2021/03/27

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THẢ CỬA CHO TÀU THUYỀN XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

 Cách đây ít ngày, có hơn 200 tàu Trung Quốc neo đậu gần bãi đá ngầm Ba Đầu trên Biển Đông, đây là khu vực nằm trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam. Hành động của các tàu Trung Quốc vi phạm pháp luật quốc tế về chủ quyền trên biển, ngang nhiên đánh bắt thủy hải sản khi chưa được sự cho phép của Việt Nam.

TRUNG QUỐC TIẾP TỤC THẢ CỬA CHO TÀU THUYỀN XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM

Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của Công ước về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải quốc gia ven biển. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước.

Trung Quốc đang cố “thả cửa” để cho các tàu thuyền của nước này tự do hoạt động tại các khu vực không thuộc chủ quyền của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến chủ quyền cũng như lợi ích của Việt Nam tại bai đá ngầm Ba Đầu. Đi kẻ với việc thả tự do cho hoạt động của công dân nước mình, Trung Quốc cũng cử nhiều lực lượng có vũ trang bảo vệ cho hoạt động đánh bắt trái phép của ngư dân nước mình. Khi mà sự hiện diện dày đặc của công dân Trung QUốc tại 1 khu vực trên biển sẽ đồng nghĩa với âm mưu biến khu vực đó trở thành khu vực tranh chấp và chúng sẽ sử dụng vũ lực để xâm chiếm như đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Bãi đá ngầm Ba Đầu nằm trong khu vực 12 hải lý thuộc chủ quyền của Việt Nam, do đó mọi hoạt động của tàu thuyền của quốc gia khác tại khu vực này khi chưa nhận được sự đồng ý của Việt Nam đều là trái với pháp luật quốc tế.

Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982 để bảo vệ chủ quyền cũng như duy trì lợi ích hợp pháp của các quốc gia tại biển Đông.

Công Lý

No comments: