2021/04/01

Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Khẳng định vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia; bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; quan điểm của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử về giải pháp ngăn chặn nội dung xấu trên mạng xã hội; vạch trần bộ mặt thật của tổ chức khủng bố Việt Tân và đối tượng Trần Quyết Thắng- một phần tử câu kết chặt chẽ với tổ chức phản động VOICE (ngoại vi của Việt Tân)... Đó là những thông tin chính trong bản tin bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái do Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện tuần này.

Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia

Sáng 23/3, dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2021) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao vai trò của thanh niên, khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia.

"Đã có hàng triệu thanh niên tiên tiến được đứng vào hàng ngũ của Đoàn và hàng vạn đoàn viên thanh niên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Đội ngũ cán bộ Đoàn ngày càng trở thành nguồn cán bộ trẻ dồi dào của Đảng, chính quyền và đoàn thể ở các cấp", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói.

Thực tế 90 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam đã luôn chứng tỏ lòng yêu nước vô hạn, trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, trường học xã hội chủ nghĩa, tổ chức hạt nhân chính trị của thanh niên Việt Nam.

Thực tế trên khẳng định, không bao giờ có chuyện “Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã có sự chuyển hướng về suy nghĩ…”, ám chỉ là sự chuyển hướng về chính trị của thanh niên như các thế lực thù địch vẫn rêu rao khi đánh đồng một số gương mặt cơ hội chính trị, những phần tử “thanh niên” phản cách mạng…

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền ở Biển Đông

 

Chiều 25/3, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc nhiều tàu Trung Quốc hoạt động tại Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm; tôn trọng chủ quyền của Việt Nam; thiện chí thực hiện UNCLOS; nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình; tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC; đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực.

Thông điệp đó một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông, bác bỏ những thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong tháng 4/2021. (Ảnh: TTXVN)Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong tháng 4/2021. (Ảnh: TTXVN)

Viện trưởng VKSND tối cao: "Vụ Đồng Tâm là điển hình việc thế lực thù địch kích động chống phá"

Trong Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2020 gửi tới Quốc hội, Viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí đánh giá tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, nổi lên là các thế lực thù địch và tổ chức phản động tiếp tục lôi kéo những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, lợi dụng triệt để sơ hở, thiếu sót của cơ quan Nhà nước để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân; kích động biểu tình, chống đối, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm chống phá Đảng và Nhà nước.

Báo cáo nêu rõ, “điển hình là vụ giết người, gây rối trật tự công cộng, bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội”.

Các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm tại phiên tòa. (Ảnh: Thanhnien.vn)Các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm tại phiên tòa. (Ảnh: Thanhnien.vn)

Bên cạnh đó, báo cáo cũng dẫn chứng một số vụ lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường ở miền Trung, Quốc hội thảo luận về dự thảo luật Đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt và luật An ninh mạng…, để kích động gây rối, đập phá, hủy hoại tài sản của cơ quan Nhà nước tại một số địa phương, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về chính trị, xã hội.

Xử lý fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo kênh thông tin của Bộ Công an

 Ngày 25/3, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam - VAFC (Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử) cho biết, qua rà soát phát hiện trang fanpage CẢNH SÁT HÌNH SỰ đưa thông tin là trang thuộc quản lý của Bộ Công an Việt Nam; trên trang đăng tải nhiều thông tin về đời sống, trật tự xã hội, dịch bệnh Covid-19 chưa qua kiểm chứng.

Kết quả xác minh từ Bộ Công an cho biết, trang fanpage trên là giả mạo. Trang Facebook này do một cá nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc sử dụng trái phép thông tin, hình ảnh của lực lượng công an nhân dân để tạo lập trang, sử dụng phục vụ nhu cầu cá nhân, đăng tải nhiều thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật. Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ, yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật.

Fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo.Fanpage “Cảnh Sát Hình Sự” giả mạo.

Từ sự việc trên, VAFC khuyến cáo: Hiện có hàng trăm fanpage trên facebook về cảnh sát hình sự, do vậy khi tiếp cận thông tin, cộng đồng mạng cần lưu ý trang của tổ chức và trang của cá nhân, nếu phát hiện có tin giả và trang giả mạo thì thông báo ngay về địa chỉ tingia.gov.vn để VAFC thẩm định, công bố, chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; hoặc qua đầu số 1800 8108 để được hướng dẫn gửi thông tin.

VAFC cũng cho biết, thời gian qua, Facebook đã xóa bỏ hơn 12 triệu bài đăng có nội dung về dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và vaccine ngừa căn bệnh này mà bị giới chuyên gia dán nhãn là thông tin sai lệch.

DIỆN HÁN NÔM VÀ CHUYỆN PHẢN ĐỐI ĐỀ NGHỊ TQ HỖ TRỢ VẮC XIN COVID19


Ông Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã bày tỏ quan điểm như sau khi tiếp cận thông tin bài báo "Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vắc xin Covid-19 cho Việt Nam" trên Soha.vn: "KỊCH LIỆT PHẢN ĐỐI VIỆC: Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vắc xin Covid-19 cho Việt Nam". 

Kể ra, sẽ không ai dám chấp trách hoặc LÊN ÁN chuyện Tiến sỹ Diện PHẢN ĐỐI ông Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về động thái nói trên. Song thêm một lần nữa, khi mọi sự được thông tin đầy đủ, rõ ràng Diện tiếp tục lộ cái bản mặt tháu cáy, dơ dáy và thói đục nước béo cò của chính mình! 

Tiếp cận nguyên bản nội dung bài báo, có đoạn phản ánh: "Sáng ngày 31/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc trao đổi với các vị Đại sứ Trung Quốc, Ấn Độ và Tham tán công sứ Liên bang Nga về vấn đề thúc đẩy hợp tác quốc tế phòng chống dịch và những vấn đề liên quan đến vắc xin phòng COVID-19" (xem thêm: https://soha.vn/bo-truong-nguyen-thanh-long-de-nghi-trung-quoc-ho-tro-viet-nam-vac-xin-covid-19-20210331144535669.htm?fbclid=IwAR3p6Q5X6cN-sKBr2sgDYNJMAOT3iabd5vpOMDahC7F0CiEOM7IsM3bNXNk). 

Như thế, câu chuyện đặt vấn đề hỗ trợ vắc xin Covid-19  của ông Bộ trưởng y tế không chỉ đề cập với Trung Quốc mà còn cả Ấn Độ, Liên bang Nga. Và chính điều này đã đủ sức để phá bỏ những ẩn ý đằng sau ý kiến của Ts Nguyễn Xuân Diện. Rằng, để chăm sóc, bảo vệ cho công dân trước những hiểm hoạ, tác động của covid19, Chính phủ, Bộ y tế VN sẵn sàng hợp tác, đề nghị với bất cứ quốc gia nào có thế mạnh về sản xuất vắc xin covid19. 

Việc đề nghị TQ hỗ trợ vắc xin covid19 hoàn toàn là điều bình thường, bởi lẽ đến nay, sau khi khống chế được dịch covid19, TQ trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong sản xuất, cung cấp vắc xin covid19 cho hàng loạt các quốc gia trên thế giới. Điều đáng mừng là trong cuộc chiến phòng chống Covid19 này, Chính phủ đang thực sự cầu thị và cố gắng hết mức, và đương nhiên yếu tố chính trị (nếu có ảnh hưởng) cũng được gác sang một bên, để nhường đường cho những mục tiêu có lợi cho công dân trong nước. Cho nên, với động thái này lẽ ra Bộ y tế và cá nhân ông Bộ trưởng phải đáng được khen hơn là chê bai, phản đối gì đó. 

Một vấn đề khác cũng cần được chỉ ra từ bài báo, đó là trong nội dung đề nghị tới vị Đại sứ Trung Quốc, ông Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long "đề nghị Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam vắc xin để tiêm cho các đối tượng ưu tiên, bao gồm công dân Việt có nhu cầu đi lại, giao thương, học tập tại Trung Quốc. Lý do bởi nước bạn trước đó đã triển khai chính sách “hộ chiếu vắc xin”, trong đó có ưu tiên người tiêm vắc xin của Trung Quốc". Đọc kỹ hơn về điều này sẽ thấy, ngay trong chuyện hợp tác, đề nghị TQ hỗ trợ vắc xin covid19, Bộ y tế cũng có những tính toán hết sức cụ thể. 

Điều đó cho thấy không phải ngẫu nhiên chúng ta đề nghị TQ hỗ trợ vắc xin và xin thưa, nó đủ sức để cho thấy thêm rằng, những nhà lãnh đạo Vn nói chung, tại Bộ y tế nói riêng thừa hiểu những tác động của yếu tố TQ đến dư luận; do đó, mọi sự đều được căn nhắc và tính toán hết sức cẩn thận, rõ ràng trên những nguyên tắc tối thượng của lợi ích quốc gia dân tộc và những vấn đề không được xâm phạm. 

Đây không phải là lần đầu tiên ts Nguyễn Xuân Diện mượn những cái tít bài và cho mình bỏ qua những nội dung được phản ánh trong bài báo để làm "đề tài"cho những câu chuyện chê bai chính quyền (do chính ông ta nghĩ ra). Ông ta nghĩ rằng, ai cũng như ông: Đọc tít bài báo mà không đọc nội dung bài báo nhưng hoá ra không phải thế. Những trò "qua mặt" có phần ngẫu nhiên đó đã sớm bị dư luận vạch mặt. Và điều đáng nói là dù bị phát giác nhiều lần nhưng Diện cứ diễn đi, diễn lại những trò như thế không biết đến bao nhiêu lần! 

Do đó, với việc sớm nhận diện những trò "truyền thông bẩn" của Diện, dư luận đã đến lúc cảnh giác với những trò nói trên của Diện. Gã nhân danh phản biện xã hội nhưng lấp ló đằng sau đó là bộ mặt đểu giả, dựng chuyện và kiếm chuyện để công kích nhà nước, chế độ, gieo rắc những thông tin xấu độc, niềm tin của người dân vào chế độ, nhà nước... 

Và tin chắc, trước, trong và sau kỳ bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp sắp tới, Diện sẽ có nhiều trò bẩn tương tự và đó là lí do chúng ta - những người yêu mến sự thật, chân lý nên thực sự cảnh tỉnh cũng như biết điều gì nên làm vào lúc này!

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ CÓ NHẬN ĐỊNH SAI LỆCH VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Ngày 30/3/2021, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố "Báo Cáo Thường Niên về Tình Hình Nhân Quyền Thế Giới". Báo cáo về tình hình thực hiện nhân quyền quốc gia lần thứ 45 của Bộ Ngoại giao Mỹ có nội dung ám chỉ Chính phủ Việt Nam đang áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế quyền tự do internet của cá nhân mà không hề nêu đích danh trường hợp cụ thể cũng như đưa ra bằng chứng xác thực. 

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ CÓ NHẬN ĐỊNH SAI LỆCH VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM

Trong bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, quốc gia này đã liệt kê các biện pháp mà Việt Nam sử dụng để hạn chế quyền tự do internet gồm kiểm duyệt nội dung trực tuyến, ngăn chặn các website trong nước và nước ngoài bị cho không phù hợp; hạn chế và làm gián đoạn quyền truy cập vào internet, bắt giữ và áp đặt các bản án hình sự đối với những người đăng tải những thông tin chỉ trích Chỉnh phủ hoặc bày tỏ quan điểm khác biệt trên internet. Đặc biệt, báo cáo cũng trắng trợn xuyên tạc Chính phủ Việt Nam đang “dày công” kiểm soát thông tin cá nhân và việc sử dụng internet hàng ngày của người dân.

Việt Nam không hề có quy định nào cấm người dân sử dụng mạng internet cũng như không có bất cứ chủ trương, chính sách nào hạn chế quyền truy cập hay chặn truy cập mạng internet trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên, đây không phải xã hội nguyên thủy nên bất cứ hoạt động nào cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, các hoạt động trên mạng internet cũng không phải ngoại lệ. Việt Nam có nhiều chế tài để quản lý không gian mạng, cũng như mạnh tay xử lý các hành vi làm “bẩn” môi trường mạng, lợi dụng mạng internet để phạm tọi hay xâm phạm đến các quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức khác. Đừng có nhìn vào những cá nhân bị Việt Nam xử lý khi dùng mạng internet mà đánh giá đó là hạn chế quyền tự do sử dụng internet.

Bộ Ngoại giao của một quốc gia hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ lại có những nhận định phiến diện, suy diễn theo hướng thù địch tạo cái nhìn ác cảm đối với Việt Nam. Nhân quyền Việt Nam vốn là một trong những đề tài đáng tự hào của dân tộc ta bởi Đảng và Nhà nước luôn quan tâm sát sao trong tiến trình bảo đảm thực thi tốt nhất các quyền con người, trong đó quyền tự do sử dụng internet là một khía cạnh nhỏ được quan tâm thường xuyên.

Quốc gia khác thì chưa biết ra sao nhưng ở Việt Nam thì internet đang được phổ cập trên toàn quốc, người dân đều dễ dàng trong  việc truy cập internet để khai thác nội dung, chia sẻ thông tin hữu ích trong cộng đồng. Việt Nam đang là quốc gia đi đầu trong việc bảo đảm quyền tự do sử dụng internet với tỷ lệ người dân được tiếp cận và sử dụng internet rất cao.

Công Lý

2021/03/31

BẢN CHẤT CỦA MỘT NỀN DÂN CHỦ CÓ PHỤ THUỘC VÀO CHẾ ĐỘ “ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG”?

 

Hiện nay nhiều “nhà dân chủ” cho rằng, đất nước Việt Nam phải “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” thì mới có dân chủ. Thậm chí họ còn cao giọng khẳng định những nước có thể chế chính trị đa đảng đều là những nước phát triển, là “quốc gia dân chủ”, người dân được sống với đầy đủ “quyền còn người” của mình . Vậy điều đó có đúng không? Tác giả xin đưa ra một vài ví dụ như sau:

Nước Mỹ hiện có 112 đảng, nhưng thực chất chỉ có Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Tuy bề ngoài là chế độ đa đảng đối lập, nhưng xét về bản chất thì đảng nào cầm quyền cũng là đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản –  giai cấp chiếm số ít trong xã hội, nhưng lại nắm phần lớn tài sản của đất nước. Chính phong trào “Chiếm phố Uôn” ở nước Mỹ năm 2011 đã vạch trần thực chất nền dân chủ của Mỹ là nền dân chủ phục vụ cho 1%, của 1%, vì 1% dân Mỹ; đó là các nhà tư bản tài phiệt.


Thái Lan là đất nước có thể chế chính trị đa đảng từ khá lâu ở Đông Nam Á. Nhưng nổi tiếng là đất nước của các cuộc đảo chính bởi sự tranh giành quyền lực giữa các đảng đối lập, gây bất ổn chính trị - xã hội không ngừng. Biểu tình một cách hòa bình để người dân thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình là quyền được coi là dân chủ, được pháp luật bảo đảm ở quốc gia này. Nhưng thực tế tình hình ở Thái Lan có phải như vậy không, hay do các tổ chức chính trị đối lập đã lạm dụng quyền đó lôi kéo quần chúng, tổ chức biểu tình, gây bạo loạn để thực hiện mưu đồ chính trị, lật đổ chính phủ hợp hiến, hợp pháp, mà họ cho rằng hiện không còn phù hợp. Đó là “Nghịch lý dân chủ” được biểu hiện ở Thái lan, cũng như phổ biến ở các nước “dân chủ đa đảng” lâu nay.

Đối với U-crai-na, kịch bản “nghịch lý dân chủ” diễn ra ở quốc gia này tương tự như Thái Lan, nhưng quy mô, tính chất phức tạp và hậu quả thì tệ hại hơn nhiều. U-crai-na nằm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu, có vị thế địa – chính trị đặc biệt quan trọng. Để tranh giành địa – chính trị, một số cường quốc luôn tìm mọi cách can thiệp vào U-crai-na. Đặc biệt, các nước phương Tây ra sức giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt cho phe đối lập tổ chức cuộc “cách mạng cam”, “cách mạng đường phố” theo học thuyết “phản kháng phi bạo lực” – còn gọi là một “công nghệ chính trị” chuyên để lật đổ những chính quyền không tuân thủ “quỹ đạo” của họ. Chính vì lẽ đó mà “nghịch lý dân chủ” ở U-crai-na diễn ra khốc liệt, và hậu quả của nó cũng ghê gớm hơn ở Thái Lan rất nhiều cả về kinh tế, chính trị, xã hội và sinh mạng, đời sống con người. Dư luận đang nói nhiều đến những gì xảy ra ở U-crai-na thực sự là một thảm họa, không chỉ cho đất nước này mà cho cả hoà bình, an ninh ở khu vực và thế giới. U-crai-na đang đứng bên bờ suy sụp về kinh tế, chia rẽ sâu sắc và hỗn loạn về chính trị, xã hội, chia cắt về lãnh thổ. U-crai-na đang là tiêu điểm dư luận quốc tế, ám ảnh toàn nhân loại.

Xét về lịch sử ở Việt Nam đã từng có chế độ đa đảng để phục vụ cho yêu cầu chính trị lúc bấy giờ, nhưng rồi chính lịch sử đã phủ định, đào thải đa nguyên, đa đảng như một lựa chọn tất yếu, tự nhiên. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, xã hội Việt Nam đã có giai đoạn tồn tại nhiều đảng phái, với những xu hướng chính trị khác nhau. Năm 1946, trước yêu cầu của cách mạng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố tự giải tán để thành lập Chính phủ đoàn kết dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách)…, với mục tiêu chung là chống thực dân Pháp xâm lược, xây dựng hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Nhưng khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, thì hai đảng đó cũng cuốn gói chạy theo, chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam là trung thành với lý tưởng của mình, lãnh đạo nhân dân phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp, sau đó là đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, mang lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, đưa cả nước đi vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được nhiều thành tựu to lớn, làm thay đổi căn bản bộ mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao; dân chủ xã hội ngày càng được bảo đảm… Điều đó một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 

Vậy là cả Mỹ, Thái Lan và U-crai-na đều là những quốc gia “dân chủ đa đảng”, nhưng thực tế những quyền dân chủ cơ bản nhất về chính trị, kinh tế, đời sống của người dân ở đó đã và đang bị xâm phạm, bị tước đoạt bởi chiến dịch biểu tình, bạo loạn lật đổ hay vì lợi ích cá nhân của các nhà tư bản. Từ hiện thực trên cho thấy rõ: một nền dân chủ thực sự không phụ thuộc vào thể chế chính trị đa đảng hay một đảng, mà cốt yếu là phụ thuộc bản chất của chế độ đó được thể hiện qua đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền thực sự tiêu biểu cho tinh hoa trí tuệ, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi của toàn thể nhân dân, dân tộc là nhân tố quyết định một nền dân chủ thực sự và sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước./.

 

2021/03/30

RA ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI SẼ BỊ BẮT GIAM?



Trang fanpage của tổ chức phản động, khủng bố Việt Tân vừa đăng tải bài viết có tựa đề “Ra ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị bắt giam”, trong đó cho rằng sống dưới chế độ “độc tài Cộng sản” thì những ai ra tự ứng cử sẽ bị chính quyền bắt giam ngay, người dân không được tôn trọng quyền tự ứng cử. Bài viết dẫn câu chuyện “hai ứng viên tự ứng cử” vừa bị bắt giam đó là Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh để chứng minh.

Đọc tít bài viết, tôi và nhiều anh em cõi mạng khác đã cảm thấy không nhịn được cười vì trình xuyên tạc và tuyên truyền chống phá của Việt Tân có vẻ càng ngày càng đi xuống.

Cái cách đặt vấn đề của Việt Tân rất ngây ngô và vô lý.

Thứ nhất, nếu nói rằng cứ ra tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị bắt giam thì đáng lẽ phải đến 70 người sẽ bị bắt giam chứ. Bởi theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay, trên toàn quốc có khoảng 70 người ra tự ứng cử. Nếu đúng theo lý thuyết của Việt Tân sẽ có 70 người bị bắt giam, cớ sao Công an chỉ bắt, khởi tố Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh.

Thứ hai, Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh có vi phạm pháp luật, có đáng bắt không? Hoàn toàn có? Vấn đề này Viễn tôi đã phân tích trong các bài viết trước, xin không nhắc lại.

Rõ ràng, Công an cũng chẳng thể bắt Hùng và Khánh nêu hai người này không vi phạm pháp luật.

Việc Hùng và Khánh tuyên bố ra tự ứng cử với việc hai người bị bắt vì vi phạm pháp luật là khác nhau.

