2015/10/17

Vì sao đám phản động bu vào lợi dụng vụ án Đỗ Đăng Dư?

Vì sao đám phản động bu vào lợi dụng vụ án Đỗ Đăng Dư?Ngay sau khi có tin Đỗ Đăng Dư nguy kịch trong bệnh viện trong thời gian tạm giam, đám zận chủ đã bu lấy, khai thác những thông tin mâu thuẫn từ báo chí, thân nhân nạn nhân để dựng lên vở kịch “công an giết can phạm” trong tù. Hầu hết “lực lượng dân chủ” gồm đội quân “yêu cây xanh” trong Nhóm “Vì Một Hà Nội Xanh”, No-U, Hội Anh em dân chủ, dân khiếu kiện chuyên nghiệp ở Hà Nội, gia đình mấy tử tù đang kêu oan…đều tụ tập về Bệnh viên Bạch Mai với băng rôn, khẩu hiệu, clip, phỏng vấn thân nhân nạn nhân rất rầm rộ vu cáo “công an giết người”. Cùng với sự hậu thuẫn tuyền thông “quốc tế” như BBC, VOA, RFA và lề trái, facebook cùng tiền hỗ trợ “dân oan”, “zận chủ” được huy động đổ vào kích động thân nhân Đỗ Đăng Dư nhằm làm nóng sự kiện thành cuộc biểu tình nhưng thất bại vì quanh đi quẩn lại vẫn tần đấy gương mặt “quá đỗi thân quen” và thân nhân nạn nhân chỉ có vài người ủng hộ, không kích động quần chúng hay báo chí vào biến thành “điểm nóng”.

Thất bại cuộc này dù cả làng dân chủ đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, tài chính, Từ Anh Tú (thủ lĩnh nhóm Hoàng Sa FC, tay chân Việt tân) than thở:
“Rất nhiều vụ CA giết người, những bất công hiện hữu xảy ra. Chúng ta đã được chứng kiến những ngọn lửa nhưng chưa có 1 đám cháy lớn nào.
Đó là vì chúng ta chưa có 1 lực lượng đáng kể. Giống như muốn có 1 đám cháy lớn thì phải có 1 lượng củi lớn nhất định. Vì vậy, việc cần làm là xây dựng 1 lực lượng đông đảo, để dù bất kỳ tia lửa nào lóe lên, chúng ta đều có thể tạo đó thành 1 đám cháy lớn thiêu trụi chế độ độc tài!”

Từ Anh Tú cần có lực lượng khai thác vụ em Dư
Những chia sẻ của Từ Anh Tú, sự “đồng cảm” của chị cả Việt tân Angelina Trang Huỳnh và những người cùng khai thác vụ Đỗ Đăng Dư. Lan Lê và Thảo Teresa đổ lỗi cho gia đình nạn nhân ở xa và không kiên quyết, Từ Anh Tú, Trương Minh Tam cho rằng “lực lượng mỏng và yếu”, không óc người nào chịu “leo núi”, “lấy củi” mang về thì lấy gì mà “nhóm lửa”…
Thất bại vì không lái được vụ việc theo hướng “công an giết người”, Công an Hà Nội đã nhanh chóng điều tra, thông báo báo chí về nguyên nhân cái chết của Đỗ Đăng Dư là bị bạn cùng buồng giam “cố ý gây thương tích” gây nên và cho biết cũng sẽ xử lý cán bộ trại giam “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” kể trên, mũi dùi được đám zận chủ quay sang chĩa vào nhau. Nguyễn Vũ Bình, Trương Minh Tam đồng ý với kết luận của công an Hà Nội về nguyên nhân cái chết của Đỗ Đăng Dư là phù hợp với diễn biến trong trại tạm giam của Đỗ Đăng Dư vì chính Trương Minh Tam từng trải qua và đã từng bị lĩnh án tù 1 năm về tội cưỡng đoạt tài sản công dân.
Bùi Thanh Hiếu mạt sát luật sư Trần Thu Nam (thành viên Hội Anh em dân chủ) đã được “ chứng kiến việc mổ tử thi không ký vào biên bản không phải là điều hay như người ta vẫn nghĩ. Lẽ ra anh ta phải xin sao ra làm hai bản. Anh ta ký nhận vào một bản và ghi rõ lý do tôi đồng ý với những vết thương bên ngoài như đã thể hiện trong biên bản và tôi phản đối biên bản khám nghiệm vì có những vết thương nội tạng bên trong không được thể hiện”; rồi cả đám rân chủ bu vào chửi bới Trương Minh Tam vì đã “chạy tội” cho công an Hà Nội…Đồng thời, chúng tập trung quay sang rỉa rói đám rận chủ tại bệnh viện Bạch Mai không tập trung làm tốt “nhiệm vụ”, “sứ mệnh” mà bu hết vào đòi “cảm hóa” ông Trần Nhật Quang, cười như được mẹ đi chợ về cho quà khi được chụp ảnh chung với “trùm dư luận viên”. …
Niềm vui của lũ kền kền, DanchuonlineNguyễn Văn Đài thanh minh về bức ảnh chụp với Trùm DLV
Đúng là lần nào cũng vậy, cứ mỗi khi thất bại là sau khi dốc hết lực lượng vào mong đốt thành “đống lửa thiêu rụi chế độ độc tài” thất bại là chúng lại quay sang cắn xé, trì triết, đay nghiến nhau cho thỏa cơn ảo bệnh
Blog GĐTQT

Huỳnh Thục Vy bị tố lừa xã hội, ăn vạ và xin tiền đểu?

Huỳnh Thục Vy bị tố lừa xã hội, ăn vạ và xin tiền đểu?

Huỳnh Thục Vy kêu cứu cho em ruột ở Pháp
– Một người phụ nữ có nick “Vũ Biển Vàng” đã vô tình cho thấy, tình trạng của Huỳnh Khánh Vy không “thảm hại”, “bế tắc”, “cùng quẫn” như cô chị Huỳnh Thục Vy mô tả, đó là khoản nợ sinh con 6000 Euros đó là được nhà nước Pháp miễn trả, hàng tháng lại được trợ cấp 800 Euros, lại còn được phát sữa, quần áo, trông con miễn phí, cho học tiếng Pháp miễn phí hàng tuần. Không liệt kê những ưu đãi này mà chỉ kể những “bất hạnh” của bản thân, chứng tỏ bản chất dối trá lượn lẹo của Huỳnh Thục Vy.
Huỳnh Thục Vy bị tố lừa đảo
– Thực tế, Huỳnh Khánh Vy không phải ở trong trại tỵ nạn như cô Huỳnh Thục Vy nói. Nhờ có người hỏi địa chỉ cụ thể của Huỳnh Khánh Vy để bàn cách trợ giúp pháp lý, gửi tiền hỗ trợ mà cô Huỳnh Thục Vy đã tiết lộ địa chỉ ở của Huỳnh Khánh Vy ở Pháp. Tuy nhiên, facebook ISix Six Six Six google địa chỉ này trên mạng Internet cho thấy “đó là nhà xã hội chứ không phải trại tị nạn”. Quả thực hiếm ai lừa đảo trắng trợn và bản lĩnh như Huỳnh Thuc Vy và gia đình cô này.
– Nguyên nhân cô Huỳnh Thuc Vy bày trò xin đểu lần này, bị một fb tố cáo là do cô này từng nhận trợ giúp của Việt tân để xin tỵ nạn cho em gái mình, nhưng lại có bình luận trên facebook so sánh Việt tân với cộng sản “trong việc nhập nhằng trắng đen lẫn lộn”nên em gái bị tước mọi bảo trợ từ Việt tân, dẫn đến mất nơi dựa dẫm, phải la lối “xin đểu” kiểu này.
– Thủ đoạn “xin đểu” này bị lên án, tại sao Huỳnh Khánh Vy – nạn nhân đang gặp khó khăn cần giúp đỡ lại không lên tiếng mà phải thông qua chị gái khai thác “quan hệ” và “ảnh hưởng” trong cộng đồng “đấu tranh dân chủ” ngoài nước lên tiếng khóc van, cho thấy thủ đoạn “công tư lẫn lộn”, “dùng tư cách và ảnh hưởng của một nhà đấu tranh để cầu xin sự giúp đỡ cho một việc tư” bất chấp hành vi này sẽ ảnh hưởng đến “những người đấu tranh khác”
– Động cơ “xin đểu” xã hội lần này của Huỳnh Thục Vy cũng bị phơi bày qua hành vi kể lể mình đã gửi đơn thư cầu viện Chính phủ Pháp, Đại sứ quán Pháp, các tổ chức cộng đồng người Việt ở Pháp nhưng đều không nhận được sự giúp đỡ, Chính phủ Pháp “chậm” cứu xét cho chồng con Huỳnh Khánh Vy sang tỵ nạn cùng để “giúp vợ và con nhỏ”. Chứng tỏ, qua hành động kể lể hoàn cảnh, nhận lỗi lầm chẳng qua đều nhằm xin cộng đồng người Việt hải ngoại áp lực tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao Pháp nhanh chóng tiếp nhận gia đình cô Huỳnh Khánh Vy sang đoàn tụ, hút tiền sang Pháp tài trợ giải quyết các khó khăn cuộc sống ở Pháp cho thấy gia đình Huỳnh Thục Vy hoàn toàn chưa hề nhận thấy những “rắc rối” đã gây cho “cộng đồng đấu tranh dân chủ” mà muốn đóng vai ăn vạ của Chí Phèo để hưởng cuộc sống “thiên đường” ở xứ người như mong muốn và đòi hỏi, bất chấp nước Pháp và Châu Âu đang ngập ngụa bế tắc trong giải quyết dân tỵ nạn chiến tranh ở Trung Đông!?!
HUỳnh Ngọc Tuấn giận dỗi
Hành động đã tự nó phơi bày động cơ đấu tranh dân chủ của Huỳnh Thục Vy và gia đình. Cha đẻ Huỳnh Thục Vy từng giận dỗi, tuyên bố từ bỏ sự nghiệp đấu tranh dân chủ chỉ vì Nguyễn Đình Thắng và các ông bầu hải ngoại không coi trọng và đánh bóng cho ông ta tương xứng với những gì ông ta đã hy sinh. Nhưng chẳng bấy lâu lại thấy ông “chiến đấu” như thường. Em trai Huỳnh Thục Vy là HUỳnh Trọng Hiếu giờ là chủ một tổ chức xã hội dân sự chỉ có người trong gia đình là thành viên, nhưng được liệt kê như một “tổ chức đấu tranh độc lập”. Hội Phụ nữ nhân quyền thì cũng được Vy lôi kéo chị em gái trong gia đình làm thành viên, kinh phí gần nửa tỷ Huỳnh Thục Vy “giải trình” vô tội vạ các khoản chi khống, trong khi cô này liên tục diễn trò Hội này kiệt quệ tài chính, cô ta phải bán sách, thâu đĩa hát để kiếm tiền duy trì Hội phụ nữ nhân quyền….
Ai cũng nhìn thấy rằng, gia đình HUỳnh Thục Vy đang “ăn lên làm ra” nhờ đấu tranh dân chủ nên bận bịu tập trung gặt hái các khoản “yểm trợ đấu tranh dân chủ”, nên dí tạm cô em chẳng có năng lực “đấu tranh dân chủ” sang tỵ nạn ở Pháp. Cô này sau khi bảo lãnh cho chồng con qua Mỹ, tiếp đến sẽ bảo lãnh cho bố đẻ đang là “nạn nhân chế độ độc tài”, bố đẻ có thể bảo trợ tiếp cho các con đẻ của mình sang “tỵ nạn” danh chính ngôn thuận. Đúng là gia đình “đấu tranh dân chủ” chuyên nghiệp, hiếm có ở Việt Nam.
Ấy nhưng sự việc sẽ không khiến cho đồng bọn của cô Huỳnh Thục Vy nóng đỏ con mắt nếu như cô này không giả giọng chê bôi những cá nhân bị tù đày, xin đi tỵ nạn thoát án tù ở Mỹ nhằm đánh bóng bản thân, “lên giá” với đám chống cộng hải ngoại, kiểu sụt sùi “”Mình mừng cho các cô chú tù nhân lương tâm được đi từ nhà tù cộng sản sang Mỹ. Nhưng mình thấy được an ủi hơn khi nghe tin anh Trần Huỳnh Duy Thức không chịu đi Mỹ. Nói thật, trong hơn 3 triệu cộng đồng hải ngoại, có vài ngàn người đấu tranh và hỗ trợ đấu tranh đã khá đủ. Còn ở trong nước chỉ có mấy trăm mạng bất đồng chính kiến thôi. Ít quá, đi hết thì lấy ai đấu tranh trực diện. Tui mà nghe nói có ai đi Mỹ là tui tủi thân lắm. Đi hết, lấy ai ở với tui?!”
Gương mặt sáng giá, thủ lĩnh của “phong trào dân chủ” còn như thế này trách chi nó bị cô lập thành làng hẻo lánh, một dúm nhưng suốt ngày đấu tố, chửi bới, xúc xiểm nhau. Tất cả chỉ tại vì họ hiểu nhau tận “chân tơ kẽ tóc”
Blog GĐTQT

Trần Nhật Quang tố VOA bịa đặt, dựng chuyện

Trần Nhật Quang tố VOA bịa đặt, dựng chuyện

Ngày 16/10/2015, VOA đăng bài “‘Trùm’ dư luận viên Việt Nam giáp mặt các nhà bất đồng” phỏng vấn một chiều đám zận chủ là Nguyễn Văn Đài, Thảo Teresa xúc phạm ông Quang là “bị nhồi sọ và cái nhận thức của họ rất là ấu trĩ”,  “hoàn toàn không có cơ hội nào để có thể cảm hóa, hay có thể thuyết phục được họ đứng về những người hoạt động nhân quyền và hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam” kèm theo thôgn tin cho rằng, “VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Trần Nhật Quang, và trước đây, ‘trùm’ dư luận viên này từng không đáp lại đề nghị phỏng vấn.” thể hiện “khách quan”, “công bằng” sau khi tha hồ xúc phạm, tấn công ông Trần Nhật Quang
Xem link http://www.voatiengviet.com/content/trum-du-luan-vien-viet-nam-giap-mat-cac-nha-bat-dong/3005716.html
VOA lại học tập văn hóa của RFA
Hành động này của VOA khiến ông Trần Nhật Quang rất bức xúc. Ông liên tục nhắn tin đến các kênh liên lạc của VOA phản hồi rằng, ông chưa từng được VOA đề nghị phỏng vấn, ông có facebook, VOA hoàn toàn có thể nhắn tin để lấy số điện thoại, ông sẵn sàng trả lời phỏng vấn ngay sau khi bài báo của VOA đăng lên. Thậm chí, ông còn lên tiếng việc mình bị facebook của VOA block, không đăng tài được phản hồi của ông Quang. Tuy nhiên đến sáng nay, phản hồi của ông Quang đã hiện lên facebook của VOA nhưng ông Quang vẫn chưa nhận được trả lời.
VOA chặn ông Trần Nhật QuangTrần Nhật Quang phản đối VOA
Sau hành động tấn công bỉ ổi thô bỉ của RFA khiến dư luận phản ứng quyết liệt, thậm chí cộng động mạng phát động hẳn cuộc vận động đòi đóng cử RFA, nay tiếp tục đến VOA dùng chiêu trò bẩn thỉu không kém để được “quyền” tấn công, bôi nhọ ông Trần Nhật Quang. Cả VOA, RFA đều là cơ quan truyền thoogn được cơ quan BBG quản lý đài truyền thanh của Chính phủ Mỹ, cấp tiền thuế của nhân dân Mỹ nuôi dưỡng lại dùng sức mạnh “quốc tế” của mình để tấn công một ông già người Việt Nam, một công nhân bạc phơ tóc, chỉ dùng tiếng nói của mình phản đối hành động đê tiên của những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ”.
Qua vụ việc này, người dân Việt Nam sẽ thấy rõ bộ mặt thật cái gọi là “tự do báo chí” của VOA, RFA – những cơ quan truyền thông của Mỹ. Có lẽ để bảo vệ cho mình trong trường hợp tương tự, ông Trần Nhật Quang nên gửi thư kêu cứu đến Tổng thống Mỹ Obama nhân danh một nạn nhân truyền thông của nước Mỹ, đề nghị chính quyền, quốc hội Mỹ trả lại công bằng cho ông.
BBT DCOL

PLASMA- SIÊU VŨ KHÍ CỦA NGA LÀM THAY ĐỔI DIỆN MẠO CHIẾN TRANH


Chép về từ GoogleTienlang

Hệ thống chiến tranh điện tử “Vitebsk” của Nga.Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông ở Nga và trên thế giới đưa tin, mặc dù bị các lực lượng khủng bố sử dụng tên lửa phòng không do Mỹ và một số nước Phương Tây cung cấp tấn công, các máy bay chiến đấu của Nga vẫn tiến hành các vụ không kích nhằm vào các mục tiêu của IS và trở về căn cứ bình an vô sự. 

Do đâu các máy bay chiến đấu của Nga có được khả năng báo vệ an toàn đến như vậy? 

Xem video clip

Vũ khí mới nhất của Nga! Hệ thống chiến tranh điện tử thần kỳ! Người Mỹ bị sốc!

Nguồn video clip: http://video-nastroy.ru/?p=2619

Một trong những điều bí ẩn vừa được người Nga tiết lộ để trả lời câu hỏi này là, Nga đang “trình làng” trên chiến trường một loại siêu vũ khí có thể làm thay đổi căn bản diện mạo chiến tranh hiện đại, thậm chí làm khuynh đảo toàn bộ nền công nghiệp quân sự thế giới. Đó là vũ khí plasma. 

Trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vũ khí đối phó tới các đòn tiến công từ trên không, người Nga đã tiến rất xa với thành công trong việc tạo ra một thứ vũ khí siêu đẳng, có thể tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực phòng không. 

Nhìn chung, trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật và công nghệ chế tạo vũ khí phòng không, các nhà khoa học quân sự trên thế giới đang đi theo hai hướng. 

Hướng thứ nhất là áp dụng các thành tựu công nghệ mới để cải tiến vượt bậc các thế hệ vũ khí hiện có nhằm biến các kiểu vũ khí “ngu ngốc” (không có điều khiển) thành các loại vũ khí ngày càng “tinh khôn” hơn, có khả năng tự dẫn và tự tìm và diệt mục tiêu. 

Hướng thứ hai là nghiên cứu chế tạo các vũ khí theo nguyên lý hoàn toàn mới, có thể thay đổi căn bản bộ mặt của chiến tranh. Đi theo hướng thứ hai, các nhà khoa học Nga đã triển khai một chương trình nghiên cứu độc nhất vô nhị trên thế giới mang mật danh “Planeta”, do Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga Avramenco phụ trách, nhằm thay đổi điều kiện môi trường khí quyển. Các chuyên gia quân sự phương Tây gọi chương trình này là đề án “Trust”. 

Theo nhận xét của Viện sĩ Avramenco, giải pháp công nghệ do nhóm nghiên cứu của ông theo đuổi nhằm chế tạo vũ khí phòng thủ với chi phí ít hơn, nhưng lại có hiệu quả gấp nhiều lần so với tất cả các giải pháp vũ khí phòng không hiện có. Đó là vũ khí plasma. 

Viện sĩ Avramenco cho biết, ý tưởng vũ khí plasma của Nga là sử dụng bức xạ lade, hoặc bức xạ siêu cao tần cực mạnh, để tạo ra một vùng khí quyển bị ion hoá và chuyển động với tốc độ cực lớn trên tầng cao của không trung. 

Theo những kiến thức vật lý cơ bản, plasma là một trạng thái thứ 4 của vật chất, cùng với 3 trạng thái khác là chất khí, chất lỏng, chất rắn. Xét về bản chất vật lý, plasma là một môi trường bao gồm các điện tích dương và âm, nhưng xét về mật độ toàn khối, thì đó là môi trường là trung hoà về điện. 

Điều đáng chú ý của plasma là tính chất khí động của nó hoàn toàn khác so với không khí. Giả sử, có một khu vực khí quyển bị plasma hoá, thì bất kỳ một khí tài bay nào, dù đó là máy bay, tên lửa hoặc đầu đạn thông thường khi bay vào khu vực đó sẽ bị lộn nhào và vỡ vụn thành nhiều mảnh ngay tức khắc. 

Ngay cả ở độ cao 50 km, chùm tia lade hoặc bức xạ siêu cao tần đều có thể làm cho khí quyển thay đổi căn bản về tính chất khí động để vô hiệu hoá khả năng bay của tất cả các loại khí tài bay. 

Vũ khí plasma có tính chất ưu việt gì? 
Vũ khí plasma có nhiều tính chất ưu việt hơn hẳn vũ khí thông thường. 

Theo viện sỹ Avramenco, so với khả năng siêu phàm của vũ khí plasma với tư cách là một vũ khí phòng chống máy bay và tên lửa, thì các dàn tên lửa phòng không hiện có trong trang bị của quân đội các nước giống như công cụ thời kỳ đồ đá so với các phương tiện kỹ thuật của thế kỷ XXI. 

Thí dụ so sánh đơn giản nhất sau đây có thể chứng tỏ điều đó. Tốc độ chuyển động của các tên lửa đánh chặn trong hệ thống phòng không quốc gia (NMD) mà Mỹ đang thử nghiệm để phòng thủ tên lửa giỏi lắm cũng chỉ chuyển động được với tốc độ 5 km/ giây, còn tốc độ của vũ khí plasma chuyển động với tốc độ của ánh sáng (300.000 km trong 1 giây), nghĩa là gần 300.000 km/giây! 

Một ưu điểm cơ bản khác nữa của vũ khí plasma là có thể thử nghiệm và kiểm tra nhiều lần mà không gây ô nhiễm sinh thái. Còn vũ khí tên lửa đánh chặn của Mỹ không thể thử nghiệm được như vậy vì rất tốn kém và gây ô nhiễm sinh thái nghiêm trọng.

Trong những năm 1980, tại trường thử Vladimir-30, các nhà khoa học quân sự Liên Xô trước đây đã từng thí nghiệm thành công sử dụng vũ khí plasma bắn rơi đầu đạn. 

Như vậy, lần đầu tiên, các nhà khoa học Nga đã vượt qua một khó khăn cơ bản về mặt kinh tế. Đó là, vũ khí phòng thủ rẻ gấp nhiều lần so với vũ khí tấn công. Thí dụ, chi phí để chế tạo hệ thống tên lửa chống tên lửa A-135 trước đây của Nga cần chi phí nhiều gấp hàng chục lần khoản chi phí để chế tạo vũ khí plasma hiện nay. 

Viện sĩ Avramenco cho biết, chương trình nghiên cứu phát triển mang tên “Planeta” sẽ tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong phòng thủ và sẽ làm khuynh đảo lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. 

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cái gọi là “công cuộc cải tổ”, nên loại vũ khí này đã không được tiếp tục nghiên cứu phát triển. 

Năm 2000, sau khi trở thành Tổng thống Nga, V.Putin đã đặc biệt quan tâm phát triển công nghệ quân sự nói riêng và tổ hợp công nghiệp quốc phòng nói chung và ông đã quyết định thực hiện Chương trình hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang Nga đến năm 2020. Từ cương trình này, Nga đã cho ra đời nhiều hệ thống vũ khí mới.

Một trong những ứng dụng của công nghệ plasma là Nga hệ thống vũ khí chiến tranh điện tử lắp trên máy bay trực thăng mang tên “Vitebsk”, có khả năng vô hiệu hóa tên lửa hay pháo phóng không của đối phương bằng cách tạo ra môi trường plasma bao quanh. 

Bất kỳ một tên lửa phòng không hay đạn pháo của đối phương nhằm bắn vào các khí tài bay của Nga đều bay chệch mục tiêu do tác động của hệ thống "Vitebsk". 

Đại tá Lê Thế Mẫu

Tân Bí thư Đà Nẵng: 'Không cho phép lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân'

"Lãng phí là xúc phạm đến lòng tin của dân, tham nhũng là có tội với nhân dân" - tân Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng. 



Chiều 16/10, Đại hội lần thứ 21 Đảng bộ thành phố Đà Nẵng bế mạc sớm hơn dự kiến nửa ngày. Ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, người vừa được bầu giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, thay ông Trần Thọ không đủ tuổi tái cử theo quy định, đã có bài phát biểu dài 13 phút truyền tải nhiều thông điệp.

Ông Nguyễn Xuân Anh cảm ơn sự tin tưởng mà Đại hội và Ban chấp hành Đảng bộ thành phố dành cho mình. "Sự tín nhiệm của các đồng chí, sự tin yêu của nhân dân thành phố với tôi chính là sự tin tưởng giao phó trọng trách cho thế hệ trẻ được sinh ra và trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất. Đó là mệnh lệnh không điều kiện, đòi hỏi bản thân tôi phải đem hết trí tuệ và tâm sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân", ông nói.

Tân Bí thư Đà Nẵng thẳng thắn nhìn nhận việc quản lý thành phố còn nhiều khuyết điểm, nhưng "chúng ta phải biết sửa sai vì một bộ phận nhân dân vẫn còn nghèo khó". Theo ông, các nguồn lực dành cho đầu tư phát triển, nhất là tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, đất đai... ở Đà Nẵng hầu như đã được khai thác tối đa. Nguồn lực quý giá nhất của thành phố hiện nay là con người. Do đó thành phố phải biết trân quý, bồi dưỡng và có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực để phát triển thành phố.
Tân bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: Văn Đông

Ông Xuân Anh cho rằng "lãng phí là xúc phạm đến lòng tin của dân, tham nhũng là có tội với nhân dân" và mong muốn "làm sao để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng trở thành trào lưu mới của thành phố".

Tân Bí thư 39 tuổi của Đà Nẵng khẳng định sẽ kiên quyết chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực, không khoan nhượng với nạn "chạy chức, chạy quyền", kiên quyết chống "thị trường ngầm và thương mại hàng hóa công tác tổ chức cán bộ". "Trong nhiệm kỳ mới này phải tập trung xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc, sẵn sàng gánh vác trọng trách xây dựng thành phố", ông nói.

Ông Xuân Anh cho rằng mỗi cấp ủy viên đều có chức vụ cụ thể, có quyền lực nhất định song không cho phép lợi dụng chức quyền để vun vén cá nhân. "Chức vụ là do Đảng phân công, người lãnh đạo phải nghĩ đây không phải quyền lực mà mình được hưởng thụ cho cá nhân hoặc cho gia đình mà tùy tiện muốn làm gì thì làm", ông nhấn mạnh.

Trong bài phát biểu của mình, ông Xuân Anh ghi nhận công lao của cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, "người có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển của thành phố". Ông cảm ơn người tiền nhiệm - ông Trần Thọ, đã có nhiều công sức, tâm huyết đóng góp cho Đà Nẵng.

Ông Xuân Anh quê xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), là tiến sĩ Quản trị Kinh doanh. Trước khi giữ chức Bí thư Thành ủy, ông từng đảm nhiệm vị trí lãnh đạo ở Đà Nẵng như Phó Bí thư Thành ủy, Phó chủ tịch UBND thành phố, Bí thư quận ủy Liên Chiểu... Ở tuổi 39, ông được coi là Bí thư Thành ủy trẻ tuổi nhất nước.

Nguyễn Đông (Vnexpress).

Nguyễn Lân Thắng đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm


Chiềng Chạ

Chân dung Nguyễn Lân Thắng (Nguồn: Internet)

Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Nguyễn Lân Thắng là "đứa con lạc loài" trong dòng họ danh giá Nguyễn Lân. Tất cả đều có cái cớ, có nguồn gốc, nguyên nhân của nó. Và status (trạng thái) mới đây nhất của Nguyễn Lân Thắng đã tiếp tục tự minh chứng cho cụm từ "đứa con lạc loài" của dòng họ danh giá Nguyễn Lân và là kẻ núp bóng "đấu tranh" nhưng để kiểm các khoản lợi nhuận nhờ "năng khiếu" chém gió của mình. 

Theo số liệu chứng minh từ khoa học, con người thường có 15 phút đầu óc không được bình thường. Phải chăng, Nguyễn Lân Thắng viết status dưới đây trong trạng thái không được bình thường như vậy? Y viết:
"Tôi chả hiểu sao mấy hôm nay các ông nhà thơ, nhà văn cứ thích cãi nhau chuyện trộm cướp thơ văn... Thế các ông viết thơ văn để than thở chuyện đất nước này bị cướp cho thiên hạ thức tỉnh, hay là thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này..."
"Các ông nhà thơ, nhà văn" mà Nguyễn Lân Thắng nhắc đến là việc ông Nguyễn Xuân Phúc cuối tháng 9/2015 vừa qua lên tiếng nhận bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là của ông Phúc trên mạng xã hội facebook. Việc này đồng nghĩa với việc nếu thật sự như lời ông Phúc nhận thì nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai không phải là tác giả của bài thơ ấy như từ khi bài thơ được công bố năm 2011 đến nay với tên tác giả là bà Quế Mai. 

Trong bài viết của Ngô Xuân Phúc trên facebook dưới dạng "Thư ngỏ" gửi cho tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Phúc xác nhận mình đã làm bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" vào năm 2008. Lúc ấy, Ngô Xuân Phúc đang ở trong quân đội, đơn vị đóng ở Hà Tây (Hà Nội). Theo Ngô Xuân Phúc, bài thơ được anh chia sẻ trên blog cá nhân, trên trang mạng My Space và một số trang khác… Năm 2009, Ngô Xuân Phúc chuyển công tác về Nghệ An rồi phục viên. Năm 2013, tình cờ Ngô Xuân Phúc nghe được ca khúc phổ thơ "Tổ quốc gọi tên mình" trong một chương trình ca nhạc và bắt đầu tìm kiếm thông tin. Và sau đó, mãi đến cuối năm 2014, Ngô Xuân Phúc mới đọc được loạt bài giới thiệu tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. 

Còn về phía bà Nguyễn Phan Quế Mai, bà cho rằng, việc ông Ngô Xuân Phúc tự nhận mình là tác giả bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" là xúc phạm danh dự, nhân phậm của bà. Bà cũng nói sẽ khởi kiện ông Ngô Xuân Phúc trước ngày 10/10/2015 nếu ông Phúc không gửi lời xin lỗi và cải chính. Tuy nhiên, đã qua thời hạn nhưng ông Ngô Xuân Phúc mặc dù không đưa ra được thêm chứng cứ nào minh chứng nhưng cũng không thấy ông xin lỗi bà Nguyễn Phan Quế Mai. 

Đối với các nhà thơ, nhà văn thì mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm của mình được xem như là "con đẻ", được "thai nghén" cho đến khi hoàn thành là mồ hôi, công sức. Vì vậy, việc lên tiếng cho tác quyền của "con đẻ" của mình cũng là việc hiển nhiên, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của họ. Nhưng đối với mồm miệng của "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng "chả hiểu sao" và gọi đó là "thích cãi nhau"? "Cái bút" đối với nhà thơ, nhà văn là phương tiện,  nó quan trọng và trở thành một phần không thể thiếu để hoàn thành tác phẩm của mình trước khi đến với công chúng. Nó không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng cố tình lèo lái câu chuyện sang hướng khác nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào việc định hướng, góp nhụy cho đời sống thêm tươi đẹp hơn.

Không thể phủ nhận vai trò của các nhà văn, nhà thơ, dù ở trong thời đại nào. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng có câu thơ nói về vai trò quan trọng của các "chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng" như: "Chở bao nhiêu đạo, thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà". Nhà văn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội qua câu thơ, qua các tác phẩm văn học. Dùng "cái bút" để "đâm mấy thằng gian", các nhà thơ, nhà văn góp phần làm trong sạch xã hội, đưa các nhân vật phản diện, các nhân vật điển hình cho một xã hội điển hình vào tác phẩm của mình để công chúng cảm nhận hiện thực như thế nào. 

Khi nói "thơ văn của các ông để khẳng định với thiên hạ cái bút của các ông to nhất trên đời này" của Nguyễn Lân Thắng là câu nói xúc phạm đến lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn khi cầm bút. Không phải ai cũng làm được thơ, ai cũng viết được truyện ngắn, tiểu thuyết mà các nhà thơ, nhà văn sinh ra như để dành cho các bài thơ, các tập truyện ngắn hay tiểu thuyết. Năng khiếu viết có sẵn, phải đi cùng với trái tim biết đập cùng nhịp đập của hơi thở cuộc sống, cái đầu lúc tỉnh táo, lúc phiêu du với con chữ, những vần từ bay bổng...thì mới tạo nên chất xúc tác cho các "con đẻ" là bài thơ, là truyện ngắn, là tiểu thuyết của các nhà thơ, nhà văn. "Cái bút" mà Nguyễn Lân Thắng nói, quả thực đúng là "to nhất" đối với những nhà thơ, nhà văn chân chính. Vì qua "cái bút" đấy, họ mới truyền tải được những gì họ muốn phản ánh, muốn nói lên tâm tư, nguyện vọng của bao người về cuộc sống đời thường, về những trăn trở của xã hội..."Cái bút" gắn liền với họ, là thứ quan trọng nhất của họ. 

Nhưng "cái bút" của họ không phải là "to nhất trên đời này" như Nguyễn Lân Thắng ám chỉ. Luận điệu của Nguyễn Lân Thắng muốn ám chỉ những nhà thơ, nhà văn đã từng dùng "cái bút" để lên án những thói hư, tật xấu, những mặt trái, bản chất ở đằng sau gương mặt giả danh trí thức những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Công Định... Vì thế, sẵn máu thâm thù, hằn học và vừa lợi dụng vụ tranh chấp bản quyền bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" giữa Ngô Xuân Phúc và đương tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, Nguyễn Lân Thắng phiếm chỉ và xúc phạm tới lòng tự trọng của các nhà thơ, nhà văn. Với lời lẽ điêu ngoa sẵn có, giọng điệu lấp liếm, chơi trò đánh lận con đen, Nguyễn Lân Thắng đang cố chứng tỏ cho đồng bọn biết đến mình như một kẻ "nhạc gì cũng nhảy" nhưng thực chất là trò "thùng rỗng kêu to" của "đứa con lạc loài" dòng họ Nguyễn Lân mà thôi. 

Chuyện tranh cãi việc bản quyền về "con đẻ" của mình là lẽ đương nhiên, vì đó là sản phẩm của bao mồ hôi, công sức của tác giả thì công chúng mới được đón nhận một sản phẩm chất lượng như vậy. Việc tìm ra tác giả thật sự của một bài thơ, đặc biệt là bài thơ nổi tiếng như "Tổ quốc gọi tên mình" cũng là việc tôn trọng, tri ân và tôn vinh tới họ - những người có công việc "cầm bút" thầm lặng. Chỉ có những kẻ như Nguyễn Lân Thắng chuyên xuyên tạc, bịa đặt các thông tin quen tay, quen mắt nên mới cho rằng, việc "cãi nhau chuyện trộm cắp thơ văn" thành ra "chả hiểu sao". Có lẽ rằng, đối với "đứa con lạc loài" Nguyễn Lân Thắng, việc "trộm cắp thơ văn" thì không nên "cãi nhau" mà cứ vô tư dùng vì không mấy quan trọng. 

Đừng để văn hóa Công giáo cô lập trong lòng dân tộc

Mõ Làng


Công giáo truyền bá, phát triển vào nước ta đã bốn thế kỷ rưỡi. Thời gian ấy so với Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo là muộn, nhưng so với Tin Lành thì sớm hơn rất nhiều. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo Công giáo trải quá trình đã thu được những kết quả trên nhiều lĩnh vực.

Những thành tựu mà Công giáo và những linh mục có tâm huyết đạt được trên lĩnh vực kiến trúc, sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, Nôm đạo, văn học Công giáo… đã làm cho tầm vóc văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam song hành cùng dân tộc. Tuy nhiên, những gì diễn ra ở một vài giáo xứ ở Hà Nội, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh cho thấy những quan niệm cổ hủ về văn hóa Công giáo vẫn còn đó và nó đã góp phần "cô lập" Công giáo với dân tộc. 

Thích ứng và hội nhập với một nền văn hóa mà ở đó tôn giáo truyền bá và phát triển là đặc tính chung của hoạt động truyền giáo. Vì các tôn giáo buổi đầu phát sinh chỉ thuộc về một cộng đồng, một quốc gia và chịu ảnh hưởng của văn hóa hoặc mang dấu ấn của văn hóa một cộng đồng, một quốc gia sản sinh ra nó. Một tôn giáo muốn trở thành tôn giáo lớn tất phải nghĩ đến việc truyền bá, phát triển tôn giáo của mình ra các cộng đồng người, các dân tộc xung quanh. Việc chứng đạo có thể bằng hòa bình, có thể bằng chiến tranh đổ máu, song khi xác lập tôn giáo ở những cộng đồng, những quốc gia mới, các tôn giáo thường bị chi phối bởi các nền văn hóa đó.

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều tán đồng quan điểm không có một Phật giáo chung chung, mà chỉ có Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam… Như vậy, một điều hiển nhiên là Phật giáo đã chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa của các dân tộc đó. 

Ở Việt Nam, không chỉ có Phật giáo mà các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời các tôn giáo đó đóng góp vào văn hóa Việt Nam tạo ra những nhân tố mới làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo các tôn giáo trên diễn ra theo con đường hòa bình.

Có thể nói so với các tôn giáo trên, Công giáo thời kỳ truyền vào Việt Nam là Công giáo của văn hóa Tây Âu hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam, với văn hóa Đông Nam Á. Lẽ ra hoạt động truyền giáo của Công giáo phải tìm ra một“kênh” văn hóa thích hợp để rao giảng "tin mừng". Ngược lại, các thừa sai - những người thực hiện sứ mệnh truyền giáo đã gạt ra ngoài tất cả những gì không thuộc Kitô giáo, cũng có nghĩa là gạt nền văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời trong quá trình truyền giáo. Để rồi kết quả là cộng đoàn giáo dân của họ sống bên lề xã hội, và bên lề nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hệ quả là công cuộc truyền giáo, phát triển đạo diễn ra bất bình thường, hàng ngàn tín đồ phải chứng đạo bằng máu.

Trước Công đồng Vatican II (1962 -1965) đã có biết bao cuộc tranh luận khi âm thầm, khi gay gắt quyết liệt với những chỉ thị, huấn thị, tông huấn, sắc chỉ...cấm đoán hòa nhập văn hóa dân tộc, mà hình phạt đưa ra là vạ tuyệt thông cho những giáo sĩ, giáo dân nào vi phạm. Chẳng hạn như trên lĩnh vực thờ cúng tổ tiên, như tham gia các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc đó. 

Ở Việt Nam, Phật giáo và các tôn giáo như Nho giáo, Đạo giáo khi truyền bá vào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam. Đồng thời các tôn giáo đó đóng góp vào văn hóa Việt Nam tạo ra những nhân tố mới làm đa dạng văn hóa Việt Nam. Công cuộc truyền giáo, phát triển đạo các tôn giáo trên diễn ra theo con đường hòa bình.

Đến lượt Công giáo truyền vào Việt Nam thì sao? Có thể nói so với các tôn giáo trên, Công giáo thời kỳ truyền vào Việt Nam là Công giáo của văn hóa Tây Âu hoàn toàn xa lạ với văn hóa Việt Nam, với văn hóa Đông Nam Á. Lẽ ra hoạt động truyền giáo của Công giáo phải tìm ra một "kênh" văn hóa thích hợp để rao giảng tin mừng. Ngược lại, các thừa sai - những người thực hiện sứ mệnh truyền giáo đã gạt ra ngoài tất cả những gì không thuộc Kitô giáo, cũng có nghĩa là gạt nền văn hóa Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời trong quá trình truyền giáo. Để rồi kết quả là cộng đoàn giáo dân của họ sống bên lề xã hội, và bên lề nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Hệ quả là công cuộc truyền giáo, phát triển đạo diễn ra rất không bình thường, hàng ngàn tín đồ phải chứng đạo bằng máu, đặc biệt là thời Nguyễn.

Từ sau Công đồng Vatican II, vấn đề hội nhập mới dần dần được Công giáo khai mở. Cho đến tận cuối những năm 70, các nhà nghiên cứu Kitô giáo Việt Nam mới chỉ ra khái niệm “Việt hóa đạo" trên một số lĩnh vực: Dịch kinh thánh, cải tiến thánh lễ, cải tiến áo dòng, cải tiến các lớp giáo lý…

Các nhà thần học Kitô giáo cho rằng, cụm từ "hội nhập Tin Mừng Kitô giáo vào các nền văn hóa bản xứ" lần đàu tiên được Giáo hoàng Gioan Phao Lô II nhắc đến trong Thông điệp Slavorum Apostoli ban hành năm 1985 để kỷ niệm 11 thế kỷ hoạt động truyền giáo của hai thánh Cyrille và Meethode.

Một phong trào bàn về hội nhập được dấy lên mạnh hơn. Song một số nhà thần học xem ra vẫn chưa ưng dùng thuật ngữ "hội nhập".

Lịch sử cho thấy, hội nhập nghi lễ và lối sống Công giáo với các nền văn hóa các dân tộc mà nó truyền bá diễn ra ngay từ thời kỳ đầu phát triển đạo. Khi truyền giáo ra các nền văn hóa thuộc đế chế Rôma, Kitô giáo thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn hóa đó như: sử dụng triết học Hy Lạp, thích ứng với những nghi lễ, trang phục của nền văn hóa này. Đồng thời Kitô giáo còn bị chi phối bởi văn hóa La Mã, một nền văn hóa đa dạng kế thừa nền văn hóa Hy Lạp.

Khi truyền giáo sang các nước châu Á với một nền văn hóa gần như khác biệt với văn hóa châu Ẩu, nhưng Công giáo đã không đặt ra vấn đề hội nhập. Hoạt động hội nhập chỉ được thực hiện bởi các thừa sai có đầu óc canh tân. Đó là Robert de Nobili (1577 -1656) dòng Tên ở Ấn Độ, Matteo Ricci (1562 - 1610) dòng Tên Trung Quốc, Alexandre de Rhodes (1593 - 1660) dòng Tên ở Việt Nam. Những thừa sai trên có những đóng góp nhất định vào công cuộc truyền giáo và hội nhập vào nền văn hóa của mỗi nước, đáng tiếc về mặt quan phương, những đóng góp của họ đã không được giáo hội chấp nhận.

Chỉ một vấn đề "thờ cúng tổ tiên", một trong những vấn đề quan trọng của hội nhập châu Á đã làm cho 11 đời giáo hoàng quan tâm và kéo dài hàng trăm năm, từ thế kỷ XVII đến năm 1939 mới hé mở.

Đối với giáo hội Công giáo Việt Nam, hoạt động trên lĩnh vực hội nhập nghi lễ và lối sống Công giáo trong nền văn hóa Việt Nam bước đầu cũng đã thu được những kết quả khiêm tốn nhưng đáng trân trọng.

Trước hết, trên lĩnh vực đọc sách, đọc kinh và hát kinh. Công giáo trước Công đồng Vatican II, linh mục đọc Phúc âm bằng tiếng Latinh, người giúp lễ thưa kinh bằng tiếng Latinh, nên giáo dân khó hiểu, rất khó “thông công". Có thể nói đó là một "thánh lễ ngoại". Trong quá trình thực hành “thánh lễ ngoại" khó hiểu với những qui định chặt chẽ ấy, tín đồ Công giáo Việt Nam vài nơi đã dần dần chuyển đổi, đọc bằng biểu cảm, đọc theo cung, theo giọng thể hiện tấm lòng, nỗi niềm buồn vui của mình đối với đấng tôn thờ. Cách đọc ấy còn được trống, phách, bát âm đưa rước phá đi cái niêm luật "ngoại" quy củ vốn có.

Những bài hát thánh kinh mượn nhạc Rôma đưa lời Việt vào, đã thay thế bằng lời Việt dựa trên những giai điệu, làn điệu dân ca Việt Nam để mọi người dễ thuộc, có thể cùng hát.

Trong thực hành nghi lễ Công giáo, một số xứ họ đạo đã tổ chức múa hát dâng hoa, tế hoa, tế giao thừa. Đó là sự tiếp biến nghi thức múa hát chầu Phật; chầu Thánh, là hình thức tế giao thừa nơi đình trung của người Việt. Vãn hoa được đặt lời thường là theo thể thơ lục bát, dựa trên những làn điệu dân ca như hát chèo, hát xoan, hát ả đào, trống quân, ví dặm, phường vải, nam ai, nam bằng, lý con sáo, lý cây bông... Động tác múa hoa cũng được biên đạo từ vũ điệu dân gian, tạo nên tính cộng đồng cố kết tâm linh theo nghi thức truyền thống người Việt. Thánh lễ đã đánh động tâm linh từng con người, bản sắc văn hoá dân tộc vọng đội trong họ để họ cảm nhận mình là người Việt, sống đạo Chúa.

Trong năm phụng vụ Công giáo, Tuần Thánh, nhiều nơi khi diễn sự tích Chúa Giêsu lập bí tích Thánh thể, Chúa Giêsu chịu nạn, được an táng và sau đó sống lại (phục sinh) đã được làm sống động thêm qua những lối diễn tả bằng ca, vè, vãn, kịch, tuồng... 

Thích ứng, hội nhập với văn hóa dân tộc, tạo ra những hình thức diễn xướng mới trong tuần Thánh, chính hình thức diễn xướng mới này đến lượt nó đóng góp vào văn hóa dân tộc Việt Nam.

Sống khu biệt trong các xứ, họ đạo - làng Công giáo với một tôn giáo khác biệt tạo cho cộng đồng giáo dân trở nên xa lạ với các cộng đồng khác xung quanh. Song, người Công giáo Việt Nam về mặt phi quan phương đã không chịu khoanh tay biến mình thành vật lạ. Ngày lễ thánh quan thày xứ, họ đạo tổ chức và mang nội dung của hội làng truyền thống. Ở đó có cờ hội (cờ ngũ sắc), kiệu vàng, nhạc nam, nghi trượng nam, trang phục nam chiếm ưu thế nổi trội.

Với những yếu tố nam (dân tộc) đậm nét, lễ hội Công giáo góp phần quan trọng giải yếu tố đơn nguyên Công giáo mà các giáo sĩ ngoại quốc ra sức duy trì Lễ hội Công giáo góp phần mở rộng không gian, thời gian thực và ảo cho mỗi tín đồ, mỗi cộng đoàn.

Lễ hội Công giáo, ở một số nơi đã mang được hầu hết các nội dung của một lễ hội truyền thống: Hát, hò, trò, tích. Ở đó có hát thánh ca, có múa võ, trắc, trống, dàn nhạc bát âm tấu những điệu hành vân, lưu thủy, tứ đại cảnh. Trong lễ hội và qua lễ hội với các hình thức diễn xướng đậm đà tính văn hóa dân tộc mà tâm hồn người Việt Nam Công giáo thực sự được giải thoát, siêu thoát, bay bổng, hòa đồng và thực sự được “nâng tâm hồn lên" cùng Thiên Chúa Ba Ngôi. Những hình thức sinh hoạt đậm đà yếu tố dân gian còn tạo nên tần số dễ dung cảm, cố kết cộng đồng, tạo sự giao hòa giữa cá thể cũng như cộng đồng dân Chúa với Thiên Chúa. Cộng đồng ấy qua lễ hội để biểu dương sức mạnh của mình, nhưng đó là một cộng đồng CHẶT và RẮN được đoàn ngũ hóa, được diễn ra theo một trật tự, một khuôn mẫu. Lễ hội là dịp người dân quê từ già đến trẻ quanh năm suốt tháng chỉ biết "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" được dịp thi thố tài năng, được thể hiện tài nghệ của mình trước cộng đồng.

Lễ hội Công giáo trở thành một bộ phận không thể thiếu của lễ hội truyền thống Việt Nam, làm phong phú thêm lễ hội truyền thống Việt Nam, nơi mà nó bắt nguồn, nó được nuôi dưỡng. Nếu như các cuộc đi kiệu của nhà thờ Công giáo châu Âu khi truyền vào Việt Nam được biến thành cuộc đi kiệu trong hội làng đượm sắc thái dân tộc thì một số hình thức đi kiệu như kiệu cầu bằng an và cầu được mùa khi thâm nhập vào Việt Nam đã mang những nội dung mới, trở thành lễ thức nông nghiệp của cư dân tròng lúa nước, mùa màng trông chờ vào thời tiết, hoặc được gắn với nghi lễ cầu ngư của cư dân làng Công giáo ven biển hay được biến thành lễ thánh hóa công ăn việc làm của cư dân thành thị.

Công giáo trước Công đòng Vatican II không chấp nhận thờ cúng tổ tiên. Song dưới các hình thức khác nhau nhiều giáo dân vẫn thực hiện nghi lễ này. Nếu xem thờ cúng tổ tiên bao hàm nghĩa rộng với thờ tổ nước, tổ làng, tổ nghề, thì người Công giáo Việt Nam đã có những hình thức tham dự khác nhau. Nhiều xứ đạo, làng Công giáo ở miền Bắc đã chuyển đổi thánh quan thày họ đạo thành ông tổ họ tộc. Ngày kỷ niệm thánh quan thày họ đạo được xem là ngày giỗ họ tộc của tất cả các cư dân chung sống trong họ đạo dù họ mang những họ tộc khác nhau.

Việc thay thế này là một sự chuyển đổi về nội dung, giúp cho những tín đồ Công giáo được khỏa lấp phần nào sự thiếu hụt tâm linh về tông tộc, nguồn gốc. Ở nhiều làng quê, xứ đạo giáo dân vẫn tham dự các nghi thức tưởng niệm những người có công mở đất, lập làng (miền Trung gọi là khai canh, khai khẩn). Việc làm trên không chỉ để tỏ lòng uống nước nhớ nguồn, mà còn thể hiện sự đa phức trong tâm linh người Việt, dù họ là tín đồ Công giáo - một tôn giáo độc thần.

Niềm tin của tín đồ Công giáo Việt Nam ngoài việc hướng về Thiên Chúa (niềm tin chủ đạo), còn hướng về đức Maria về các vị thánh với những chức năng khác nhau. Đức Maria được quan niệm là Mẩu, Thánh Mẫu để cầu xin sự che chở, ban ơn, sinh sôi, nẩy nở. Thánh An Tôn là ông thánh cứu giúp người nghèo, Thánh Mactin chuyên về bắt trộm cưóp, còn thánh Rôcô thì quan phòng việc chữa bệnh tật, dịch hạch. Người Việt còn cầu xin các vị thánh, những vị thần linh ngoài Kitô giáo để cầu xin.

Lối sống đạo của giáo dân Việt Nam cũng bị chi phối sâu sắc bởi văn hóa Việt Nam. Dù sống trong cộng đồng tách biệt, dù bị bọn xấu lợi dụng sự khác biệt về niềm tin tôn giáo để hòng chia rẽ, nhưng từ lâu người Công giáo duy trì sự đoàn kết với những người khác đạo. Đoàn kết lương - giáo được thể hiện rõ nét trong khoán ước xã La Tinh, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức xưa được ghi: "Hai bên lương, giáo cùng một làng, có thể cùng dòng họ, phải biết sống với nhau có lý, có tình, nên phải thống nhất với nhau cùng một thể lệ, tôn trọng với nhau, những thể lệ riêng tư, không nên tranh chấp làm phiền nhau, mà nên theo lệ trong tờ khoán".

Tinh thần đoàn kết lương, giáo được thể hiện trong nhiều việc làm cụ thể được sử sách ghi lại, như làng giáo góp tiền sửa chữa chùa cho làng lương, ngược lại làng lương góp tiền xây nhà thờ cho làng giáo... Sau Công đồng Vatican II, vấn đề đoàn kết lưong giáo càng được tăng cường đẩy mạnh.

Cùng với quá trình hình thành nghi lễ trong văn hóa Việt Nam, một lối sống Công giáo được hình thành, một mặt, dựa trên nền tảng của kinh thánh, của triết lý Công giáo, giáo luật, giới răn, mặt khác, còn bị chi phối bởi lối sống, phong tục tập quán và tâm linh tôn giáo - văn hóa truyền thống của người Việt. Công giáo coi trọng và luôn chăm lo củng cố gia đình. Gia đình được xem là hội thánh tại gia. Hôn nhân một vợ một chồng nâng lên thành bí tích của Công giáo là một trong những biện pháp thiết thực bảo vệ gia đình Công giáo được yên ổn và bền vững.

Hương ước, tập tục làng Công giáo vẫn được duy trì phong hóa, tập tục tốt đẹp của người Việt. Kẻ ăn trộm, ăn cắp, ngoại tình, đánh đập vợ con, đối xử bạc bẽo với bố mẹ già đều bị phê phán. Những phong tục tốt đẹp của người Việt như kính già, yêu trẻ, tục mừng thọ được làng giáo duy trì phát huy.

Từ sau Thư chung 1980, với đường hướng "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc", trong điều kiện của một đất nước đổi mới toàn diện, những giá trị tốt đẹp mà Công giáo Việt Nam hun đúc trên lĩnh vực hội nhập, trong đó có nghi lễ và lối sống đang ngày càng được phát huy. Bởi vì vấn đề hội nhập mới chỉ là bắt đầu và đó là công việc phải tiến hành liên tục.

Đáng tiếc những giá trị văn hóa đã nói ở trên chưa được "hội nhập rộng rãi" trong từng xứ đạo để song hành với chủ trương xây dựng nông thôn mới, làng văn hóa mới của nhà nước. Đừng để văn hóa Công giáo cô lập trong lòng dân tộc.

2015/10/16

VỀ VỤ CƯỚP ĐẤT GIỮA BAN NGÀY Ở NGHI KIỀU


LâmTrực@

Quả là kinh khủng thật, giữa ban ngày ban mặt mà cả một lũ một lĩ dân gian thảo khấu lên tới 500 người, dám ngang nhiên xông vào một trường học, đập phá hàng rào, chặt phá cây xanh, đập phá tài sản, uy hiếp đến tính mạng và sức khỏe của các thầy cô giáo và các cháu nhỏ để cướp đi 700m vuông đất, để làm một con đường dẫn đến Thánh đường giáo họ Yên Lạc.

Cũng kinh khủng thật, khi chỉ với một cú điện thoại, một dòng tin nhắn chỉ đạo của một kẻ bất nhân đôi lốt chân tu nào đó mà cả hàng trăm con cừu ngu ngốc khoác cái vỏ giáo dân công giáo, cùng hàng trăm trang mạng công giáo phối hợp với những trang mạng chống phá đất nước hùng hổ xông lên cổ súy cho hành vi cướp bóc giữa ban ngày, bất chấp đạo đức tối thiểu và pháp luật hiện hành. 

Ngược lại, trước những thông tin về vụ cướp được thực hiện bởi những kẻ cuồng tín, và bởi sự chỉ đạo của những kẻ giấu mặt núp lùm sau chiếc áo choàng tôn giáo, những vị chủ chăn, chức sắc tôn giáo đều cúi gằm mặt im lặng làm ngơ như một sự "khích lệ" cho tội ác. Chính họ, những kẻ cầm đầu vụ cướp thực sự, với bộ mặt "nhân từ" làm vỏ bọc che giấu dã tâm thâm độc, như thường thấy lại làm ra vẻ như họ không hề biết, không hề nghe đến một vụ cướp bóc rùng rợn, không hề biết đến sự hoảng loạn của các cô giáo mầm non và không hề để ý đế sự sợ hãi còn hằn trên những khuôn mặt của các cháu bé ở độ tuổi "búp trên cành" kia. Cũng chính họ lại bịt tai, nhắm mắt để không nhìn, không nghe thấy các cô giáo với tiếng kêu xé lòng, những cháu nhỏ khóc lặng đi vì sợ hãi trước sự hung hãn của lũ côn đồ. Tất nhiên, học cũng im lặng trước những câu hỏi đang đặt ra ngay trong ánh mắt của những người có lương tâm chứng kiến vụ việc. 

Trong lúc vụ cướp đang diễn ra trước sự bất lực của những người có lương tâm, cơ quan hữu trách đã có mặt khuyên bảo và tìm cách liên lạc, phối hợp với những vị chủ chăn kia cùng giải quyết vấn đề. Nhưng đáng tiếc, họ không chỉ im lặng, hèn nhát không dám nghe máy mà còn trốn chui trốn lủi với lý do "đi vắng". Tất nhiên, những người tỉnh táo luôn hiểu rằng, sự thật là họ vẫn đang giấu mặt sai khiến lũ cừu cướp phá và đang cùng nhau phân tích tình hình, hả hê với những gì cướp được, đồng thời tính toán để hợp pháp hóa những gì chúng đang nắm trong tay bằng sức mạnh của lũ ăn cướp.

Xâu chuỗi các sự kiện gần đây có liên quan đến tôn giáo này, người ta thấy một "Cộng đồng nhỏ" tại đất nước này thật đáng sợ và đáng ghê tởm vì những bầy cừu đã được định hướng bởi lũ mặt người dạ quỷ. Chỉ vì miếng ăn hay hơn một chút là vì cái "lợi ích của riêng cộng đồng đó" mà chúng sẵn sàng bán cả lương tâm, thậm chí là cả đức tin.

Tôi không dám tin vào những gì mà người dân nhận định bởi nó quá khủng khiếp và hoàn toàn trái ngược với đức tin tôn giáo. Nhiều người đã cho rằng, chủ mưu của những vụ cướp bóc đất đai của nhà nước và công dân với những lý do "lịch sử" kiểu "Tàu khựa" có liên quan đến tôn giáo này hoàn toàn không phải vì mục đích cộng đồng, mà nó là một âm mưu kích động chia rẽ lương - giáo, phá hoại an ninh trật tự, gây mất ổn định chính trị của đất nước, tạo cớ cho các thế lực thù địch bịa đặt, vu cáo, bôi xấu chế độ nhằm từng bước thực hiện âm mưu thế tục hóa. Hành động cướp đất ở Nghi Kiều, gây rối, tấn công bắt giữ các cán bộ công an ở Hà Tĩnh và những vụ việc tương tự gần đây đã được thúc đẩy xuất hiện với tần xuất nhanh dần cho thấy xu hướng này của giáo hội tôn giáo này. 

Tất nhiên, riêng vụ cướp ở Nghi Kiều, ngoài mục đích cướp đất để lấy lòng giáo dân, nó còn có mục đích gây mất ổn định mọi mặt tại địa phương, đồng thời thăm dò dư luận cũng như phản ứng của chính quyền, qua đó sẽ tính toán các bước tiếp theo. 

Sự ôn hòa của chính quyền Nghệ An cho thấy sự tôn trọng của đảng và nhà nước đối với tôn giáo này, nhưng nếu còn nhân nhượng mời các chức sắc tham gia giải quyết vụ việc theo cách "họ cũng là một bên phán xử" thì đó là một sai lầm, bởi vụ việc cần được xem xét dưới góc độ pháp luật mà không cần thiết phải xem xét dưới góc độ tôn giáo.

Hôm nay, 700m vuông đất đã bị cướp đi để phục vụ cho mưu đồ đen tối, nếu dư luận vẫn im lặng và pháp luật tỏ ra yếu mềm thì sẽ còn nhiều vụ cướp được thực hiện bởi tôn giáo này. Các nạn nhân khi đó không chỉ dừng lại là các cô giáo mầm non, các cháu nhi đồng Nghi Kiều mà có thể sẽ là chính các bạn và hậu quả của nó sẽ không là 700m vuông mà có thể sẽ là sự vẹn toàn của lãnh thổ.

ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO, BẾN XE MỸ ĐÌNH LÀ HIỆN THÂN CỦA TẦM NHÌN VÀ KHẢ NĂNG QUẢN LÝ


LâmTrực@

1. 
Dự án đường  sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông là nỗi nhức nhối của những nhà quản lý và của người dân. 

Bị chậm tiến độ, đôi vốn cao ngất, gây hỗn loạn giao thông và làm mất dần niềm tin vốn dĩ đã khá ít ỏi vào khả năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải.

Đội vốn là do lỗi của Ban quản lý dự án, tức phía ta, còn chậm tiến độ, làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước là lỗi của chủ đầu tư. 

PGS.TS Nguyễn Đình Thám, Trưởng Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội khẳng định: "Đây là lỗi do Ban quản lý (BQL) chứ không phải lỗi của nhà thầu, bởi vì, nhà thầu chỉ liên quan đến vấn đề chất lượng công trình, thi công chậm tiến độ. Riêng việc đội vốn, tăng vốn, không giải phóng được mặt bằng là lỗi do chủ đầu tư, BQL".

Vậy mà cho đến tận hôm nay, nỗi thống khổ của người dân dọc tuyến đường dở dang này vẫn tiếp tục leo thang.

2.
Chưa thấy ai ngạc nhiên khi báo dẫn lời Bộ trưởng Đinh La Thăng hôm 15/10/2015: "Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng".

Con số 500 triệu đối với một người dân là số tiền khổng lồ và có lẽ phải mất cả đời mà chưa chắc có được, vậy mà không hề có ai ngạc nhiên.

Và người dân biết rõ, "lốt" xe ấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm có tên giao thông. Họ cũng biết, chính người dân là những người chịu thiệt thòi tới mức đau đớn nhất.

Thảm trạng quản lý yếu kém trên tất nhiên không phải ai khác, mà chính là Bộ Giao thông Vận tải.

Vậy nên, ai đó không hề quá lời khi nói: "Bến xe Mĩ Đình là hiện thân rõ ràng nhất của tầm nhìn phát triển giao thông của Việt Nam". 

Với người viết, bến xe Mỹ Đình và Đường sắt trên cao là biểu hiện của không chỉ về tầm nhìn mà còn về năng lực quản lý giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.

P/s: Lần này tôi không thể ủng hộ anh Thăng được. Nếu muốn sửa sai và phát triển, anh Thăng nên liên hệ với những người dám viết bài trên blog như thế này. Rất sẵn lòng được giúp anh Thăng, miễn là anh thật lòng.

ÔNG NGUYỄN MINH TRIẾT (25 TUỔI) ĐƯỢC BẦU VÀO TỈNH ỦY BÌNH ĐỊNH


Tấn Lộc

(PLO)- Ông Nguyễn Minh Triết - 25 tuổi, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - là người trẻ tuổi nhất được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020. 

Sáng 16-10, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định đã công bố danh sách 55 người trúng cử vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2010. 

Trong đó, ông Nguyễn Minh Triết - 25 tuổi, Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định- là người trẻ tuổi nhất trúng cử. Ông Triết là con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh. Cuối tháng 6-2014, khi đang giữ chức vụ phó Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ - phát triển sinh viên Việt Nam, ông Triết được Ban Bí thư Trung ương Đoàn cử về làm phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định nhiệm kỳ 2013-2017 theo chương trình cử cán bộ đi đào tạo thực tế tại cơ sở; sau đó ông Triết đảm nhiệm chức vụ bí thư Tỉnh đoàn Bình Định. 

Tháng 12-2014, ông Triết được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015. 

Cũng trong sáng nay, đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định đã công bố ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2010-2015, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, được bầu làm bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Tùng sinh năm 1960, quê xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ (Bình Định), vào Đảng năm 1987, có trình độ chuyên môn là tiến sĩ sử học. 

Hai phó bí thư Tỉnh ủy Bình Định nhiệm kỳ mới là ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh.