã được chuyển sang châu Âu. Người dân Ấn Độ đói lả không được lấy một hạt. Số lượng lương thực và nguyên liệu thô mà Anh tích trữ dành cho nền kinh tế thời hậu chiến đạt 18,5 triệu tấn. Đường và các loại hạt nhiều đến mức phải phủ bạt để ngoài trời.
Nhà cầm quyền Anh lúc bấy giờ thừa biết quyết định của mình sẽ khiến dân Ấn Độ chết đói hàng loạt. Không chịu ứng cứu lương thực, nhưng người Anh cũng không chấp nhận các nước ứng cứu cho dân Ấn Độ. Nội các Chiến tranh đã bỏ qua lời đề nghị hỗ trợ 100.000 tấn gạo Miến Điện từ Subhas Chandra Bose - một nhân vật lỗi lạc của Ấn Độ lúc đó đang về phe Trục (Đức-Italia-Nhật) ở Miến Điện. Họ cũng bác đề nghị gửi lúa mỳ của Canada, từ chối gạo và lúa mỳ mà Mỹ muốn gửi cho người Ấn Độ!?
Về sau, Nội các Chiến tranh Anh cuối cùng cũng ra lệnh gửi 80.000 tấn lúa mỳ và 130.000 tấn lúa mạch ít ỏi cho Ấn Độ vào tháng 11/1943. Quân đội Ấn Độ lúc đó vẫn dùng gạo và lúa mỳ trong nước sản xuất mà lẽ ra có thể dùng để cứu đói cho dân. Nạn đói kết thúc tháng 12/1943.
Lời bào chữa cho đến nay vẫn được bám vào là nước Anh không có tàu thừa để chuyển hàng khẩn cấp. Tuy nhiên, tác giả Mukerjee đã có tài liệu để bác lại lời bào chữa này. Bà dẫn các hồ sơ chính thức cho thấy tàu thuyền chở ngũ cốc từ Australia đã bỏ qua Ấn Độ trên đường tới Địa Trung Hải.
Thái độ thù địch của chính quyền thực dân nhằm vào Ấn Độ không phải là điều mới mẻ. Trong một cuộc họp Nội các Chiến tranh, những người có trách nhiệm thời ấy đã đổ lỗi cho người Ấn Độ tự gây ra nạn đói cho mình, nói rằng họ "đẻ như thỏ". Tác giả Mukerjee nhận định rằng quan điểm của nhà cầm quyền lúc bấy giờ với Ấn Độ khá cực đoan, chủ yếu là vì họ biết không thể giữ Ấn Độ được lâu. Bà từng viết trên tờ The Huffington Post: "Người ta coi lúa mỳ là thức ăn quá quý giá đến mức không thể đem đi cho những người không phải là da trắng, chứ đừng nói là đem cho những đối tượng ngoan cố đang đòi độc lập từ đế chế Anh. Họ thích gom ngũ cốc để nuôi người châu Âu sau khi chiến tranh kết thúc hơn".
Tháng 10/1943, khi nạn đói ở Ấn Độ đang ở đỉnh điểm, trong bữa tiệc xa hoa đánh dấu lễ nhậm chức của Toàn quyền Wavell người ta vẫn phát biểu: "Nạn đói đã qua… Giai đoạn này trong lịch sử Ấn Độ sẽ chắc chắn trở thành Kỷ nguyên vàng sau này, là giai đoạn mà người Anh đã cho họ hòa bình, trật tự, công lý cho người nghèo và mọi người đều được bảo vệ khỏi các nguy hiểm bên ngoài".
Thực ra, chính sách của nhà cầm quyền với khu vực Bengal đang chết đói không có gì khác biệt so với cách đối xử của Anh với Ấn Độ từ trước. Trong 120 năm dưới ách cai trị của Anh, Ấn Độ trải qua 31 trận đói nghiêm trọng. Trong khi 2.000 năm trước khi bị Anh cai trị, Ấn Độ xảy ra 17 nạn đói. Thống kê cho hay tổng cộng, nạn đói do chính sách của người Anh gây ra đã khiến 29 triệu người Ấn Độ chết. Trong khi Anh đã ngỏ lời xin lỗi tới các nước khác như Kenya vì đã gây ra vụ thảm sát Mau Mau, nhưng cho đến nay nước này tiếp tục không đả động đến những nạn đói kinh hoàng ở Ấn Độ do chính sách của họ gây ra.

2019/03/29

Linh mục Lê Ngọc Thanh nói gì sau khi có quyết định phải ra đi?

Mõ Làng 

Theo nguồn tin mới nhất, từ ngày 12/4, Linh mục Lê Ngọc Thanh, người điều hành Ban Truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn sẽ chuyển về nhà thờ Sáu Bọng ở Cần Thơ, thuộc Giáo phận Long Xuyên và là thành viên tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Vĩnh Long.

Linh mục Thanh rời DCCT Sài Gòn sau 10 năm mục vụ tại đây. Trước Linh mục Thanh, một Linh mục khác là Đinh Hữu Thoại cũng đã được Tỉnh dòng thuyên chuyển về mục vụ tại tỉnh Quảng Nam. Vì lẽ đó nên Linh mục Thanh cho rằng: "Nhà dòng có quy định anh em ở một chỗ tối đa là tám năm, trừ vài trường hợp đặc biệt.


Tôi ở Sài Gòn 10 năm rồi, muốn có môi trường mới, nên việc tôi ra đi là rất bình thường. Cá nhân tôi muốn ra khỏi Sài Gòn vì thấy có những nơi mà sự có mặt mình của mình thì sẽ tốt hơn, trong lúc ở Sài Gòn đã có những nhân sự tốt."

Với tư cách cá nhân ông cũng phủ nhận cái gọi là "áp lực từ chính quyền đối với việc thuyên chuyển lần này: "Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, người gắn bó với Vườn rau Lộc Hưng, nói với BBC rằng các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế "chịu áp lực từ chính quyền" nhưng không phải vì lý do đó mà ông đi khỏi Sài Gòn" (Theo BBC). 

Ông này cũng phủ nhận mối tương quan giữa chuyện ông phải ra đi với những diễn biến tại vườn rau Lộc Hưng (Tp Hồ Chí Minh): "Đến giờ phút này thì chưa thấy có liên quan gì giữa việc tôi ra đi và diễn biến ở Vườn rau Lộc Hưng" mặc dù nhiều thông tin nói rằng, đó là áp lực của chính quyền hòng đưa Linh mục Thanh đi để dễ bề xử lý đối với vụ việc. 

Nói như thế để thấy, việc Linh mục Lê Ngọc Thanh được thuyên chuyển địa bàn mục vụ hoàn toàn bình thường; không có bất cứ điều gì đó trái quy định. 

Cũng nói thêm, để tiến tới thuyên chuyển, bổ nhiệm đối với tu sỹ của hội dòng, Ban thường vụ, Hội đồng tư vấn của Dòng sẽ tổ chức họp bàn, và đi đến thống nhất trước khi thực hiện. ĐÓ là quyết định của số đông, của tập thể không phải ý chí của một cá nhân nào đó...

Có lẽ những đồn đoán thất thiệt, những lời nói vào ra xuất phát từ những hành vi của Linh mục này bị chính quyền lên án trước đây. Bài báo "Sự sa đọa ngụy trang dưới lớp vỏ của điều thiện" trên báo Nhân Dân hồi tháng 9/2018 có viết về Linh mục này: "Ðó là những linh mục thường xuất hiện qua rất nhiều cách thức khác nhau để bịa đặt, vu cáo chính quyền; trong bài giảng, họ thường lồng ghép nội dung xuyên tạc, phủ nhận sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, đòi hủy bỏ Ðiều 4 Hiến pháp, xuyên tạc, thóa mạ lãnh tụ cách mạng, phủ nhận sự nghiệp cách mạng và các thành tựu kinh tế - văn hóa - xã hội nhân dân Việt Nam đã đạt được; cầu nguyện cho người vi phạm pháp luật bị Tòa án Nhân dân xử phạt án tù; thậm chí đi đầu một số cuộc tụ tập đông người bất hợp pháp, trong đó huy động cả trẻ em tham gia, ngăn cản trẻ em đến trường, cổ vũ hành vi tiến công lực lượng chức năng, phá hoại trụ sở chính quyền...". 

Báo chí có thể có quyền nói vì họ đại diện cho tiếng nói của dư luận nhưng để can thiệp vào nội bộ DCCT để đưa những Linh mục này rời khỏi địa bàn thì không dễ gì làm được. 

Được biết, cùng với Linh mục Thanh, một Linh mục khác là Nguyễn Ngọc Nam Phong, DCCT Thái Hà, Hà Nội được Tỉnh dòng thuyên chuyển về sinh hoạt tại trụ sở 38, Kỳ Đồng, Tp Hồ Chí Minh. 

Thiếu thần tượng, giới "dân chửi" ca ngợi nhóm tâm thần chính trị Lưu Văn Vịnh

Loa Phường

Ngày 18/03/2019, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên 5 thành viên của tổ chức "Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết" - là Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Công Nghĩa và Phan Trung - các bản án trải từ 8 đến 15 năm tù, do phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự. Trong tuần qua, nhiều bộ phận của dư luận chống đối đã đồng loạt công kích phán quyết của tòa, ca ngợi các bị cáo, và tận dụng các diễn biến trong vụ việc để tuyên truyền chống Nhà nước.

Hướng tuyên truyền này được dẫn dắt bởi thân nhân của các bị cáo và nhóm luật sư bào chữa cho họ, mà tiêu biểu là Đặng Đình Mạnh. 
Cụ thể, Mạnh dùng Facebook cá nhân và các bài phỏng vấn trên BBC, VOA để tung ra 3 lập luận bào chữa cho nhóm bị cáo. Thứ nhất, Mạnh cho rằng vì các tài liệu được dùng làm bằng chứng đều "vô danh, không ghi tên tuổi của ai", chúng không phải là chứng cứ vững chắc để kết tội. Thứ hai, Mạnh cho rằng vì lời khai của các bị cáo được thu thập khi không có luật sư, và các bị cáo nói họ "bị dùng nhục hình, đe dọa, bức cung", không thể dựa vào biên bản ghi lời khai để kết tội.
Ngoài ra, Mạnh khen rằng các bị cáo đã có "thái độ kiên cường, bất khuất", khi hô "đả đảo Cộng sản", "đả đảo phiên tòa" ngay trước tòa. Nhân đó, các cá nhân chống đối khác đồng loạt tận dụng thông tin mà Mạnh tung ra để tôn các bị cáo thành "anh hùng", đồng thời tuyên truyền chống Nhà nước.
Về phía thân nhân bị cáo, Lê Thị Thập, vợ Lưu Văn Vịnh, nói với BBC rằng Vịnh "không hề có ý lật đổ chính quyền". Thập cũng phàn nàn rằng gia đình bà đã bị "canh me, cản trở công việc làm ăn" nhiều lần từ khi Vịnh bị khởi tố.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến:
Thứ nhất, dù chỉ dùng cảm nhận thông thường, những người quan sát vụ việc cũng có thể nhận ra nhóm Lưu Văn Vịnh thật sự có ý định lật đổ chế độ. Chẳng hạn, ngay trong bản thông báo thành lập tổ chức, được soạn vào ngày 15/07/2016, nhóm này đã tuyên bố rằng họ hoạt động để "thống nhất toàn dân" cho "một hành động duy nhất", là "đòi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải trao trả toàn bộ quyền lực về tay nhân dân". Việc các bị cáo hô "đả đảo" trong phiên tòa cũng thể hiện rõ động cơ này của họ. Khi Đặng Đình Mạnh và Lê Thị Thập vừa ca ngợi khẩu hiệu "đả đảo" ("đánh đổ") của các bị cáo, vừa biện hộ rằng các bị cáo không có ý định lật đổ chế độ, họ đã nói dối không chớp mắt. 
Thứ hai, nếu nhóm Lưu Văn Vịnh muốn tỏ ra "kiên cường, bất khuất", họ nên thừa nhận những việc mà mình đã làm. Dám làm mà không dám nhận khi tòa chưa tuyên án, rồi hô khẩu hiệu để lấy lòng ô dù nước ngoài khi án đã tuyên, thì không có gì đáng nể.
Thứ ba, nói gì thì nói, nhóm Lưu Văn Vịnh cũng là những gương mặt không mấy sáng sủa của giới "dân chửi" Việt Nam. Họ thiếu kiến thức chính trị nghiêm trọng, thể hiện qua việc họ yêu cầu "mọi việc hệ trọng của quốc gia, dân tộc đều phải trưng cầu dân ý". Họ tin vào những tin vịt như "Mật ước Thành Đô", chơi thân với những gương mặt tâm thần chính trị ở trong nước như Lê Anh Hùng, hoặc ở hải ngoại như "Tổng thống Chính phủ Việt Nam Cộng hoà Lưu vong" Nguyễn Thế Quang. Khi giới "dân chửi" phải phong hạng người như Lưu Văn Vịnh làm anh hùng, để tút lại khí thế "đấu tranh", thật đáng lo ngại cho tiền đồ của họ.

2019/03/23

Tuyên án kẻ lợi dụng facebook để chống phá Lê Minh Thể


(Tindautruongdanchu)-Tòa án nhân dân quận Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ đã đưa vụ án 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân' với bị cáo Lê Minh Thể ra xét xử ngày hôm nay.

Bị cáo Lê Minh Thể, 55 tuổi, ngụ đường Trần Quang Diệu, phường An Thới, quận Bình Thủy, tỉnh Cần Thơ, bị bắt tạm giam ngày 10/10/2018 theo quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội danh 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân' theo khoản 1 điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017.



Bị cáo Lê Minh Thể tại phiên tòa




Theo cáo trạng của Viện kiểm sát cùng cấp, bị cáo Lê Minh từ đầu năm 2017 đến nay, Lê Minh Thể lập nhiều tài khoản trên mạng xã hội Facebook để đăng tải, chia sẻ, bình luận các nội dung xuyên tạc những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nói xấu chế độ, chính quyền các cấp và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Từ  tháng 6/2018 đến khi bị bắt, Lê Minh Thể dùng tài khoản Facebook cá nhân để kết nối với các đối tượng phản động ở trong và ngoài nước phát trực tiếp các video (livestream) kêu gọi, kích động người dân tham gia biểu tình phản đối dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và Luật An ninh mạng. 







Từ đầu năm 2017, bị cáo Lê Minh ngày nào cũng livestream trên mạng xã hội với những bài viết kích động, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước (Ảnh chụp clip vào ngày 3/12/2017)

Cáo còn nêu, bị cáo Thể lợi dụng facebook như là một công cụ quan trọng để móc nối, cấu kết, phát tán các luận điệu xuyên tạc, đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ đa nguyên, đa đảng,... Ngoài ra, còn sử dụng những bài viết, luận điệu, livesstream kêu gọi kích động biểu tình gây rối, hướng dẫn tiến hành bạo loạn,..
Theo kết luận giám định của Sở TT&TT TP Cần Thơ, trong 7 file livestream của Thể có nội dụng tuyên truyền, nói xấu Đảng, Nhà nước; phá hoại sự đoàn kết toàn dân; gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Gây phương hại đến an ninh chính trị quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Cáo trạng xác định, hành vi của Thể đã xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, trị an tại địa phương.
Trên cơ sở những chứng cứ và các tình tiết diễn ra phiên tòa, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Lê Minh Thể 2 năm tù giam.
Thành Nam

Khi 'nhà chùa' mang 'nữ sinh giao gà' ra làm nhục


Không mặc cả! Không thuế má! Không rủi ro! Không phá sản! Không ai kiểm soát. Chắc các bạn đã phần nào đoán ra ngành dịch vụ “5 không” này rồi. Chỉ có một điều chúng ta ít để ý: Chính chúng ta là nạn nhân, là người tự nguyện bỏ tiền túi làm giàu cho người khác.



“Nguyên nhân chính không phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) mà khiến bị hiếp như vậy. Nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp… Bạn ấy trong tiền kiếp có 2 loại tội, tội thứ nhất là sát hại chúng sinh dã man, tội thứ 2 là về mặt thân thể trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm. Nên bạn ấy bị quả báo”.
Ảnh chụp màn hình đoạn clip bà Yến giải thích nguyên nhân vụ thảm án




Đây là những gì mà Lao Động ghi lại tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh khi một “người nhà chùa” tay cầm mic, trước đông đảo cử tọa, giải thích về cái nghiệp của nữ sinh giao gà xấu số trong vụ thảm án từng gây rúng động dư luận tại Điện Biên.
Chúng ta có thể thấy rõ nhiều điều. Rằng nữ sinh xấu số đáng thương đang bị đem ra làm nhục một lần nữa, dưới danh nghĩa “tâm linh”. Rằng tất cả những điều ấy là hoàn toàn vu khống, bôi đen một nạn nhân đáng thương và nếu có một cái “nghiệp” thì chính những người đang hạ nhục người đã khuất hôm nay đang tạo “khẩu nghiệp” cho chính mình.
Và rằng tất thảy những lời lẽ ấy được nói ra dưới danh nghĩa ngả từ bi, không phải để giáo dục người ta sống thiện tránh ác, mà để người ta muốn yên ổn thì phải “thỉnh vong”, “hóa giải”, “công đức”.
Và đây là những “luận lý” ở chùa Ba Vàng, kèm luôn cái giá:
Đau xương khớp, do 4 kiếp trước hay giết mèo nên kiếp này bị vong mèo theo báo oán cho đau nhức toàn thân. Muốn khỏi thì phải tu tập ít nhất 49 ngày kèm công đức 3 triệu đồng
Kinh doanh ế ẩm do 36 kiếp trước tạo ác nghiệp nên kiếp này vong phá không cho làm, muốn yên ổn thì phải cúng dường (công đức) 6,8 triệu đồng
Bị ung thư vú, 42 kiếp trước không chăm sóc em gái, lại làm nhiều việc ác như cướp đất nên kiếp này, vong về oán cho phải bệnh. Muốn khỏi, phải đóng vào chùa 7,1 triệu đồng.
Số người gọi hồn tại đây bị “vong” đòi 5 triệu thì ít là toàn 7-15 triệu thì nhiều. Tiền ấy vào đâu: Chỉ có 1 địa chỉ duy nhất là vào chùa.
Có lẽ, câu chuyện ở Ba Vàng hôm nay chỉ là tiếp nối “kiếp nạn” dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh hồi đầu năm.
Phải chăng đó chính là mê tín dị đoan, để kiếm tiền từ những người cả tin.
Phật pháp, từ bi vô lượng chỉ có mục đích cao cả là giúp nhân loại thoát khỏi khổ đau. Và để những thứ “ngụy phật pháp” không dọa ma người dân, có lẽ, cần có một tiếng nói, một giải pháp từ chính Giáo hội.
Chứ mặc cả đến từng 50 ngàn tiền dâng sao giải hạn, chứ thóa mạ ngay cả những nạn nhân đau thương để thuyết phục người khác gọi hồn, hóa giải, công đức thì chỉ làm vấy bẩn nhà phật mà thôi.
Anh Đào (Lao động)

Trương Duy Nhất nhập kho

@VệThanh

Thông tin Trương Duy Nhất bị bắt giam tại trại T16 (Bộ Công an) đã bác tin đồn về việc Nhất bị chết hoặc bị đồng bọn thủ tiêu chiếm đoạt tài sản như trước đó mà giới “dân chủ” đưa tin. Song, tin này có tính chính xác tuyệt đối hay không thì vẫn chưa ái dám khẳng định, xác thực.

