2016/02/13

Hậu Đại hội 12: Đã thấy tín hiệu mới từ một thế hệ kỹ trị















Chúng ta sẽ "làm nên chuyện". Đấy là khẳng định đầy tự tin của GS. TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương khi dự cảm về kinh tế Việt Nam 2016. Trong cuộc trò chuyện đầu xuân với VietNamNet, ông nhấn mạnh: Chúng ta sẽ “làm nên chuyện” trong 2016, một năm hứa hẹn những thành công và đột phá lớn.

2015 đã đi qua, ông có nhân định gì về những thành quả kinh tế mà Việt Nam đã đạt được?

\Năm 2015, trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, song các chỉ tiêu kinh tế trong nước đều đạt khá. Về mặt tăng trưởng, năm 2015 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước tăng trưởng 6,68% là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm cao hơn chỉ tiêu kế hoạch của Quốc hội là 6,2%.


              Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ.

Có 4 điểm tích cực đáng chú ý: 

Thứ nhất, sản xuất công nghiệp phục hồi, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng mạnh;

Thứ hai, sản xuất và xuất khẩu của khu vực FDI đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, năm 2015 tăng 18,3% so cùng kỳ;

Thứ ba, tiêu dùng sức mua và tổng cầu được cải thiện, tính chung cả năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3242,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 8,4%, cao hơn mức tăng 8,1% của năm 2014).

Thứ tư, để có tăng trưởng lớn như thế, chúng ta thấy hiệu ứng bước đầu của các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp sửa đổi v.v…; rồi hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết. Báo chí Nga tổng kết năm nay Việt Nam là nước bội thu nhất về các hiệp định song phương và đa phương trên thế giới, như TPP vừa kết thúc đàm phán, các hiệp định FTA với EU, Hàn Quốc và Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazacxtan; rồi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức thành lập vào ngày 31.12.2015; các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tạo ra hiệu ứng rất tốt.

Nhờ Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi, tinh thần khởi nghiệp như đang được hâm nóng, năm nay số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng, tổng vốn đăng ký mới tăng rất mạnh. Những yếu tố tăng trưởng này không chỉ là kết quả riêng của 2015 mà là của cả một quá trình bắt đầu từ năm 2011 khi Đảng và Nhà nước ta đã quyết định chuyển từ mục tiêu phát triển nhanh sang tăng trưởng mức hợp lý, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội để thích ứng với điều kiện suy thoái kinh tế thế giới và các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước.

Thành công tiếp theo là kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định, vừa rồi biến động mạnh về tỷ giá Nhân dân tệ và các đồng tiền trong khu vực, cuối năm thì FED tăng lãi suất, sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc v.v… nhưng chúng ta vẫn giữ được ổn định vĩ mô được xem là điểm sáng của nền kinh tế. Lãi suất cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, xuất khẩu tăng, cán cân thanh toán thặng dư, nhiều cân đối lớn của nền kinh tế đảm bảo, kể cả khi FED tăng lãi suất như vậy nhưng cuối năm 2015 tỷ giá tăng kịch trần nhưng chúng ta vẫn chưa phải can thiệp.

Dù vậy, thành công không nên chỉ nhìn vào năm 2015 mà cần nhìn tổng thể giai đoạn 2011-2015. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất để đạt được kết quả này là chúng ta đã nhìn thẳng sự thật thực trạng kinh tế - xã hội lúc bắt đầu nhiệm kỳ trong bối cảnh nước ta phải chịu tác động, hậu quả của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới nhiều hơn cả và đã đưa ra được những dự báo thận trọng nhất.

Trên cơ sở đó, Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã có những điều chỉnh mang tính chiến lược. Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 3 khóa XI đã kết luận là dứt khoát chuyển từ phát triển nóng về đầu tư dàn trải sang kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không cần thiết tăng trưởng bằng mọi giá, kết hợp tăng trưởng hợp lý với đảm bảo an sinh xã hội. Các kế hoạch, giải pháp hàng năm của chúng ta đều đã kiên trì, nhất quán thực hiện mục tiêu tổng quát đó nên đã đạt được những kết quả tích cực trong năm 2015, giai đoạn 2011-2015.

Tại Hội nghị Trung ương 12, 13 vừa qua đánh giá rất thống nhất về việc chuyển hướng chiến lược này. Và điều quan trọng nữa là, chúng ta cũng đã tổ chức thực hiện thành công việc chuyển hướng chiến lược. Có những trường hợp chuyển hướng đã trúng rồi nhưng không đạt được kết quả, còn đây chuyển hướng đúng, tổ chức thực hiện rất kiên trì, bền bỉ và bây giờ chúng ta thấy thành quả. Chúng ta đã đạt được thành công kép.

Chúng ta vừa tăng trưởng, vừa giữ được ổn định vĩ mô trong bối cảnh khó khăn như vậy thì đây là điểm rất sáng của nền kinh tế trong năm 2015.


Nói như thế dường như nền kinh tế bước qua giai đoạn sóng gió, thưa ông?

Không hẳn như vậy. Còn rất nhiều thách thức mà nếu không nỗ lực, có tâm lý chủ quan thì phải cần rất nhiều thời gian nữa chúng ta mới có thể vượt qua. 

Chỉ cần nhìn vào “góc khuất” của tăng trưởng năm 2015 cũng có thể thấy rõ điều này. Đó là động lực tăng trưởng năm 2015 còn quá phụ thuộc vào khu vực FDI, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 65-70% tổng xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó khu vực kinh tế trong nước, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh v.v… còn gặp rất nhiều khó khăn; xuất khẩu của khu vực này năm 2015 giảm khoảng 2,5-2,6% so với cùng kỳ. Thực trạng đó rất đáng suy nghĩ.

Tại sao giữa một quốc gia mà lại có sự lệch pha giữa hai khu vực kinh tế này: khu vực kinh tế FDI và khu vực kinh tế của các Doanh nghiệp trong nước mà chúng ta gọi là các Doanh nghiệp dân tộc? Thậm chí có một số chuyên gia còn lo ngại có rủi ro, có thể xảy ra “hai nền kinh tế trong một Quốc gia” chứ không chỉ là hai khu vực nữa. 

Đây là một câu hỏi rất lớn chưa có đáp án. Tôi cho rằng năm 2016, phải trả lời được câu hỏi này.

Vậy ông có nhận định gì về kinh tế - xã hội năm 2016?

Dự báo, năm 2016 kinh tế thế giới sẽ phục hồi tốt hơn dù chậm, cơ bản đã thoát được khỏi tác động tiêu cực của khủng hoảng và trở lại đà tăng trưởng trong ngắn hạn. Điều này sẽ tác động tích cực đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là về thương mại và đầu tư. 

Trong nước, kinh tế sẽ tiếp tục đà phục hồi. Kế hoạch đặt ra cho năm 2016 là đạt mức tăng trưởng 6,7%, cao hơn năm 2015. Giai đoạn tới đây, nước ta phấn đấu đưa kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế, các đột phá chiến lược sẽ được triển khai thực hiện quyết liệt hơn. 

Bên cạnh đó, tình hình thế giới cũng có những tác động bất lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của nước ta: Kinh tế Trung Quốc suy giảm và có thể tiếp tục sử dụng chính sách đồng Nhân dân tệ yếu, nhập siêu của nước này khả năng tiếp tục tăng khá cao. Tình hình đó sẽ tác động đến kinh tế của nước ta. Giá nguyên liệu dầu thô và nông sản đang ở mức thấp, khó phục hồi, tiếp tục tác động đến ngành dầu khí và ngành nông nghiệp nước ta. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất sẽ tác động đến nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Ban Kinh tế Trung ương đang có nghiên cứu sâu về những vấn đề này, nhận định rằng tình hình đó tác động không quá lớn đối với Việt Nam. 

Theo tôi, năm 2016, hai trọng điểm cần được triển khai là khắc phục lệch pha của hai khu vực trong nền kinh tế đó là khu vực DN trong nước và khu vực FDI; khơi thông phát triển các yếu tố thị trường và các loại thị trường.

Trong năm 2016, chúng ta cần phải tập trung nỗ lực để tạo ra làn sóng đầu tư thứ hai. Làn sóng đấu tư thứ nhất là khi ban hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Các hiệp định FTA, ASEAN sẽ tạo thuận lợi trong thương mại và trong đầu tư. Hy vọng sẽ tạo được một làn sóng đầu tư thứ hai ở Việt Nam với tinh thần quốc gia khởi nghiệp. 

Hiện nay, nước ta mới có hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký, mong muốn cuối nhiệm kỳ tới, đến năm 2020 có 2.000.000 doanh nghiệp. Để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp trong nước phát triển, kể cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, trong năm 2016, chúng ta phải tác động theo chiều ngang để tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng: doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhà nước. Áp đặt kỷ luật thị trường cho tất cả các doanh nghiệp này và phải tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhất. 

Thứ 2, chúng ta phải tác động theo chiều dọc đến từng loại doanh nghiệp, phải thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp quốc gia với những chính sách rất cụ thể gắn với việc triển khai mạnh mẽ việc thực hiện Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Cùng với đó là phát triển khu vực kinh tế hợp tác, sẽ khắc phục sự lệch pha của nền kinh tế. 

Chúng ta phải có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên. Làm mạnh doanh nghiệp dân tộc trước hết phải tạo môi trường kinh doanh chung mà doanh nghiệp nào cũng được hưởng, phải ứng xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp. 

Phải xây dựng được một triết lý của văn hóa của doanh nghiệp dân tộc, không phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân. Tinh thần khởi nghiệp quốc gia phải được thổi vào các doanh nghiệp Việt với một tinh thần trách nhiệm cao, niềm tự hào, sự tin tưởng. Phải có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này theo đúng nguyên tắc của thị trường và thông lệ quốc tế, không phân biệt đối xử. Đồng thời, cần phải có chính sách kết nối được các doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để từ đó khắc phục, làm giảm đi sự lệch pha của hai khu vực kinh tế này.

Trọng điểm thứ hai, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tới đây là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại và hội nhập quốc tế, vận hành đồng bộ và đầy đủ theo các nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, giải quyết hài hòa mối quan hệ của nhà nước và thị trường: Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong phân bổ các nguồn lực. 

Nhà nước tạo dựng môi trường, thể chế, chính sách; việc can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế cũng phải tôn trọng các quy tắc thị trường. Kiên trì thúc đẩy để có một hệ thống thị trường đồng bộ, quy mô, cơ cấu và thể chế phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế; khơi thông phát triển các yếu tố thị trường và các loại thị trường, bao gồm thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản và thị trường khoa học công nghệ. 

Nếu không tập trung giải quyết các vấn đề này, kinh tế chúng ta sẽ chưa thể hết khó khăn trong giai đoạn tới.

2016, cũng là năm bắt đầu nhiệm kỳ mới, ông kỳ vọng gì về bộ máy nhà nước vận hành hiệu quả hơn để đáp ứng yêu cầu của phát triển?

Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn đề cập đến vấn đề mà hiện nay đang trao đổi nhiều, là phải chăng chúng ta cần chuyển trọng tâm từ việc xây dựng pháp luật sang trọng tâm hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật được thực thi hiệu quả hơn. 

Chúng ta có một hệ thống pháp luật tốt nhưng việc thực thi rõ ràng là còn nhiều điều phải bàn, trong đó có việc phải tăng cường trách nhiệm của từng cá nhân, từng tập thể, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu thì việc vận hành bộ máy nhà nước mới có thể ngày càng tốt hơn.
Cám ơn đã đọc bài viết!
- Mọi thắc mắc, gợi ý hoặc bình luận xin chia sẻ bên dưới hoặc Gửi thư hay Báo lỗi
- Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu để mọi người dễ đọc hơn!
- Chèn link bằng thẻ: <a href="Link" rel="nofollow">Tên</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b>  <i>Ngiêng</i> 
Thank You!







2016/02/10

MẶT TRƠ TRÁN BÓNG




Lá Cải VOA đăng bài cho thấy, "tính cho đến ngày hôm nay (9/2), đã có gần 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14" theo vết chân Nguyễn Quang A.

