2017/03/04

TỔ CHỨC VIỆT TÂN THỪA NHẬN NGUYỄN VĂN OAI LÀ "THÀNH VIÊN"


Đây là video ghi lại một buổi kỷ niệm (đúng hơn là một buổi sinh hoạt) của tổ chức Việt Tân trước thời điểm Nguyễn Văn Oai (người được thừa nhận và chính Oai cũng thừa nhận mình là thành viên của Việt Tân) bị bắt trở lại với 02 hành vi "Chống người thi hành công vụ" và không thực hiện lệnh quản chế sau chấp hành án phạt tù - Ngày 19/1/2017. 

Trịnh Hồng Thuận (Ảnh cắt từ Video). 

Trong video Trịnh Hồng Thuận, một thành viên chủ chốt của Việt Tân ở hải ngoại đã thừa nhận Oai cùng với Nguyễn Văn Duyệt (người cùng bị bắt, xét xử với Oai trong vụ án "Hồ Đức Hòa và đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân từ năm 2011) là thành viên của Việt Tân. Chính Oai qua bài phát biểu của mình từ điện thoại cũng đã thừa nhận điều này! 

Quay trở lại với phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 23/5/2013 xét xử các đối tượng trong vụ án Hồ Đức Hòa và đồng bọn. Mặc dù những bằng chứng cơ quan điều tra đưa ra là hết sức xác thực, cáo trạng của Viện Kiểm sát cũng thể hiện rõ hành vi phạm tội của Oai và đồng bọn: "Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2011, Hồ Đức Hòa (sinh năm 1974, trú tại xóm 4, xã Quỳnh Vinh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Trần Đình tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã lôi kéo nhiều đối tượng khác ở các địa phương: Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Trà Vinh... tham gia tổ chức phản động lưu vong “Việt Nam Canh tân cách mạng Đảng” (gọi tắt là Việt Tân). 

Các bị cáo được kết nạp, đặt bí danh để hoạt động. Hồ Đức Hòa và đồng bọn đã được đưa ra nước ngoài tổng cộng 15 lần để huấn luyện phương pháp đấu tranh, được "Việt Tân" cung cấp tiền bạc và phương tiện để về nước tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng hình thức “bất bạo động”, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam; lợi dụng hoạt động biểu tình đòi bảo vệ chủ quyền biển, đảo để lôi kéo đông người, xuyên tạc đường lối chủ trương của Đảng, đưa yêu sách đòi đa nguyên đa đảng, thay đổi chế độ chính trị...

Quá trình điều tra và lời khai của các bị cáo cho thấy, có cơ sở khẳng định hành vi của các bị cáo Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn tham gia tổ chức phản động “Việt Tân” với vai trò đắc lực; tổ chức lôi kéo đông người tham gia hoạt động phạm tội trên phạm vi rộng ở nhiều địa phương trong và ngoài nước, có sự cấu kết và chỉ đạo chặt chẽ của các đối tượng phản động ở nước ngoài. Hồ Đức Hòa, Lê Văn Sơn đã phạm vào tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại khoản 1, Điều 79, Bộ luật Hình sự.

Hành vi của các bị cáo Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật... tham gia tổ chức “Việt Tân” với vai trò đồng phạm, phạm vào tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm và kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện tài liệu chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, Hội đồng xét xử tòa phúc thẩm tối cao do Thẩm phán Nguyễn Xuân Khôi làm chủ tọa, đã xác định: "Việt Tân" là tổ chức phản động sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động khác nhau nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Các bị cáo trong vụ án này đều đã tìm hiểu và biết về cương lĩnh, mục đích của tổ chức này, nên việc Tòa án cấp sơ thẩm xét xử các bị cáo đã tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch và hoạt động của tổ chức "Việt Tân" về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân là hoàn toàn có căn cứ pháp luật".

Cùng với Đặng Xuân Diệu (người mới được đi Pháp chữa bệnh tại Pháp) đã ngoan cố không thừa nhận hành vi phạm tội. Thời gian trong tù, Oai cũng nhiều lần cho rằng mình bị oan và yêu cầu nhà nước, các cơ quan chức năng trả tự do cho mình! 

Tuy nhiên, chính việc Việt Tân thừa nhận Oai là thành viên và chính gã cũng thừa nhận điều này vô tình đã tố cáo những hành vi trước đó của gã. Và cũng chính điều này đã khiến Oai rơi vào một tình trạng khó thanh minh, chối cãi hơn, nhất là khi đang bị tạm giam để phục vụ điều tra. Rất có thể Oai sẽ bị tái điều tra thêm hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" sau khi video này được cơ quan điều tra thu thập và nhận diện! 

An Chiến

NIỀM TIN CỦA VỢ NGUYỄN VĂN OAI: "CHƯA ĂN ĐƯỢC VẠ THÌ MÁ ĐÃ SƯNG"

"Lúc mang bầu phụ nữ thường thay đổi theo chiều hướng xấu đi, chưa kể nhưng thay đổi thất thường về sinh lý nên dễ nhảy cảm, dễ tủi thân và dễ khóc hơn... Nên cần lắm một người chồng để chia sẽ, cảm thông những thay đổi của người vợ và nhất là yêu thương vợ lúc này.

Anh Oai Jb Nguyễn Văn! Anh là chồng là người mà vợ hết mực yêu thương, và chỉ là chỗ dựa tinh thần cho vợ lúc này, chồng hãy mạnh mẽ vững bước trên con đường tự do của chồng. Hãy sống đúng với lương tâm của chồng để sau này lúc con hỏi về lúc đất nước lâm nguy bố mẹ đã làm những gì thì chồng có thể thay mặt vợ trả lời cho con mà không phải trốn tránh.

Tương lai đất nước của con mình phụ thuộc vào những người bố như chồng. Yêu lắm! Nhớ lắm! Người bố của con em".

Đây là stt thứ hai mà FB Linh Chau, vợ của Nguyễn Văn Oai (người mới bị Công an tỉnh Nghệ An bắt hôm 19/1/2017 để điều tra làm rõ h02 hành vi: "Chống người thi hành công vụ" và không thực hiện lệnh quản chế sau án phạt tù). 

Trước đó, Fb này cũng đã có một stt tương tự (Xem thêm: Tại đây). 

Điểm chung của 2 stt là chủ FB này kể lại những khó khăn, thiếu thốn của mình khi đang mang thai nhưng không có chồng bên cạnh nhưng đến cuối lại cố khuyên chồng nên kiên định và thực hiện con đường đã chọn lựa! 

Cũng giống như cảm nhận về stt thứ nhất, ở stt này vẫn không thoát khỏi hơi hướng của những trích đoạn trong các tiểu thuyết chương hồi kiếm hiệp Trung Hoa mà chúng ta vẫn đang xem. Ở đó, người vợ dù không có chồng bên cạnh nhưng vẫn gắng gượng và tự an ủi mình bằng những suy tư và cả những giấc mơ về ngày mai và phía trước. Sự lặp lại về mặt điệp khúc, tiết tấu của stt làm cho người đọc cảm thấy cái sự sến sẩm và gượng gạo của người viết! 

Điều dễ thấy, nếu như ở stt thứ nhất FB Linh Chau đã thu hút không ít sự quan tâm của cộng đồng mạng với hàng chục ngàn lượt tiếp cận thì trong stt này chỉ khiếm tốn dừng lại ở con số chưa đầy 300 lượt tiếp cận. Sức thu hút và lan tỏa của stt này vì thế đã bị chững lại trong thấy! 

Như đã nói ở Entry trước (Tại đây), thứ niềm tin giúp cho FB Linh Chau tin và cổ súy chồng dấn thân là bởi cô tin rằng, chính giới Mỹ, Eu sẽ giúp cho chồng cô (Nguyễn Văn Oai) có thể sớm đoàn tụ gia đình (http://www.voatiengviet.com/a/eu-my-len-tieng-ve-viec-viet-nam-bat-cac-nha-hoat-dong/3708121.html). Vậy nhưngh, xin được nhắc lại rằng, cái thuyết "nước xa không cứu được lửa gần" vẫn luôn luôn đúng. Đó là chưa nói tới một thực tế: Hầu hết những người được Mỹ hay EU can thiệp để được ra tù sớm chỉ diễn ra khi họ sắp mãn những hạn tù; chưa thấy trường hợp nào chưa đưa ra xét xử và phạt tù đã được tha bổng! Sự chờ đợi có tính cơ may đó là thiếu thực tế và rất có thể sẽ rơi vào cái tình trạng chung "chưa ăn được vạ thì má đã sưng". 

Hiểu như thế để thấy rằng, chẳng qua, những dòng tâm sự mùi mẫn mà FB Linh Chau nói ra suy cho cùng chỉ là phép an ủi tinh thần; là hệ quả của việc cô này tin quá vào những viễn cảnh tốt đẹp mà những kẻ bên ngoài, đồng bọn đã hứa với cô. Và rất có thể, việc Đặng Xuân Diệu được sang Pháp chữa bệnh và định cư cũng đã được huy động vào chuyện này! 

An Chiến

Sau VTC, đến lượt VTV mắc lỗi

Mẹ Đốp


Chuyện VTC mắc lỗi trong vụ phản ánh chủ nhân chiếc xe BMW bị đoàn công tác do ông Phó Chủ tịch Quận 1, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu xem như đã rõ. Dù sai sót này không quá lớn nhưng chính sự nhầm lẫn giữa chủ chiếc xe với Hoa hậu Thu Hoài đã khiến cho hoa hậu này trở thành tâm điểm chỉ trích của dân mạng. Và sự việc sẽ không biết đi đến đâu nếu như không có sự phát hiện của một vài cư dân mạng thạo chuyện! 
Câu hỏi của PV VTV và cái xua tay của ông Phó Chủ tịch Quận (Nguồn: Ảnh cắt từ video). 

Và những tưởng, sự sai sót của báo chí xung quanh Chiến dịch 'Giành lại vỉa hè' cho người đi bộ tại Tp Hồ Chí Minh sẽ dừng lại. Ai dè, mới đây nhất VTV (chứ không phải VTC) lại cho thấy cái sự yếu của mình trong khâu tác nghiệp. Câu chuyện xin được vắn tắt như thế này qua lời kể của FB 
"Phóng viên VTV phỏng vấn anh Hải 1 câu như thế này: "Thưa ông hiện nay người dân trong thành phố mình đang có một cái từ nói về ông như một người soái ca,ông suy nghĩ thế nào cái từ này về cách gọi của người dân".

- Anh Hải xua tay trả lời :"Thôi !"
Không biết cô phóng viên này con nhà ai mà trình độ lùn như thế, bôi bác VTV quá đy". 
Kể ra thì nếu trong một bối cảnh khác, đời  thường hơn thì sẽ không ai dám trách cô gái có câu hỏi này. Nhưng, ở đây vượt lên cái sự đời thường là cô này đang tác nghiệp báo chí và quan trọng hơn cô đang đại diện cho tiếng nói của Đài truyền hình quốc gia khi tiếp cận một sự việc cụ thể! Tính nghiêm trọng của vấn đề được chỉ ra là vì thế! 

Ở đây, sẽ không quá khó để những ai quan tâm hiểu được mục đích câu hỏi của cô phóng viên VTV này. Theo đó, xung quanh câu chuyện đang được dư luận quan tâm, nhất là sự quyết liệt của ông Hải và những tiếng khen, vỗ tay từ dư luận cô muốn biết ông Hải cảm nhận và suy nghĩ như thế nào? 

Câu hỏi chỉ có thể và tin chắc rằng, ngoài câu hỏi được diễn đạt này sẽ có thêm hàng trăm, thậm chí nhiều hơn thế cách để trình bày câu hỏi cho thực sự gãy gọn và ra trò. Nhưng, xem chừng cô Phóng viên này đã không chọn và dẫn tới bị ném đá. Cái sai lầm lớn nhất trong sự việc này là tầm thường hóa, đời thường hóa một sự việc mà lẽ ra nó phải dùng văn phong, cách diễn đạt của văn chính luận! 

Thế mới biết, sự nghiêm túc không bao giờ là thừa. Nó lại càng đúng với lĩnh vực có nhiều ảnh hưởng như báo chí! 

NÓI VỚI SONG CHI: ĐOÀN THỊ HƯƠNG XỨNG ĐÁNG BỊ GIỚI CHỨC VIỆT NAM GHẺ LẠNH


Song Chi là người mới gây bão dư luận sau bài viết trên FB cá nhân được trang Việt Nam Week đặt lại với tên gọi: "Đoàn Thị Hương và nỗi nhục nhã khi cầm trên tay tấm Hộ chiếu Việt Nam". Toàn văn nội dung bài viết xem thêm: Tại đây

Xin được lược trích toàn bộ nội dung bài viết của FB Song Chi như sau: Sau một hồi kể lể khá chi tiết thân phận, hoàn cảnh của Đoàn Thị Hương như tại sao Hương phải dấn thân để làm gái bao để mưu sinh và những câu chuyện bên lề việc tham gia vụ mưu sát. Chủ Fb này đã đi vào nội dung cần nói tới mà xin tạm gọi đó là một sự so sánh: "Giữa 2 người cùng phạm tội ở nước ngoài, phía Indonesia đã nhanh chóng lên tiếng xác minh thân nhân công dân của họ, cử luật sư (nghe nói đến 4 người) tham gia bào chữa, và có những phát biểu theo hướng nghi công dân của họ bị lừa; còn phía VN im thin thít nhiều ngày và còn lệnh cho báo chí không được đả động tới quốc tịch VN của Đoàn Thị Hương cho tới khi không thể không chính thức xác nhận và không cử một luật sư nào cả, phía Malaysia phải chỉ định một luật sư cho Hương. Gia đình người thân thì tất nhiên là không có tiền đâu mà lo cho Hương, ngay cả đi thăm. Nếu vì có luật sư giỏi mà cô gái Indonesia thoát án tử, còn Hương phải chịu, thì quả là hơi đau cho Hương. Làm công dân VN là vậy. Có biết bao nhiêu người VN khi đi lao động xuất khẩu làm thuê, làm ôsin, làm dâu…ở xứ người, khi xảy ra tai nạn lao động hay bị bạo hành, bị giết chết…nhà cầm quyền đều lơ đẹp, trong khi những đồng ngoại tệ do họ kiếm được bằng mồ hôi, nước mắt, cả máu và nỗi ô nhục, đã góp một phần đáng kể nuôi sống chế độ này".

Mới nghe qua sự so sánh này, bất cứ ai cũng sẽ đưa ra nhận xét là giới chức Indonesia có trách nhiệm hơn với công dân của mình; họ không bỏ công dân của mình mà nhanh chóng lên tiếng xác nhận dù biết công dân đó đã gây nên một hành vi tày đình và khó tha thứ trên cả hai phương diện: Nhân đạo và yếu tố chính trị. Và tất nhiên, kèm theo nhận định này sẽ có người sẽ lên án tính trách nhiệm của giới chức Việt Nam với công dân của mình! 

Tuy nhiên, có vẻ như FB Song Chi đã nghe nhầm hoặc chưa tiếp cận hết thông tin sự việc thì phải. Bởi ngay cả một trang lá cải và có thù địch với giới chức Việt Nam như BBC đã khẳng định qua một bài viết cùng tên rằng: "Việt Nam khẳng định Đoàn Thị Hương 'là công dân VN". 

Theo đó,  thông qua Bản tin bảo hộ công dân', ngày 25/2 vừa qua, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức xác nhận Đoàn Thị Hương là công dân Việt Nam. Toàn văn bản thông báo như sau: 
"Sau cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Anifah Aman bên lề Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua, ngày 25/02/2017, phía Malaysia đã đồng ý để đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia thăm lãnh sự đối với nghi phạm mang hộ chiếu Việt Nam có liên quan đến vụ sát hại 01 công dân Triều Tiên.
"Sáng ngày 25/02/2017, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã tiến hành thăm lãnh sự nghi phạm và xác định đúng là công dân Việt Nam, tên là Đoàn Thị Hương, sinh năm 1988 tại Nam Định; sơ bộ thấy sức khoẻ ổn định. Trong tiếp xúc với cán bộ Đại sứ quán, Đoàn Thị Hương cho rằng bị lợi dụng và nghĩ rằng tham gia đóng video clip hài.
"Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đề nghị phía Malaysia xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật Malaysia, pháp luật và thông lệ quốc tế; đồng thời tìm hiểu các thủ tục để hỗ trợ về mặt pháp lý, tôn trọng quyền lợi chính đáng của công dân.
"Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Malaysia trong việc điều tra vụ việc này". 
Bài báo của BBC cũng cho biết thêm: "Giới chức Việt Nam đã được phía Malaysia cho phép gặp 'công dân' là nghi phạm mang tên Đoàn Thị Hương, người bị nghi là một trong hai nữ 'sát thủ' ra tay sát hại người được cho là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn, Kim Jong-un, một bản tin của Bộ Ngoại giao hôm thứ Bảy khẳng định nữ nghi phạm đúng là công dân Việt Nam". 

Việc nói rằng, giới chức Việt Nam không vào cuộc xác nhận cũng như thừa nhận danh tính công dân như phía Indonesia làm xem như FB Song Chi đã nhầm cơ bản! 
Đoàn Thị Hương (Nguồn: Internet). 

Nói về những động thái sau cuộc gặp với Đoàn Thị Hương của Bộ Ngoại Giao Việt Nam mà cụ thể hơn là xung quanh vấn đề trợ giúp pháp lý đối với Đoàn Thị Hương trong phiên tòa được xét xử sau đó. Do chưa ký kết hiệp ước dẫn độ tội phạm với Malaysia nên việc di lý Đoàn Thị Hương về Việt Nam xét xử và thụ án đã không được đặt ra ngay từ đầu. Trong khi đó như ý kiến của LS Nguyễn Đức Khanh (hiện đang hành nghề tại Canada) trong cuộc nói chuyện với PV Mặc Lâm của RFA thì: "Trên nguyên tắc cô Hương không có quyền kêu LS Việt Nam để biện hộ cho cô ấy ở Mã Lai vì muốn ra tòa ở Mã Lai thì phải có bằng hành nghề tại Mã, đó là nguyên tắc chung nhưng điều đó không có nghĩa rằng một luật sư Việt Nam không thể tham gia với một tổ hợp luật sư tại Mã". 

Như thế, điều mà phía Việt Nam có thể làm là thuê cho Đoàn Thị Hương một Ls bào chưa người Malaysia hoặc có giấy phép hành nghề tại quốc gia này! Và trên thực tế, thông qua đường ngoại giao, Cơ quan ngoại giao Việt Nam đã nhờ cơ quan ngoại giao Malaysia mời một Ls tham gia bào chữa cho Hương tại phiên tòa hôm qua! 

Chi tiết này, thêm một lần nữa phủ nhận cáo buộc của Fb Song Chi khi nói rằng: ...."không cử một luật sư nào cả, phía Malaysia phải chỉ định một luật sư cho Hương. Gia đình người thân thì tất nhiên là không có tiền đâu mà lo cho Hương, ngay cả đi thăm. Nếu vì có luật sư giỏi mà cô gái Indonesia thoát án tử, còn Hương phải chịu, thì quả là hơi đau cho Hương" là hoàn toàn bịa đặt! 

Việc Đoàn Thị Hương bị đề nghị khung hình phạt tử hình  vì thế đơn giản tính chất hành vi phạm tội của ả xứng đáng thế! Vậy nên hãy đừng biến một câu chuyện bình thường để công kích tấm hộ chiếu Việt Nam. Và cũng đừng lấy câu chuyện này để minh họa cho phát biểu của nguyên Giám mục Giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt, bởi không lẽ một kẻ đức cao vọng trọng, có đủ thế quyền và thần quyền như Giám mục Kiệt lại không bằng một ả cave quá đát hành nghề nơi xứ người! 

An Chiến

LÀM GIÁM MỤC MẤY NGƯỜI ĐƯỢC NHƯ NGÀI


Với tư cách là một người bạn khá thân thiết với cố Giám mục Vũ Duy Thống, người vừa  từ trần sau cơn bạo bệnh. Giám mục Phê rô Nguyễn Văn Khảm, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, Giám mục GP Mỹ Tho đã có bức thư tâm tình "thành kính phân ưu" sau sự ra đi của Giám mục Thống. 
Cố Giám mục Vũ Duy Thống (Nguồn: Internet). 

Toàn văn bức thư được đăng tải chính thức trên Website chính thức của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Xem thêm: Tại đây

Bức thư được bắt đầu bằng cách nói lại một cách vắn tắt nhưng đầy đủ về bối cảnh Giám mục Vũ Duy Thống ra đi: "Thứ Tư Lễ Tro, 1-3-2017, Hội Thánh phủ lên mình màu tím của sám hối và bắt đầu bước vào Mùa Chay thánh. Cũng ngày hôm ấy, Giáo phận Phan Thiết khoác lên mình màu trắng của khăn tang vì mất đi người cha chung của giáo phận. Hội đồng giám mục Việt Nam vừa tiễn đưa Đức Cố Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa đáng kính, nay lại càng đau buồn vì mất đi một thành viên luôn vui tươi, nhiều tài năng, giàu nhiệt huyết. Và bản thân tôi mất một người bạn. Dường như cả không gian đang phủ kín một màu tang tóc, u buồn"trước khi đi đến và nhắc lại hành trình dấn thân của vị Cố Giám mục Chính tòa Giáo phận Phan Thiết. 

Trong ký ức của Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cố Giám mục Vũ Duy Thống là "dù âm thầm nhưng không kém mãnh liệt" ngay khi tuổi đời còn trẻ và chính "tình yêu Thiên chúa thúc bách" nên không lâu sau khi rời Tiểu chủng viện Têrêxa, Long Xuyên ngài lại xin quay trở lại để đi nốt phần đời tu hành đang chờ đợi phía trước: "Dọc suốt chiều dài lịch sử Hội Thánh, có hàng triệu người trẻ cũng được thúc bách như thế, dù âm thầm nhưng không kém mãnh liệt, và một trong những người trẻ đó có tên gọi Giuse Vũ Duy Thống. Được tình yêu thúc bách nên xin vào Tiểu chủng viện Têrêxa, Long Xuyên. Đã từng rời chủng viện để về đời nhưng rồi lại tiếp tục vào một nhà dòng vì dòng ấy rõ ra là dòng của Chúa Giêsu (Dòng Tên). Trong hoàn cảnh mới của xã hội, lại xin vào chủng viện và là sinh viên xuất sắc về nhiều mặt. Người trẻ đó cuối cùng hiến dâng đời mình trong sứ vụ linh mục và sau này là giám mục".

Nhắc lại quãng thời gian cống hiến cho Hội thánh, dâng hiến cho Thiên chúa nơi trần thế của Cố Giám mục Vũ Duy Thống, Giám mục Nguyễn Văn Khảm đã tự hào khi nói rằng: "Cũng vì tình yêu thúc bách nên Đức cha Giuse vận dụng năng lực trí thức và năng khiếu nghệ thuật Chúa ban để loan báo Tin Mừng Đức Kitô. Những suy tư và cảm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, những vũ điệu của ngôn từ và hình ảnh, những dòng nhạc mượt mà lắng đọng... tất cả chỉ vì tình yêu thúc bách. Dẫu có lúc chất nghệ sĩ dường như lấn át vai trò điều hành, thì tự thâm tâm vẫn luôn là ước mong theo chân Đức Kitô, từng bước một thôi, để rao giảng Tin Mừng gỡ rối cho đời như nút vòng xoay, để gieo yêu thương và hạnh phúc cho người như hạt nắng vô tư". Rồi cả những công trình mà bằng tâm huyết, trí tuệ Ngài đã tạo dựng nên: "Và làm sao có thể quên Đức Mẹ Tàpao? Vào giây phút cuối cùng của cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu nhìn vào Mẹ Maria và nói với thánh Gioan: “Đây là Mẹ của con”. Và “kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình” (Ga 19,27). Đức cha Giuse đã rước Đức Mẹ về ngôi nhà giáo phận Phan Thiết. Tiếp nối công trình của các vị tiền nhiệm, ngài đã dành biết bao năng lực và công sức để chỉnh trang, xây dựng Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao thành trung tâm hành hương lớn nhất trong giáo tỉnh Sài Gòn, ở đó biết bao tín hữu Công giáo – và cả những anh chị em ngoài Công giáo – tìm lại được nghị lực trong yếu đuối, niềm vui khi đau khổ, và bình an trong cuộc sống cá nhân cũng như gia đình.

Đức cha Giuse đã “rước bà về nhà mình”, chắc chắn Mẹ Maria cũng đang đồng hành với ngài trên đường về quê: “Trên con đường về quê mà có bóng Mẹ, con vững tin cậy trông, bước trong bình an”.

Công trình 'Đức Mẹ Tàpao" cũng hiện là trung tâm hành hương lớn nhất của Tổng Giáo phận TP Hồ Chí Minh. 

Bức thư của Giám mục Nguyễn Văn Khảm dù không quá dài, không kể lể nhiều nhưng nó đã khái quát gần như căn bản, đẩy đủ hành trình dấn thân, cống hiến và những di sản mà Cố Giám mục Vũ Duy Thống để lại sau 65 năm tuổi đời, 24 năm Linh mục, 16 năm trên cương vị Giám mục và 08 năm quản nhiệm Giáo phận Phan Thiết. 

Và mặc nhiên trong hành trình đó, ngài không để lại bất cứ sự mặc cảm nào cho những ai đã tiếp xúc, làm việc với ngài. Còn với chính quyền, dù bức thư của Giám mục Nguyễn Văn Khảm không nói ra nhưng cũng không mấy người được như Ngài bởi với đường hướng mục vụ hài hòa giữa đạo và đời, Ngài đã để lại những dấu ấn sâu đậm về sự nhiệt thành, tin cận và công bình trong hành xử trước chính quyền nhiều giai đoạn khác nhau! 

An Chiến

NGHE PHẦN TỬ VI PHẠM PHÁP LUẬT, CHỐNG CHÍNH QUYỀN NÓI VỀ NHÂN QUYỀN

Giáo dân Nghệ An vạch mặt sự biến chất của linh mục Nguyễn Đình Thục

Với lương tâm, trách nhiệm của những tín đồ Kitô hữu chúng tôi không thể không nói ra để mọi người nhận biết đâu là con người thật của linh mục Nguyễn Đình Thục.

Thưa tất cả anh chị em cộng đồng người công giáo, quả thật chúng tôi không muốn nói ra điều này, nhưng với lương tâm, trách nhiệm của những tín đồ Kitô hữu chúng tôi không thể không nói ra để mọi người nhận biết đâu là con người thật của linh mục Nguyễn Đình Thục mà cộng đồng người Công giáo Nghệ An có lúc đã tôn sùng là một vị chủ chăn đáng kính. Nhưng khi chứng kiến những việc làm của linh mục Thục từ khi đang phụ trách phó giáo xứ Quan Lãng (Tường Sơn, Anh Sơn) cho đến nay quản xứ Song Ngọc (Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu) thì bà con hãy xem linh mục Thục có đáng kính trọng nữa không.
Nguyễn Đình Thục lợi dụng việc rao giảng trong nhà thờ để có những lời lẽ bóp méo sự thật, chống đối chính quyền, kích động người dân.  -Ảnh cắt từ video clip

Thực thi trách nhiệm của Giáo hội, khi lãnh nhận chức linh mục có ai làm như linh mục Thục không. Riêng sống đạo hôm nay, chúng tôi nghĩ linh mục nào cũng đang cố gắng đáp ứng các yêu cầu mục vụ đặt ra cho mình với những giải pháp có trong tầm tay, mặc dầu biết rõ giải pháp đó không phải là tốt nhất. Tuy nhiên, vì linh mục chúng ta đều chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo Hội Thánh Việt Nam, mà Hội Thánh Việt Nam phải là một Hội Thánh truyền giáo. Chính vì điều đó, nên chúng tôi nghĩ rằng, trong mục vụ, linh mục Nguyễn Đình Thục nên chọn những cách phục vụ nào vừa củng cố được tinh thần Phúc Âm của tín hữu, vừa có khả năng kéo được thiện cảm của đông đảo đồng bào ngoài Công giáo.
Cách phục vụ của linh mục phải trở thành thứ dấu chỉ có ý nghĩa truyền giáo, nghĩa là những người không Công giáo, khi thấy dấu chỉ đó, có thể đọc được ý nghĩa tốt về Hội Thánh. Dấu chỉ của người truyền giáo là dấu chỉ gửi tới đồng bào không Công giáo, hơn là gửi cho người Công giáo. Vì thế, linh mục Thục cần xem xét những địa chỉ ấy có nhận ra được ý nghĩa của dấu chỉ Thiên Chúa không? Họ có nhận ra được trong những dấu chỉ đó ý nghĩa lòng tin mến của họ đối với Chúa không? Câu trả lời ở đây chắc chắn là không rồi, ai đời một linh mục lại đi làm những việc mà không thuộc phận sự của mình như: thực hiện nghi lễ của Hội thánh những nơi thiếu tính tôn nghiêm, nơi đầu đường, xó chợ, xúi giục bà con với giáo mác, gươm đao chống đối chính quyền, gây hiềm khích sâu sắc trong cộng đồng nhân dân kể cả lương và giáo.
Một số đối tượng nghe lời kích động của Nguyễn Đình Thục đã dùng gạch, đá tấn công người thi hành công vụ và phá hoại tài sản diễn ra tại Diễn Hồng (Diễn Châu) ngày 14/2/2017. 

Hậu quả linh mục Thục để lại thật khôn lường, những người theo linh mục lên Con Cuông quấy rối năm 2012, hiện giờ có người bị thương tật vĩnh viễn, chấn thương sọ não, do hiềm khích hỗn loạn đám đông chạy dẫm đạp lên nhau, nhưng cái mất lớn nhất là giáo dân mất niềm tin vào một linh mục, nhiều người phai nhạt đạo và bỏ đạo. Bấy nhiêu đó chưa đủ, giờ đây linh mục Thục lại làm một việc động trời, xúi giục cầm đầu một bộ phận đồng bào công giáo đi khiếu kiện để linh mục thực hiện một ý đồ riêng.
Còn nhớ khi mới chịu chức, linh mục Thục hao hao gầy, dáng thư sinh, bộ quần áo đang mặc cũng không đáng giá, chưa nói đến cái xe máy cà tàng về làm phó chánh xứ Quan Lãng. Ấy vậy mà đời sống “tu đức” của một vị linh mục sau mới có chừng đó năm đã thay đổi một cách chóng mặt, ô tô hạng sang, Bắc - Nam, nước ngoài đi như cơm bữa. Phụng vụ kiểu này có lợi cho linh mục quá, nhưng những người công giáo lại bị mất lòng tin vào Chúa. Chúng tôi tin rằng, thấy chúng tôi bị huỷ hoại như thế này, chắc Chúa chẳng vui gì. Từ hình ảnh trên, chúng tôi nghĩ tới Lời Chúa: “Ta thích lòng nhân hậu, chứ không phải hy lễ”.
Chiếc xe của Nguyễn Đình Thục treo băng rôn tham gia đi khiếu kiện ngày 14/2/2017.

Chúa Giêsu đã sống vô cùng nhân hậu. Suốt đời Người là tấm gương nhân hậu. Giáo lý của Người đặt trọng tâm vào nhân hậu. Mô hình Người nêu lên để đào tạo tông đồ, là con người nhân hậu, tức Ðấng chăn chiên tốt lành, đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Tuy nhiên cách mà linh mục Thục phục vụ những người công giáo mà những nơi linh mục Thục đã và đang phụ trách chỉ có hận thù và lòng đầy trắc ẩn, nghi ngờ và dối trá...
Người công giáo cũng ý thức được rằng nơi Chúa Kitô, lòng nhân hậu không phải là một lòng tốt chung chung, nhưng là một tình thương được cụ thể hóa một cách khoa học bằng các đức tính, nhất là “tinh thần trách nhiệm, tính liên đới; tinh thần tổ chức, tinh thần từ bỏ...”;  Ðược Chúa Cha trao trách nhiệm cứu chuộc nhân loại, Người đã lo chu toàn trách nhiệm ấy với tất cả tình yêu vâng phục đối với Chúa Cha và tình yêu hy sinh đối với nhân loại. Cử chỉ người chăn chiên lặn lội đi tìm con chiên lạc, dù đó chỉ là một con chiên lạc, trong tổng số 100 con, đủ cho thấy tinh thần trách nhiệm của Ðấng cứu thế đầy lòng nhân hậu.
Đổi lại linh mục Thục dẫn đoàn chiên đi khiếu kiện khi thực hiện xong ý đồ quay phim, chụp ảnh tung lên mạng nhằm kêu gọi hỗ trợ của các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài rồi bỏ mặc con chiên. Khi lực lượng chức năng can thiệp giải tán lại đưa lòng đạo đức ra để làm lóa mắt bà con bằng cách bắt kinh cầu nguyện, xem như mình là thánh thiện lắm.
Ta thử đọc Phúc Âm thánh Matthêu đoạn 24 từ câu 12 đến câu 36, sẽ thấy linh mục Thục người được coi là chủ chăn, đã xuống cấp thế nào do cách giữ cái phụ mà bỏ cái chính: “... Các ngươi dài dòng kinh kệ, nhưng lại nuốt trửng gia tài các bà góa... Các ngươi nộp thuế một phần mười rau thơm, còn luật hệ trọng nhất là công bình bác ái thì lại bỏ... Các ngươi biết lừa con muỗi ra, nhưng lại nuốt cả một con lạc đà... Các ngươi lo lau sạch chén dĩa, nhưng trong lòng thì đầy dơ bẩn... Các ngươi bề ngoài có vẻ đạo đức, nhưng bên trong chứa chất đầy sự giả hình, tội lỗi. Khốn cho các ngươi hỡi luật sĩ và Pharisêu. Các ngươi đắp mồ các tiên tri, sửa sang phần mộ kẻ lành, lại còn nói: 'Nếu tôi sống cùng thời với các đấng ấy, chắc chắn tôi sẽ không nhúng tay vào việc đổ máu các đấng ấy...'. Nhưng hỡi loài rắn độc... Rồi đây Chúa sẽ sai các tiên tri, các hiền nhân và các người thông thái đến với các ngươi. Trong những người ấy, kẻ thì bị các ngươi giết, hoặc đóng đinh trên thập giá, kẻ thì bị các ngươi đánh đòn nơi hội đường, kẻ thì bị các ngươi săn đuổi hết thành này sang thành khác...”.
Linh mục Thục và một hình thức "quyên góp"?. Ảnh cắt từ clip tư liệu.

Các Lời Chúa phán trên đây cho thấy một nếp sống tôn giáo đã quá biến chất đến độ trở thành ác độc của linh mục Thục. Hẳn linh mục Thục còn nhớ Phúc Âm thánh Marcô đoạn 12, câu 28-31, kể lại sự xác định rõ ràng của Chúa: “... Ðiều răn thứ hai cũng giống điều răn thứ nhất, là hãy thương yêu anh em như yêu chính mình. Chẳng còn điều răn nào trọng hơn hai điều răn đó”, vì tinh thần liên đới của Chúa Kitô là những bước đi không mệt mỏi của lòng nhân hậu. Việc làm của Đức Kitô mục đích là để làm nổi bật lên cái chính yếu, đó là bác ái mến Chúa hết lòng và yêu thương người khác như chính mình. Tinh thần tổ chức của Chúa Kitô là thiết lập một Hội Thánh chan hoà đức ái, báo hiệu cho Nước Trời đang tới.
Thế nên, soi vào việc làm của linh mục Thục vừa qua thì mọi người như nhìn thấy nước trời đang đổ sụp ngay dưới chân mình.
Thiết nghĩ, đã đến thời không nên để ý “kẻ tin và kẻ không tin”, nhưng nên để ý hơn đến cách phân loại “người vị tha và người vị kỷ”, như sẽ được phân loại trong ngày phán xét chung. Ai giàu lòng nhân hậu và chứng minh được lòng nhân hậu của mình sẽ được người khác tin theo. Trái lại, kẻ chỉ biết đòi người khác phải nhân hậu với mình, chỉ biết đòi người khác phải tin vào lòng nhân hậu của mình, chứ chính mình không làm chứng được là mình nhân hậu, và người ta cũng chẳng thấy gì là nhân hậu nơi kẻ ấy, thì kẻ ấy sớm muộn sẽ bị loại trừ./.
Người anh em cùng đức tin (Báo Nghệ An điện tử)

Trò hề của Nguyễn Anh Tuấn và biểu hiện của những kẻ “dại tiền”

"Tưởng niệm" có lẽ là cái cớ của những kẻ thèm tiền ngoại và Nguyễn Tuấn Anh cũng không ngoại lệ trong việc sử dụng triệt để các sự kiện để làm cái chuyện "đồi bại" này.

Chuyện thật tưởng như đùa, ngày 26/2/2017, FB Nguyễn Anh Tuấn đăng tải thông báo về việc “TƯỞNG NIỆM SINH VẬT BIỂN MIỀN TRUNG”. Theo thông báo, anh ta đang có ý tưởng tổ chức một cuộc “diễu hành tưởng niệm Cá Tôm và tất cả các loại sinh vật biển miền Trung bị chết hàng loạt trong thảm họa Formosa 2016”. Theo đó:Hình thức tưởng niệm: Diễu hành bằng xe đạp - để nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường - không phân biệt chủng loại xe đạp, trừ xe đạp điện.Thời gian: CN ngày 09/04 - tưởng niệm 1 năm, ngày xảy ra thảm họa biển Bắc miền Trung, khiến Cá Tôm, và các sinh vật biển khác chết hàng loạt, trên 250km bờ biển 4 tỉnh.Địa điểm: Trên các tuyến phố, thuộc nội đô TP Hà Nội.Mục tiêu: Ghi nhớ thảm họa biển đã xảy ra, kêu gọi các bên liên quan xử lý hiệu quả các vấn đề hậu quả, khôi phục môi trường biển, cổ vũ quyền được đối xử công bằng trước pháp luật của mọi công dân.Điều kiện để ý tưởng trên trở thành sự thật: Nếu có 500 comment xác nhận sẽ tham gia, trước ngày 15/03/2017.
Trang facebook cá nhân của Nguyễn Anh Tuấn (ảnh chụp màn hình)

Đọc xong thông báo về việc kêu gọi tham gia tưởng niệm tôm cá và các sinh vật biển của FB Nguyễn Anh Tuấn mà đúng thật là tôi thấy choáng. Choáng là bởi tôi quá khâm phục sự “sáng tạo” và tài tưởng tượng của mấy anh chị em zân chủ như Nguyễn Anh Tuấn. Giờ tôi mới ngẫm lại thấy nhiều người nói về các anh chị em zân chủ đúng là chẳng sai tẹo nào. Nhiều người vẫn luôn nói rằng, các anh chị em zân chủ luôn có những suy nghĩ khác người, luôn có những ý tưởng rất “dị” và đặc biệt là họ luôn vô địch về ý tưởng.
Nghe nói tưởng niệm (tức là thắp hương để tưởng nhớ) thường là những người lính hy sinh vì đất nước, tưởng niệm các nhà lãnh đạo, những người có công với đất nước còn thấy có lý, đằng này lại tưởng niệm cả tôm cá. Mà tưởng niệm nhưng lại bằng hình thức diễu hành bằng xe đạp để nêu cao ý thức bảo vệ môi trường thì đúng là tôi chỉ có thể thấy ở đám zân chủ cuội, zân chủ trẻ trâu. Chẳng biết có phải vì trẻ trâu hay không mà họ lại có những ý tưởng kiểu chẳng giống ai. Phải chăng chúng còn ý đồ gì khác nữa?
Người đưa ra ý tưởng này là FB Nguyễn Anh Tuấn có lẽ cũng chẳng còn quá xa lạ với cộng đồng mạng. Nguyễn Anh Tuấn được biết đến là admin của nhóm được thành lập trên facebook mang tên “Vì Một Hà Nội xanh” - một nhóm được lập ra chủ yếu để kích động biểu tình, gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn Hà Nội dưới danh nghĩa “vì môi trường”, “bảo vệ cây xanh”. Cách đây không lâu, Nguyễn Anh Tuấn cũng khiến dư luận chú ý sau khi share clip về giả mạo về việc Formosa tiếp tục xả thải bức tử môi trường, nhưng sau đó đã đăng status xin lỗi. Nguyên văn đoạn trạng thái như sau:
"Trưa hôm qua, 19/02/2017, tôi đã phạm sai lầm, là chia sẻ Video này, mà ko kiểm chứng chắc chắn nội dung thông tin. Nay tôi xin đăng bài cải chính. Tôi xin lỗi Formosa, và các bên cơ quan chính phủ VN, có liên quan tới Formosa, vì đã cáo buộc sai cho quý vị! Xin lỗi bạn đọc fb, vì đã cung cấp thông tin sai! Mong được lượng thứ, Ds Nguyễn Anh Tuấn".
Tôi đang tự đặt câu hỏi là, chẳng biết bây giờ là tưởng niệm tôm cá và sinh vật biển thì tới đây với cái trí tưởng tượng và lối suy nghĩ, hành động chẳng giống ai của giới dân chủ cuội thì còn có thể loại tưởng niệm gì nữa đây? Thật là ý tưởng của những kẻ khùng!
DVT (dautruongdanchu.com)

XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Ở ÁO VIỆC LÀM Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NGOẠI GIAO VIỆT NAM

Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người vĩ đại với tấm gương tư tưởng, đạo đức sáng ngời không chỉ tồn tại thẳm sâu trong tâm hồn người dân Việt Nam mà còn trong lòng người dân trên khắp thế giới. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cơ bản nhất là ở con người Bác luôn toát lên vẻ thân thương, gần gũi, giản dị. Văn hóa, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh sáng ngời giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam từng nhận xét “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”. Văn hóa của tương lai ở Nguyễn Ái Quốc là văn hóa sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. 
Bộ Ngoại giao đã xây dựng đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất ở nước ngoài” đã được Ban Bí thư thông qua. Từ đó, nhiều tượng đài, các khu tưởng niệm, bảo tàng, công viên, đường phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời ở nhiều quốc gia. Năm 2017 là năm đặc biệt quan trọng đối với ngoại giao của Việt Nam, kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo - Việt (1/12/1972-1/12/2017). Nhân dịp này, đất nước Việt Nam chúng ta mong muốn tặng thủ đô Vien của Áo bức tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự định đặt tại công viên Donau. Đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Tuy nhiên, việc xây dựng tượng đài Bác Hồ ở công viên Donau mới được xây dựng bản thảo thì lũ kền kền đã vội vào xâu xé, đưa ra những phân tích đi ngược lại những gì tốt đẹp mà lãnh đạo, nhân dân hai nước mong muốn. Trên trang anhbasam.wordpress.com viết như sau “Tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở  Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở Đức mà khắp nơi trên thế giới. Trong thư gửi đến chính quyền thành phố Viên nhấn mạnh: “Chúng tôi chống xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan điểm rằng tệ sùng bái cá nhân, một dấu hiệu nhận diện ra độc tài, dành cho nhân vật chính trị và lịch sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ - tự do ở Áo”. Ngay cả tên Tiến sĩ Dương Hồng Ân cũng phát ngôn ra những câu nghe nghịch lỗ tai “Tôi cũng nói nhiều người ngoại quốc cho rằng Hồ Chí Minh là một người hùng của dân tộc nhưng thực sự không phải như vậy”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ khi được chủ nghĩa Mác – Lênin soi sáng, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì hòa bình, độc lập, tự do, hành phúc. Người đã hết lòng xây dựng sự đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng, công hiến  xuất sắc cả về lý luận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ lỗi lạc, kiên cường, trong sáng, suốt đời chiến đấu cho hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến bộ xã hội.
Thưa các nhà “dân chủ yêu nước vĩ đại”, Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn sùng bái cá nhân, không muốn mọi người viết sách và dựng tượng về mình. Nhưng tư tưởng của Bác vẫn luôn soi sáng chúng ta nên việc tôn vinh Bác là điều mà chúng ta nên làm. Việc xây dựng tượng đài Bác Hồ không chỉ ở Việt Nam mà còn được tiến hành trên 20 quốc gia thuộc Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi. Các khu di tích tưởng niệm, bảo tàng, công viên mang tên Bác cũng được xây dựng tại những địa bàn Bác từng sinh sống và hoạt động, chủ yếu ở Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp.
Quảng trường Hồ Chí Minh – một cái tên rất đỗi quen thuộc với chúng ta và người dân Nga. Đến đây, chúng ta sẽ ấn tượng với bức tượng đài của Bác được dựng ngay giữa trung tâm của quảng trường rộng lớn. Bức chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh khắc nổi trên tấm đồng hình tròn khổng lồ, bên cạnh là những chàng trai đang trong tư thế chuẩn bị đứng lên và cây tre – hình ảnh thân thuộc đối với tất cả người dân Việt Nam, một nét đặc trưng và tiêu biêu cho lịch sử cũng như nên văn hóa của Việt Nam. Hay như tượng đài bằng đồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng nổi bật giữa Công viên Hòa Bình cạnh Đại lộ 26, một trong những công viên đẹp nhất ở trung tâm Thủ đô La Havana. Công trình do kiến trúc sư Joel Diaz, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba Việt Nam thiết kế, khánh thành vào năm 2003.

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow Nga (ảnh internet)

Việc xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước bạn có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, góp phần làm cho nhân dân thế giới hiều rõ hơn về tư tưởng, đạo đức nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về truyền thống nhân văn, bản chất hòa hiếu, tính chính nghĩa của các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng như tinh thần rộng mở, luôn mong muốn và sẵn sàng làm bạn với nhân dân các nước của dân tộc Việt Nam. Việc đề cao “Tư tưởng Hồ Chí Minh” để thế giới nhận rõ hơn nữa về những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đối với tiến trình phát triển của nhân loại, hiểu rõ hơn về công cuộc đổi mới hiện nay và con đường mà nhân dân Việt Nam đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn./.

Minh Khôi

NGUYỄN ĐÌNH THỤC - TẤT CẢ CHỈ VÌ TIỀN


       Trong những ngày qua, sự việc Quản xứ Song Ngọc Nguyễn Đình Thục lôi kéo, tụ tập giáo dân lấy danh nghĩa đi khiếu kiện đòi quyền lợi cho ngư dân để gây rối trật tự, chống đối lực lượng chức năng ngày 14/2 (đúng ngày lễ tình nhân) đã trở thành chủ đề “hot” trong dư luận. Đặc biệt còn “hot” hơn khi các trang báo lề trái liên tục đưa tin, bài viết xuyên tạc vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, lực lượng Công an đánh dân, …

        Thực chất Nguyễn Đình Thục có quan tâm đến quyền lợi của ngư dân hay không? Đây có phải là một “vị cha” tốt? Xin thưa câu trả lời là “ Không, Không bao giờ. Đừng mong đợi vào một tên quỷ sa tăng khi bản chất là một kẻ hám tiền và liên tục chống phá Nhà nước cũng vì tiền”.
        Là một Linh mục nhưng Nguyễn Đình Thục lại có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhiều cá nhân, tổ chức phản động chống đối trong, ngoài nước. Chính vì ham tiền, muốn giàu sang, Nguyễn Đình Thục đã trở thành tay sai, công cụ của các tổ chức phản động bên ngoài. Và đương nhiên quy tắc làm việc đơn giản mà Thục kí kết với họ “có làm thì mới có ăn”. Vì vậy, Thục đã điên cuồng có nhiều hoạt động chống phá Nhà nước ta trong nhiều năm qua, đặc biệt là từ năm 2012 đến nay. Cụ thể một số việc trái pháp luật của Nguyễn Đình Thục như sau:
        1. Năm 2012 khi đang là Phó Chánh của giáo xứ Quan Lãng (xã Tường Sơn, Anh Sơn), Nguyễn Đình Thục chính là người đứng sau vụ việc tổ chức truyền đạo, giam giữ, đánh đập người trái pháp luật xảy ra tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông ngày 01/7/2012.
        2. Tháng 10/2016, Thục đã có những lời rao giảng kích động giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc và một số giáo xứ lân cận… vào Tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh gửi đơn kiện Công ty Formosa, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh đã trả đơn kiện vì đơn và các tài liệu của người dân khởi kiện không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại do sự cố Formosa gây ra.
        3. Ngày 10/2/2017, ông ta còn soạn một bức thư ngỏ kêu gọi quý cha và cộng đoàn các giáo xứ “hiệp thông” cho việc lôi kéo giáo dân đi “gửi đơn kiện” tại tòa án nhân dân xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
        Chính vì vậy mà hành động kích động giáo dân đi khiếu kiện Formosa của Thục nhằm kiếm tiền công từ các tổ chức phản động bên ngoài.
        Ngoài ra, lợi dụng danh nghĩa khiếu kiện đòi quyền lợi cho ngư dân, Thục vừa vận động, vừa ép buộc giáo dân ủng hộ tiền. Và đương nhiên số tiền đó, Thục sẽ đút túi riêng. Qua sự việc này, giúp Thục đánh bóng tên tuổi của mình, Thục sẽ được “bề trên” tin tưởng hơ, và giao nhiều nhiệm vụ hơn và hệ lụy của nó là Thục sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
        Bài viết tuy ngắn gọn nhưng đã chỉ ra được bản chất ham tiền của Nguyễn Đình Thục và mong mọi người hãy cảnh giác trước âm mưu, ý đồ đen tối của y đừng để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng./.

Chim sẻ

CẢNH GIÁC VỚI LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH NGÀY 5/3

Món hời béo bở từ việc kích động biểu tình đang làm mờ mắt những thầy tu theo đạo Công giáo, họ liên tục kêu gọi bà con giáo dân biểu tình, tuần hành tự phát để gây rối trật tự công cộng, phá vỡ sự bình yên, ổn định tại nhiều khu vực chúng hướng đến.
Mới đây, các thầy tu lại kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 5/3 vì vấn đề Formosa, địa bàn mà chúng hướng đến là khá rộng lớn bao gồm 4 tỉnh miền Trung bị tihệt hại do thảm họa môi trường Formosa: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Huế. Nổi bật là vị linh mục Nguyễn Văn Lý với số ngày tù giam nhiều hơn số ngày ở ngoài xã hội đã kêu gọi giáo dân khu vực miền Trung đi biểu tình.
CẢNH GIÁC VỚI LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH NGÀY 5/3
Những lời lẽ kêu gọi đi biểu tình có vẻ nghe qua thì lọt tai nhưng suy nghĩ một cách sâu sắc, cẩn thận thì không thấy hợp lý một chút nào, mọi lý do mà chúng vin vào đều xuất phát từ Trung Quốc. Thỏa họa môi trường do công ty Formosa gây ra vẫn là đề tài nóng để chúng kích động, mặc dù Nhà nước ta đã chi trả số tiền bồi thường cho bà con ngư dân và nhận được sự ủng hộ từ chính ngư dân, nhưng những kẻ không phải là ngư dân, không sống gần biển lại đi biểu tình, đi khiếu kiện đòi quyền lợi từ vụ Formosa này. Trong những tháng qua, các đối tượng này đã bịa ra vô số câu chuyện ô nhiễm môi trường thêu dệt từ công ty Formosa. Điển hình như vụ vệt nước màu đỏ xuất hiện tại khu vực gần công ty Formosa và được các nhà dân chủ quy chụp đó là chất thải do công ty này gây ra. Sau khi vụ việc được cơ quan chức năng kiểm tra thì mới biết hình ảnh và clip này có từ trước đây 2 năm và cũng chẳng liên quan gì đến Formosa cả.
Một vấn đề quen thuộc nữa mà các thầy tu làm cái cớ kích động biểu tình đó là Trung Quốc. Không hiểu trong đầu mấy ông thầy tu ngoại lai này nghĩ gì khi luôn liên tưởng đến việc Việt Nam thuộc về Trung Quốc. Mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước ta liên quan đến Trung Quốc, ngay cả những chuyến thăm ngoại giao bình thường thì cũng bị vu khống là bán nước cho Trung Quốc. Việc duy trì hoạt động cho công ty gang thép Formosa sau thảm họa môi trường cũng bị vu cáo là tiếp tay cho Trung Quốc cướp đất Việt Nam.
Trên các đoạn clip phát tán kêu gọi biểu tình có nội dung: “Biểu Tình Ôn Hòa Toàn Diện từ Chúa Nhật 05-3-2017, kỷ niệm 43 năm & 29 năm Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng Sa-Trường Sa. Chỉ cần mỗi lần 1 giờ, lúc 7-8, 8-9, 9-10, 10-11, 14-15, 15-16, hoặc 16-17 giờ, mỗi ngày Chúa Nhật, suốt tháng, suốt năm, với các nhóm nhỏ 500-1000-2000-3000… người Dân, của 1 khu phố, 1 phường, 1 xã…, tại 1 mặt bằng có sẵn như sân Nhà Thờ, sân Chùa, sân Đình, sân trường học, sân bóng….”.
Đối tượng Nguyễn Văn Lý kết thúc lời kêu gọi biểu tình mùi mẫn với lời khuyên: “Lần biểu tình này chắc bị đàn áp nhiều. Nếu cả nước đồng lòng hàng trăm hàng triệu xuống đường thì chúng ta sẽ thắng. Nhưng hèn nhát không dám xuống đường. Thì sự hèn nhát của bạn sẽ gián tiếp đẩy những người can đảm nhưng lẻ loi vào vòng lao lý thậm chí tử vong”.
Hành động biểu tình tự phát, lại cả thêm gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ thì chắc chắn sẽ bị bắt và xử lý theo quy định của pháp luật. Việc tham gia vào các cuộc tuần hành, biểu tình do các thầy tu công giáo bày ra đều có nguy cơ vướng vào vòng lao lý bởi cuộc biểu tình nào chẳng hướng đến mục đích phá hoại đất nước, chứ có đóng góp được gì cho xã hội này đâu. Các thầy tu công giáo khi kêu gọi thì to mồm như vậy nhưng đến khi cơ quan chức năng mạnh tay xử lý là trốn biệt trong nhà thờ, bỏ mặc các con chiên ngoan đạo bị pháp luật xử lý.
Người đời hay có câu “chiếc áo không làm nên thầy tu” quả không sai, những vị thầy tu ngoại lai tưởng khoác lên mình chiếc áo linh mục là tưởng mình có đạo hạnh cao sang, đứng trên mọi thứ nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bà con giáo dân cần nhìn nhận dựa trên hành động thực tế, nhân cách của những con người này, đừng để họ nhân danh Chúa trời mà sai khiến thực hiện những hành vi trái với pháp luật, trái với đạo đức con người.
Công Lý