Chưa kể, việc họ ra tự ứng cử còn được xem là một chiêu trò chống phá chứ thực ra họ có ra tự ứng cử cũng sẽ bị loại từ vòng gửi xe.

Một sự việc rõ mười mười thế này mà Việt Tân còn xuyên tạc và hướng lái đến thô thiển thế này thì đủ thấy những kẻ điều hành trang Việt Tân đầu chỉ bằng quả nho.

Đấu tranh thế này khó thành công lắm lắm.

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG ỨNG CỬ ĐBQH ĐỂ LÀM GÌ?


Bầu cử ĐBQH khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026 lần này có mốt số nét khá đặc biệt đó là có nhiều người đã tự ứng cử để tham gia vào ĐBQH, rõ ràng đây là sự vinh dự, đáng tự hào vì có rất nhiều người đang mong muốn cống hiến tài năng, trí tuệ, đức độ để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. 

Hoạt động tự ứng cử của nhiều công dân còn cho thấy tinh thần dân chủ, bình đẳng trong công tác bầu cử, đó cũng là các quyền cơ bản được Hiến pháp nước ta thể hiện rất rõ ràng và cần được tôn trọng, bảo vệ. 

Tuy nhiên, dưới nhiều góc độ khác nhau chúng ta có thể xem xét, đánh giá khách quan một số tồn tại đang diễn ra, đó là một số người tự ứng cử chỉ vì mục đích “phá bĩnh”, chống đối. Điển hình cho vấn đề này là việc ông Nguyễn Đình Cống, một người mang tầm trí thức với chức danh Giáo sư, tuy nhiên đây cũng không phải là điều tốt đẹp gì cho xã hội mà ngược lại đó lại là cách thể hiện sự bất mãn, kháng cự xã hội của ông Nguyễn Đình Cống.  

Mặc dù đã ở tuổi xế chiều đáng lý ra như những người khác đang vui vầy bên con cháu, chăm sóc cuộc sống về già thì ông Nguyễn Đình Cống lại tự chọn cho mình lối đi không giống ai, con đường mà ông Cống Chọn là quay lưng với xã hội để người đời chỉ trỏ, trầm trồ về một người già mà đổ đốn. Ông Cống tự ứng cử vào ĐBQH với tư cách là một công dân không phải vì mục đích chung của đất nước. Ông Nguyễn Đình Cống đã và đang dùng chính sự hiểu biết, tầm tri thức kiêu ngạo của mình vào mục đích gây ra sự bất ổn về chính trị, sự hỗn loạn trong xã hội.



Nếu như chúng ta quan tâm đến tài khoản facebook của Nguyễn Đình Cống thì sẽ thấy được trong giai đoạn chuẩn bị cuộc bầu cử ĐBQH sắp tới được ông Cống dành thời gian quan tâm rất nhiều, một số bài viết, bình luận, chia sẻ của Y đều với một mục đích duy nhất đó là gây ra sự hiểu nhầm, mất niềm tin vào Đảng, chính quyền. 

Nguyễn Đình Cống dường như đang mắc phải hội chứng nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, nhìn đâu cũng thấy bất cập, có lẽ rằng đó cũng là yếu tố tác động lớn đến nhận thức của Y, điều này dẫn đến các hành vi, hoạt động chống đối của ông Cống.

Ông Cống còn tự mình tượng tượng ra cảnh nếu như ông ứng cử thành công ĐBQH thì xã hội sẽ trở nên tốt hơn và ông còn tự huyễn với năng lực của mình. Ông Cống cho rằng “Nếu vào được Quốc hội tôi sẽ không chịu bị biến thành nghị gật. Nghị gật có hai loại. Loại một là tự mình, loại hai bị biến thành. Tôi không thuộc loại một và kiên quyết không trở thành loại hai dù có  được mua chuộc như thế nào hoặc chịu những áp lực nặng đến đâu......Để cho hai thành phần này vào chiếm ghế ở Quốc hội là một sự lãng phí lớn về trí tuệ của dân tộc, là một sự coi thường vai trò của cơ quan quyền lực cao nhất.” Có lẽ rằng, chính sự bất mãn, tiêu cực của ông Cống đã dẫn đến sự hoang tưởng quá độ của ông về tình hình chính trị - xã hội đất nước. 

Những gì mà ông Cống đã, đang và sẽ thực hiện với vai trò người tự ứng cử ĐBQH thì có lẽ rằng kể cả khi ông Cống trở thành ĐBQH thì đất nước cũng khó bề tiến bộ, phát triển đi lên. 

Chính vì lẽ đó, rất nhiều người dân không đủ niềm tin để giao cho ông cái quyền ĐBQH mà đáng lẽ ra người dân sẽ được hưởng nhiều thành quả, thay vào đó lại là những hậu quả khó lường. 


• Loa Phường 

2021/03/29

VỀ VẤN ĐỀ HOÀNG DUY HÙNG VÀ NGHỊ QUYẾT 36

   

   

   

Ai cũng có thể rất dễ để tìm đọc toàn văn nghị quyết 36/NQ-TW trên internet. Như tên gọi  của nghị quyết nêu rất rõ là “Nghị quyết của Bộ Chính Trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài“.  


Nghị quyết này đánh giá tình hình người Việt đang sinh sống ở các nước trên toàn thế giới và định hướng công tác liên quan đến họ. Trong phần  đánh giá tình hình có đoạn “Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam”. Đây là một thực tế hiển nhiên, đánh giá này không mới và cũng  không sai.


Về đánh giá này, các anh chị chống cộng hải ngoại phản biện rằng họ không đi ngược lại lợi ích dân tộc và phá hoại quan hệ của nước sở tại và VN, họ chỉ chống lại chế độ độ do đảng CSVN cầm quyền. 


Vậy thì họ trả lời ra sao khi họ chống lại việc VN gia nhập WTO, chống lại việc VN tham gia vào hội đồng bảo an LHQ? Chống lại hàng hóa VN, Chống lại việc đầu tư vào đất nước họ, Chống lại việc mở rộng bang giao của VN và Hoa Kỳ v.v…? 


Tất cả những điều họ chống không ai phủ nhận được rằng sẽ mang lại lợi ích cho dân tộc VN!

Vì vậy, NQ36/NQ-TW là một văn kiện có tính định hướng chiến lược, một chủ truơng chính sách lâu dài về công tác người Việt ở nước ngoài. Nội dung của nghị quyết 36/NQ-TW tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi nhất, dễ dàng nhất để hỗ trợ người Việt ở nước ngoài hướng về đất nước, đóng góp sức người sức của cho đất nước, bảo tồn văn hóa Việt ở nước sở tại, tăng cường liên kết cộng đồng để tương trợ nhau.

Có thể nói việc đưa ra Nghị quyết này là một động thái cởi mở, giang tay đón nhận những đứa con lạc lối về với quê hương đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng thực hiện công việc này cần phải có phân tích đánh giá, cần biết đâu là đối tượng đã quay đầu, đâu là đối tượng “trá hàng” lợi dụng chủ trương này để quay về phá hoại đất nước, chống phá chế độ công khai.

Việc nhiều người đang phản đối Hoàng Duy Hùng là việc đương nhiên và hợp lý. Bởi bản thân đối tượng này đã đề ra kế sách “cách mạng trắng”, một phương cách lật đổ chế độ bằng “diễn biến tư tưởng” theo hướng tiếp cận từ bên trong. Vì lẽ đó mà nghi vấn về con người này không thể nhỏ, niềm tin vào những thay đổi của ông ta thời gian qua là chưa đủ để “ca ngợi”.


Trong khi báo Nhân dân có bài bênh vực HDH trước những biểu hiện gần đây có lợi cho chế độ thì chính HDH vẫn còn đó những video clip xuyên tạc và bịa đặt về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh tụ Cộng sản Quốc tế... thậm chí những video đó là mới đây. Việc không gỡ bỏ những thông tin sai lệch đó với việc Báo Nhân Dân vẫn tiếp tục có bài ca ngợi HDH là việc làm không logic, thiếu thuyết phục và cần làm rõ động cơ “ca ngợi” này.

Hoà hợp và hoà giải là chiến lược rõ ràng và tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng không phải bất chấp và hy vọng vào điều viển vông là có thể thay đổi được một số đối tượng chống đối chế độ cách cực đoan. Việc thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW cần được đánh giá thường xuyên, thay đổi cho phù hợp với thực tiễn và ngay cả đánh giá việc thực hiện nghị quyết với một đối tượng cụ thể.

Việc quần chúng nhân dân phản đối một chủ trương hay cụ thể là việc phản đối việc thực hiện một chủ trương với một đối tượng cụ thể là việc bình thường. Vì chỉ khi chủ trương hoặc việc thực hiện chủ trương với một đối tượng cụ thể sẽ gây hại đến an ninh quốc gia hay quyền và lợi ích hợp pháp của quần chúng, cụ thể trong trường hợp Hoàng Duy Hùng là cần thiết phải cẩn trọng và nghiêm túc lắng nghe quan điểm của quần chúng cách cầu thị, bởi quần chúng có căn cứ, cơ sở để phản đối rất cụ thể.

Đảng ra Nghị quyết hay Nhà nước ban hành một chủ trương, chính sách đều trên cơ sở mang lại ích lớn nhất cho nhân dân, đất nước, cho chế độ. Vì lẽ đó khi xuất hiện sự phản biện về chủ trương, chính sách thì thái độ lắng nghe và cầu thị luôn là thái độ “tôn trọng nhân dân”. Hành vi vội quy chụp “chống Nghị quyết 36” đối với quần chúng đang có nghi vấn về đối tượng Hoàng Duy Hùng (tác giả của chủ thuyết cách mạng trắng) như vừa qua của một số trang mạng mang danh quân nhân - quân đội là thái độ thiếu cầu thị và “xem thường nhân dân”, đó là thái độ “xa rời quần chúng” và “duy ý chí”. Bởi:

Trong một đất nước lấy xã hội chủ nghĩa làm nền tảng phát triển với duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thì việc không lắng nghe quan điểm của quần chúng hay không chấp nhận một thành phần quan trọng nào của dân tộc vào trong tổ chức của mình, dù với lý do gì đi nữa, cũng hoàn toàn không có sức thuyết phục!

