2016/12/02

LS Lê Văn Luân: Đừng đi đêm lắm có ngày gặp ma

HAI PHE ĐẠI CHIẾN THỪA NHẬN CHUNG QUI CŨNG MỘT CHỮ TIỀN

TỐNG VĂN CÔNG-THEO CỘNG ĐẾN CHỐNG CỘNG

SAU BỘ TRƯỞNG BỘ 4T TRƯƠNG MINH TUẤN, GIỚI DÂN CHỦ NHẮM VÀO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN TÔ LÂM (Phần 2 và hết)

PHẦN II: VỀ CÂU CHUYỆN NHẤT THỂ HÓA 02 CHỨC DANH TỔNG BÍ THƯ - CHỦ TỊCH NƯỚC


Với việc đưa ra những lí do hết sức kệch cỡm và thiếu hiểu biết, không bản chất, Bùi Thanh Hiếu đã vội vàng kết luận "Bóng dáng của Bộ trưởng Công an Tô Lâm rất mờ nhạt" và "Ông Tô Lâm có lẽ là vị bộ trưởng công an ít quyền lực nhất trong các đời bộ trưởng công an Việt Nam từ trước đến nay". Không hiểu có phải là một thói quan mang tính cố hữu không nhưng Bùi Thanh Hiếu nhanh chóng đi tới giải mã những câu chuyện thâm cung ở bên trong đó. Và như thường lệ câu chuyện đấu đá nội bộ giữa các phe, nhóm trong đảng, trong nhà nước được Bùi Thanh Hiếu suy diễn và vẽ vời một cách khá dụng công mà bất cứ ai không tỉnh đòn đều có thể xem đó là sự thật! 

Theo đó, trên nền tảng nội dung suy diễn hết sức viển vông về sự "hữu danh vô thực, có tiếng mà không có quyền" của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bùi Thanh Hiếu đã vẽ nên cục diện tranh giành quyền lợi giữa 2 phe giữa một bên là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và bên kia là phe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau sự kiện cả 02 ông đều tham gia Đảng ủy Công an Trung ương cho dù lí do cả ông Trọng và ông Quang tham gia Đảng ủy Công an Trung ương không mấy ai là không biết: "Điều lệ Đảng cộng sản VN (điều 26 - 28) ghi rõ, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định (không phải do đại hội bầu).

"Đảng ủy Quân sự Trung ương (gọi tắt là Quân ủy Trung ương) do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị". 

"Đảng ủy Công an Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Công an nhân dân và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Công an nhân dân, một số đồng chí công tác thuộc Đảng bộ Công an Trung ương, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị". Không phải chỉ ở cấp trung ương mà cả các cấp quân khu, tỉnh, huyện đều có Thường vụ đảng ủy là người ngoài quân đội, công an tham gia cấp ủy".Nghĩa là đấy là việc hết sức bình thường. Điều này cũng cho thấy sự thống nhất trong suy nghĩ của Bùi Thanh Hiếu khi trước đó gã cho rằng ông Trọng tham gia Đảng ủy Công an Trung ương là vì ông không còn tin vào lực lượng CA, nhất là sau vụ để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn dù ai ai cũng biết quyết định chỉ định Ban Thường vụ Đảng ủy CATW đã ký từ hôm 16/8, trước ngày Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn đến cả tháng, 21/9 chỉ là ngày công bố.

Lần này, Bùi Thanh Hiếu viết: 
"Nhưng việc ông TBT Nguyễn Phú Trọng nhảy vào đảng uỷ công an và việc Trần Đại Quang vẫn kiểm soát phần nào bộ côn an cho thấy một phần lý do là do sự tranh giành kiểm soát bộ công an giữa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Trần Đại Quang. Sự tranh giành này xuất phát từ nguyên nhân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không muốn về hưu giữa nhiệm kỳ, chuyển giao chức TBT cho Trần Đại Quang. Còn Quang thì đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển giao chức vụ này". 
Trên thực tế, câu chuyện Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ về hưu giữa nhiệm kỳ và bàn giao cương vị Tổng bí thư cho một người kế cận đã được nhắc nhiều từ sau đại hội lần thứ XII. Thậm chí, nhiều người cũng nhắc đến khả năng sẽ nhất thể hóa 02 chức danh (Tổng bí thư và Chủ tịch nước) vào một cá nhân như mô hình Trung Quốc đang vận hành hiện nay. Có lẽ bấu víu vào chi tiết này nên Bùi Thanh Hiếu đã cho rằng, mâu thuẫn giữa ông Trọng và ông Quang là xoay quanh việc ông Quang đang chủ trương thúc đẩy nhất thể hóa 02 chức danh về cho mình đảm nhiệm! Và cũng nhân tiện Hiếu cũng lấy đó làm nguyên nhân để cho rằng ông Tô Lâm thất thế: "Việc thất thế của Tô Lâm có thể là tại ông Lâm không quyết định ngả về phía Trọng hay Quang. Bởi thế ông diễn vai đi thăm, dự những nơi vô bổ và mặc kệ cho hai ông lớn kia giằng xé chỉ đạo Bộ Công an". 

Về điều này, tôi xin được lưu ý với những ai đang theo dõi câu chuyện của Bùi Thanh Hiếu rằng, ngoài ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang tham gia Đảng ủy Công an Trung ương thì còn có xuất hiện của một ông lớn khác trong tứ trụ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Vậy xin được hỏi Bùi Thanh Hiếu rằng, ông Nguyễn Xuân Phúc đứng về phe phái nào trong cuộc đấu nội bộ đang được nói đến. Hay chăng do không "bố trí" ông Phúc vào được bất cứ vai nào trong màn kịch được suy diễn mà gã đang tâm không nhắc nhở gì đến vị thủ tướng Chính phủ đương nhiệm này! 

Đó là chưa nói đến trước Đại hội XII, trong câu chuyện đấu đá nội bộ của mình, Bùi Thanh Hiếu nhắc nhiều đến việc đấu đá giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Vậy liệu có quá sớm không khi Đại hội XII chưa đi được 1/5 chặng đường mà đã nảy sinh mâu thuẫn mới? Hiểu được những câu hỏi này, tin chắc rằng, những gì Bùi Thanh Hiếu nói sẽ được nhận diện rõ ràng nhất! Và khi đó tin chắc rằng, Bùi Thanh Hiếu sẽ lộ nguyên hình kẻ bịp bợm, diễn trò gây chia rẽ, đơm đặt bằng những bài viết nửa thực, nửa hư cấu của gã! 

An Chiến

2016/12/01

Tạ Phong Tần trả lại Giải tưởng nhân quyền năm 2012 và cái kết không ngờ tới

Mẹ Đốp


Nghi ngờ thiện chí và nghĩa cử cao đẹp của Tạ Phong Tần khi lấy số tiền của giải Nhân quyền 2012 tự trao tặng ngư dân miền Trung kiện Formosa (Thông qua Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yên, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) sau khi trả lại giải Nhân quyền 2012 để biểu thị thái độ phản đối 2 dân oan được giải Nhân quyền năm 2016. Trần Quang Thành đã có bài: "Tại sao cô Tạ Phong Tần lại không giải thích với Linh mục Anton Đặng Hữu Nam nguồn gốc $2.000 giúp ngư dân miền Trung kiện Formosa?!". Bài viết có đoạn: 
"Riêng về việc chuyển tiền đến Linh mục Anton Đăng Hữu Nam, ngày 27/11/2016 chúng tôi đã có dịp hỏi chuyện LM. Đăng Hữu Nam. Ông khẳng định trong suốt quá trình trao đổi cô Tạ Phong Tần chỉ nói là có $2.000 muốn chuyển giúp ngư dân miền Trung kiện Formosa. Cô Tần chưa bao giờ đề cập đến nguồn gốc số tiền đó. Cứ tưởng họ có cử chỉ Thánh thiện, ai ngờ bây giờ mới biết họ làm vì mục đich khác.
Trả lại giải Nhân quyền 2012 để biểu thị thái độ phản đối 2 dân oan được giải Nhân quyền năm 2016 – Rồi lại lấy tiền của giải Nhân quyền 2012 tự trao tặng ngư dân miền Trung kiện Formosa. Cử chỉ đó của cô Tạ Phong Tần phải chăng là thiện chí, là cao đẹp và như cô ta tự sướng “…ngẩng mặt hiên ngang trong trời đất, cúi đầu không thẹn với non sông…”. 
Một số hình ảnh từ Tạ Phong Tần phản ánh việc cô đã chuyển tiền cho Linh mục Đặng Hữu Nam, Quản xứ Phú Yêm, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An: 

Cũng xin nói thêm, trước đó do bức xúc và không đồng tình với việc trao tặng Giải thưởng Nhân quyền 2016, Tạ Phong Tần đã tuyên bố trả lại giải nhân quyền 2012. Và ngay sau tuyên bố này Tần đã trả lại biểu trưng của giải qua đường bưu điện và chuyển $2.000 đến ngư dân miền Trung tới Linh mục Đặng Hữu Nam mà không phải chuyển tới Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân quyền năm 2012 hay một cá nhân có tư cách xét tặng Giải thưởng này! 
Và dù Trần Quang Thành chưa đưa ra bất cứ kết luận cụ thể nào về vấn đề được nói ra nhưng nếu đúng như Linh mục Đặng Hữu Nam nói ở trên thì có thể đấy là một động thái làm màu của Tạ Phong Tần khi lấy tiền không phải của mình để đưa cho chủ thể khác. Nó giống như việc một người tự tiện sử dụng tiền, tài sản của người khác mà chưa được người đó cho phép hoặc ủy quyền vậy! Và điều đáng nói là điều này hết sức mâu thuẫn với một sologan của chính Tạ Phong Tần: “…ngẩng mặt hiên ngang trong trời đất, cúi đầu không thẹn với non sông…”. 

Theo ghi nhận của Mõ, Tần đã có phản hồi lại xung quanh những nghi ngờ (nói đúng hơn là nghi ngại) của Trần Quang Thành và một số người hiểu chuyện khác. Và để phủ nhận những đồn đoán bất lợi cho bản thân, Tạ Phong Tần đã khẳng định: "Số tiền $2,000 tôi chuyển cho cha Đặng Hữu Nam là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Tạ Phong Tần". Tuy nhiên, Mõ thực sự ái ngại cho Tần khi sau đó ả lại viết thêm rằng: "Nếu tôi cứ giữ mà xài thì cũng ko ai làm gì được tôi". 

Không hiểu ai đó khi tiếp cận điều này suy nghĩ như thế nào những đối với Mõ đó là một sự thách thức và kỳ thực không hiểu đâu là sự thật đằng sau những lời được Tạ Phong Tần nói. Ý sau của tuyên bố thứ nhất ở Tần hoàn toàn khiến cho người khác nghĩ rằng: Tạ Phong Tần đang chơi bài tuyên bố xấc láo với dư luận. 

Ở tuyên bố thứ hai, lí giải về khoản tiền thưởng của Giải thưởng Nhân quyền năm 2012, Tần viết: "2)- Trong bài trả lời phỏng vấn TPT đã có viết rõ là MLNQVN chuyển về cho em gái TPT $1,000 khi TPT đang ở trong tù. $1,000 còn lại thì họ đưa lúc mới qua Mỹ. Hơn 1 năm, số tiền đó tôi đã chi dùng hết rồi. Nên $2,000 mới chuyển là tôi phải kiếm tiền khác bù vô, ko phải TPT tự nhiên lấy từ túi của MLNQVN. Và cũng nói rõ là vì MLNQ ko hồi âm nên tôi mới đem giúp ngư dân miền Trung. Người ta tặng tôi, tôi trả lại mà họ ko nhận thì tôi muốn đem cho ai là quyền của tôi, tôi ko cần phải xin phép bất cứ kẻ nào. Tiền đó đâu phải tiền bẩn hay tiền lừa đảo, trộm cướp. Nếu tôi ko nghĩ đến hàng ngàn người dân miền Trung đang thiếu đói mà tôi đem cho homeless bên này người ta sẽ hoan nghênh nhiệt liệt TPT đó".

Nghĩa là, theo Tần thì khoản tiền $ 2000 ấy Tần và người thân đã tiêu xài hết và $2000 mà cô đã gửi cho Linh mục Đặng Hữu Nam là $2,000 mới và do chính cô "kiếm tiền khác bù vô, ko phải TPT tự nhiên lấy từ túi của MLNQVN". Từ cách giải thích của Tạ Phong Tần thì bản chất vấn đề không có gì thay đổi. Cô và người thân đã tiêu xài hết $ 2000 của Giải thưởng Nhân quyền năm 2012 và đương nhiên khi đã trả lại Giải thưởng đó thì ngoài biểu trưng Giải thưởng cô sẽ phải hoàn bù thêm số tiền đi kèm Giải thưởng. Cho nên, bất luận cô hoàn bù số tiền $ 2000 bằng cách nào thì đó cũng là số tiền mà cô sẽ phải trả lại cho Ban tổ chức Giải thưởng Nhân quyền năm 2012 để họ tổ chức trao lại cho cá nhân xứng đáng sau Tạ Phong Tần ở thời điểm đó. Việc công khai chuyện trả biểu trưng Giải thưởng Nhân quyền năm 2012 mà không trả lại tiền Giải thưởng vì thế càng làm cho hình ảnh của Tần xấu hơn trong mắt dư luận mà thôi! 

Ở tuyên bố thứ 3, Tần viết: "3)- Tôi ủng hộ cho hàng ngàn ngư dân đang khiếu kiện, chớ tôi ko cho cá nhân cha Đặng Hữu Nam. Và đã có nhiều người dân miền Trung cám ơn tôi. Hay là tại tôi ko đem tiền đó cho các vị nên các vị lồng lộn tức tối? Những kẻ chuyên bới lông tìm vết, thích ợ lên rồi nhai lại tôi ko cần quan tâm. Bên này cũng phải còng lưng làm việc kiếm từng đồng, chớ ko phải tiền từ trên trời rớt xuống. Bộ tưởng $2,000 dễ kiếm lắm sao?". Có vẻ như tuyên bố này của Tần không liên quan gì lắm đến phản ứng của dư luận bởi suy cho cùng, Tần gửi khoản tiền $ 2000 cho ai không quan trọng, điều đáng nói là Tần chuyển một khoản tiền không phải là của mình nữa cho một chủ thể khác mà không thông báo hoặc cho biết đích danh chủ nhân của số tiền đó. Và tất nhiên, dư luận cũng càng không quan tâm Tần đã làm gì, khổ công như thế nào để bù khoản $ 2000 của Giải thưởng bởi việc trả lại khoản tiền này là tất yếu và không có gì phải chối cãi. 

Đến thời điểm hiện tại, MLNQVN chưa chính thức lên tiếng về hành động bừa bãi của Tần. Song, không loại trừ họ sẽ yêu cầu Tần phải bồi hoàn lại khoản tiền $ 2000 Tần đã được nhận từ năm 2012 kèm theo biểu trưng đã gửi trước đó. Và đó sẽ là một sự nhục nhã khác mà Tạ Phong Tần sẽ phải hứng chịu cho cái thói sĩ diện hão của mình khi đã trở nên vô tác dụng! 

IM ĐI LOÀI KỀN KỀN!

Con đường phía trước


Ngay sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Thông cáo đặc biệt về việc quyết định tổ chức Quốc tang tưởng nhớ ông Fidel Castro vào ngày 4/12 nhằm tỏ lòng thương tiếc, biết ơn của Đảng, Nhà nước với ông Fidel và xuất phát từ quan hệ đặc biệt Việt Nam – Cuba, các trang mạng phản động như: Việt tân, Danlambao, Anhbasam,… và rất nhiều đối tượng chống đối ở trong và ngoài nước lại thể hiện bản chất "kền kền" của chúng, “ngoác miệng” lên chửi bới, cho rằng ông Fidel không phải đối tượng được tổ chức quốc tang, rồi ở Việt Nam hàng ngày có bao nhiêu người chết vì tai nạn giao thông, vì cá chết ở Formosa lại không quốc tang, mà lại tưởng nhớ người ngoại quốc, xa lắc, xa lơ. Vậy việc tổ chức quốc tang cho ông Fidel có đúng hay không?

Trước hết, quốc tang để tưởng nhớ những người xuất sắc, có đóng góp lớn cho xã hội hay những người thiệt mạng trong các vụ thiên tai, khủng bố,… Ở Việt Nam, lễ quốc tang tổ chức cho cá nhân để tưởng nhớ những người có đóng góp xuất sắc vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử, chúng ta đã tổ chức lễ quốc tang cho 13 cá nhân: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp,... Đây đều là những người có cống hiến lớn cho dân tộc, góp phần công sức rất lớn vào quá trình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nói đến Fidel Castro, chúng ta không thể phủ nhận những công lao, đóng góp hết sức to lớn của ông với cách mạng Việt Nam, người đã góp công sức rất lớn xây dựng mối quan hệ nồng ấm giữa Việt Nam – Cuba, đã giúp đỡ cách mạng Việt Nam rất nhiều trong kháng chiến chống Mỹ, với câu nói nổi tiếng “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng đến cả máu của mình”. Sự giúp đỡ của Nhà nước, nhân dân Cuba nói chung và của ông Fidel đã góp phần rất lớn, giúp nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trong xây dựng đất nước sau này. Nhìn dòng người dài người dân Việt Nam, viếng thăm ông Fidel tại Đại sứ quán Cuba ở Hà Nội là ta thấy được niềm tiếc thương, sự quý mến của người dân với ông. Mặt khác, còn nhớ rằng, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, ông Fidel đã nhanh chóng sang Hà Nội thăm viếng, đồng thời, Cuba để Quốc tang 07 ngày để tưởng nhớ Bác. Xuất phát những hành động trên, việc Bộ Chính trị quyết định tổ chức Quốc tang 1 ngày để tưởng nhớ ông Fidel là việc làm hợp lý, trọng nghĩa trọng tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Sự tiếc thương của người dân Việt Nam giành cho ông Fidel Castro
Nhiều trang mạng phản động, các đối tượng chống đối dẫn ra Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định tổ chức lễ tang cán bộ công viên chức để cho rằng ông Fidel Castro không thuộc thành phần chức danh để tổ chức Lễ Quốc tang, và vì vậy, quyết định của Ban Bí thư là không đúng quy định. Tuy nhiên, xin thưa rằng, Nghị định 105/2012/NĐ-CP là quy định về tổ chức lễ tang cho cán bộ công viên chức, tức là đối tượng áp dụng là đối với cán bộ, công nhân viên chức. Ông Fidel Castro không phải là cán bộ công chức trong hệ thống chính quyền Việt Nam thì tất nhiên, ông thuộc thành phần chức danh được tổ chức theo quy định của Nghị định 105.

Còn trả lời cho câu hỏi của bạn youtube – er Dưa leo về việc tại sao Việt Nam có bao nhiêu người chết về tai nạn giao thông, vì Formosa lại không tổ chức quốc tang. Thưa bạn, quốc tang là Nghi lễ trang trọng nhất của Nhà nước, có những quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi áp dụng. Trong khi đó, đối với những người là nạn nhân của tai nạn giao thông, bệnh tật, thì hàng năm, Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể đều có tổ chức những buổi tưởng niệm: đại lễ cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông, tưởng niệm cho người tử vong vì HIV/AIDS,… thể niệm niềm tiếc thương của Nhà nước, xã hội vì những lý do khác nhau mãi ra đi. Còn việc tổ chức  lễ Quốc tang tưởng nhớ ông Fidel Castro là nghi lễ có ý nghĩa chính trị, ngoại giao đối với người có đóng góp rất lớn với cách mạng Việt Nam. 

Như vậy, quyết định tổ chức lễ Quốc tang tưởng niệm ông Fidel Castro của Bộ Chính trị là đúng đắn, hợp tình, hợp lý, thể hiện nghĩa cử cao đẹp, truyền thống uống nước nhớ nguồn từ ngàn xa của nhân dân ta. Chỉ có bầy "kền kền", quên đi truyền thống dân tộc, vì mấy đồng "dola xanh" mới thấy khó chịu trước những hành động cao đẹp đó./.

Hành trình trở thành người nổi tiếng của Cấn Thị Thêu

Hoa đất

Cấn Thị Thêu trước vành móng ngựa

Cấn Thị Thêu được biết đến trong phong trào dân chủ Việt với biệt danh “dân oan Dương Nội”. Tháng 9/ 2014, bà bị kết án 15 tháng tù giam và chồng là Trịnh Bá Khiêm bị 18 tháng với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Ra tù vào tháng 7/2015, Cấn Thị Thêu vẫn tiếp tục cầm đầu dân oan Dương Nội gây rối trước trụ sở Đảng, Nhà nước. Ngày 10-6-2016, Cấn Thị Thêu bị bắt giam lần nữa và bị truy tố vối tội danh “gây rối an ninh trật tự”. Ngày 20-09-2016 toà án quận Đống Đa kết án 20 tháng tù giam. Gần đây nhất bà được các tổ chức bên ngoài vinh danh với Giải thưởng nhân quyền Việt Nam do Mạng Lưới Blogger Việt Nam cùng Võ An Đôn và Trần Ngọc Anh. 

Trước phiên toàn phúc tẩm xét xử Cấn Thị Thêu, nhiều tổ chức (Mạng lưới Blogger Việt Nam, Nhà thờ Thái Hà…) tổ chức các hoạt động nhằm thả tự do cho bà. Từ một “dân khiếu kiện” chây lỳ, vi phạm pháp luật bỗng dưng Cấn Thị Thêu nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra cả bên ngoài. Hãy cùng tìm hiểu vì sao Cấn Thị Thêu lại nổi tiếng nhanh đến vậy?

- Tháng 6/2016, vị dân biểu có tư tưởng vốn không thiện chí với Việt Nam là Chris Hays đã gửi cho Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop yêu cầu Úc phải lên tiếng trả tự do cho Cấn Thị Thêu. Bên cạnh đó, một số nhân vật trong Đại sứ quán Anh, Mỹ, Úc và Thuỵ Sĩ thường xuyên tiếp xúc, gặp gia đình Cấn Thị Thêu để động viên, cổ vũ và thu thập tình hình về cái gọi là “dân oan” tại Việt Nam.

- Ngày 14/9/2016 đại diện Sứ quán Úc cùng một quan chức của Bộ Ngoại giao Úc từ Canberra sang Việt Nam gặp gia đình Cấn Thị Thêu làm việc xuyên tạc vấn đề chính phủ Việt Nam tước đoạt ruộng đất của người nông dân.

- Ngày18/9/2016 ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với chị Cấn Thị Thêu. Ông chém gió rằng: “Chính quyền nên cải cách luật đất đai và cơ chế đền bù, thay vì trừng phạt những người dân bị mất đất”. “Khi Đảng Cộng sản Việt Nam cần sự ủng hộ của nông dân, đảng kêu gọi ‘người cày có ruộng’. Nhưng giờ đây đảng lại bỏ tù những người cổ vũ đúng khẩu hiệu đó”.

Ngay sau phiên tòa sơ thẩm ngày 20/9/2016, phong trào đòi trả tự do cho chị Cấn Thị Thêu đã tiếp tục diễn ra. Điển hình là, ngày 14/10/2016 Giám đốc Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền – ông Zeid Ra’ad Al Hussein đã “yêu cầu” chính quyền Việt Nam xóa bỏ các điều luật đi ngược lại luật pháp quốc tế về Nhân quyền, trong đó có điều 245 Bộ luật hình sự Việt Nam và ông kêu gọi thả tất cả các công dân đang bị bỏ tù vì liên quan đến các điều luật này.

- Ngày 13/11/2016, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố Giải Nhân quyền Việt Nam 2016 thuộc về chị Cấn Thị Thêu cùng với "Dân oan" Trần Ngọc Anh và LS Võ An Đôn.

- Nhà thờ Thái Hà đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho Cấn Thị Thêu trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra.

v.v…

Hiếm có một “dân oan” nào lại nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chính giới các nước như Cấn Thị Thêu. Có thể hiểu hiện tượng này là vì những động cơ chính trị đứng sau nó. Điều này được giải thích rằng, nhân quyền vẫn là con át chủ bài của các thế lực bên ngoài muốn can thiệp vào công việc nội bộ, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. 

Một hành vi vi phạm pháp luật rõ như ban ngày của Cấn Thị Thêu không thể đứng trên pháp luật. Bản án cuối cùng sẽ được đưa ra mà chẳng thể có sự can thiệp nào từ bên ngoài. Thượng tôn pháp luật là nguyên tắc tối thượng, đặc biệt là những kẻ xem thường luật pháp, trông chờ vào sự hà hơi, can thiệp từ bên ngoài. Suy cho cùng, Cấn Thị Thêu cũng chỉ là công cụ của các thế lực bên ngoài nhằm chống phá Việt Nam mà thôi.

Sự chuyển hướng nhanh chóng sang mảng “dân oan” dường như là một sự lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh đội ngũ trí thức giả danh đấu tranh vì nhân quyền như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Quang A, Phạm Đoan Trang… không còn hiệu quả. Không khó hiểu cho nhận định này vì đầu tư cho “dân oan” sẽ dễ dàng tập hợp lực lượng và kích động các hoạt động chống phá hơn trong thời gian tới.

Phải chăng đấy là lý do giải thích vì sao Cấn Thị Thêu lại nổi tiếng nhanh đến vậy!

THẤY GÌ QUA VIỆC TÒA ÁN KỲ ANH XÉT XỬ VỤ ÁN GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG?

Câu chuyện về vụ việc gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Đông Yên năm ngoái đã khiến cho dư luận bất bình được tác giả nêu trong bài viết trước (xem bài viết tại đây: http://www.nhanquyenvn.com/2015/12/can-xu-ly-nghiem-vu-nhung-vi-pham-phap-luat-o-giao-xu-dong-yen.html) đến nay đã có lời đáp. Ngày 25/11/2016 , Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh tiến hành mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án trên về tội gây rối trật tự công cộng và tuyên 4 bị cáo trong vụ án với 6 tháng tù giam cho các bị cáo theo điểm c Khoản 2 Điều 245 Bộ luật hình sự.
Theo bản Cáo trạng số 18/CTr-KSĐT ngày 28/03/2016 của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Kỳ Anh đề nghị truy tố 4 bị can Hoàng Thị Thái (SN 1968); Mai Thị Tịnh (SN 1968); Mai Thị Tiệm (SN 1964) đều cư trú tại thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh và Lê Thị Thủy (SN 1993) cư trú tại khu tái định cư thôn Ba Đồng, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh (cả 4 bị cáo đều là giáo dân giáo xứ Đông Yên) để xét xử về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về hành vi phạm tội của các bị cáo được Cáo trạng nêu rõ: “Trong khoảng thời gian từ 09h30 ngày 11/12/2015, tại Km 578+200 trên Quốc lộ 1A (khu vực Đèo Con) thuộc địa giới hành chính thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh đã xảy ra sự việc tụ tập đông người dùng gạch đá, cây cối, các chướng ngại vật ném ra đường, nhiều người tràn xuống mặt đường ngồi thành hàng ngang để gây cản trở giao thông trên tuyến QL1A, chặn không cho các phương tiện tham gia giao thông, khiến cho toàn bộ hoạt động giao thông tại khu vực này bị ách tắc hơn 20 tiếng đồng hồ nhằm mục đích gây áp lực, đưa yêu sách đòi chính quyền, cơ quan Công an thả 2 đối tượng Hoàng Văn Thiết và Nguyễn Hữu Phương bị Công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giữ trước đó về hành vi “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Mặc dù đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Công an tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con nhân dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, không được tụ tập đông người gây cản trở, ách tắc giao thông trên tuyến đường Quốc lộ 1A đoạn qua khu vực Đèo Con nhưng các đối tượng vẫn không chấp hành, cộng thêm với sự xúi giục của một số đối tượng cực đoan dẫn tới các đối tượng càng manh động, quá khích hơn với những hành vi ném đá tấn công lực lượng tuyên truyền, đốt lửa, tấn công lực lượng công an…”
Vụ án khép lại, hành vi phạm tội của các đối tượng đã quá rõ ràng, việc xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật là điều cần thiết. Tuy nhiên nó cũng để lại biết bao chăn trở cho nhiều người.
Trước hết, đây là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ cố tình vi phạm pháp luật. Chúng ta thấy rằng, mặc dù được các chính quyền địa phương vận động, giải thích, thuyết phục trước những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nhưng các đối tượng này tiếp tục thể hiện thái độ coi thường pháp luật nên việc xử lý nghiêm minh là điều cần thiết. Từ đó, nâng cao tính giáo dục cho những kẻ vi phạm cũng như những kẻ khác có ý định cố tình bất chấp, coi thường pháp luật.
Hơn nữa, các bị cáo trong vụ án đều là giáo dân đạo Công giáo. Bên cạnh việc chấp hành chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tín hữu Công giáo này còn phải nghiêm chỉnh chấp hành giáo lý, giáo luật của Đạo Công giáo. Nhưng tôn chỉ của đạo Công giáo nói chung cũng như thể hiện trong Thư chung của Hội đồng giám mục đều nêu ra trách nhiệm của các tín hữu phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, phải “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”. Ấy thế mà các tín hữu kia lại thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách cố ý điều đó cho thấy họ đã bất chấp pháp luật, bất chấp giáo lý của Giáo hội.
THẤY GÌ QUA VIỆC TÒA ÁN KỲ ANH XÉT XỬ NHỮNG VỀ VỤ GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG?
Đặc biệt, trong vụ án này là trách nhiệm của các vị chủ trăn khi để xảy ra việc các con chiên của mình vướng vào vòng lao lý. (Xem thêm tại đây:http://www.nhanquyenvn.com/2016/07/linh-muc-quan-xu-dong-yen-mam-mong-cua.htmlhttp://www.nhanquyenvn.com/2016/09/lai-them-tro-he-ngu-ngoc-cua-linh-muc-giao-xu-dong-yen.html;http://www.nhanquyenvn.com/2015/12/khi-ton-giao-dung-tren-phap-luat.html). Đối với các vị chủ chăn đó thì thấy: thời gian qua, thay bằng việc rao giảng tin mừng của Thiên chúa để giáo dục những điều tốt đẹp mà Đức Kito muốn truyền lại cho đàn chiên thì các vị chủ chăn không làm thế. Họ gieo rắc những luận điệu đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho đàn chiên. Đặc biệt, các vị chủ chăn đó còn là những kẻ kích động đàn chiên của mình tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, đẩy đàn chiên của mình vào vòng lao lý. Thử hỏi đạo đức của những kẻ mang áo thầy tu ở đâu khi để xảy ra tình trạng đó?
Công Mẫn

CA SĨ MAI KHÔI VÀ SỰ THIỂU NĂNG VỀ CHÍNH TRỊ

Mai Khôi là con người theo đuổi danh vọng trong môi trường nghệ thuật nhưng cái sự nghiệp chính ấy của cô lại không hề mang đến danh tiếng, địa vị, sự nổi tiếng. Vì vậy, Mai Khôi luôn thực hiện nghề tay trái là hoạt động chính trị. Mai Khổi nổi lên không phải bởi tài năng nghệ thuật, không phải bởi kiến thức sâu rộng, mà nổi lên nhờ sự chăn dắt, dụ dỗ của các nhà dân chủ, kết hợp với tính cách đồng bóng của cô nên mặc dù không có kiến thức chuyên môn, không có am hiểu, tâm huyết nhưng Mai Khôi vẫn “cắm đầu” đi theo con đướng chính trị. Nổi bật nhất là hoạt động tự ứng cử vào vị trí Đại biểu Quốc hội khóa XIV trong năm vừa qua và đã bị những người dân chân chính của Việt Nam loại bỏ không thương tiếc bởi ai cũng nhận thấy sự thiếu phẩm chất chính trị ở con người này.
CA SĨ MAI KHÔI VÀ SỰ THIỂU NĂNG VỀ CHÍNH TRỊ
Được sự tâng bốc của các nhà dân chủ trong và ngoài nước kèm theo sự thiếu hiểu biết nên chính Mai Khôi hoạt động rất sôi nổi, đưa ra nhiều phát ngôn của một kẻ ngu muội. Ngay sau sự thất bại từ việc tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, Mai Khôi đã chạy sang nước ngoài để đoàn tụ với các nhà dân chủ khác. Tại đây, tư tưởng của Mai Khôi được thể hiện rõ qua từng lời nói, hành động của cô ca sĩ này ở cộng đồng hải ngoại, giống như các nhà dân chủ sau khi ra tù đã chạy sang nước ngoài.
Nếu như ở Việt Nam, tài năng nghệ thuật của Mai Khôi được đánh giá rất thấp kém, không ai thèm để ý đến những sáng tác hay tác phẩm nghệ thuật do Mai Khôi tạo ra, nhưng qua đến hải ngoại, nơi tập trung một số nhà dân chủ lưu vong thì lại khác, những tác phẩm vứt đi ở Việt Nam lại được đón nhận và quảng bá rộng rài. Cũng như các tư tưởng cặn bã, thối nát, thiếu tính xây dựng cho đất nước Việt Nam thì lại được các nhà dân chủ lưu vong đón nhận ủng hộ nhiệt tình.
Không chỉ sáng tác những bài hát với ca từ bình thường, Mai Khôi còn tạo ra nhiều thảm họa với lời lẽ, ngôn từ xuyên tạc sự thật, bịa đặt trắng trợn tình hình Việt Nam như bài những chuyến xư bus, tiếng lòng tôi, trói vào tự do…Tư tưởng “không ăn được thì đạp đổ” của Mai Khôi đang thể hiện rất rõ từ khi bị đá khỏi danh sách tự ứng cử Đại biểu Quốc hội, không những không đóng góp công sức cho sự nghiệp phát triển đất nước, Mai Khôi lại tiến hành nhiều hoạt động nhằm phá hoại đất nước, tự đi bôi xấu hình ảnh của Việt Nam ở nước ngoài.
Mai Khôi là một trong số ít nghệ sic bị ngộ nhận về chính trị, ảo tưởng về sự hiểu biết và lý tưởng sống của mình. Đặc biệt, sau khi tiếp xúc với trùm dân chủ ở Việt Nam là Nguyễn Quang A thì sự ảo tưởng của Mai Khôi còn cao hơn, chẳng khác gì so với Nguyễn Quang A. Mai Khôi đã không ngượng mồm khi ảo tưởng về tầm ảnh hưởng của mình với giới trẻ Việt Nam như: “Hãy quan tâm đến chính trị, đến quyền được nói, quyền được yêu, được ghét, quyền tự do sáng tác, quyền được ứng cử của mình và hãy đấu tranh để bảo vệ chúng. Cũng chính bằng âm nhạc, Khôi muốn nhắc nhở chính quyền phải tôn trọng các quyền thiêng liêng đó của người dân, vốn đã ghi trong hiến pháp”.
Những điều ngộ nhận và xuyên tạc của Mai Khôi chỉ lừa bịp được các nhà dân chủ “mù, câm, điếc” ở hải ngoại mà thôi, chứ còn những người dân giản dị Việt Nam thì những điều này ai cũng biết và đều trân trọng mọi thứ mà Đảng, Nhà nước đang cố gắng thực hiện, đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho người dân Việt Nam, cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Những kẻ ngộ nhận về chính trị như Mai Khôi thì đều có kết cục không tốt đẹp mấy bởi đã động đến lợi ích, đến danh dự của toàn dân tộc Việt Nam.
Công Lý

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐẢNG DUY NHẤT LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM

Xứ Lạng


Khi nói đến nền chính trị Việt Nam, bất cứ ai khi nghiên cứu, tìm hiểu cũng đều hiểu rõ và nắm chắc về chế độ một Đảng, về sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đó là sự lựa chọn của lịch sử, của quần chúng nhân dân và được sự ủng hộ tuyệt đối của quần chúng nhân dân. Ở Việt Nam là vậy, gốc rễ là từ dân, tất cả đều vì nhân dân.

Nhân một ngày lang thang đọc trên các trang mạng, tôi vô tình đọc được một bài viết từ đường link của trang danluan.org đến bài có tên: Đảng Cộng sản Việt Nam nên bắt chước đảng Dân chủ - Cộng hòa Mỹ thời lập quốc, tự tách ra làm hai đảng.
 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐẢNG DUY NHẤT LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
Bài báo trên Danluan.org của tên óc chó Phong Uyên
Bài viết của tên thiếu não Phong Uyên này mới nhìn sơ qua đã thấy kệch cỡm ngay từ tiêu đề của bài. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam phải bắt chước Đảng của Mỹ chia thành hai Đảng? Thực ra trong suy nghĩ của một tên kém cỏi, ngu dốt, và mức độ hiểu biết cơ bản về chính trị thiếu trầm trọng như Phong Uyên thì đây quả là một ý tưởng không tồi. Bởi lẽ theo logic của Phong Uyên thì nếu chia ra thành hai đảng như Mỹ thì Phong Uyên có thể xuất cảnh sang Mỹ, đổi quốc tịch Mỹ được một cách dễ dàng chăng?

Quá ngây ngô Phong Uyên à! Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng được xây dựng và phát triển trải qua quá trình cách mạng lâu dài, với những thăng trầm của lịch sử và máu xương của bao thế hệ cha ông Việt Nam. Kể từ khi ra đời vào ngày 3/2/1930 cho đến nay, với bao biên cố của lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam đã dẫn dắt con thuyền cách mạng Việt Nam trải qua vô vàn sóng gió và đi đến thắng lợi, hòa bình và phát triển như ngày hôm nay. Điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến sự lựa chọn tài tình và đúng đắn con đường cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của toàn thể dân tộc Việt Nam đó là chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam để có được như ngày hôm nay, đã được ghi cụ thể trong Điều 4 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và trong rất nhiều các văn bản của Đảng và Nhà nước khác. Đây chính là sự lựa chọn của lịch sử, sự lựa chọn của dân tộc và sự lựa chọn của chính nghĩa. Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam.

Trong phạm vi bài viết này, tôi không muốn trình bày quá nhiều về Đảng Cộng Sản Việt Nam và vì sao Việt Nam lại là một quốc gia với Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, mà chỉ muốn có vài lời nhắn nhủ đến cho tên óc chó Phong Uyên, hãy thôi ngay những giọng điệu ngu xuẩn đi. Và đừng bao giờ đưa ra một ý tưởng nào hết, vì ý tưởng đưa ra của y chỉ làm cho người ta thấy y ngu xuẩn và dốt nát level max thôi.
 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ ĐẢNG DUY NHẤT LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM
Lời lẽ của tên Phong Uyên trong bài viết
Tóm lại, mỗi một quốc gia, một dân tộc đều có sự lựa chọn của riêng mình về những khía cạnh chính trị khác nhau như: sự lựa chọn Đảng lãnh đạo, sự lựa chọn chế độ chính trị hay sự lựa chọn về sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng vậy, luôn có sự lựa chọn của dân tộc Việt Nam. Và đó là sự lựa chọn luôn luôn đúng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam luôn là sự lãnh đạo hết lòng vì dân, tất cả đều vì nhân dân.

NHIỀU NGƯỜI VIỆT VÔ ƠN!

Bình Đức


Sẵn sàng ca ngợi Lý Quang Diệu, kẻ làm giàu bằng máu Đồng bào, và là kẻ độc tài thực sự trên Đảo Singapore, sẵn sàng bi thống trước vài trăm mạng người ở Paris cho hợp thời nhưng quên đi hoặc k biết đến tình cảm sâu đậm, hy sinh vô điều kiện mà những ng bạn Mỹ Latin dành cho mình.
Diệu về cơ bản ở đẳng cấp khác và quá ư hạ cấp nếu so với các lãnh tụ kiệt xuất thế kỷ XX như Fidel. 

Trong khi Fidel trở về trên tàu Granma và xây dựng ll cách mạng từ con số 0, khi CM Cuba thắng lợi, người Mỹ đem bom tới cày từ Vịnh Con Lợn, cố sao cho không còn 1 cây mía thì Diệu được thực dân Anh đặt vào tay cả một đất nước và hỗ trợ tối đa nhờ chống cộng.

Trong khi Fidel đòi lại quyền độc lập thực sự cho Cuba trước nỗi thống khổ như nô lệ trong các đồn điền Mỹ và một khoản nợ ngàn tỉ với CNĐQ thì Diệu ly khai Singapore khỏi tổ quốc Malaysia, phản bội nơi đã cưu mang hắn.

Trong khi Fidel nói tiếng nói cho dân tộc Cuba sẵn sàng chỉ mặt những kẻ đem bom đạn đi tấn công nước khác thì Diệu ôm chân Mỹ, Anh ở châu Á TBD và thậm chí còn không nói nổi tiếng mẹ đẻ.

Trong khi VN hoạn nạn, lửa chiến tranh cháy ngập trời, Cuba đưa bác sĩ tới thì Singapore muốn làm "HN phải bị chảy máu tới kiệt sức" trong cuộc chiến tranh BG Tây Nam. Và vui mừng với những chuyến con thoi khi Trung Quốc xuaquân đánh phía Bắc.

Trong khi Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình thì Sing giàu ú ụ nhờ các chuyến tàu chở bom cày nát VN.

Trong khi Cuba đến với trại giống, y tế, đường sá thì Sing đến với khu chế xuất và một nền gia côngđơn thuần vì lợi ích của họ.
Chính vì điều đó, sẽ chỉ có Quốc tang chân thành cho Fidel và luôn có nước mắt xú uế của những kẻ nông cạn, vô ơn cho Diệu.

LUẬN BÀN VỀ VIỆC VIỆT NAM TỔ CHỨC QUỐC TANG CHO CHỦ TỊCH FIDEL CASTRO

Anh hùng xa lộ

Tối ngày 28/11/2016, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo đặc biệt cho biết Việt Nam quyết định để tang chủ tịch Fidel Castro theo nghi thức quốc tang vào ngày 4-12 để tỏ lòng thương tiếc, biết ơn đồng chí. Theo đó, trong ngày 4/12/2016, các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang như quy định, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng. Đây là một hành động vô cùng cần thiết để tưởng nhớ đến đồng chí Fidel Castro - người bạn lớn, người đồng chí, anh em vô cùng gần gũi và thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. 

Trước tình hình đó, trên một số trang mạng phản động trong và ngoài nước đã lợi dụng sự kiện này để tiến hành các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước, kích động chia rẽ quần chúng nhân dân.  Chúng đưa ra các luận điệu xuyên tạc, vu cáo như: “Chủ tịch Fidel không có công trạng cụ thể nào đối với đất nước nhưng lại hưởng vinh dự to lớn đối với nhân dân Việt Nam; việc tổ chức quốc tang là một sai lầm mang tính trình diễn,…”. Tuy nhiên, trên thực tế, việc Việt Nam tổ chức quốc tang cho chủ tịch Fidel Castro là hợp tình, hợp lý và tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam và CuBa thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2/12/1960. Sau đó, chủ tịch Fidel Castro đã cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, phát triển mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện, tin cậy lẫn nhau. Điều đó đã được thể hiện qua việc chủ tịch Fidel Castro đã thăm chính thức Việt Nam ba lần vào tháng 9/1973, tháng 12/1995 và tháng 2/2003. Trong lịch sử, Cuba là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN (tháng 12/1961), là nước đầu tiên thành lập Ủy ban đoàn kết với VN (tháng 9/1963), là nước đầu tiên và duy nhất lập Sứ quán bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VN tại vùng giải phóng (tháng 7/1967). 
 
Người dân Việt Nam đến viếng chủ tịch Fidel Castro tại Đại sứ quán Cu Ba
Bên cạnh đó, ông cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm vùng mới được giải phóng ở tỉnh Quảng Trị vào tháng 9/1973 và cũng là người đi đầu trong phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp tái thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hình ảnh của ông gắn liền với câu nói nổi tiếng: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Câu nói đó thực sự phát ra từ sự chân thành của chủ tịch Fidel Castro và nhân dân Cuba. Đây chính là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn đối với nhân dân Việt Nam giữa lúc bom đạn ác liệt, khó khăn đủ bề. Điều đó càng quý giá hơn khi chúng ta biết được rằng lúc đó ngay cả chính đất nước Cuba  anh em cũng đang chịu cảnh cấm vận của đế quốc Mỹ. Vậy mà  cũng chủ tịch Fidel Castro nói riêng cũng như nhân dân Cu Ba nói chung vẫn sẵn lòng giúp chúng ta vô điều kiện với một tình cảm anh em ruột thịt. Chính vì những công lao to lớn đó mà chủ tịch Fidel Castro đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng vào năm 1982 và Huân chương Hồ Chí Minh vào năm 1989. Đây là những phần thưởng cao quý nhất mà Nhà nước Việt Nam trao tặng cho những người có công với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

 Chủ tịch Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Quảng Trị năm 1973
Thứ hai, không chỉ ở Việt Nam mà ngay nhiều quốc gia trên thế giới như: Venezuela, Triều Tiên và các nước khu vực Mỹ Latin, châu Phi đã tuyên bố ngày quốc tang để tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro của Cuba. Điều đó đã cho thấy tầm ảnh hưởng của chủ tịch Fidel Castro trong quá trình đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới. Theo đó, ngay sau khi hay tin lãnh tụ Fidel Castro qua đời, chính phủ Venezuela đã gửi điện chia buồn và tuyên bố 3 ngày quốc tang để "vinh danh ký ức và di sản vĩnh cửu" của ông. Còn tại Bolivia, Tổng thống Evo Morales đã ra thông báo sẽ để tang đồng chí Fidel Castro trong 7 ngày, đồng thời ca ngợi "đồng chí Fidel là người đứng đầu tiền tuyến kết nối khu vực Mỹ Latin và Caribe, khởi xướng ý tưởng tự do đi lại cho hàng nghìn người dân Mỹ Latin". Và tại Triều Tiên, lãnh đạo Kim Jong Un đã thông báo quốc tang trên cả nước trong 3 ngày, từ ngày 28/11, để tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro và đến đại sứ quán Cuba để viếng và viết lời chia buồn. Điều đó đã cho thấy không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia ở Mỹ Latin cũng tiến hành tổ chức quốc tang cho chủ tịch Fidel Castro.

Người dân Honduras đặt hoa tưởng nhớ lãnh tụ Fidel Castro
Chúng ta có thể thấy rằng: Chủ tịch Fidel Castro là một lãnh đạo xuất sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. ông là một trong những nhà lãnh đạo có đóng góp to lớn và tích cực cho Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc cường quyền và áp đặt, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới trong hơn 50 năm qua. Chính vì những đóng góp to lớn đối với nhân dân Việt Nam nói riêng cũng như phong trào cộng sản quốc tế nói chung mà việc các quốc gia trên thế giới tổ chức quốc tang cho chủ tịch Fidel Castro là điều hết sức bình thường và hợp lòng dân.