2021/03/27

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG HÔ HÀO "TIN TƯỞNG TUYỆT ĐỐI VÀO ĐẢNG LÀ YÊU NƯỚC"!

Điện ảnh Trung Quốc mấy năm nay có bộ phim về một "Nịnh Thần" nổi tiếng nhất nước họ: Hòa Thân. Phải nói nhân vật này "nịnh" không ai sánh bằng, nịnh có trình độ, nịnh ra mặt... Triều đình nào có loại nịnh thần này nắm quyền thì chắc chắn sớm muộn sẽ sụp đổ. Bởi lẽ, nịnh thần - cốt lõi của nó là mưu lợi cho bản thân mà bất chấp sự tồn vong của Quốc gia, dân tộc.

Xu thế xu nịnh này cũng đang rất phổ biến ở nước ta, là họa hay không xin lạm bàn mấy ý:

Nước ta mấy năm nay cũng bắt đầu xuất hiện câu từ "Tuyệt đối tin tưởng vào Đảng và Nhà nước", có người còn lấy đó làm chuẩn mực chó việc đánh giá nhau "có yêu nước hay không?" nữa. Những tưởng câu nói này là chuẩn mực của Đảng viên, bởi Đảng viên là người chắc chắn phải "Tuyệt đối trung thành và tin tưởng, phục tùng không điều kiện vào Đảng", nhưng khi đem cái "Phản xạ có điều kiện" này gán với quần chúng thì hơi khiên cưỡng. Nhưng xin thưa, thực tế: nhân dân Việt Nam thực sự tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, và niềm tin này là niềm tin "có điều kiện", "có kiểm chứng", "không mù quáng", đặc biệt là "không xu nịnh". 

Vì sao nói như vậy? 

Xin nêu mấy lý do sau:

Trước hết, Đảng lấy Chủ Nghĩa Mác - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và định hướng nhằm bảo vệ dân tộc, xây dựng đất nước. Đó chính là lý tưởng lấy xã hội làm chủ, làm trung tâm của mọi quyền lợi, lấy lợi ích chung của Dân tộc - đất nước làm mục tiêu cho sự tồn tại của chính Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với một Đảng như thế nhân dân nhất định ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng!

Hai là: Đảng lấy việc phát huy truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại để định hướng xây đất nước hướng đến một đất nước phát triển về mọi mặt đời sống xã hội, trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại mà vẫn mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, trong phát triển văn hóa luôn đề cao vai trò giao lưu hội nhập văn hóa nhưng không đề đồng hóa hay hòa tan với các nền văn hóa khác.

Với một Đảng như thế nhân dân nhất định ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng!

Cuối cùng, với kinh nghiệm hơn 90 năm lãnh đạo chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị nắm vững quy luật khách quan nhất so với các hệ phái chính trị khác; là Đảng chính trị đề ra cương lĩnh chính trị dựa trên xu thế thời đại và thực tế đất nước chứ không a dua theo quyền lợi của bất kỳ tầng lớp nào trong xã hội.

Đó dĩ nhiên là đường lối đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng nhân dân, nên vì lẽ đó mà: Với một Đảng như thế nhân dân nhất định ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng!

Xưa nay vẫn thế, niềm tin phải luôn đi đôi với sự kiểm chứng thì niềm tin ấy mới: là niềm thật sự đáng tôn trọng. Những kẻ mở miệng thì "tin tuyệt đối vào Đảng" nhưng lại không có đóng góp xây dựng Đảng vững mạnh chính là "niềm tin sáo rỗng" và là "niềm tin giả dối". Bởi, để vững mạnh thì chính Đảng phải luôn chỉnh đốn, phải luôn tự đánh giá lại bản thân để tìm ra cái hay để phát huy và cái chưa hay để chỉnh sửa. Nếu ai ai cũng "tuyệt đối tin tưởng" thì xem chừng Đảng sẽ nguy lắm, vì không còn có sự vận động và đấu tranh trong Đảng, mà một "cơ thể" không có sự vận động và đấu tranh nữa là một "cơ thể chết".

Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại gần 100 năm nay chính là nhờ vào việc lấy lợi ích của nhân dân làm nhiệm vụ của mình. Bởi Đảng biết lắng nghe nhân dân nên nhân dân nhất định ủng hộ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Do đó, chủ trương của Đảng hay chính sách của Nhà nước luôn được sự ủng hộ của nhân dân thông qua việc nhân dân tham gia đóng góp xây dựng Chủ trương hay chính sách đó. 

Nhất là trong một thể chế một Đảng lãnh đạo, việc không chấp nhận lắng nghe quan điểm của bất kỳ thành phần nào của dân tộc, dù với bất kỳ lý do nào đi nữa thì cũng khó thuyết phục, từ đó dẫn đến chống đối - cách mạng. Do vậy, việc quần chúng nhân dân tham gia vào đóng góp văn kiện của Đảng nhằm tham gia xây dựng Đảng và cũng là gián tiếp bảo vệ quyền lợi của nhân dân trước một bước là việc bình thường, là nguyên tắc của Đảng. 

Lẽ đó, ai coi việc một hay nhiều quần chúng nhân dân phản ứng lại một chủ trương của Đảng - Nhà nước là "chống đối" mới thật sự là chống phá Đảng. Vì chính là đã vu khống Đảng: không lắng nghe dân, là độc tài nên xem góp ý - phản ứng - phản đối chủ trương của Đảng là "chống đối".

Việc quần chúng phản ứng hay phản đối với Chủ trương của Đảng chính là khi họ thấy quyền lợi chính đáng của cá nhân họ hay lợi ích quốc gia, dân tộc và của của chính Đảng bị tổn hại. Những lý do đó đều là mục đích và nhiệm vụ của Đảng, thì lẽ dĩ nhiên đến lượt mình Đảng sẽ lắng nghe và xử lý các vấn đề dựa trên cơ sở lợi ích của cộng đồng, dân tộc, đất nước.

Những quan điểm sai trái quy chụp sự tham gia của quần chúng vào việc xây dựng Đảng và chính quyền là "chống Đảng" hay "chống nhà nước" là quan điểm sai trái có hại cho Đảng và Nhà nước. Những quan điểm sai trái đó từ trước đến nay là cơ sở dẫn dắt đánh phá chế độ ta, nó vừa có vẻ bề ngoài NỊNH Đảng nhưng thực chất là chất dẫn làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước trong hoạt động xây dựng nền dân chủ XHCN hiện nay.

Cần nhận diện rõ kẻ chống phá chế độ để đấu tranh phản bác chúng trước công luận, phải tỉnh táo trước các mĩ từ mị dân, dân túy - nói lấy lòng dân, nịnh Đảng bởi đó có thể là viên đạn bọc đường đang "diễn biến" chúng ta thành công cụ chống phá chế độ của chúng.


Trở lại câu chuyện Hòa Thân bên Trung Quốc: 

Tương truyền, có lần Càn Long hỏi Hoà Thân: “Khanh là trung thần hay gian thần”.

Hoà Thân đáp: “Thần không phải trung thần, cũng không phải gian thần. Thần là nịnh thần”.

Vua Càn Long hỏi tại sao, Hoà Thân lại tiếp tục đáp: “Trung thần rồi cũng sẽ bị giết. Gian thần càng bị giết. Chỉ có nịnh thần là sống lâu nhất!”.

Khi về già, Càn Long rất mực sủng ái Đôn phi. Vị phi tần này càng được nước, trở nên ngang ngược, thường xuyên đánh mắng người hầu. Có lần, Đôn phi vì một chuyện nhỏ mà đánh chết cung nữ. Càn Long biết chuyện đã vô cùng tức giận, định phế truất nàng. Đôn phi vội tìm đến cầu cứu Hòa Thân.

Vốn hiểu tính Hoàng đế vị quan họ Hòa biết Càn Long chỉ tức giận nhất thời, liền lấy lý do Thập công chúa còn nhỏ, cần mẹ chăm sóc để khuyên nhà vua bớt giận. Nhờ câu nói ấy, Hoàng đế chỉ giáng Đôn phi xuống làm tần. Sau này, khi đã lấy lại được sự sủng ái, Đôn phi đồng ý cho con trai Hoà Thân là Phong Thân Ân Đức kết hôn với người con gái thứ mười rất được yêu quý của Càn Long là công chúa Cố Luân Hòa Hiếu. Thông qua cuộc hôn nhân với hoàng tộc, địa vị của gia tộc họ Hòa thời bấy giờ càng trở nên vững chắc.

Vào những năm cuối đời, Càn Long càng ngày càng không thích nghe những lời trung thần, thích đao to búa lớn, khoác lác khoe khoang là thập toàn lão gia, cho rằng mình có thể sánh ngang với tổ phụ Khang Hy. Hòa Thân thì hàng ngày vẫn dùng những lời đó để mê hoặc Càn Long, luôn luôn làm cho Càn Long hả hê sung sướng.

Tuy nhiên, khi Càn Long vừa mới băng hà chưa đầy nửa tháng thì Hòa Thân bị hoàng đế Gia Khánh vừa kế vị ban cho cái chết, kết thúc một cuộc đời huyền thoại.


No comments: