2018/10/02

Ấn tượng buổi ra mắt 2 mẫu sedan và SUV của VinFast: 'Đây là điều kỳ diệu của Việt Nam'

Danh thủ người Anh David Beckham đã phải thốt lên trong buổi ra mắt xe của VinFast tại triển lãm Paris Motor Show 2018: "VinFast là điều kỳ diệu của Việt Nam".

2 mẫu xe VinFast trước giờ ra mắt tại Paris Motor Show 2018


Đúng 15h45 (giờ Việt Nam) chiều 2/10, VinFast chính thức ra mắt 2 mẫu ô tô sedan và SUV trong triển lãm Paris Motor Show 2018. Đây là thành quả đáng ngưỡng mộ của một doanh nghiệp “mới” trong ngành sản xuất ô tô, thể hiện ý chí quyết tâm của doanh nghiệp khi quảng bá 2 mẫu ô tô VinFast ra toàn cầu.
Buổi lễ ra mắt đậm chất Việt
Mở đầu buổi lễ ra mắt, bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup phụ trách ngành sản xuất ô tô VinFast cho biết, 2 mẫu ô tô VinFast được giới thiệu trong ngày hôm nay là một thành quả đáng ngưỡng mộ của doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch HĐQT của Vingroup lựa chọn mặc áo dài đỏ trong buổi ra mắt ô tô VinFast. 

“Vingroup là một doanh nghiệp tư nhân đa ngành, đa nghề tại Việt Nam, doanh nghiệp quyết tâm xây dựng một thương hiệu Việt mang tầm cỡ thế giới. Hai mẫu ô tô VinFast là thành quả chung của Việt Nam, ghi tên Việt Nam vào nền công nghiệp ô tô thế giới”, bà Thuỷ nói.
Trong khi đó, ông James B.DeLuCa, Tổng giám đốc VinFast cho rằng, sự xuất hiện của 2 mẫu ô tô VinFast trong triển lãm Paris Motor Show 2018 là thành quả của 12 tháng làm việc không ngừng nghỉ. Điều này thể hiện ý chí quyết tâm, đầy đam mê của tập thể lãnh đạo, công nhân của VinFast nói riêng và Tập đoàn Vingroup nói chung.
Vị Tổng giám đốc của VinFast khẳng định sẽ đưa thương hiệu VinFast ra thế giới: “Chúng tôi cam kết, ô tô VinFast sẽ là một trong những mẫu ô tô hàng đầu thế giới, hướng tới một hãng ô tô có quy mô toàn cầu”.
Ngay sau lời giới thiệu của ông James B.Deluca, Giám đốc sáng tạo của VinFast là ông David Lion giải thích về ngôn ngữ thiết kế của VinFast.
"Người Việt thường thích sử dụng điện thoại thông minh nên ông đã lấy cảm hứng từ đó để tạo nên màn hình giải trí trung tâm dạng cảm ứng” - ông James B.Deluca nói.
Ông cho biết, những mẫu ô tô của VinFast do người Việt lựa chọn, chính vì lẽ đó, thiết kế của xe mang đậm bản sắc, văn hoá của Việt Nam.

Giám đốc sáng tạo của VinFast cho biết, 2 mẫu ô tô thể hiện vẻ đẹp truyền thống của Việt Nam.

“Người Việt Nam rất tự hào về đất nước xinh đẹp của mình, vì vậy chúng tôi đã thiết kế hệ thống hình nền phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng của Việt Nam. Trong ví dụ này, chúng ta có thể thấy phong cảnh mang tính biểu tượng là Vịnh Hạ Long – một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới”, Giám đốc sáng tạo của VinFast cho biết.
Quả thực, VinFast đã thông qua buổi ra mắt 2 mẫu ô tô để quảng bá hình ảnh, văn hoá của Việt Nam ra toàn thế giới. Trong đó, rất nhiều hãng truyền thông quốc tế tỏ ra thích thú với màn biểu diễn múa của VinFast ở phần đầu giới thiệu và sân khâu trưng bày của VinFast.
Hình ảnh của cây tre thể hiện khát vọng mạnh mẽ của một doanh nghiệp Việt Nam đang muốn vươn ra thế giới. Tuy nhiên, xen lẫn hình ảnh truyển thống, VinFast đưa hình ảnh robot, ngành công nghiệp 4.0 để gửi đến thế giới thông điệp, không chỉ mang vẻ đẹp truyền thống, ô tô VinFast còn hiện đại, đáp ứng được mọi xu hướng từ ngành công nghiệp ô tô thế giới. Một thương hiệu Việt có thể vươn ra và chinh phục thế giới.

  Rất nhiều hãng truyền thông quốc tế tỏ ra thích thú với màn biểu diễn múa của VinFast ở phần đầu giới thiệu và sân khấu trưng bày của VinFast.

Toàn bộ sự kiện ra mắt ô tô VinFast đều sử dụng tông màu đỏ làm chủ đạo. Dù chưa có một cơ quan, tổ chức nào xác nhận màu đỏ là “quốc màu” của Việt Nam. Tuy nhiên, trong ý chí của mọi người Việt đều xác nhận màu đỏ là màu của máu thịt, màu của đồng bào Việt Nam thể hiện qua quốc kỳ đỏ, sao vàng.
David Beckham: “VinFast là một phép màu của Việt Nam”
David Beckham cùng đương kim Hoa hậu Việt Nam 2018 Trần Tiểu Vy là 2 khách mời đặc biệt của VinFast trong lần ra mắt ô tô tại Paris Motor Show. Sự xuất hiện của danh thủ nước Anh - David Beckham đã ngay lập tức gây được hiệu ứng truyền thông thế giới.
Trong lần đầu nhìn thấy mẫu ô tô VinFast, David Beckham đã phải thốt lên rằng: “Thật tuyệt vời, 2 mẫu ô tô quá đẹp”.

David Beckham: “VinFast là một phép màu của Việt Nam” 

"Tôi thấy hai chiếc xe thật tuyệt vời. Chúng thật hiện đại, thoải mái, công nghệ cao, thực sự đẳng cấp. Việt Nam là một đất nước tươi đẹp và tôi có thể thấy được những nét đẹp này đã được đội thiết kế của VinFast truyền vào những chiếc xe đáng kinh ngạc như thế nào. Đây là một câu chuyện đầy cảm hứng và tôi rất vinh hạnh có mặt tại đây vào thời khắc quan trọng này. Xin chúc mừng”, David Beckham cho biết.
Ngoài ra, David Beckham nhấn mạnh: "Tôi đã đến Việt Nam rất nhiều lần và tôi đã thấy được niềm đam mê và lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam. Tôi nghĩ đây là một niềm tự hào đối với toàn thể người dân Việt Nam khi họ có một thương hiệu ô tô của nước mình trong một triển lãm toàn cầu tại Paris”.


David Beckham rất ấn tượng với mẫu SUV của VinFast.  

Về thiết kế và nội thất, David Beckham đã có nhận xét rất công tâm về mẫu SUV của VinFast: “Đây là sản phẩm mà các bạn có thể tự hào. Tôi cũng là người bố, người đàn ông của gia đình và yêu thích những mẫu xe rộng rãi thoải mái. Mẫu xe này đã đáp ứng được điều đó. Chúc mừng các bạn".
Trong khi đó, Hoa hậu Việt Nam Trần Tiểu Vy cho rằng, việc VinFast công bố 2 mẫu ô tô là thời khắc lịch sử, đánh dấu một bước chuyển mình mới của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Điều đáng tiếc nhất trong buổi ra mắt hôm nay là việc VinFast không công bố giá bán 2 mẫu xe sedan và SUV của hãng. Tuy nhiên, theo lộ trình của VinFast, 2 mẫu ô tô này sẽ được bán chính thức vào đầu năm 2019. Tức là chỉ còn khoảng 3 tháng nữa. Trong thời gian đó, VinFast sẽ có những thăm dò thị trường để đưa ra một mức giá hợp lý tại Việt Nam và hướng tới xuất khẩu ra toàn thế giới.
Việt Vũ (VTC News)

Bắt giữ đối tượng phát tán tài liệu liên quan đến Pháp Luân Công

Công an huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng đang có hành vi phát tán tài liệu liên quan đến hoạt động của Pháp Luân Công.

Sau khi nhận được tin báo của quần chúng, tại xóm Ngọc Lam, xã Nghĩa Lợi xuất hiện một đối tượng có hành vi phát tán tài liệu liên quan đến hoạt động của Pháp Luân Công, Công an huyện Nghĩa Đàn đã nhanh chóng bắt giữ đối tượng. Thu giữ tại hiện trường 30 cuốn sách có nội dung liên quan.

Đối tượng Trần Văn Chinh

Tại cơ quan điều tra, đối tượng khai nhận là Trần Văn Chinh (SN 1977), trú tại xã Nghĩa Hội, huyện Nghĩa Đàn. Sau khi tiến hành khám xét nhà riêng của đối tượng, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ các tài liệu và vật dụng liên quan đến Pháp Luân Công gồm: 109 quyển sách, 105 tờ in màu, áo phông in dòng chữ Trung Quốc, đài radio, tấm lót ngồi thiền,...


Các tài liệu và vật dụng liên quan đến Pháp Luân Công

Hiện, Công an huyện Nghĩa Đàn đang phối hợp các ban, ngành liên quan để đấu tranh mở rộng./.
Quỳnh Trang - Đức Anh (Công an Nghệ An)

ĐỐI TƯỢNG ÔM LỰU ĐẠN CỐ THỦ TRONG NHÀ Ở TP VINH ĐÃ RA HÀNG

Khoai@

Đêm qua 1/10/2018, vào lúc 23 giờ 30 tối, lực lượng công an Nghệ An đã bắt được Lê Ngọc Sơn sau khi bao vây hơn 14 giờ đồng hồ tại số nhà 128, đường Hồng Bàng, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. 

Sau khi bị bắt giữ ít phút, nghi phạm Lê Văn Sơn bị xe cảnh sát áp giải về trụ sở công an để phục vụ công tác điều tra. Trước đó, lực lượng cảnh sát vây bắt cũng đã khẩn trương khám xét ngôi nhà mà Sơn cố thủ suốt từ khoảng 10 giờ sáng 1/10, thu giữ nhiều đồ vật, trong đó có súng, ma túy. 

Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, cho biết, Lê Văn Sơn biết rõ không có đường thoát, nên sau 14 tiếng cố thủ với lựu đạn, đã phải đầu thú. 

Trước đó, 2 người bạn của Sơn được Sơn gọi đến ứng cứu. Khi thấy công an xuất hiện cả 2 người này đã cùng Sơn cố thủ trong nhà. Sau đó, 2 người này ra khỏi nhà vào 16 giờ chiều cùng ngày theo lời kêu gọi của lực lượng chức năng, còn Sơn vẫn cố thủ bên trong. 

Một cán bộ điều tra Công an thành phố Vinh cho hay, qua khám nghiệm hiện trường, công an thu giữ 3 quả lựu đạn, trong đó có 1 quả lựu đạn thật, 2 quả là giả.

Đến 1 giờ 30 ngày 2/10, Công an TP Vinh phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An vẫn đang khám nghiệm hiện trường.

Như Tre Làng đã thông tin, sáng 1/10, công an TP Vinh thực hiện bắt giam Lê Ngọc Sơn để điều tra về hành vi hủy hoại tài sản. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng có mặt tại nhà Sơn thì Sơn chống đối, gọi người quen đến rồi ôm lựu đạn chạy lên tầng 2 của căn nhà cố thủ và đe dọa sẽ cho nổ lựu đạn nếu bị bắt.

Ngay sau đó, công an đã tổ chức lực lượng với hàng trăm cảnh sát bao vây, kêu gọi Sơn đầu hàng. Vào chiều qua, người thân của Sơn cũng đã được mời đến để thuyết phục Sơn mở cửa đầu thú, nhưng không có kết quả. Không những thế, Sơn còn lên Facebook tương tác với bạn bè và thách thức lực lượng cảnh sát.

Trước tình hình trên, lực lượng chức năng yêu cầu các cửa hàng buôn bán nằm trong khu vực bị phong tỏa phải đóng cửa. Một số người dân sống gần ngôi nhà này cũng phải đi thuê nhà nghỉ để ngủ qua đêm vì sợ mất an toàn.

Lê Văn Sơn là nghi phạm phá kính xe ô tô của người dân vào ngày 24/9/2018. Tuy nhiên, ngoài hành vi trên Sơn còn liên quan tới mọt vụ án Ma túy khác.

Kẻ chống phá Trần Thu Nguyệt đang ở đâu?

Tindautruongdanchu - Chuyên mục 'Chiến sĩ hỏi' tiếp tục với câu hỏi liên quan đến kẻ chống phá trên mạng xã hội Trần Thu Nguyệt.

Thông qua một đoạn stattus mà Trần Thu Nguyệt bộc bạch tâm trạng trên trang cá nhân của mình vào ngày 01/10/2018: 'Đầu tháng 10 là tháng mân côi 
Xin Mẹ hãy ở bên Con trên mọi nẻo đường dù gian nan Con vẫn bước , dù một mình Con , Con vẫn bước bằng đôi chân của mình 
Con biết Mẹ không bao giờ bỏ Con và luôn đồng hành bên Con , cảm tạ ơn Mẹ đã ban cho Con 
Biết là nơi đây hoa rất mắc tiền , nhưng không thể không thiếu hoa cho Mẹ hằng tuần , cho nên nhịn ăn để mua hoa dâng kính Mẹ'.




Chiến sĩ có những câu hỏi cần tìm lời giải đáp:

1. Không biết kẻ chống phá Trần Thu Nguyệt đang ở đâu ? khi mà chính tác giả này cho rằng đang ở một nơi mà 'hoa rất đắt'. Phải chăng, Trần Thu Nguyệt đã không còn ở Việt Nam 5 tháng qua ?

2. Thờ 'chúa' là cái tâm sao phải 'so đo' kể lể cho người khác thấy 'cái tâm của mình'. Vậy, cái tâm để 'chúa' biết hay cho ngoài biết? và cái tâm của kẻ chống phá Trần Thu Nguyệt đến đâu?

Các bạn cũng có thể đặt câu hỏi vào mục bình luận hay tham gia trả lời những vướng mắc của chiến sĩ ở bên dưới.

Mộc Lan

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười qua đời


Sau thời gian dài lâm bệnh, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười qua đời tối 1/10, hưởng thọ 101 tuổi. 
Tổng bí thư Đỗ Mười (trái) và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh tư liệu
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần hồi 23h12 ngày 1/10, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 
Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho hay, trong thời gian lâm bệnh, ông đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười tên thật là Nguyễn Duy Cống. Ông năm nay 101 tuổi, 78 tuổi Đảng, quê ở xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sớm giác ngộ cách mạng, năm 19 tuổi, ông tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1939.
Nguyên Tổng bí thư được tôi luyện qua các cuộc kháng chiến cứu nước và các giai đoạn xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Năm 1941, khi mới 24 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù tại Hoả Lò (Hà Nội). Bốn năm sau, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở đây. Sau tháng Tám 1945, ông giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông Đỗ Mười lần lượt đảm nhận các vị trí công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu III: Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định, Khu uỷ viên Khu III kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình, Phó Bí thư liên Khu uỷ III kiêm Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu III, chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu III, Bí thư Khu uỷ tả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng.
Năm 1955, ông là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3/1955), ông được bầu bổ sung làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II. Một năm sau, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương và đến năm 1958 giữ chức Bộ trưởng Bộ này. Ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá II nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà.
Tháng 9/1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ông Đỗ Mười được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 8 năm sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. Từ 1969 đến 1971, ông được cử giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.

Năm 1971, ông được bầu là đại biểu Quốc hội khoá IV, được Quốc hội bầu giữ chức Phó thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản. Từ tháng 6/1973 đến tháng 11/1977, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Xây dựng, đại biểu Quốc hội khoá V, VI.

Tháng 12/1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ chính trị, tiếp tục giữ chức Phó thủ tướng nhiệm kỳ 1976-1981.

Tháng 7/1981, ông là đại biểu Quốc hội khoá VII và được bầu giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại Đại hội Đảng lần thứ V diễn ra tháng 3/1982, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị tiếp tục giữ chức Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12/1986, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, ông được bầu vào Ban chấp hành Trưng ương, Uỷ viên Bộ chính trị và Thường trực Ban bí thư. Lúc này, ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá VIII. Hai năm sau, Quốc hội bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ chính trị, giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng (6/1991 - 12/1997). Ông là đại biểu Quốc hội khoá IX.

Tháng 12/1997, ông được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VIII) cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông công tác ở đây đến năm 2001.
Viết Tuân

TS NGUYỄN XUÂN DIỆN NÓI GÌ VỀ VIỆC HÀ NỘI XÂY DỰNG CUNG THIẾU NHI MỚI?

Đắc Chí

Đề cập đến chủ trương xây dựng Cung Thiếu nhi mới của chính quyền TP Hà Nội, TS ca trù Nguyễn Xuân Diện (chủ blog Tễu) đã lấy lại một bài đăng trên FB của Nguyễn Tiến Dũng, có tựa đề “HÀ NỘI KHÔNG NÊN XÂY DỰNG CUNG THIẾU NHI MỚI” với quan điểm cho rằng: xây dựng Cung Thiếu nhi mới là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách, phục vụ “lợi ích nhóm”?!...
Vậy thực hư vấn đề này thế nào?
Được biết, chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cung Thiếu nhi mới của chính quyền TP Hà Nội đã có từ lâu. Đây là dự án nằm trong danh mục công trình trọng điểm đã được HĐND TP thông qua vào tháng 12/2011. Đánh giá một cách khách quan, việc xây dựng Cung Thiếu nhi mới là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thiếu niên vì Cung Thiếu nhi cũ hoạt động từ năm 1995 đến nay đã quá chật hẹp, cơ sở hạ tầng cũng đã xuống cấp không đáp ứng nhu cầu sử dụng an toàn.
Cung Thiếu nhi Hà Nội (Nguồn Internet)
Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ xây Cung Thiếu nhi mới tại ô đất D30, nằm trong khu ĐTM quận Cầu Giấy, được xác định là công trình trọng điểm của thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, đào tạo năng khiếu và tài năng cho thiếu nhi thủ đô trong tương lai. Về thiết kế công trình, ngoài đảm bảo tính hợp lý công năng, diện tích sử dụng trong nhà, cần bố trí cho các hoạt động ngoài trời, đảm bảo đây là công trình hiện đại, có kiến trúc đẹp, đa năng, phù hợp với lứa tuổi, có giá trị sử dụng lâu dài phục vụ thanh thiếu nhi và nhân dân thủ đô.
Trước những lo ngại về việc khi xây dựng xong Cung Thiếu nhi mới, sẽ tiến hành phá bỏ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng Cung Thiếu nhi cũ, gây lãng phí, ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị lịch sử - văn hóa (đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình Cung Thiếu nhi mới chậm tiến độ), chính quyền TP cho biết: diện tích Cung Thiếu nhi cũ hơn 8.100 m2, tại phố Lý Thái Tổ - giữa trung tâm thủ đô sẽ không bị phá bỏ, mà sẽ được phục vụ theo nhu cầu của khu vực nội đô, theo chuyên đề nhất định. Xét về thực chất, chủ trương xây dựng Cung Thiếu nhi mới ở vị trí mới chỉ là thay đổi cấp độ sử dụng. 
Như vậy, có thể thấy rõ, những luận điệu mà Nguyễn Xuân Diện tuyên truyền chỉ là trò xuyên tạc sự thật, nhằm đánh lừa dư luận và nói xấu chính quyền./.

2018/10/01

GIÁO XỨ THÁI HÀ LÀM GÌ TRONG THÁNH LỄ TỐI 30/9/2018?


Thực hiện bản thông báo "Thánh lễ Cầu nguyện cho Công lý – Hòa Bình tại nhà thờ Thái Hà" tháng 9/2018 được phát đi ngày 25/09/2018. Vào tối 30/9/2018 tại nhà thờ Thái Hà đã diễn ra Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình thường kỳ hàng tháng với sự tham gia của linh mục Giuse Trịnh Ngọc Hiên - Bề trên tu viện DCCT, linh mục Ngô Văn Kha - chủ tế, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong - giảng lễ, và linh mục Nguyễn Văn Toản - đồng tế. 

Và qua theo dõi thì toàn bộ cuộc lễ được thực hiện đúng theo tuần tự đã được nói rõ tại bản thông báo.

Theo đó, sau khi nhắc và nói tới những sự kiện chính trị, xã hội nổi bật diễn ra thời gian gần đây, đặc biệt ca ngợi hết lời đối với bài phát biểu của Tổng thống Mỹ D.Trump tại hội nghị thường niên lần thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nhất là đoạn tuyên bố của ông này về đất nước Venezuela với những lời lẽ hết sức hằn học như: "Gần như ở nơi nào mà chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản đã được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát. Cơn khát quyền lực của chủ nghĩa xã hội dẫn đến sự bành trướng, thôn tính và đàn áp. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người.”

Thánh lễ đã đi đến mời gọi có tính kích động theo đúng tinh thần của thông báo trước đó: "Hơn lúc nào hết, người dân Việt nam cần phải ý thức tới quyền tự tôn dân tộc, đặc biệt là quyền tham gia quản lý xã hội để sửa chữa những “cơ cấu tội lỗi”, những hệ thống chính trị không mang “khuôn mặt con người” mà chỉ duy nhất hướng tới lợi nhuận của phe nhóm, đảng phái" và những nội dung cầu nguyện đã cũ mèm và quen thuộc đến độ không đến dự thì cũng có người sẽ đoán ra: "Cầu cho nhà cầm quyền biết lắng nghe tiếng nói của người dân, sẵn sàng “cải cách cơ cấu” để cùng người dân xây dựng một quốc gia dân chủ, giầu mạnh/ Cầu cho mọi công dân Việt Nam biết nhận thức cách đúng đắn về những hiểm họa của chủ nghĩa xã hội để cùng nhau bắt tay xây dựng một đất nước Việt Nam mới giầu đẹp".

Tuy nhiên điểm nhấn và làm nên tính đối kháng của Giáo xứ Thái Hà và DCCT Thái Hà đối với giới chức địa phương lại ở màn thắp nến cầu nguyện. Và với những dòng chữ A4 ghi tên những tên tội phạm bị giới chức, cơ quan thực thi pháp luật bắt, xử lý. Cơ sở tôn giáo đứng chân tại thủ đô Hà Nội này đã công khai tuyên chiến với chế độ. Họ ngợi ca những tên tội phạm nguy hiểm với chế độ mà không hiểu rằng, nếu hành vi của chúng chỉ 1% thành công thôi thì hầu hết họ (các Linh mục, giáo dân tham dự thánh lễ) sẽ chẳng có chốn dung thân. 
  
Một số hình ảnh về thánh lễ có nội dung chống đối tại Gx Thái Hà vào tối 30/9/2018 (Nguồn: FB). 

Và thay vì có cảnh thanh bình như hôm nay thì sẽ là cảnh hỗn loạn, bấn loạn của xã hội. Khi đó, họ sẽ không có điều kiện để lo cho mình chứ đừng nói kiếm việc thiên hạ về mình và để lo, để nghĩ... 

Sẽ không nên có một lời lẽ nào để trách cứ giáo dân Thái Hà và những giáo dân đến dự thánh lễ, bởi dù sao đó là bổn phận mà bất cứ ai cũng phải thực hiện. Chỉ trách đám chủ chăn kia, miệng vẫn ra rả là cầu nguyện cho công lý & hoà bình. Nhưng thực chất chính họ với tấm áo của đấng chăn chiên, đức cao vọng trọng đang thông qua hành vi, miệng lưỡi của mình để phá bỏ đi sự thanh bình và làm cho nó bị biến dạng. 
Trương văn Dũng cũng được tham gia thánh lễ .... (Nguồn: FB). 

Một thông tin cũng hết sức đáng nói là dù không phải tín hữu công giáo. Nhưng một số kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng... vẫn "đàng hoàng" xuất hiện tại thánh lễ. Và không ai khác chúng là những kẻ tiên phong trong việc trương các băng rôn, khẩu hiệu có nội dung chống đối. Phải chăng đây là ví dụ sinh động cho việc đám chăn chiên tại Gx Thái Hà đã bị đám rận chủ Hà Thành dắt mũi mà không ai hay? 

An Chiến

RFA sao phải 'lập lờ đánh lận con đen' ?

Tindautruongdanchu - Vào ngày 27/9/2018 trên trang tin Đài Châu Á Tự Do có bài viết “kiên định CNXH: Chỉ còn là chiếc áo khoác cho quyền lực của 1 chế độ” của tác giả Cát Linh với cách nêu vấn đề theo cách trắng đen lẫn lộn, chụp mũ và định hướng góc nhìn của độc giả theo mục đích chống phá Cách mạng Việt Nam.

RFA sao phải 'lập lờ đánh lận con đen' ?

Trong bài viết dài 1625 từ của mình, tác giả đã nhắc đến 8 lần cụm từ “kiên định Chủ nghĩa Xã hội”với ngôn từ mang tính trào phúng, mỉa mai. Tác giả Cát Linh đã phân tích sự kiên định của toàn Đảng, toàn dân ta theo 3 khía cạnh: Sự kiên định được hiểu là sự bảo thủ trì trệ ; Sự kiên định chỉ còn ý nghĩa ở quyền lực và sự kiên định còn được hiểu là nguyên nhân cho việc “nơi nào còn CNXH, nơi đó nghèo nàn lạc hậu”. Vậy những góc nhìn phiến diện có chủ đích của tác giả và sự thật có trùng lặp hay không thì độc giả có nhìn nhận cụ thể qua từng khía cạnh này:

Đầu tiên, sự “kiên định” và “bảo thủ” khác nhau ở chỗ nào? Kiên định tức là ta kiên trì, không hề dao động trước trở ngại trong lúc đang theo đuổi mục đích của mình. Ngược lại, cố chấp là khi ta cứ tiến hành mọi việc theo hướng mà ta biết chắc sẽ dẫn đến một kết cục bế tắc.” Như vậy lằn ranh của sự khác biệt này nằm ở mục tiêu có thực sự thực tế hay không. Còn thực tiễn ra sao? Bằng cách xây dựng mục tiêu trong từng giai đoạn, Đảng và Nhà nước đã xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể, điều chỉnh theo từng giai đoạn cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và trong khu vực và toàn thế giới. Cụ thể, Đảng ta đã xây dựng Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội gồm 6 đặc trưng. Đến thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta phác thảo ban đầu trong các văn kiện Đại hội từ năm 1954 đến năm 1986. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986 đã chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội X, tổng kết hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã có nhận thức mới sâu sắc hơn về bản chất, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đại hội X xác định, xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng gồm 8 đặc trưng cơ bản. Và trong các kỳ Đại hội tiếp theo, Đảng ta đã không ngừng điều chỉnh, bổ sung, làm rõ hơn các mục tiêu để gắn sát với thực tiễn xã hội. Có thể thấy sự kiên định CNXH mà toàn Đảng, toàn dân ta đang kiên trì phấn đấu hoàn toàn không phải là sự cố chấp, mù quáng đi theo một mục đích không khả thi, bất chấp tất cả hiện thực khách quan để làm bằng được như tác giả Cát Linh đã chụp mũ. Với dẫn chứng của tác giả là lời bình của Giáo sư Nguyễn Đình Cống và blogger Nguyễn Tường Thuỵ thì hoàn toàn không có cơ sở khách quan để khẳng định quan điểm của mình là đúng, vì đây chỉ là ý kiến chủ quan của cá nhân người phát biểu.

Vấn đề thứ hai mà tác giả đưa ra là sự kiên định CNXH được hiểu là sự cố gắng bảo vệ quyền lực của Đảng và quyền lợi của đảng viên. Như cách hiểu hoặc là cách định hướng cho độc giả hiểu của tác giả, thì quyền lực mà Đảng ta đang bảo vệ là quyền lực tuyệt đối, quyền được hưởng thụ đặc quyền cao hơn mà quần chúng nhân dân không có được. Như vậy những gì tác giả đang nói là hoàn toàn trái với hiến pháp. Trong điều 4, Hiến pháp năm 2013 có khẳng định rõ: Quyền lực của Đảng là quyền lực chính trị, là quyền lực của một tổ chức chính trị “đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”, là “Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”. Như vậy quyền lực và quyền lợi mà Đảng ta đang bảo vệ không phải là lợi ích của một nhóm người, mà là của cả giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Tính đến hết tháng 12/2017, cả nước có 56.329 tổ chức cơ sở đảng, trong đó, 25.483 đảng bộ cơ sở và 30.836 chi bộ cơ sở. Năm 2017 kết nạp mới 207.279 đảng viên, nâng tổng số đảng viên trong toàn Đảng lên hơn 4,9 triệu đảng viên. Với số lượng đảng viên như vậy, cùng với mối quan hệ gia đình, họ hàng của các đảng viên thì số lượng “lợi ích nhóm” như tác giả định hướng phải lên tới vài chục triệu người - chiếm vài chục phần trăm dân số nước ta. Như vậy thì luận điệu mà tác giả nêu ra hoàn hoàn toàn phi lý và không thực tế.

Vấn đề thứ ba là về kinh tế: “Nơi nào còn CNXH, nơi đó nghèo nàn lạc hậu” hay nói cách khác theo ý tác giả là sự kiên định CNXH chỉ dẫn tới đói nghèo và lạc hậu. Vậy chỉ cần nhìn vào những thành tựu kinh tế trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng chính là sự phản biện rõ nét nhất đối với quan điểm phản Cách mạng của tác giả. Việt Nam được đánh giá là một trong những trường hợp chuyển đổi kinh tế - xã hội thành công nhất trên thế giới trong mấy thập niên vừa qua. Sau hơn 30 năm, từ một nước đói nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, với sự trói buộc mấy nghìn năm của di sản kém phát triển, Việt Nam đã vươn lên thành nước thu nhập trung bình. Đây là thành tích rất đáng kể và ấn tượng. Trong thành tích đó, phải nhấn mạnh “kỳ tích” xóa đói giảm nghèo. Thành tích xóa đói giảm nghèo của Việt Nam thật sự đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi tỷ lệ người nghèo từ hơn 80% dân số, sau 30 năm giảm xuống còn khoảng 6%. Hơn 60 triệu người đã thoát nghèo. Bên cạnh đó về sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chúng ta đã thực hiện phổ cập giáo dục cấp Tiểu học và THCS theo tiêu chí quốc tế. Ngành Giáo dục đã thực hiện được khẩu hiệu “Đại trà và mũi nhọn”. Theo đó, nước ta đã thực hiện được phổ cập giáo dục và đào tạo thế hệ học sinh giỏi tham gia các kỳ thi Học sinh giỏi quốc tế, mang về nhiều huy chương cho đất nước. Hệ thống trường chuyên (từ chỗ chỉ có 6 trường chuyên thì đến nay đã có ở tất cả 63 tỉnh, thành)… như vậy sự “nghèo nàn và lạc hậu” mà tác giả đề cập đến là nằm ở việc so sánh đất nước ta vươn mình trỗi dậy sau sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh và với các quốc gia phát triển trong hòa bình cách chúng ta hàng trăm năm hoặc hơn thế? 

Qua việc nhìn nhận từng quan điểm của tác giả bài viết, có thể khẳng định chắc chắn rằng Cát Linh hoàn toàn không đủ lý lẽ và thực tiễn để chứng minh những gì viết trong bài “kiên định CNXH: Chỉ còn là chiếc áo khoác cho quyền lực của 1 chế độ” là đúng. Đây hoàn toàn là một bài viết mang tính chất tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và con đường sự nghiệp Cách mạng của ta. Để không mắc bẫy và đập tan âm mưu phá hoại của các cá nhân, tổ chức phản động này, đòi hỏi độc giả phải cảnh giác, xác minh nguồn gốc thông tin cũng như đối chiếu, so sánh với các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông chính thống. Có như vậy, tất cả nhân dân Việt Nam mới có thể đoàn kết một lòng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định trên con đường xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Khoa Trường