Đối tượng: Trương Duy Nhất

Tuy nhiên, ngày 20/3 cựu chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội là Phạm Xuân Nguyên đã đăng đàn trên trang facebook cá nhân của mình cho rằng: “TDN đã ở Hà Nội, tại trại tạm giam T16 của cơ quan cảnh sát điều tra, bộ CA. Không biết từ đâu thông tin này đến được vợ Nhất và chị đã gửi một lá đơn đến nơi đó xin được thăm gặp chồng. Sáng nay (20/3/2019) vợ Nhất bay từ Đà Nẵng trên chuyến bay sớm, dự tính 7h30 đến Hà Nội. Nhưng trời nhiều sương mù, máy bay vòng vòng hồi lâu vẫn không hạ cánh xuống được Nội Bài, phải đỗ xuống Cát Bi (Hải Phòng), từ đó một giờ sau mới lại bay về Hà Nội…” Ông Nguyên đã bày ra mâm cỗ do mình đạo diễn và tự thuyết phục cộng đồng với lý lẽ khẳng định rằng Trương Duy Nhất đã bị cho nhập kho, và bắt như thế nào thì ông Nguyên không rõ.

Thông tin trên trang cá nhân của Phạm Xuân Nguyên

Cũng tại thời điểm này, nhiều thông tin từ các tổ chức, cá nhân có xu hướng chống Việt Nam như: Đài Á Châu tự do (RFA); BBC Việt Ngữ; VOA Đài tiếng nói Hoa Kỳ… lại dẫn thông tin cho rằng: “Trương Thục Đoan, con gái của blogger Trương Duy Nhất, cho đài ACTD biết cha của mình đang bị giam tại trại giam T16 ở Hà Nội. Đây là thông tin mới nhất về tung tích của blogger này kể từ khi ông mất tích bí ẩn ở Thái Lan vào ngày 26/1 khi đang xin quy chế tị nạn…” Với nguồn thông tin này, khẳng định về việc Trương Duy Nhất bị bắt và cho nhập kho lại còn rõ nét hơn. Và lý do Nhập kho của Nhất có liên quan đến đại án sai phạm của “Vũ Nhôm”. Mặc dù, nhiều người hiểu cuộc chiến chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam được sự ủng hộ của dư luận trong nước, cũng như được cộng đồng quốc tế khen ngợi, song với các đối tượng chống đối thì đây là cái cớ để vu cáo Việt Nam vi phạm Nhân quyền, thú ép Việt Nam phải ra điều trần “nhân quyền” liên quan đến vấn đề này. 

Song, với những gì đang diễn ra trước mắt, nếu như những thông tin đó là sự thật thì phải khẳng định tài thao lược của “Công an Việt Nam” quá đỉnh cao và nghệ thuật. Và ít nhất bộ mặt nạ của Trương Duy Nhất trước sau gì cũng phải lột và chắn chắn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì những gì đã gây ra.

Bắt tạm giam để điều tra đối tượng lợi dụng facebook để chống phá Nguyễn Thị Huệ

Lợi dụng facebook để tuyên truyền, kích động, chống phá đối tượng Nguyễn Thị Huệ đã bị cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Ia Grai (Gia Lai) thực hiện lệnh bắt tạm giam để điều tra về hành vi 'Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân' theo điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015.

Bị can Nguyễn Thị Huệ (SN 1968, trú thôn Kim Thành, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) là đối tượng lập nhiều tài khoản facebook trên mạng xã hội để thực hiện mưu đồ chống phá chính quyền, Đảng, Nhà nước và nhân dân. 


Bị can Nguyễn Thị Huệ và thông báo về việc bắt tạm giam bị can Nguyễn Thị Huệ để điều tra



Từ năm 2017 các facebook do Nguyễn Thị Huệ tạp ra thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết xuyên tạc về đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; nói xấu, vu cáo chế độ xã hội chủ nghĩa, bôi nhọ, xúc phạm danh dự các cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam.


Với tính chất hành vi có dấu hiệu hình sự, cơ quan công an huyện Ia Grai đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng Nguyễn Thị Huệ để phục vụ cho công tác điều tra. 

Hiện vụ việc đang được cơ quan điều tra công an huyện Ia Grai tiến hành điều tra làm rõ.

2019/03/21

Đối tượng Phuong Ngo trên facebook là ai?

Tindautruongdanchu - Lâu nay chúng ta vẫn thấy đối tượng có tên tài khoản trên facebook 'Phuong Ngo' thường xuyên xuất hiện với cùng với những đối tượng tham gia đánh BOT và tung tên trên mạng xã hội.


Để cộng đồng biết rõ đối tượng có tên tài khoản facebook 'Phương Ngo' thường xuyên xuất hiện cùng với Ngo Long, Trương Châu Hữu Danh, ... trên mạng xã hội là ai? Đấu trường dân chủ xin cung cấp một số thông tin như sau:


Phuong Ngo có tên thật là Ngô Thị Oanh Phương (trú quán số 90 Đường 47, Khu phố 8-Phường Tân Tạo-Quận Bình Tân-TP Hồ Chí Minh) từng mở Công ty mang tên 'Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Ngọc Ca Thương'. 



Tài khoản facebook Phuong Ngo trên mạng xã hội






Trên facebook của Trương Châu Hữu Danh thừa nhận Phuong Ngo làm doanh nghiệp và có 'kêu than' về việc một ai đó chuyển nhầm số tiền gần 200 triệu vào tài khoản của Phuong Ngo. 





Theo thông tin từ trang thông tin doanh nghiệp, thì doanh nghiệp do Phuong Ngo làm giám đốc chính thức được cấp ngày 24-03-2014, ngành nghề kinh doanh không rõ ràng (chưa được xếp vào danh mục nào). Điều đáng lưu ý là vốn điều lệ của công ty này được ghi là 3 và số công nhân là 3.

Như vậy, có thể suy luận rằng công ty này được lập ra nhưng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả nên khi tra từ khóa doanh nghiệp này thì hầu như 'google' cũng rất 'kiệm thông tin' chỉ có 02 thông tin được đề xuất và không thấy bóng dáng sản phẩm của doanh nghiệp này theo tra cứu.



Bản hợp đồng được Trương Châu Hữu Danh đưa ra xác định vị thế của Phuong Ngo là giám đốc Công ty 
Tra cứu thông tin doanh nghiệp của Phuong Ngo trên trang thông tin doanh nghiệp



Điều này cũng lý giải vì sao, Phuong Ngo 'tích cực' chống BOT -được gọi là chống 'BOT bẩn' đến vậy và có thể vẫn luôn mệnh danh là nhà doanh nghiệp trẻ, nhà doanh nghiệp hảo tâm, hết lòng, dốc của vào chống BOT bẩn...

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này trong một bài viết khác!

Mộc Lan

Vụ án Đoàn Thị Hương và những "TV Show" chính trị

Loa Phường

Trong tuần qua, dư luận chống đối đã tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang "bỏ rơi công dân" Đoàn Thị Hương, nhân việc Hương tiếp tục bị Malaysia truy tố vì liên quan đến cái chết của ông Kim Jong Nam, trong nghi phạm người Indonesia đã được chính phủ nước này vận động thả.

Ngày 13/02/2017, tại một sân bay ở Malaysia, hai phụ nữ trẻ đã dùng khăn tay để quệt "chất độc thần kinh XV" vào mắt ông Kim Jong Nam, anh trai của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, khiến ông này tử vong vì ngộ độc sau vài phút. Hai nữ nghi phạm, gồm Đoàn Thị Hương (quốc tịch Việt Nam) và Siti Aisyah (quốc tịch Indonesia), bị Malaysia truy tố vì tội "ám sát" ông Kim Jong Nam. Trong quá trình điều tra, các nghi phạm khai rằng họ tưởng mình được 4 người Triều Tiên thuê đóng một show truyền hình thực tế, trong đó họ phải thực hiện hành vi trêu trọc người khác, chứ không biết đến âm mưu ám sát ông Kim. Luật sư của Đoàn Thị Hương đã đưa ra một số bằng chứng ủng hộ lời khai của thân chủ - bao gồm việc cô Hương từng thực hiện một số vụ "trêu chọc" tương tự ở Việt Nam trước khi đến Malaysia; việc Hương không rửa hết chất độc nguy hiểm dính trên tay; và việc Hương đã mặc nguyên quần áo cũ để trở lại hiện trường, thay vì thay đổi nhân dạng và bỏ trốn.
Trong quá trình xét xử, phía Indonesia đã tiến hành một loạt "hoạt động ngoại giao cấp cao" để thuyết phục Malaysia thả nghi phạm Siti Aisyah. Chẳng hạn, trong năm 2018, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đến gặp Thủ tướng, Tổng Trưởng lý và cảnh sát trưởng Malaysia để vận động. Nhờ quá trình này, phía Malaysia đã thả Siti Aisyah trong phiên tòa ngày 11/03/2019, trong khi giữ lại Đoàn Thị Hương, dù hai nghi phạm bị truy tố với những bằng chứng và cáo buộc giống nhau. Sau khi về nước, Siti Aisyah "được chào đón như một nữ anh hùng, được những viên chức cao cấp nhất đất nước, bắt tay chúc mừng", "được mời đến phủ tổng thống, để bắt tay, 'cảm ơn' Tổng thống Widodo"; trong khi chính phủ Widodo tuyên bố ồn ào rằng cô này được thả nhờ "những nổ lực giải cứu công dân" của họ. Báo chí nước ngoài cho rằng ông Widodo nỗ lực trong vụ "giải cứu" này để làm truyền thông, nhằm giành lợi thế trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng Tư. BBC tiếng Việt bình luận về diễn biến này bằng cách đặt tựa đề "Từ vật tế thần thành con bài chính trị".
Trước khi Siti Aisyah được thả, dư luận phi chính thống Việt Nam không quan tâm nhiều đến số phận của Đoàn Thị Hương. Tuy nhiên, sau khi sự việc diễn ra, họ đồng loạt tuyên truyền rằng Nhà nước Việt Nam đang "bỏ rơi công dân của mình", rằng họ muốn làm người Indonesia thay vì người Việt Nam... Trần Vũ Hải viết rằng "nếu Nhà nước Việt không cứu được công dân Việt" trước ngày 01/04/2019, thì "Nhà nước từ bỏ phương châm ‘đã có Nhà nước lo’, và khuyến khích phong trào ‘đừng đợi Nhà nước, chúng ta tự lo’, tức ‘xã hội dân sự’".
Đáp lại phản ứng của dư luận, ngày 12/03/2019, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã gọi điện cho Ngoại trưởng Malaysia, đề nghị Malaysia trả tự do cho công dân Đoàn Thị Hương, song không được chấp thuận. Trước diễn biến này, một số gương mặt trong giới chống đối, như Nguyễn Trường Sơn, tiếp tục chê trách Nhà nước Việt Nam can thiệp muộn, và "thiếu tôn trọng Malaysia, phản ngoại giao" khi chọn một hình thức vận động công khai và khiếm nhã.
Sau khi xem xét vụ việc, chúng tôi xin đưa ra 3 ý kiến.
Thứ nhất, tòa án Malaysia đã vi phạm các nguyên tắc của nền pháp quyền, khi để bản án được quyết định bởi các tác động ngoại giao, thay vì bởi quá trình điều tra và tố tụng. Không có công lý trong phiên xử Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah. Cùng lúc đó, nghi phạm người Indonesia đã bị biến thành công cụ trong các hoạt động truyền thông dân túy để giành phiếu bầu của Tổng thống nước này. Nền tư pháp bất công của Malaysia, và nền chính trị dân túy của Indonesia không phải là thứ mà dư luận Việt Nam nên ca ngợi và đồng lõa.
Thứ hai, trước khi nghi phạm người Indonesia được thả, tạo cớ cho giới "dân chửi" công kích Nhà nước Việt Nam, các nhà "dân chửi" hầu như không quan tâm đến số phận của Đoàn Thị Hương. Qua biểu hiện này, có thể thấy họ chỉ muốn lợi dụng vụ việc để công kích Nhà nước Việt Nam, chứ chẳng yêu mến gì các "công dân Việt". 

Thứ ba, trong vụ việc này, 2 nghi phạm đã bị biến thành con tốt trong 2 "TV show" chính trị - một của 4 nghi phạm người Triều Tiên, một của Tổng thống Indonesia Widodo. Dư luận Việt Nam nên suy ngẫm để tránh những màn kịch này, thay vì đòi Nhà nước Việt Nam đưa họ vào một "TV show" tương tự như cái mà ông Widodo đang dàn dựng.