Mặt khác, việc lắng nghe cách cầu thị sự phản hồi của quần chúng về việc thực hiện một chủ trương hay nghị quyết của Đảng chính là cơ sở để xây dựng chủ trương, nghị quyết ấy hoàn thiện hơn, đạt hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, việc phản đối một đối tượng cụ thể như HDH cần dựa trên các đánh giá khách quan, cụ thể và toàn diện, không được cảm tính. Bởi việc phản đối quá cực đoan sẽ làm con đường quay về của những người từng lầm lỗi khó khăn khiến họ mất niềm tin vào chế độ ta, từ đó khiến họ quay lại tiếp tục chống đối. Nếu quá cực đoan hẳn có thể chính chúng ta đang phá hoại chủ trương của Đảng, gây khó khăn cho việc thực hiện chủ trương đúng đắn này.

GIÀ KHÔNG NÊN NẾT

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm tới công tác giáo dục. Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập của các thế hệ thanh, thiếu niên; Bác Hồ cũng đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm” (Nhật ký trong tù):

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn.
Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về vai trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.

Mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao :
” Con ơi muốn nên thân người ,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha .”
Thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên. Đứa con nhất thiết phải được hưởng sự giáo dục của những thế hệ đi trước. Bởi vậy, giáo dục được xem là yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì thế, Sainte Vremod cũng đã từng nói: “Nếu được giáo dục chu đáo không con người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo!”
Nhân cách của người “có tuổi” dưới đây hẳn đã không được giáo dục tốt bởi cha mẹ, có khi là do cha mẹ mất sớm nên đã không dạy dỗ được gì hoặc khi ông bà ấy đã lớn tuổi nên mới sinh con mà bất lực trong giáo dục “người có tuổi” này... thật đáng tiếc cho “cái có tuổi” ấy!

Muốn cũng không làm gì được

Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch... chúng ta gặp không ít vấn đề khó khăn, trong đó có những khó khăn do chính chúng ta không lường hết được như do chúng ta chủ quan duy ý chí hoặc do bảo thủ trì trệ, từ đó dẫn tới thiếu lý lẽ, thậm chí bế tắc trong lập luận.

Đơn cử như chúng ta đã rất mâu thuẫn khi phản bác hành vi “tri ân thương phế binh VNCH”, của Dòng Chúa Cứu Thế (Giáo hội CGVN), thậm chí đứng ra ủng hộ những người trực tiếp đến tận nơi tổ chức hoạt động “tri ân” này... nhưng sau đó cũng lại sẵn sàng tấn công lại những người phản đối việc “tri ân lính VNCH” kia để bảo vệ “tướng - CCB” tôn vinh tinh thần yêu nước của lính VNCH???

Chúng ta đã rất chủ quan về vấn đề này:
1- Chúng ta cho rằng quan điểm nào của “lão tướng” cũng đúng nên ai phản đối điều gì “lão tướng” nói ra cũng là sai. Vì vậy mà không thể nhìn thấy cái sai trong quan điểm của ông ấy.
2- Từ đó đã mặc nhận những điều lão tướng nói ra là “quan điểm của Đảng”, chống lại quan điểm của “lão tướng” là “chống Đảng”. Vì vậy mà không thể nhìn thấy cái sai trong quan điểm của ông ấy.
3- Chúng ta cho rằng vì “lão tướng” lớn tuổi nên không ai có quyền phê phán “quan điểm sai trái” của “lão tướng”. Vì vậy mà không thể nhìn thấy cái sai trong quan điểm của ông ấy.
4- Vì “lão tướng” là “danh dự” của vùng, miền, quê hương... nên không thể để ai tổn hại đến uy tín và danh dự của ông ấy, vì nếu không sẽ tổn hại danh dự của người vùng ấy, miền ấy, quê hương ấy. Vì vậy mà chúng ta không thể nhìn thấy cái sai trong quan điểm của ông ấy và có thấy thì cũng coi như không thấy.

Chính vì vậy mà những vấn đề này đều thiếu lý lẽ và lập luận. Bởi:
1- Giải thích thế nào khi một mặt thì phản đối “tri ân TPB VNCH” nhưng một mặt lại bảo vệ người có quan điểm “tôn vinh tinh thần yêu nước của lính VNCH”???
2- Giải thích thế nào khi mà vừa muốn bảo vệ chế độ nhưng lại bảo vệ quan điểm là “tiền đề” lật đổ chế độ: “lính ngụy VNCH có tinh thần yêu nước chống ngoại xâm”???
3- Giải thích thế nào khi luôn ngoài miệng thì “đấu tranh” nhưng gặp “giặc lớn tuổi” thì lại tỏ ra thái độ “kính giặc đắc thọ”???
Vậy, “đánh giặc” hay “nhận bà con”???
4- Giải thích thế nào khi miệng thì bảo rằng yêu chế độ nhưng lại chỉ bo bo vì uy tín vùng, miền, quê hương mình mà mặc kệ cả đất nước đang bị ảnh hưởng bởi quan điểm sai trái, có tính tuyên truyền “phản động”??? Hay là con người có quan điểm sai trái đó quan trọng hơn đất nước - chế độ???
Những người đấu tranh với quan điểm sai trái, phản động của lão tướng đã hiểu rằng: Thời điểm hiện tại mà đẩy một lão tướng theo giặc thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh chính trị nên vì việc lớn mà không nói nhiều đến nữa. Hơn nữa, vây cánh vùng, miền, quê hương của “lão tướng” từ các “nơi trọng yếu” của đất nước quá đông. Muốn cũng không làm gì được.

ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ HOẠT ĐỘNG ĐƯA TIN SAI SỰ THẬT CỦA BÁO THANH NIÊN

Đề nghị thanh kiểm tra tờ báo này, bắt đầu từ khâu tuyển dụng, con người, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, kiểm duyệt bài, lãnh đạo chỉ đạo của báo, không thể để sai sót theo hệ thống nhiều lần lập đi lập lại mãi như thế được.

Mới đây Báo Thanh Niên vừa có bài “CSGT đánh người?”. Dù đã thêm dấu hỏi “?” nhưng nội dung bài viết thì lại diễn giải, mô ta khẳng định CSGT đánh người.

Sự thật về clip về CSGT trấn áp người dân:https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=131339992329969&id=100063619053195
Chiều 28/3, sau khi trên mạng xã hội lan truyền clip 46 giây “tố” Cảnh sát giao thông (CSGT) đánh người, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh và ghi nhận sự việc xảy ra trên địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Bản chất của sự việc lại khác hoàn toàn với các lời cáo buộc trên mạng.
Theo đó, khoảng 17h30 ngày 27/3, nhận tin báo có một số thanh thiếu niên tụ tập chạy xe gây mất an ninh trật tự (ANTT) tại tuyến đường thuộc khu vực ấp 3, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Tổ công tác Đội CSGT - Trật tự Công an huyện Bình Chánh gồm 10 cán bộ chiến sĩ đã xuống ngay hiện trường.
Khi đến đường Miêu thuộc ấp 3, xã Tân Nhựt, Tổ công tác phát hiện một nhóm người với khoảng hơn 10 chiếc xe tụ tập nẹt pô, gây mất ANTT. Tổ công tác tiến hành kiểm tra thì số đối tượng chống đối không chấp hành, điều khiển xe bỏ chạy, lao xuống ruộng, bỏ xe và dùng đất, đá ném trả Tổ công tác, sau đó chia nhau chạy nhiều hướng khác nhau.
Lúc này, hai cán bộ CSGT đã đuổi theo, khống chế thì số đối tượng văng tục, có lời nói xúc phạm, lăng mạ, thách thức hai cán bộ này. Dù đã bị cảnh cáo, yêu cầu ngồi im, nhưng số thanh niên vẫn tiếp tục lăng mạ, khiêu khích và thách thức hai cán bộ. Do không kiềm chế được bản thân, một CSGT đã nắm cổ áo lôi, có hành động trấn áp và đưa đối tượng về nơi tập kết.
Tổ Công tác cũng đã đưa 14 thanh thiếu niên, 11 xe mô tô bàn giao Công an xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, tiếp tục xử lý.
Qua kiểm tra, Công an xã Tân Nhựt đã giao trả lại 6 chiếc, tạm giữ 5 chiếc xe mô tô do không có giấy tờ (trong đó có 1 xe lắp ráp, không có biển số, không có số khung, số máy). Ngoài ra, việc xử lý, đóng phạt cũng có đầy đủ thủ tục, biên lai.
Qua xác minh ban đầu được biết, đây là nhóm đối tượng thường xuyên tụ tập tổ chức đua xe trái phép, thường sử dụng mạng xã hội Youtube (kênh Youtube có tên là “SÂN CHƠI BÌNH CHÁNH”) để lan truyền thông tin, hình ảnh nhằm quảng bá, kích động đua xe trái phép thông qua các đoạn clip.
Hiện Công an huyện Bình Chánh đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý theo đúng quy định.
Nguồn tin: Báo Công an nhân dân

BÀN VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP TỰ ỨNG CỬ BỊ BẮT

 


2021/03/27

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THẢ CỬA CHO TÀU THUYỀN XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

 Cách đây ít ngày, có hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu gần bãi đá ngầm Ba Đầu trên Biển Đông, đây là khu vực nằm trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam. Hành động của các tàu Trung Quốc vi phạm pháp luật quốc tế về chủ quyền trên biển, ngang nhiên đánh bắt thủy hải sản khi chưa được sự cho phép của Việt Nam.

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THẢ CỬA CHO TÀU THUYỀN XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước.

Trung Quốc đang cố “thả cửa” để cho các tàu thuyền của nước này tự do hoạt động tại các khu vực không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến chủ quyền cũng như lợi ích của Việt Nam tại bai đá ngầm Ba Đầu. Đi kẻ với việc thả tự do cho hoạt động của công dân nước mình, Trung Quốc cũng cử nhiều lực lượng có vũ trang bảo vệ cho hoạt động đánh bắt trái phép của ngư dân nước mình. Khi mà sự hiện diện dày đặc của công dân Trung QUốc tại 1 khu vực trên biển sẽ đồng nghĩa với âm mưu biến khu vực đó trở thành khu vực tranh chấp và chúng sẽ sử dụng vũ lực để xâm chiếm như đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Bãi đá ngầm Ba Đầu nằm trong khu vực 12 hải lý thuộc chủ quyền của Việt Nam, do đó mọi hoạt động của tàu thuyền của quốc gia khác tại khu vực này khi chưa nhận được sự đồng ý của Việt Nam đều là trái với pháp luật quốc tế.

Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982 để bảo vệ chủ quyền cũng như duy trì lợi ích hợp pháp của các quốc gia tại biển Đông.

Công Lý