Đúng là trò hề chính trị không hơn không kém. 

Cũng theo VOA, trong số "gần 10 người" tự ứng cử đại biểu Quốc hội, có "nhà vănPhạm Thành" (ảnh), blogger Nguyễn Tường Thụy, kỹ sư Hoàng Cường, bloggerĐặng Bích Phượng, Lê Văn Luân...Thật nực cười, không biết những kẻ có tên nêu trên định đại biểu cho ai?

Trong một entry trước, người viết có nói rằng, "thật ra, tự ứng cử đại biểu Quốc Hội là văn minh" nếu như những người ứng cử thỏa mãn các tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc Hội. Nhưng, chỉ cần dùng công cụ tìm kiếm google trên mạng, chúng ta dễ dàng thấy, những người có tên ở trên đều là lũ phá hoại đất nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc, tôn giặc làm cha, rước voi về xéo mả tổ. Kẻ thì nói xấu đảng cầm quyền; vu cáo chính quyền; bôi nhọ lãnh tụ dân tộc; kích động các hành động chống phá nhà nước, hô hào lật đổ chế độ. Kẻ khác lại là tay sai của tổ chức khủng bố Việt Tân, hoặc lũ đĩ đực gian manh xảo trá.

Ta hãy chờ để thấy mặt chúng như thế nào khi tham gia ứng cử đại biểu Quốc Hội, mà thực chất là phá hoại kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, nhiệm kỳ 2016 - 2021, sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2016 sắp tới.

Đúng là lũ mặt trơ trán bóng!





2016/02/09

Hình Ảnh Chưa Từng Thấy Về Chiến Tranh - Từ Phía Thắng Cuộc của Alex Q. Arbuckle

Chuyển Việt từ
1965-1975 Another Vietnam
Unseen images of the war from the winning side
by Alex Q. Arbuckle - http://mashable.com/


Thiết bị, và tiếp liệu rất quý giá. Hóa chất (để rửa phim) được trộn với nước suối trong những nồi nấu trà, và việc rửa phim được thực hiện dưới ánh sao đêm. Một nhiếp ảnh gia, Trâm Am, chỉ có một cuộn duy nhất của bộ phim, 70 khung hình, trong suốt thời gian chiến tranh.
 
Trong khi phải đối mặt với các mối đe dọa liên tục của cái chết vì bom đạn, tiếng súng hay môi trường, các nhiếp ảnh gia ghi lại các trận đấu, cuộc sống dân chúng, quân đội trên đường mòn Hồ Chí Minh, phong trào kháng chiến ở đồng bằng sông Cửu Long, và tác động đẫm máu của chiến tranh trên người vô tội

Một số đã được chụp làm tài liệu lịch sử, trong khi những người khác vẫn cố gắng để sử dụng máy ảnh của họ làm vũ khí trong cuộc chiến tuyên truyền. Ảnh bí mật chụp ở miền Nam, ông Võ Anh Khanh không bao giờ có thể gửi được hình ảnh của mình ra Hà Nội, nhưng trưng bày chúng trong các đầm lầy ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long để truyền cảm hứng cho kháng chiến quân.

Nhiều trong các hình ảnh này hiếm khi được nhìn thấy ở Việt Nam, phần còn lại lẻ loi của thế giới. Vào đầu những năm 1990, phóng viên ảnh Doug Niven bắt đầu theo dõi xuống các nhiếp ảnh gia còn sống sót. Một người có một túi đựng các âm bản đầy bụi bặm, không bao giờ in, và một người khác đã giấu túi đó dưới bồn rửa phòng tắm. Võ Anh Khánh vẫn giữ những âm bản nguyên sơ của mình trong một hộp chứa đạn của Hoa Kỳ, với một lớp gạo để giữ cho khô.

Một trăm tám mươi (180) bức ảnh chưa được nhìn thấy này, và những câu chuyện của những con người dũng cảm đã được góp nhặt lại trong cuốn sách "Another Vietnam: Pictures of the War from the Other Side".

Tháng 9, 1965
Sử dụng các mục tiêu trên không, một đội dân quân tập bắn trước máy bay ở Thanh Trì. Sử dụng cả súng thời Đệ Nhị Thế Chiến như thế này, người Việt Nam vẫn đã có thể làm tê liệt hoặc bắn hạ nhiều máy bay Mỹ. Nhóm dân quân này, thuộc đại đội # 6 ở xã Yên Mỹ, đã ba năm liên tiếp đạt danh hiệu "dân quân xuất sắc

Hình ảnh của: MINH DAO/Another Vietnam/National Geographic Books
“Chúng tôi thậm chí đã tìm ra một hình thức mới của nhiếp ảnh đèn flash để chiếu sáng cho chiến sĩ và dân làng đang sống trong hầm trú bom và đường hầm. Chúng tôi lấy thuốc súng từ hộp đạn đưa vào một thiết bị cầm tay nhỏ và sau đó châm thuốc súng bằng một que diêm. Thuốc súng cháy lên đã cung cấp ánh sáng cho chúng tôi.”
MAI NAM

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-12.jpg
1966
Toán quân đi bộ theo đường mòn Hồ Chí Minh trong dãy Trường Sơn, tạo thành xương sống dài 750-dặm, dọc theo biên giới phía tây của đất nước. Đối với những quân đội miền Bắc, đường mòn Hồ Chí Minh được gọi là Con đường Trường Sơn
Hình ảnh của: Lê Minh Trương/Another Vietnam/National Geographic Books
“Tôi chắc chắn họ không phải chụp hình vì tính thẩm mỹ. Tôi không nghĩ đến vẻ đẹp. Nhà cửa bị đốt cháy, tan nát, và xác chết đâu phải là đẹp. Bất kỳ sự thẩm mỹ giả tạo nào cũng bị chúng tôi thay thế bởi mục đích ghi lại hình ảnh chiến tranh.”
DUONG THANH PHONG

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-9.jpg
Tháng 7, 1967
Tân binh mới đang khám sức khỏe tại Hải Phòng. Chính sách tình nguyện ở miền Bắc đã được chuyển sang thành bắt buộc vào năm 1973, khi tất cả những nam thanh niên khỏe mạnh đều phải đi quân dịch. Từ một quân đội khoảng 35.000 người vào năm 1950, quân đội Bắc Việt đã lên đến hơn nửa triệu người vào giữa thập niên 70, một lực lượng quân đội Mỹ thừa nhận là một trong những quân đội giỏi nhất trên thế giới.
Hình ảnh của: Bao Hanh/Another Vietnam/National Geographic Books

Không biết ngày
Việt Cộng chạm mặt địch quân, xáp lá cà, có lẽ xảy ra ở đồng bằng sông Cửu Long hay vùng Đồng Tháp Mười. Hình ảnh hiếm hoi này cho thấy cả hai bên đang chiến đấu, chiến sĩ QLVNCH xa xa ở phía trên và Việt Cộng ở mặt gần. VC đã đứng bên cạnh địch cả hai phía, trái và phải, nghĩa là các đơn vị Quân Lực VNCH có thể đã bị xóa sổ.
Hình ảnh của: HOANG MAI/Another Vietnam/National Geographic Books

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-1.jpg
1970
Một du kích ở đồng bằng sông Cửu Long chèo qua một khu rừng ngập mặn đã bị rụng lá vì chất độc da cam. Người Mỹ làm quang đãng cảnh vật bằng các hóa chất không cho Việt Cộng ẩn núp. Nhiếp ảnh gia muốn phát bệnh do những gì ông nhìn thấy, vì các khu rừng ngập mặn đối với người Việt là những khu vực trù phú cho nghề nông và nghề đánh cá.
Hình ảnh của: Lê Minh Trương/Another Vietnam/National Geographic Books
“Khu rừng tối tăm rộng lớn là phòng tối (dành để rửa hình) khổng lồ của tôi. Buổi sáng tôi rửa các bản in trong một dòng suối và sau đó treo hình trên cây khô. Vào buổi chiều tôi về cắt chúng theo kích thước và làm các chú thích. Tôi bọc các bản in và các âm bản trong giấy và đặt chúng trong một túi nhựa, mà tôi giữ bên cạnh tôi. Bằng cách đó các bức ảnh sẽ được giữ khô và có thể dễ dàng tìm thấy nếu tôi bị giết.”
LAM TAN TAI

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-15.jpg
15 tháng 9, 1970
Một nạn nhân của vụ đánh bom Mỹ, du kích gốc Campuchia tên Danh Sơn Huol, được mang đến một phòng điều hành "dã chiến" trong một đầm lầy ngập mặn ở Cà Mau. Đây là hoàn cảnh y tế thực tế, không phải là một cơ sở công khai. Tuy nhiên, các nhiếp ảnh gia xem đây là hình ảnh không nổi bật lắm và chưa bao giờ in nó.
Hình ảnh của: Võ Anh Khanh/Another Vietnam/National Geographic Books
“Chúng tôi đã sống linh động hơn trong thời gian chiến tranh, làm việc ở giữa sự sống và sự chết. ”
NGUYEN DINH UU

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-13.jpg
Tháng 3, 1971
Du kích Lào chở tiếp liệu cho quân đội Bắc Việt bằng voi và bằng chân gần Quốc Lộ số 9 Nam Lào trong lúc miền Nam Việt Nam dùng nỗ lực ngăn chận đường mòn. Cuộc xâm lược, hành quân Lam Sơn 719, được kế hoạch để kiểm tra khả năng của Quân Lực VNCH khi sự hỗ trợ Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần. Nó chứng minh một thảm họa, khi quân đội miền Nam bỏ chạy hoảng loạn.
Hình ảnh của: Doan Công Tinh/Another Vietnam/National Geographic Books
http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-4.jpg
Tháng 6, 1972
Các thành viên lực lượng dân quân lục lọi các mảnh vỡ của máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi hỏa lực súng nhẹ ở ngoại ô Hà Nội. Phi công đã bay ngang ngọn cây để tránh bị radar phát hiện, nhưng máy bay bay thấp như vậy lại dễ bị vũ khí nhỏ bắn hạ. Máy bay của Hoa Kỳ nhắm mục tiêu các khu công nghiệp Hà Nội, nhưng hầu hết các ngành công nghiệp đã được di chuyển đến các vùng quê.
Hình ảnh của: Doan Công Tinh/Another Vietnam/National Geographic Books
“Trong khi Mỹ bỏ bom, tôi đã chụp được hình ảnh đáng nhớ nhất của tôi. Tôi thực sự chụp bức ảnh chiếc máy bay của Thượng nghị sĩ John McCain đang rơi trong bầu trời Hà Nội. Tôi rất tự hào về hình ảnh đó và muốn nó chuyển tải một thông điệp của lòng yêu nước đối với bộ mặt xâm lược nước ngoài.”
VU BA

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-2.jpg
1972
Các nhà hoạt động gặp nhau trong rừng Năm Căn, đeo mặt nạ để che giấu danh tính của họ với nhau trong trường hợp bị bắt và thẩm vấn. Từ đây trong các đầm lầy ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, chuyển tiếp hình ảnh về Bắc thật là khó khăn. Nhiếp ảnh gia cho biết, đôi khi các bức ảnh đã bị mất hoặc bị tịch thu trên đường.
Hình ảnh của: Minh Dao/Another Vietnam/National Geographic Books
Đối với phần lớn thế giới, lịch sử hình ảnh của chiến tranh Việt Nam đã được xác định bởi một số ít các hình ảnh mang tính biểu tượng: hình ảnh của một chiến binh Việt Cộng đang bị hành quyết của Eddie Adams, hình ảnh của em gái chín tuổi Kim Phúc chạy trốn khỏi cuộc tấn công bằng bom napalm của Nick Út, ảnh của Thích Quảng Đức tự thiêu ở một ngã tư Sài Gòn của Malcolm Browne.
Nhiều hình ảnh nổi tiếng về chiến tranh được chụp bởi nhiếp ảnh gia phương Tây và các cơ quan thông tin, làm việc cùng với quân đội Mỹ hay Miền Nam.
Tuy nhiên, Bắc Việt và Việt Cộng đã có hàng trăm nhiếp ảnh gia riêng của họ, những người ghi chép tất cả các khía cạnh của cuộc chiến trong các điều kiện nguy hiểm nhất
Hầu như tất cả đều là tự học, và làm việc cho các cơ quan thông tin Việt Nam, Mặt trận Giải phóng Quốc gia, quân đội Bắc Việt hay nhiều báo chí khác. Nhiều người gửi phim của họ nặc danh hoặc dưới danh nghĩa chiến tranh, xem mình như là một phần khiêm tốn của một cuộc đấu tranh lớn hơn.
“Chúng tôi phải rất cẩn thận bởi vì số lượng phim rất hạn chế được phân phối cho chúng tôi theo giấy mà chúng tôi có. Đối với chúng tôi, một tấm ảnh cũng như một viên đạn.”
NGUYEN DINH UU

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-16.jpg
1972
Người lính Bắc Việt tiến lên trên đất trống gần Quốc lộ chiến lược số 9 Nam Lào trong Chiến dịch Lam Sơn 719, miền Nam thất bại trong việc ngăn chận các đường mòn Hồ Chí Minh
Hình ảnh của: Nguyễn Đình Ưu/Another Vietnam/National Geographic Books

1972
Quân du kích canh gác một tiền đồn ở biên giới Việt Nam-Campuchia được bảo vệ bằng cọc tre có độc Punji. Mài nhọn sau đó trui với lửa cho chắc, cọc punji thường được giấu nơi quân địch có thể bước vào. Cái bẫy như vậy nghĩa là chỉ gây thương tích, chứ không giết chết, vì thương binh làm chậm lại bước tiến của đơn vị họ, và cứu thương sẽ lộ vị trí của họ.
Hình ảnh của: Le Minh Truong/Another Vietnam/National Geographic Books

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-14.jpg
1973
Một du kích Việt Cộng đứng canh ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiếp ảnh gia nói, bạn có thể tìm thấy những phụ nữ như vậy ở khắp mọi nơi trong chiến tranh. Cô chỉ mới 24 tuổi nhưng đã bị góa hai lần. Cả hai người chồng của cô cũng là những người lính. Tôi thấy cô ấy là hiện thân của người phụ nữ du kích lý tưởng, người đã hy sinh nhiều cho đất nước của mình
Hình ảnh của: Lê Minh Trương/Another Vietnam/National Geographic Books

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-11.jpg
1973
Công nhân xây dựng đang thảo luận để sửa chữa cầu Hàm Rồng bị đánh bom, ở giữa miền Bắc Việt Nam. Con đường duy nhất qua sông Mã dành cho xe tải hạng nặng và máy móc, cây cầu đã được bảo vệ rất kỹ, và một số máy bay của Mỹ bị bắn rơi gần đó. Một đội ngũ tìm kiếm người Mỹ mất tích tìm thấy xác các phi công vẫn còn đó.
Hình ảnh của: Unknown/Another Vietnam/National Geographic Books

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-3.jpg
1974
Những phụ nữ kéo lưới đánh cá trên nhánh thượng nguồn sông Cửu Long, tiếp quản một công việc nặng nề mà nam giới thường phải làm.
Hình ảnh của: Lê Minh Trương/Another Vietnam/National Geographic Books

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-7.jpg
30 tháng 4, 1975
Rác của những đôi giày trận trên đường ở ngoại ô Sài Gòn, do những người lính QLVNCH bỏ rơi khi cởi bỏ đồng phục của họ để che giấu lý lịch của họ. Người nhiếp ảnh gia nói "Tôi sẽ không bao giờ quên những đôi giày và những âm thanh ồn ào, đập đồm độp, thìn thịt khi chúng tôi lái xe đi ngang. Hàng chục năm chiến tranh đã qua, và cuối cùng chúng tôi đã có hòa bình.
Hình ảnh của: Dương Thanh Phong/Another Vietnam/National Geographic Books
“Những người sống sót được gọi là chứng nhân của lịch sử. Tôi không biết có phải chúng tôi là nhân chứng, nhưng hình ảnh của chúng tôi chắc chắn là nhân chứng. Chúng đã được trả giá bằng máu.”
DOAN CONG TINH

http://1.mshcdn.com/wp-content/uploads/2016/02/anothervietnam2-8.jpg
Tháng 5, 1975
Những cụ già từ hai miền Bắc và Nam ôm nhau, vì đã còn sống để thấy Việt Nam thống nhất và chưa bị các cường quốc nước ngoài xâm chiếm.
Hình ảnh của: Võ Anh Khanh/Another Vietnam/National Geographic Books

Phản hồi của bạn đọc:
From: KelvinT
To: sachhiem
Sent: Sunday, February 7, 2016 5:43 PM
Subject: Thư độc giả,
Kính thưa Ban Biên Tập sách Hiếm,
Nhân đọc bài Hình Ảnh Chưa Từng Thấy Về Chiến Tranh - Từ Phía Thắng Cuộc của Alex Q. Arbuckle, tôi xin gửi đến ban Biên tập hai tấm hình của Bên Thua cuộc, tiểu biểu cho bản chất của hai chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng hoà tại miền Nam.
Hình I (chụp khoảng 1957): Đệ Nhất Cộng hòa được Mỹ ủy nhiệm chống Cộng để mở mang nước Chúa, nên khi Mỹ đến miền Nam, không những đem công ty hàng không Pan American Airways, mà còn đem nhà thờ Chúa đến nữa. Hai bảng quảng cáo được xây gần trước mặt sân bay Tân Sơn Nhất, trên đường về trung tâm Sài Gòn. Một bảng đề "Welcome To Sunny Saigon" (Chào mừng quý bạn đến với Sài Gòn nắng ấm), và sát cạnh đó, một bảng đề "Welcome to Saigon - Church of Christ" (Chào mừng quý vị đến với Sài Gòn, Giáo hội của Giêsu). Lẽ dĩ nhiên là rất hợp với ý đồ của "vị phán quan thời Trung cổ" Ngô Đình Diệm.
sân bay Tân Sơn Nhất
Ảnh của Giaoduc.net.vn
Hình II: Đệ Nhị Cộng hòa là chế độ của đảng Kaki, "không viện trợ thì không chống Cộng nữa" như lời tuyên bố của ông Chủ tịch đảng Dân Chủ Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu vào những ngày cuối cùng của tháng Tư năm 1975. Suốt cuộc chiến làm tay sai cho quân xâm lược hành hạ đồng bào, họ vẫn rêu rao là vì Tự do và hạnh phúc của nhân dân miền Nam, nhưng đồng thời vẫn không ngừng nhận tiền của Mỹ (hơn 800 tĩ đô la), cầm súng của Mỹ, để thực hành một chế độ quân phiệt độc tài nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại.
ARVN đá tình nghi VC, cạnh đó, một người đã chết, tháng 10, 1965
Một quân nhân VNCH (ARVN) đá tình nghi VC, cạnh đó, một người đã chết - tháng 10, 1965. Ảnh của demons.swallowthesky.org
Kevin Trần
California

NGÔ DUY QUYỀN - CHỒNG CỦA "THÁNH NỮ" LÊ THỊ CÔNG NHÂN ĐANG RUN SỢ TRƯỚC ĐIỀU GÌ?


Ngô Duy Quyền được bè lũ ví có số đào hoa không khác gì Lê Công Định (Nguồn: FBNV)
Nhà “hoạt động” chóp bu, không có tên nhưng có tuổi trong phong trào “zân chủ” – Ngô Duy Quyền mấy tuần qua đang “sốt vó” lo vì liên tục được cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội gửi giấy triệu tập. Nội dung Giấy triệu tập Ngô Duy Quyền liên quan đến việc “Thư ngỏ của các tổ chức xã hội dân sự gửi Bộ trưởng Bộ Công an”. Đến thời điểm này, cơ quan An ninh điều tra CATP Hà Nội đã gửi triệu tập 03 lần nhưng Ngô Duy Quyền vẫn chưa tới cơ quan công an để làm việc theo nội dung giấy triệu tập.
Ngay khi có Giấy triệu tập lần 01, Ngô Duy Quyền lập tức đăng tải ngay trên mạng xã hội facebook để “trưng cầu dân ý”, cầu viện sự tư vấn trực tuyến giúp đỡ từ các nhà “hoạt động” khác. Ông cha ta ngày xưa đã có câu “có tật giật mình”, không chỉ lần 01 mà tiếp tục các lần Giấy triệu tập lần 02 và 03, Ngô Duy Quyền vẫn hoảng hốt, lo sợ đăng tải lên facebook với lớn van xin khẩn thiết bè lũ của mình hay “tư vấn”: “Xin quý cha và các ông bà cô bác cho lời khuyên rằng bố cháu có nên đi làm việc theo yêu cầu trong giấy triệu tập hay không và lý do nên/không nên”.
Nếu như Huỳnh Công Thuận đứng đầu nhóm khuyên Ngô Duy Quyền hãy làm theo Giấy triệu tập của cơ quan An ninh CATP Hà Nội vì đó là quyền, trách nhiệm của một công dân thì Nguyễn Tường Thụy lại đứng đầu nhóm khuyên Ngô Duy Quyền chơi bài “cù chuầy”. Theo nhóm Huỳnh Công Thuận thì việc cơ quan An ninh CATP Hà Nội gửi Giấy triệu tập cho Ngô Duy Quyền là để làm rõ việc Ngô Duy Quyền có tham gia trực tiếp vào việc viết “thư ngỏ” hay không? Qua đó, việc Ngô Duy Quyền chấp hành, phối hợp với cơ quan An ninh CATP Hà Nội theo trong Giấy triệu tập thì cũng là một hành động mà Quyền đứng ra bảo vệ quyền lợi và cũng là trách nhiệm của một công dân chân chính. 
Đáp lại “lời khuyên chân thành” từ nhóm đàn anh Huỳnh Công Thuận, Ngô Duy Quyền tỏ ra lo lắng, sợ bị vạ lây liền thanh minh: “Câu chuyện ở đây, em chỉ là người gửi mấy tờ giấy mang nội dung Thư ngỏ tới ông TĐQ, thư này không phải do em viết, cũng không đứng đồng ký tên…”. 
Còn theo nhóm của Nguyễn Tường Thụy, y tỏ ra là một kẻ lọc lãnh, tinh ranh vì đã từng có quá nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với Giấy triệu tập, y “hiến kế” cho Ngô Duy Quyền rằng thì mà là… Hãy “cù chuầy”, “đừng chấp hành”, “cứ ngó lơ”…là những ngôn từ mà Nguyễn Tường Thụy rót vào tai Ngô Duy Quyền. Bọn chúng sử dụng những lời lẽ cùn, những ngôn từ của những kẻ “có tật giật mình”, đối với chúng, cứ có Giấy triệu tập gửi về là “công an khủng bố”…Đáp lại lời “tư vấn” nhiệt tình của đàn anh, Ngô Duy Quyền tỏ ra chưa tin tưởng hoàn toàn, có pha chút ngờ vực vì trước đó Nguyễn Tường Thụy mấy lần cũng “cù chuầy” nhưng sau đó vẫn chấp hành theo như nội dung Giấy triệu tập mà không “hề hấn” gì. 
Trước các luồng ý kiến khác nhau của các đàn anh, Ngô Duy Quyền rối rắm, sợ sệt vì "có tật giật mình" nên đã từ biệt Thủ Đô và lui về quê Bắc Giang để "lánh nạn". 
Thông tin về Ngô Duy Quyền dường như ít và có phần kèm cỏi, thua thông tin về người vợ của mình. Không ai khác, Ngô Duy Quyền là chồng của "bầu bí" Lê Thị Công Nhân. Nếu như cô vợ của mình "hot" bằng các tai tiếng như sau khi chửi Nguyễn Tường Thụy là "lão già nát rượu", "thần kinh", "ăn chặn tiền dân oan"...thì thị cũng bị "lão già nát rượu" Nguyễn Tường Thụy rêu rao khắp nơi rằng: Lê Thị Công Nhân là "con mất dạy nhất trong lũ mất dạy, con khốn nạn nhất trong lũ khốn nạn, con chó nhất trong lũ chó...". Chưa hả giận, Nguyễn Tường Thụy còn tố Lê Thị Công Nhân và chồng là Ngô Duy Quyền thao túng quỹ tài chính và khai khống số tiền cho các hoạt động của hội Bầu bí tương thân do Lê Thị Công Nhân đứng đầu. 
Trước khi Lê Thị Công Nhân và Ngô Duy Quyền đến với nhau, trở thành vợ chồng thì trong nội bộ, đại đa số đã rỉ tai nhau về việc kết hợp giữa 02 con người này. Một người thì vì tình, người kia thì vì tiền. Cả hai đến với nhau cũng chỉ vì tình - tiền. Không ai là không biết Lê Thị Công Nhân đang nắm toàn quyền điều hành hội Bầu bí tương thân - một trong những hội "ăn dày" các hoạt động nhất. Có lẽ vậy mà hình ảnh Lê Thị Công Nhân chưa khi nào xuất hiện với thân hình mi nhon mà lúc nào cũng mũm mĩm, mập ú. Chẳng phải "chồng mát tay nuôi" mà là cả chồng (Ngô Duy Quyền) và vợ (Lê Thị Công Nhân) đều có cùng chung quan điểm, suy nghĩ trong việc lập quỹ chi cho các hoạt động, tổ chức ảo, ăn chặn, vơ vét quỹ tài chính của hội để chuyển thành tiền tiêu xài cá nhân, gia đình họ Ngô và họ Lê. 
"Cây ngay không sợ chết đứng", nếu Ngô Duy Quyền - chồng của "thánh nữ" Lê Thị Công Nhân sẽ không sợ chết gáy khi có Giấy triệu tập từ cơ quan An ninh CATP Hà Nội gửi về như vậy. Nếu không "có tật" thì tại sao ở góc độ là một người dân bình thường, Ngô Duy Quyền không bản lĩnh, thoải mái đến trụ sở công an theo như Giấy triệu tập đã đưa? Nếu Ngô Duy Quyền không "có tật" thì tại sao phải nơm nớp lo sợ, phải đăng lên facebook để nhờ bè lũ "quân sư", "tư vấn" để đối phó với Giấy triệu tập? Gan hùm, gan cọp của một anh chàng cùng với cái mồm như loa phát thanh ở các cuộc biểu tình, gây rối trật tự công cộng của Ngô Duy Quyền ở đâu trong những lần nhận được Giấy triệu tập từ phía cơ quan An ninh CATP Hà Nội? Hay đó chỉ là những lúc "lên đồng' vì được đồng bọn xúi giục cho vài đồng tiền lẻ và những lời kích động, để rồi khi cơ quan chức năng gọi lên để phối hợp làm việc thì ngay lập tức "sun vòi" lại, chạy về quê "lánh nạn"?
Phải chăng, Ngô Duy Quyền - chồng của "thánh nữ" Lê Thị Công Nhân đang "có tật giật mình" nên cảnh giác cao độ, xen lẫn với niềm lo lắng, run sợ khi cơ quan chức năng "sờ gáy"? Cứ ngỡ bản lĩnh của người đàn ông Ngô Duy Quyền - chồng của "thánh nữ" Lê Thị Công Nhân phải hoành tráng, phải mạnh mẽ lắm, chứ không ngờ cũng chỉ là gan thỏ đế, nhát như cáy mà thôi! Bình thường thì cũng to mồm oang oang như ai nhưng đến khi đối mặt với pháp luật thì như con ốc sên thu mình lại trong cái nhà vỏ ốc chật hẹp, hôi hám của mình. 
An Chiến

2016/02/07

Ông Nguyễn Quang A có đủ tiêu chuẩn ứng cử Đại biểu Quốc Hội?

Loa Phường


 Kết quả hình ảnh cho quang a
Ông Nguyễn Quang A
Trên Facebook và mạng Internet của giới zận chủ hôm nay nhộn nhịp hơn khi thấy ông Nguyễn Quang A tuyên bố sẽ ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá 14. Ông cho rằng mình và vô khối zận chủ, chấy thức khác đều đủ điều kiện ứng cử, ông gần như làm tấm gương phát động khi tuyên bố mình sẽ ứng cử, tuyên bố sẽ thu thập được 5000 chữ ký ủng hộ và kêu gọi giới zận chủ ủng hộ ý tưởng này. 

Thực ra việc ứng cử ĐBQH của các anh “zân chủ” không phải mới mẻ gì, có chăng là với ông Quang A thôi, chứ hầu hết những ông bà có chút học hành, bằng cấp đều đã ứng cử và nuôi mộng trở thành chính khách, như Lê Quốc Quân, thành viên Việt Tân ra vào nhà tù nhiều lần, Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Thanh Giang… luôn tự nhận là lão thành dân chủ, Nguyễn Phương Anh từng được ông Nguyễn Thanh Giang dắt díu cho Việt Tân, sau này rời bỏ phong trào dân chủ làm luôn 3 bài "Mặt thật Việt Tân" 1,2,3.... Tuy nhiên, hầu hết đều bị loại từ "vòng gửi xe", tức bị chính dân cư nơi cư trú của mình bêu ra đủ thứ vi phạm "tiêu chuẩn Đại Biểu Quốc hội" cho đến tư cách công dân, không ít vị đã quay ngoắt 180 độ, chửi dân như chửi chính quyền trên mạng Internet!

Tôi chưa biết dân cư nơi ông Nguyễn Quang A cư trú đánh giá về ông như thế nào, nhưng ít nhất cũng thấy được là ông chưa đáp ứng được  tiêu chuẩn trở thành ĐBQH mà chính ông tự huyễn:

"Điều 3 của Luật Bầu cử quy định người ứng cử đại biểu Quốc hội “phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Luật tổ chức Quốc hội” được quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội (Số: 57/2014/QH13 ngày 20-11-2014) như sau:
“1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.”
Bàn về tiêu chuẩn thứ 1 là ông Quang A đã "đi tong" rồi, bởi ông là người chống Hiến pháp dữ dội nhất, ông chuyên mượn đài báo nước ngoài và của bọn phản động lưu vong đả phá Hiến pháp Việt Nam từ chế độ chính trị, cơ chế kinh tế, đòi dựng lại cả Hiến pháp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi cùng đồng bọn "góp ý" cho bản Hiến pháp sửa đổi năm kia. Việc ông có trung thành với Tổ quốc không còn đáng lo hơn khi ông ra nước ngoài toàn giao du với giới chống cộng cờ vàng, ca tụng họ và vận động kiều bào góp tiền cho họ nuôi dưỡng lực lượng lật đổ thể chế trong nước
Bàn về tiêu chuẩn thứ hai, tôi chưa được trải nghiệm, chỉ biết ông có khá nhiều vợ và bồ, quan trọng nhất là tinh thần đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật thì ông thất bại hoàn toàn với chính phong trào dân chủ hay xã hội dân sự mà ông đang được xem như thủ lĩnh. Đệ tử Lã Việt Dũng của ông có vợ con đề huề mà đưa gái vào nhà nghỉ, bị bố cô gái tẩn cho thì lại hô hào đồng bọn đến giải cứu khỏi "công an côn đồ", và hạnh phúc với khuôn mặt đầy máu me, tự up mình lên mạng để tự sướng cũng với câu chuyện bịa bị công an hành hung vì tham gia đấu tranh nhân quyền…Quả thật đến thế thì hết thuốc chữa chạy cho nhân cách và phẩm giá. Ấy vậy mà anh này lại đang được ông A tôn vinh, và cho rằng xứng đáng trở thành ĐBQH! Có bà Bùi Hằng từng được chính nhóm/phong trào NoU do ông khởi xướng tung lên mây nhưng khi ông nhận ra sự cực đoan và những việc làm tiêu cực làm xấu hình ảnh phong trào dân chủ của bà này, ông lên án, lập tức ăn đủ gạch đá tơi bời từ chính cái phong trào dân chủ cuội mà ông cổ súy, khiến ông rơi vào tình trạng "câm như hến" luôn từ bận đó. Chỉ thêm điều này cũng đã chứng tỏ bản lĩnh và tinh thần đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật mà ông thấy rõ mồn một bị âm điểm rồi.
Bàn về tiêu chuẩn thứ 4 e khoản kinh nghiệm công tác của ông Quang A là kinh nghiệm bôn ba tìm cách vận động kiều bào góp tiền cho ông lật đổ chính quyền, kích động gây loạn trên đường phố để gây dựng lên biểu tượng dân chủ kiểu Bùi Hằng, cổ suý cho thứ tự do vô giới hạn trong lối sống, đạo đức đang làm biến thái chính nhóm NoU của ông thì đúng hơn. Còn uy tín của ông, tôi e rằng, chính trong cái phong trào dân chủ suốt ngày chửi bới, mạ lị ông với cụm từ "trí ngủ", hay "salon" , còn nhân dân nói chung không mấy ai để ý đến ông qua bằng chứng là ông chẳng lôi kéo được mấy ai tử tế tham gia vào các nhóm xã hội dân sự do ông cổ suý cả.
Bàn đến đó là đã đủ để thấy tiêu chuẩn thứ 4 và thứ 5 là "bất khả thi" với ông rồi
Thành thực chia buồn khi "thẳng thắn" với ông như vậy. Đọc tuyên bố và hô hào tranh cử ĐBQH của ông Quang A không thấy cái tâm vì dân vì nước mà ra ứng cử ở đâu, chỉ thấy tâm lý hằn học như muốn "trả thù" ông TBT Nguyễn Phú Trọng vì đã được tái cử, cũng như mọi kế hoạch, con đường giúp ông lật đổ chính thể đều thất bại bèn "buộc" ông phải chọn con đường ứng cử ĐBQH này để biến mình thành "nạn nhân", "dân oan" của chế độ nếu như thất cử -điều mà ông đã thấy rõ từ trước.

NGÔ DUY QUYỀN XỘ KHÁM

Cuteo@


Tin từ nhiều trang mạng cho hay, Ngô Duy Quyền (chồng của Lê Thị Công Nhân) đã xộ khám và điều tra theo theo Điều 258BLHS. 

Đó là cái kết cho những kẻ chống phá nhà nước.

Tin Ngô Duy Quyền bị bắt được loan tải bởi làng zận Việt, bắt đầu từ 2 tay già dê Nguyễn Tường Thụy và Nguyễn Chí Tuyến.


FB của Nguyễn Tường Thụỵ loan báo, rằng công an đã khám nhà, thu giữ 12 máy tính bảng, điện thoại, laptop, và áp tải Ngô Duy Quyền lên đồn công an làm việc, điều tra về đơn thư mang danh các tổ chức xã hội dân sự gửi Bộ trưởng Bộ công an. Nếu đúng là vì lý do này thì nội dung đơn trên thể hiện rõ quy kết, vu khống Bộ trưởng Bộ công an dựa trên luận điệu võ đoán, cố ý bôi nhọ, thoá mạ lực lượng công an.

Việc công an thu giữ 12 máy tính bảng, điện thoại, laptop của Quyền cho thấy anh ta hoàn toàn không phải tay "bán gà" như Nguyễn Chí Tuyến loan tải trên facebook như hình dưới đây:



Được biết, trước khi Quyền bị bắt, cơ quan công an đã 3 lần triệu tập y lên làm việc nhưng Ngô Duy Quyền vẫn không chịu hợp tác và cũng không nêu rõ lý do. 

Có lẽ, việc bắt buộc phải bắt 1 công dân vi phạm pháp luật vào những ngày cận tết, trong cái rét mướt khủng khiếp là việc làm cực chẳng đã sau khi đã thuyết phục, cảnh cáo nhiều lần.

Gieo gió sẽ gặt bão, việc Ngô Duy Quyền xộ khám do có các hoạt động lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân theo Điều 258BLHS làm những người tử tế hân hoan.