2018/08/23

“BÀI TÀU THOÁT HÁNG” KIỂU BẦY ĐÀN MẤT DẠY


Hôm qua, khi đăng status 90% nhạc chúng ta đang nghe là “nhạc hoa lời Việt” thì ngay lập tức có nhiều người phản đối. Có lẽ vì quên gắn thêm chữ cho ra “nhạc thị trường” nên một số ý kiến lấy nhạc đỏ, Bolero... để so sánh và chứng minh ý kiến rằng 90% nhạc sĩ và ca sĩ ta “đạo nhạc hoa ngữ” là sai.
Trong nhiều ý kiến của vài em “bài tàu thoát háng” thì các em này rất ngại và không dám động tới khía cạnh âm nhạc này, có thể các em sợ động chạm đến hàng loạt “người của công chúng” và “công chúng” của họ. Các anh mất dạy lắm! Các anh sợ văn hoá tàu phù thật sự hay các anh chỉ cố gán ghép Cộng sản VN bán nước cho tàu, lệ thuộc tàu? “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” chính là điều đám mất dạy “bài tàu thoát háng” các anh không bao giờ hiểu được, vì nếu hiểu được thì các anh đâu có vắt giò lên cổ chạy như vịt ngày 30/4/1975. Đến nay hậu duệ Đan Nguyên của các anh nó cũng ngu và mất dạy như các anh khi mà cứ hát “biết bao giờ trở về VN”, cái ngu của các anh nó truyền cho con cháu các anh, cái hận các anh cũng làm cho nó hận vì không biết bao giờ mới về được quê hương.
Lắm anh trẻ trâu lớn tuổi các anh cố gán ghép Cộng sản bán nước cho tàu nhưng bản thân các anh thì vẫn ưu ái tàu mà tàn độc với “đồng bào” trong nước, các anh thà xài hàng tàu chứ không sử dụng hàng do “đồng bào” trong nước cực khổ làm ra. Các anh là đám “bài tàu thoát háng” mất dạy nhất trên thế giới này và trong lịch sử loài người!
Các anh ra rả bài xích văn hoá tàu nhưng vẫn chấp nhận nhạc tàu, phim tàu, truyện tàu... vì các anh sợ bị dân chửi cho là đồ ngu, là thứ mất dạy khi dám đem hết chữ tàu trên bàn thờ tổ tiên đi đổ xuống sông. Các anh lại sợ bọn trẻ nó chửi lên đầu vì dám động đến “thần tượng” làng hoa ngữ và làng ca nhạc sĩ “đạo nhạc” tàu. Vì để chứng minh mình có học nên các anh toàn xài ngôn ngữ tàu phù, nhà máy nước thì các anh gọi là “Sài Gòn thủy cục”, máy bay lên thẳng thì các anh gọi là “trực thăng”, trường đại học thì các anh gọi là “khoa học đại học đường”.... các anh mới là đám học trò xuất sắc nhất của văn hoá tàu phù và cũng là bọn mất dạy “khi sư diệt tổ” khi đòi “bài tàu thoát háng”.
Các anh nên thoát khỏi cái “háng” của mình trước rồi hẵng kêu “bài tàu”. Các anh nên kêu gọi vận động đám trần truồng hơn 43 năm nay từ trong nước ra tới hải ngoại, ngon thì chửi cha mắng mẹ mấy đứa ca nhạc sĩ “đạo nhạc” hoa ngữ mà nổi tiếng, các anh cần chửi cha mắng mẹ mấy đứa con nít nhà các anh sao cuồng mấy đứa ca nhạc sĩ nhờ “đạo nhạc” hoa ngữ mà nổi tiếng, các anh cũng cần chỉ lên bàn thờ nhà các anh mà chửi sao tổ tiên nhà anh ai cũng khoái Tâm Quốc diễn nghĩa, Tây Du ký, ....
Danh sách dưới đây là 100 bài nhạc hoa lời Việt làm nên tên tuổi nhiều ca nhạc sĩ Việt, danh sách còn dài lắm và cá là các anh phải thoát khỏi cái “háng” của mình trước khi các anh động tới đám ca nhạc sĩ thích “đạo nhạc” hoa ngữ. Chỉ khi thoát khỏi cái “háng” của mình thì các anh mới hết “hôi háng” để bàn chuyện “bài tàu”.
Mở cửa hội nhập chúng ta như căn nhà nóng bức được gió thổi vào, mát mẻ đấy nhưng cũng đầy bụi. Chúng ta cần tiếp thu các nền văn hoá để phát triển, đó là tinh hoa văn hoá của nhân loại! Những kẻ không cởi bỏ thân phận tay sai đánh thuê thì mãi vẫn là kẻ trần truồng như 43 năm nay, đó là giữ lại cái thân phận của kẻ cởi áo tuột quần chạy khi thua trận. Cái văn hoá cởi áo tuột quần chạy khi thua trận chỉ có ở các người và do các người tạo ra, vì từ trước đến nay, từ đông sang Tây chưa có nền văn hoá nào như vậy. Hãy “ăn mặc” cho có văn hoá rồi hãy bàn chuyện bài văn hoá “tàu” hay “thoát háng”, vì những kẻ trần truồng suốt 43 năm không đủ tư cách nói chuyện văn hoá.
Xem danh sách bài hát trong link:http://vforum.vn/diendan/showthread.php…

2018/08/22

RẬN CHỦ TRONG NƯỚC CHẾ NHẠO “TỔNG BIỂU TÌNH NGÀY 02/9”


 Gió Lành
Trên mạng xã hội những ngày qua xôn xao câu chuyện về những thông tin kêu gọi “Tổng biểu tình toàn quốc vào ngày 02/9”, hay có cả những thông tin kêu gọi vào ngày 04/9. Nhìn vào những lời kêu gọi thì dễ dàng nhận thấy đó đều là những lời kêu gọi của những cái tên lạ lẫm, của số hải ngoại xa xôi. Ngoài việc kêu gọi theo những “hình thức truyền thống” là đăng lời kêu gọi trên mạng xã hội, phát “lai chim” để hô hào kích động... thì lần này còn phát động bằng hình thức viết, tán phát các đồng tiền lẻ với nội dung “02/9/2018 Tổng biểu tình”. 

Bằng việc lập “kế hoạch chi tiết”, hướng dẫn người tham gia biểu tình tự trang bị bom xăng tự chế, súng bắn nước (nạp xăng) để chống lại lực lượng chức năng, buồn cười hơn còn hướng dẫn việc chuẩn bị cả máy bay không người lái để tấn công các bộ chỉ huy công an, quân đội... Qua đó có thể thấy đây không phải chỉ là cuộc kêu gọi biểu tình thông thường, mà mục đích của những vị này chính là muốn tiến hành một cuộc bạo loạn, khủng bố phá hoại trong nước. 
Ngay lập tức, những rận chủ trong nước đã có những phản ứng, mỉa mai những lời kêu gọi “Tổng biểu tình” trên:
Rận chủ Đặng Bích Phượng kể lại câu chuyện khá hài hước để mỉa mai những kẻ ở tận đâu đâu đứng ra kêu gọi: 
Nhà em thấy 1 vị hòa thượng live streams, kêu gọi người dân biểu tình ngày mồng 2/9 tới tại VN. Nhà em thấy ngạc nhiên, hỏi mới biết ổng ở nước ngoài. Nhà em xin kể lại chuyện cũ.
Mấy anh em đi công tác bằng ô tô cơ quan. Dọc đường gặp phải thằng khác đi láo, cậu lái xe hạ kính sau xuống, quay lại bảo cậu ngồi đằng sau:
- Mày chửi nó đi.
Cậu này cười hi hi, bảo anh bức xúc thì anh chửi, chứ sao bảo em?
Đấy là ngồi cùng xe, mà mình ko chửi, lại bảo thằng khác chửi, nói gì đến ngồi ở tận đẩu tận đâu, chẳng thằng nào động được vào 1 cái lông chân.
P/s: Khi đó nhà em ko để ý, chứ biết thế thì chả phải bảo, nhà em cũng tự hạ kính xuống chửi: đm mày đi thế à?”.
Facebook “Nguyễn Tùa Lỹ” đồng tình ủng hộ: “Đúng lưu thông trên đường bát nháo có thể gây tai nạn cho mọi người chưởi là phải!
" đm mày đi thế à ? " là đủ rồi .
 Nhưng còn vị sư ngồi bên kia bờ Thái Bình Dương hô hào cho chúng sinh gặp khổ nạn thì chửi thế nào cho tương xứng đây? Đéo má thằng thầy chùa cơ hội, ngồi không thụ hưởng cúng dường của đàn na tín thí mà còn xô đẩy chúng sanh vào hỏa ngục. 
Ngục vô gián đang chờ chúng mày.
Facebook “Hoangducdoanh Hoang” kêu gọi mọi người “Phải cảnh giác với những lời kêu gọi ngáo đá” như trên.
Nguyễn Thị Tâm (Dương Nội) tỏ ra khá bức xúc: “Đúng, em bị rất nhiều thánh nhảy vào dạy là phải thế lọ thế chai... chứ kiện không ăn thua...! Em bảo giỏi đi mà làm”.
Facebook “Hoang Le Thanh” chỉ rõ bản chất của số này: “Bọn chống cộng cực đoan ở nước ngoài, chúng thành lập đủ thức VNCH lưu vong. Bọn chúng hô hào đấu tranh bằng máu của người khác để chúng lấy cớ làm tiền. Bọn này cũng đói rách, vô dụng, đừng mơ chúng hỗ trợ cho  người đấu tranh trong nước”...
Với những phản đối, mỉa mai của rận chủ trong nước như vậy, mặc dù chưa diễn ra nhưng đã có thể thấy sự thất bại của lời kêu gọi “Tổng biểu tình ngày 02/9”. Ngay đến cả những rận chủ trong nước đứng ra kêu gọi, tổ chức giờ này cũng còn chẳng ai tham gia, huống chi là những lời kêu gọi viển vông, hão huyền trên thì chắc chắn chẳng rận chủ nào thèm đếm xỉa, chỉ tạo thêm trò cười cho thiên hạ mà thôi.

VNTB ĐANG DẠY ĐĨ VÉN VÁY

VNTB DẠY ĐĨ VÉN VÁY


Gió Lành

Đọc bài ở cái link này  http://www.vietnamthoibao.org/2018/08/vntb-tu-nhan-tran-thi-nga-bi-khung-bo.htmlngười ta nói VNTB đang dạy đĩ váy. 
Cái người tên là Lương Dân Lý, trong bài gọi là chồng của phạm nhân Trần Thị Nga (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân; hiện trú tại tổ 10, phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; đang thụ án 9 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" theo điều 88 BLHS) chính là Phan Văn Phong. Lão này thực tế ruồng rẫy vợ, chung chạ với thị Nga. 
Lần lại dòng thời gian sẽ thấy, chính Phan Văn Phong (tức Lương Dân Lý) là người dẫn dắt Trần Thị Nga đến với hội N0-U và thắt chặt quan hệ với Việt Tân. Khi đó, Nga mới trở về tự Đài Loan, thân tàn ma dại, nhận làm việc cho linh mục Hùng – Việt Tân ở Đài Loan để trả nợ cưu mang ở xứ người. Qua Phong bắc cầu, Nga mới móc được vào đám No-U, zận chủ, zân oan quốc nội như Lê Dũng Vova, Lê Hồng Phong,Thảo Teresa. 
Kết quả hình ảnh cho Phan Văn Phong (Lương Dân Lý)
Ảnh: Phan Văn Phong
Còn nhớ, hồi Noel 2013, Nga bị vợ chính thức của Phong rượt đuổi đánh. Khi Nga chạy về nhà thờ Thái Hà vẫn còn người rượt theo đòi “làm cho ra nhẽ” nhưng cha xứ đã che chắn nên thị mới thoát.  
Phong (Lý) và Nga là loại mèo mả gà đồng với nhau. Trong đó, Phong (Lý) là kẻ dẫn dắt, là thành viên của No-U. nên VNTB thật rảnh việc khi dạy cách Lý giãy dụa, chỉ là dạy đĩ vén váy thôi!

MẠO NHẬN ĐẠI TÁ, GIÁO SƯ, LÔI KÉO THÀNH LẬP TỔ CHỨC TRÁI PHÉP

QĐND- Từ tháng 10-2016 đến nay, ông Nguyễn Ngọc Luân đã mạo nhận là đại tá, giáo sư, tiến sĩ quân đội; lợi dụng hình ảnh, uy tín của một số đồng chí nguyên là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội để vận động, lôi kéo nhiều người tham gia cái gọi là “Ban liên lạc Người có công Việt Nam” (sau đây gọi tắt là ban liên lạc). Đây là một tổ chức hoạt động tự phát, hoạt động trái phép khi chưa đủ điều kiện pháp lý…

Cựu thượng sĩ mạo nhận là đại tá, giáo sư

Đầu tháng 7-2018, trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện một nhóm người tự xưng là ban liên lạc đi tuyên truyền, vận động, lôi kéo một số cựu chiến binh (CCB) và cán bộ nghỉ hưu các bộ, ban, ngành trên địa bàn thành phố tham gia nhằm thành lập “một tổ chức xã hội đặc thù” để thực hiện cái gọi là: Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, bảo vệ những người có công.

Hoạt động của tổ chức này thời gian vừa qua có một số dấu hiệu bất thường, gây bức xúc dư luận. Từ thông tin phản ảnh, kiến nghị, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) đã vào cuộc tìm hiểu, xác minh, làm rõ. Thông tin từ Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cho biết: Ban liên lạc do ông Nguyễn Ngọc Luân, sinh năm 1942, quê ở xã Hà Giang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; trú tại số 8, Tô Hiệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, TP Hà Nội lập ra từ tháng 10-2016 với mục đích vận động, kêu gọi số CCB và cán bộ nghỉ hưu các bộ, ban, ngành tham gia để tiến hành thành lập “Hội Người có công Việt Nam” trên toàn quốc.

Để gây dựng thanh thế, ông Nguyễn Ngọc Luân đã mạo nhận là đại tá, giáo sư, tiến sĩ trong quân đội; đồng thời tự ghi tên một số đồng chí nguyên là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội vào danh sách ban liên lạc để tuyên truyền, vận động, lôi kéo, tập hợp người tham gia. Trên thực tế, ông Luân có quá trình công tác trong quân đội từ năm 1966-1977, cấp bậc chỉ là thượng sĩ, đơn vị công tác ban đầu là Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 229 Công binh, Quân khu 4 sau đó chuyển sang Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 144. Tháng 5-1977, ông Luân chuyển ngành sang Ngân hàng Nhà nước và đi học tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Đến năm 1979, ông này về nước làm giáo viên Trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng. Năm 1989, ông Luân nghỉ chế độ mất sức lao động và tham gia sinh hoạt Đảng, hội CCB ở nơi cư trú trước đây (phường Quang Trung, quận Đống Đa, TP Hà Nội). Vừa qua, Hội CCB phường Quang Trung đã đề nghị xóa tên ông Nguyễn Ngọc Luân khỏi danh sách CCB của quận vì không tham gia sinh hoạt.

Tùy tiện đưa tên nhiều tướng lĩnh để gây thanh thế

Theo danh sách ban liên lạc ngày 6-1-2018, có chữ ký của ông Nguyễn Ngọc Luân: Có 89 thành viên, trong đó có 55 thành viên nguyên là cán bộ quân đội là trưởng, phó ban; ủy viên ban liên lạc. Trong đó có nêu tên cả một số tướng lĩnh.

Tuy nhiên, theo Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, qua tiếp xúc với một số đồng chí có tên trong danh sách ban liên lạc, trong đó có các tướng lĩnh, các đồng chí đều khẳng định không biết, không tham gia vào tổ chức nói trên, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ.

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Cục trưởng Cục Chính sách cho biết trên trang cá nhân, ông và nhiều đồng đội đã bị “lừa ngoạn mục”. “Trong một số lần tham gia các hoạt động tình nghĩa của Ban liên lạc truyền thống CCB Quân khu Trị Thiên, tôi thấy xuất hiện một ông chừng hơn 70 tuổi, mặc lễ phục màu trắng, mang quân hàm đại tá, luôn tự giới thiệu là giáo sư, tiến sĩ ngành quân y, chủ tịch "Ban liên lạc Người có công Việt Nam". Trong một số cuộc lễ lạt kỷ niệm tôi đều thấy người dẫn chương trình giới thiệu về ông như vậy. Thậm chí, có lúc giới thiệu ông ấy lên trao quà của các nhà tài trợ tặng đối tượng chính sách. Qua chuyện trò, ông ấy kể với tôi: Trước là bác sĩ làm việc trong Ban Quân y Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (ông ấy còn kể vanh vách về các thủ trưởng từ năm 1977 trở về trước). Sau đó, được biệt phái sang viện Hữu nghị Việt-Xô... Hiện tại, ông ấy đang vận động thành lập "Ban liên lạc Người có công Việt Nam", do ông ấy làm chủ tịch. Ngay từ khi mới tiếp xúc, tôi đã thấy ngờ ngợ: Chắc đây là một sự lừa đảo và có trao đổi riêng với một số đồng đội. Các anh ấy cũng chung suy nghĩ như tôi nhưng chưa có dịp “bóc mẽ” sự lọc lừa dối trá đó”, Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu cho biết.

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân ngày 18-8, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4 cho biết đã lên án việc này từ ngày 7-7-2018. “Mấy ngày hôm nay, tôi liên tục lên án trên mạng xã hội và đề nghị các cơ quan pháp luật vào cuộc”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nói. Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Phó tư lệnh, Bí thư Đảng ủy Binh đoàn 12, khẳng định: “Đây là lần đầu tiên tôi được nghe tới tổ chức này. Không rõ họ đặt tên mình vào danh sách ban liên lạc nhằm mục đích gì, nhưng như vậy là không đúng. Cơ quan chức năng cần phải xác minh, đồng thời tuyên truyền để mọi người biết”.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu, nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) không hiểu vì sao ông lại có tên trong ban liên lạc của hội này. “Những người thành lập hội đã tự viết tên tôi vào danh sách. Tôi không biết ông Nguyễn Ngọc Luân là ai. Rõ ràng, việc thành lập ban liên lạc này xuất phát từ mục tiêu mờ ám, vì họ tự tiện lấy hình ảnh, uy tín của một số cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội để lôi kéo người tham gia”, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu bức xúc.

Tổ chức tự phát, hoạt động trái phép

Trong quá trình lôi kéo mọi người tham gia, Nguyễn Ngọc Luân thường thông tin: Năm 2017, đã có 8 ban liên lạc cấp quận, huyện và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức ra mắt và khi có đủ điều kiện sẽ báo cáo Đảng, Nhà nước và cơ quan hữu quan để thành lập hội. Đến nay, ban liên lạc đã được tổ chức thành 3 cấp: Trung ương-tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận, huyện. Ngoài ra, ban liên lạc còn có đại diện tại: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Sơn La, Thái Bình, Hải Phòng và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Qua xác minh, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội xác định ban liên lạc là tổ chức tự phát của một số người, hoạt động chưa có cơ sở pháp lý, chưa có tôn chỉ, mục đích, quy chế và điều lệ hoạt động. “Hoạt động của ban liên lạc không đúng quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của một số cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, quân đội...”, lãnh đạo Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cho biết.

Cụ thể, hoạt động của cái gọi là "Ban liên lạc Người có công Việt Nam" đã vi phạm nhiều quy định trong Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Theo Điều 5 và Điều 6 của nghị định thì điều kiện thành lập hội là hội phải có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ, có điều lệ, có trụ sở, có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội theo quy định. Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận. Ban vận động thành lập hội phải được bộ, cơ quan ngang bộ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh... Đối chiếu với các quy định trên thì tổ chức do ông Luân vận động thành lập chưa hề đáp ứng được các yêu cầu đó và cũng không hề báo cáo cơ quan chức năng.

Thời gian qua, hiện tượng một số đối tượng lợi dụng uy tín, hình ảnh quân đội để trục lợi và lừa đảo dưới nhiều hình thức, trong đó có việc lập một số hội, nhóm bất hợp pháp có xu hướng gia tăng. Để kịp thời ngăn chặn hoạt động lợi dụng uy tín của các đồng chí nguyên cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội để lôi kéo tham gia cái gọi là "Ban liên lạc Người có công Việt Nam", hội CCB các cấp từ Trung ương tới địa phương và chính quyền, đoàn thể các địa phương cần tuyên truyền để hội viên biết, không tham gia và thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện.

Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, Cục Bảo vệ An ninh Quân đội cho biết, đến nay ông Nguyễn Ngọc Luân xin rút không triển khai tiếp các hoạt động. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục làm rõ và xử lý sự việc theo quy định của pháp luật.

TRẦN THỊ NGA KÊU CỨU-BÀI ĐÃ CŨ

Viễn

Tuyên án 6 bị cáo gây rối trật tự công cộng ở Ninh Thuận

Sáng 22/8, Tòa án nhân dân thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận) mở phiên xét xử sơ thẩm 6 bị cáo về hành vi gây rối trật tự công cộng tại khu vực thành phố Phan Rang-Tháp Chàm vào tối 10/6, rạng sáng 11/6/2018.

 Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Nguyễn Văn Nghĩa (sinh năm 1989), Nguyễn Thị Như Hòa (sinh năm 1975), Nguyễn Hữu Thành (sinh năm 1991), Nguyễn Thị Lừng (sinh năm 1978), Nguyễn Đoàn Phước Mỹ (sinh năm 2002) và Trương Thanh Kiệt (sinh năm 2002), cùng trú tại Ninh Thuận. 

Các bị cáo tham gia vụ gây rối trật tự công cộng bị đưa ra xét xử. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)


Theo cáo trạng, vào tối 10/6, rạng sáng 11/6/2018, các đối tượng Nghĩa, Hòa, Thành, Lừng lợi dụng lúc người dân tụ tập đông người tại ngã 3 giao nhau giữa Quốc lộ 1A với đường Phan Đăng Lưu và khu vực vòng xoay ngã 5 Phủ Hà trên tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đã hô hào, kích động, lôi kéo nhiều người cùng tham gia chặn xe khách không cho di chuyển, làm ách tắc giao thông trên diện rộng. 


Riêng đối tượng Nghĩa có hành vi kích động, dùng xe môtô chặn đứng đầu xe khách, cầm chai xăng dọa đốt xe. 

Khi một số chiến sỹ cảnh sát làm nhiệm vụ đến vận động giải tán thì Kiệt, Mỹ cùng một nhóm người đã sử dụng xe môtô rượt đuổi theo để hành hung.

Các đối tượng tiếp tục đuổi theo các chiến sỹ rồi tụ tập, hò hét và ném đá vào trụ sở Công an phường Phước Mỹ (thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) làm vỡ nhiều cửa kính, gây náo loạn cả khu vực, chỉ khi lực lượng chức năng đến mới giải tán. 

Vào thời điểm đó, đối tượng Thành tụ tập cùng nhóm người tại khu vực Ngã 5 Phủ Hà kích động, la hét không cho xe của lực lượng chức năng chở một chiến sĩ công an bị các đối tượng quá khích tấn công gây thương tích nặng trong lúc làm nhiệm vụ đi cấp cứu. 

Hội đồng xét xử xác định, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A, sử dụng hung khí nguy hiểm đánh, ném lực lượng chức năng bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhiệm vụ của lực lượng chức năng. Do đó phải xử lý nghiêm minh để răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chung. 

Căn cứ vào các tình tiết phạm tội, quá trình thành khẩn khai báo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo: Nguyễn Văn Nghĩa 2 năm tù giam, Nguyễn Thị Như Hòa 9 tháng tù giam, Nguyễn Hữu Thành 8 tháng tù giam, Nguyễn Thị Lừng 12 tháng tù giam cùng về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Đồng thời, tuyên phạt Nguyễn Đoàn Phước Mỹ 5 tháng tù treo, Trương Thanh Kiệt 6 tháng tù treo (hai bị cáo chưa đủ 18 tuổi) cùng về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại khoản 1, Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. 

Ngoài ra, các đối tượng Đinh Ngọc Hải Dương, Nguyễn Văn Nhớ, Tăng Thị Thu Trâm, Trương Tấn Thành tham gia tụ tập đông người, có hành vi hò hét, gây rối trật tự công cộng trên tuyến Quốc lộ 1A vào đêm 10/6/2018 nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Do đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã lập hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm đang tiếp tục điều tra, làm rõ các đối tượng khác gây rối trật tự công cộng để xử lý theo quy định của pháp luật./. 


Vietnam+

Viện kiểm sát đề nghị mức án nghiêm khắc đối với nhóm khủng bố của Đào Minh Quân

Ngày 22/8, phiên tòa sơ thẩm xét xử 12 bị cáo là thành viên của tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” tiếp tục với phần luận tội và đề nghị mức án của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 

Theo đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, lợi dụng sự phát triển của mạng Internet, thông qua các trang mạng xã hội và các ứng dụng trên không gian mạng, tổ chức phản động “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do đối tượng Đào Minh Quân (sinh năm 1952, quốc tịch Mỹ, cựu quân nhân chế độ Việt Nam Cộng hòa) cầm đầu đã thực hiện nhiều thủ đoạn, kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo những đối tượng bất mãn chế độ và Nhà nước Việt Nam, đưa người từ nước ngoài về lôi kéo người trong nước thực hiện các hoạt động chống phá với mục đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Bị cáo Nguyen James Han. (Ảnh: Thành Chung/TTXVN)


Do tiếp xúc với các thông tin xấu, xuyên tạc trên mạng Internet, mạng xã hội, các bị cáo là những người trẻ nhưng có cái nhìn phiến diện, có học vấn hạn chế, thiếu kiến thức pháp luật, mù quáng tin tưởng vào việc phong tước, hứa hẹn đãi ngộ của các tổ chức phản động nên đã bị các bị cáo Nguyen Han James, Phan Angle và các đối tượng ở nước ngoài lôi kéo, từ đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. 


Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm vào an ninh quốc gia, phá hoại sự ổn định, phát triển của đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đi ngược lại lợi ích của Việt Nam. Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;” tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 điều 79 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội và mong sự khoan hồng của pháp luật. 

Từ đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo Nguyen James Han, Phan Angle mức án từ 14-16 năm tù, trục xuất hai bị cáo ngay sau khi chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam.


>12 đối tượng thuộc tổ chức phản động nhằm lật đổ chính quyền hầu tòa

Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Văn Chánh và Đỗ Thị Thùy Dung mức án từ 5-7 năm tù; phạt quản chế 2-3 năm. Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án từ 10-12 năm tù, phạt quản chế từ 3-4 năm. 

Theo cáo trạng, các bị cáo Nguyen James Han (sinh năm 1967, Việt kiều Mỹ), Phan Angle (sinh năm 1956, quốc tịch Mỹ) được Đào Minh Quân cử về Việt Nam giữ vai trò chỉ huy, thực hiện móc nối, xây dựng cơ sở, tập hợp lực lượng, chỉ đạo các thành viên trong nước thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Tháng 3/2017, Han gặp và được Đào Minh Quân trực tiếp giao nhiệm vụ về Việt Nam thực hiện các hoạt động chống phá vào dịp lễ 30/4/2017. Ngày 28/3/2017, Han nhập cảnh vào Việt Nam móc nối với Phan Angle truyền đạt chỉ đạo của Đào Minh Quân cho các đối tượng trong nước là Nguyễn Quang Thanh, Tạ Tấn Lộc, Trần Tuấn Tài, Nguyễn Hùng Anh để bàn bạc kế hoạch triển khai.

Han và Phan Angle đã giao nhiệm vụ cho từng đối tượng như rải truyền đơn, đột nhập đài phát thanh chèn sóng để phát các nội dung tuyên truyền cho tổ chức, xịt sơn bôi bẩn tượng đài Bác Hồ ở nơi công cộng, tụ tập biểu tình phản đối Formosa... Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các đối tượng này đã bị lực lượng chức năng phát hiện và ngăn chặn. 

Các bị cáo Võ Tài Nhân, Trương Nguyễn Minh Trí, Võ Hoàng Ngọc, Đỗ Quốc Bảo, Trần Văn Vinh, Trần Quang Vinh, Nguyễn Văn Chánh, Đỗ Thị Thùy Dung dù biết rõ tôn chỉ, mục đích phản động của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” nhưng vẫn viết đơn để tham gia, thể hiện sự hưởng ứng tích cực thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức như: lôi kéo người khác tham gia, viết phiếu trưng cầu dân ý bầu cho Đào Minh Quân làm “Tổng thống nền đệ tam Việt Nam cộng hòa.”

Kết quả điều tra cho thấy các đối tượng đã liên hệ, móc nối, lôi kéo được hơn 100 người viết đơn tham gia tổ chức, viết phiếu bầu cho Quân hay tiến hành hoạt động chống phá. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó không biết việc mình bị ghi tên ủng hộ Quân, không viết đơn tham gia tổ chức. Nhiều người khác không lấy lời khai được vì đã già yếu hoặc còn nhỏ, hoặc những người đã viết đơn nhưng chưa được chấp thuận, chưa được giao nhiệm vụ nên không bị xử lý hình sự./.


Vietnam+

"Cái xấu" được chiếm bao nhiêu % mặt báo?

Loa Phường
Ngày 11/08/2018, ông Nguyễn Mạnh Hùng, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, đã phát biểu rằng lượng tin, bài về "cái xấu" chỉ nên "chiếm 10% mặt báo". Cụ thể, ông Hùng lập luận rằng “cái xấu xuất hiện với tỉ lệ 30% trên mặt báo nghĩa là cái xấu trở thành cái chính của xã hội”; "cái xấu chiếm 20% mặt báo nghĩa là cái xấu có xu hướng trở thành cái chính trong xã hội", còn nếu "cái xấu chiếm 10% mặt báo, thì cái xấu không phải là cái chính, nhưng nó cũng là cái răn đe đối với chúng ta để sửa lại mình". Một số tổ chức, cá nhân chống đối đã lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền rằng Việt Nam đang vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Kết quả hình ảnh cho cái xấu chỉ nên chiếm 10% mặt báo
Cụ thể, đài VOA tiếng Việt đã phỏng vấn nhà nghiên cứu Trần Lệ Thùy và nhà văn Phạm Viết Đào vào ngày 13/08, trong khi đài RFA tiếng Việt phỏng vấn 4 cựu phóng viên Mai Phan Lợi, Chu Vĩnh Hải, Võ Văn Tạo, Đỗ Cao Cường vào ngày 15/08. Các khách mời trong hai cuộc phỏng vấn vừa nêu đều đồng loạt nói rằng báo chí nên phản ánh chính xác những gì đang xảy ra trong xã hội, để giúp độc giả và Nhà nước kịp thời nhận thức được vấn đề và khắc phục, thay vì áp một tỉ lệ cố định cho số tin tiêu cực trên mặt báo. Ngoài ra, VOA tiếng Việt trích dẫn Báo cáo Nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ và bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới, để bình phẩm rằng Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận, dù những người được phỏng vấn không đề cập đến vấn đề này. Trong khi đó, Võ Văn Tạo nói với RFA rằng phát ngôn của ông Nguyễn Mạnh Hùng cho thấy Việt Nam đang "siết lại tự do báo chí". Đỗ Cao Cường nói rằng vì báo chí Việt Nam "chỉ đưa tin có lợi cho nhà nước" khi người dân đã được "tìm kiếm thông tin đa chiều" trên Internet, báo chí Việt Nam sẽ "gặp nhiều khó khăn" khi phải cạnh tranh với mạng xã hội.
Xem link:
 "Quyền bộ trưởng muốn tin xấu chỉ 10%, blogger nói ‘sẽ thất bại’" - VOA tiếng Việt, 13/08/2018
 "Tin "tiêu cực" chỉ được phép chiếm 10% trên báo chí Việt Nam" - RFA tiếng Việt, 15/08/2018

Không ai phủ nhận rằng báo chí cần phản ánh chính xác tình hình xã hội Việt Nam, gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh chức năng 'đưa tin" đó báo chí cần có chức năng định hướng, xây dựng và bảo vệ các giá trị cộng đồng, bảo vệ ổn định xã hội. Có ý kiến cho rằng, Luật Báo chí hiện tại đã cung cấp đủ công cụ để quản lý báo chí Việt Nam, nếu các cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và tòa soạn báo chí đảm bảo rằng luật được thực hiện tốt, thì không cần công thức 30-20-10%,  vốn vừa khó áp dụng trong thực tế, và vừa khiến báo chí không phản ánh chính xác và trọn vẹn tình hình xã hội. Thực tế, ngành báo chí hiện nay đang bị chi phối bởi "cơ chế thị trường", nhưng tin tức shock-sex-sến rõ ràng thu hút đông người xem hơn và xu hướng thông tin tiêu cực khiến có lực hấp dẫn hơn hẳn. Chính cái cung-cầu đó đã và đang bóp méo 'thị trường thông tin" của báo chí. Đã không vụ phóng viên bị bóc phốt "dựng" lên các scandal, kịch bản về thực phẩm (dùng chổi quét lên rau, sản xuất gạo giả, trứng giả...), môi trường (vụ cá biển Formosa chết trong thí nghiệm trong chậu nước ngọt...) đã gây nên bão truyền thông, khủng hoảng niềm tin xã hội, tiếp tay cho bạo loạn, hại người nông dân và ngành chăn nuôi-trồng trọt... Hậu quả không gì tả xiết. Việc ông Bộ trưởng đưa ra công thức 30-20-10% kia thực ra là hình thức khuyến cáo báo chí, báo động thực trạng và định hướng báo chí nên xem lại trách nhiệm xã hội, vai trò ngành nghề của mình trước khi chính quyền và người dân mất hết niềm tin vào ngành báo chí, truyền thông hiện nay.

Có ý kiến đề xuất với tân Bộ trưởng Bộ 4T rằng, cơ quan quản lý báo chí Việt Nam nên nghiên cứu áp dụng phương thức quản lý báo chí của Singapore. Theo đó, mỗi lần đưa tin về các hiện tượng tích cực lẫn tiêu cực, báo chí phải tường thuật đầy đủ bối cảnh của vụ việc, phải đưa đầy đủ quan điểm của các bên liên quan trong vụ việc, và phải đăng quan điểm chính thức của Nhà nước trước khi triển khai thêm ý riêng của nhà báo. Chúng tôi tin rằng nếu độc giả được cung cấp thông tin đầy đủ, giúp họ nhìn được toàn cảnh vấn đề, thì các bài báo mang tính thiên lệnh, lợi dụng bức xúc xã hội để kích động đám đông sẽ tự mất ảnh hưởng.

Nỗi oan của thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ

Trong suốt tháng 06/2018, ông Nguyễn Ngọc Vinh, thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, đã liên tục đăng lên trang Facebook cá nhân nhiều status có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Chẳng hạn, ngày 23/06, Vinh đăt status "Lật tẩy hiện tại", có đoạn nói rằng "cuộc hòa giải dân tộc sau 43 năm hòa bình và thống nhất đất nước đã bất thành", vì "một người miền Nam sinh ra đã lưu truyền trong máu ý thức về sự tự do bình đẳng, trong khi người Bắc đã thừa hưởng ngay từ trong bụng mẹ lý thuyết về cuộc đấu tranh giai cấp cũng như lòng tôn sùng Bác và Đảng". Trong cùng status, Vinh phàn nàn rằng "ngôi vua của chế độ (Tổng Bí thư) phải là người miền Bắc, còn miền Nam chỉ được phép làm đến chức Thủ tướng hay Chủ tịch nước", và "người Nam không tin người Bắc về nhiều phương diện, trong đó có cả tính thật thà và sự đãi bôi". Những nội dung này được xem là có dấu hiệu đưa thông tin gây chia rẽ vùng miền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Vì vậy, ngày 24/07/2018, thực hiện yêu cầu của cơ quan chủ quản là Thành đoàn TP.HCM, tòa soạn báo Tuổi Trẻ đã ra thông báo về việc "tiến hành các bước xem xét kỷ luật" đối với ông Ngọc Vinh, và đề nghị ông Vinh nộp bản kiểm điểm trước ngày 31/07.
(Ảnh  Thông báo về việc kỷ luật ông Nguyễn Ngọc Vinh)
Từ ngày 30/07 đến nay, Nguyễn Ngọc Vinh thường xuyên dùng Facebook cá nhân để phàn nàn về quyết định kỷ luật này [1][2]. Trong các status, Vinh viện dẫn hai lý do để tự biện hộ và tìm kiếm sự ủng hộ của độc giả. Một, là Vinh "chỉ viết ra sự thật" "với tư cách nhà báo công dân" để "góp ý xây dựng đất nước", chứ không làm gì sai pháp luật. Hai, là Vinh đã có "41 năm cống hiến" cho Nhà nước, trong đó có 30 năm công tác tại báo Tuổi Trẻ, và các đồng nghiệp đang tiến hành kiểm điểm ông chỉ thuộc thế hệ "đàn em" của ông. Ngày 12/08, Nguyễn Ngọc Vinh đã đăng tờ thông báo kỷ luật (ký ngày 24/07) lên Facebook cá nhân của mình, và viết rằng ông "cảm thấy bị phản bội, bị sỉ nhục, cảm thấy như mình bị sĩ quan chỉ huy bắn vào lưng khi ra trận" [3]. Khi trả lời phỏng vấn đài BBC và VOA tiếng Việt vào ngày 13/08, và trả lời RFA tiếng Việt vào ngày 14/08, ông Vinh đưa ra các thông điệp tương tự đã viết trên Facebook cá nhân [4][5]. Trong khi đó, đài BBC tiếng Việt đã đưa tin thiếu và thiên lệch nhằm lợi dụng vụ việc để tuyên truyền chính trị. Cụ thể, để tạo ấn tượng rằng trang Facebook cá nhân của Nguyễn Ngọc Vinh chứa các nội dung chống tiêu cực, nhưng không sai sự thật và không vi phạm pháp luật, BBC đã trích dẫn hai post của ông vào ngày 08/08, trong khi tờ thông báo về quyết định kỷ luật đã được ký từ ngày 24/07. Ngoài ra, BBC cũng không đăng ảnh chụp tờ thông báo, khiến độc giả không được đọc status có dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Vinh; dù các ảnh minh họa khác trong bài cho thấy họ đã xem trang Facebook cá nhân của ông Vinh, và đã được tiếp cận tờ thông báo đó.
Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra hai nhận xét.
Thứ nhất, nếu phân tích đoạn status được xem là có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Nguyễn Ngọc Vinh, ta sẽ thấy không có chuyện ông Vinh "chỉ viết ra sự thật". Không ai có thể chứng minh rằng "ý thức về sự tự do bình đẳng" do huyết thống quy định, trừ phi công nhận các tiên đề của chủ nghĩa Phát-xít. Cũng không có bất cứ văn bản nào khẳng định rằng chỉ người Bắc mới được giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Những lời này đều là quan điểm cá nhân của Nguyễn Ngọc Vinh, chứ không phải là sự thật. Rõ ràng là chúng có dấu hiệu "gây chia rẽ vùng miền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc", là một điều mà luật pháp Việt Nam không cho phép. Như vậy, Nguyễn Ngọc Vinh xứng đáng bị báo Tuổi Trẻ kỷ luật. Ông Vinh không thể viện cớ mình là người "cao tuổi nhất cơ quan" để trốn tránh quyết định kỷ luật đó.
Thứ hai, khi đài BBC tiếng Việt đã đưa tin thiếu và thiên lệch, nhằm lợi dụng vụ Nguyễn Ngọc Vinh để tuyên truyền chính trị, họ không giúp nền báo chí Việt Nam tiến bộ hơn. BBC nên xem lại các tiêu chuẩn đạo đức báo chí của mình trước khi cố thay đổi nền báo chí của một quốc gia khác.
Tham khảo
(1) "KHÔNG THỂ CÚI ĐẦU LÀM TIỂU NHÂN" - Ngọc Vinh (FB cá nhân), 09/08/2018, 09:09
[2] "LỆNH KIỂM ĐIỂM" - Ngọc Vinh (FB cá nhân), - Ngọc Vinh (FB cá nhân), 10/08/2018, 07:24
[3] "NGUY CƠ BIẾN THÀNH TỘI PHẠM" - Ngọc Vinh (FB cá nhân), 12/08/2018, 07:32
[4] "Tổng Biên Tập phải để nhà báo mở miệng" - Ben Ngô (BBC tiếng Việt), 13/08/2018
[5] "Thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ bị xem xét kỷ luật" - RFA tiếng Việt, 14/08/2018