Showing posts with label VIỆT NAM CỘNG HÒA. Show all posts
Showing posts with label VIỆT NAM CỘNG HÒA. Show all posts

2017/06/14

19/6 NHẮC ĐẾN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Việt Nam Cộng Hòa là cái tên không thể thiếu trong lịch sử Việt Nam, đây là nguyên do của mọi đau thương, mất mát gây ra cho miền Nam Việt Nam nói riêng và cho cả nước ta nói chung. Nhờ sự đồng lòng và quyết tâm cao độ của cả nước nên chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã bị đánh đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã lụi tàn.
19/6 NHẮC ĐẾN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ngày 19/6 hàng năm luôn được tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng hòa và các nhà dân chủ non trẻ tưởng niệm là ngày Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và vẫn cố duy trì cho đến bây giờ. Nhiều nhà dân chủ còn tỏ ý định muốn xây dựng lại để lật đổ đất nước ta. Vậy hiện tại quân lực của Việt Nam Cộng Hòa là như nào? Nó có xứng đáng được kỷ niệm hay khôi phục lại không?
Nếu như trước năm 1975, quân lực Việt Nam Cộng Hòa là một đội quân khá mạnh dưới sự hỗ trợ cả về vũ khí lẫn kỹ thuật. Tuy nhiên, do đặt dưới sự chỉ đạo của chế độ tay sai Việt Nam Cộng Hòa thì một đội quân hùng mạnh như vậy đã bị biến thành một lũ ô hợp không hơn không kém, sự tha hóa thể hiện rõ rệt trong nội bộ hàng ngũ của đội quân này. Những thứ vũ khí tối tân nhất thời đó đều do Mỹ cung cấp nhưng rơi vào tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã trwor thành những khối sắt vụn không phát huy tác dụng. Minh chứng cho điều đó chính là sự thất bại thảm hại trong nhiều trận chiến với quân đội của nước ta với vũ khí thô sơ, số lượng ít ỏi.
Sự yếu ớt về tinh thần chiến đấu của binh sĩ và những sai lầm nghiêm trọng từ các cấp chỉ huy khiến cho đội quân ô hợp này chỉ phát triển về số lượng mà không có chất lượng. Điển hình là chỉ sau 55 ngày đêm chiến dịch Mùa Xuân 1975 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, quân lực Việt Nam Cộng Hòa với hơn 1 triệu quân đã hoàn toàn tan rã, đa phần trong số này đã bị quân đội của ta tiêu diệt, một phần thì bị bắt hoặc đưa đi cải tạo sau chiến tranh, phần nhỏ là các phế binh đã quá tuổi rải rác khắp miền Nam nước ta hiện nay. Còn một phần không thể không kể đến là đám phản động lưu vong với bộ phận không nhỏ là các binh lính, sĩ quan Mỹ Ngụy cũ tị nạn chính trị ở Mỹ, Canada hoặc các nước tư bản khác, nơi mà chúng được đào tạo, huấn luyện, nuôi dưỡng tư tưởng xâm chiếm, kích động gây chiến tranh.
Hiện tại, quân lực Việt Nam Cộng Hòa gần như chỉ là con số không, đa phần mang danh các phế binh đã quá tuổi, số trẻ thì chỉ là các nhà dân chủ vụ lợi nhảy vào lấy tên nhằm kiếm chác tí quyền lợi. Vũ khí không có, kinh phí chủ yếu từ các tổ chức phản động rót vào và một phần nhỏ ngân sách từ các thế lực tư bản thù địch với Việt Nam, sức mạnh phá hoại bây giờ chủ yếu là “võ mồm” từ những đối tượng trẻ tuổi xin gia nhập để kiếm chác. Tuy vậy, sự ảo tưởng của đám tàn dư Việt Nam Cộng Hòa vẫn ngừng tăng lên khi phát biểu về ngày quân lực Việt Nam Cộng Hòa: “Sau ngày 30/04/1975 tuy rằng QLVNCH không còn nữa nhưng trong lòng mọi người cựu quân nhân QLVNCH trong và ngoài nước vẫn nhớ tới ngày này, hải ngoại thì tụ tập nhau làm lễ kỷ niệm ngày Quân Lực, trong nước thì ngậm ngùi ngồi nuối tiếc một thời quá khứ oai hùng, anh dũng của một Quân Lực từng nổi tiếng hùng mạnh đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới sau các nước lớn”.
Một nhà dân chủ non trẻ còn ảo tưởng vẽ ra một điều phi thực tế để động viên đồng bọn: “Riêng cá nhân tôi xin được một lần giữ niềm hy vọng tinh thần QLVNCH mãi bất diệt, mãi tồn tại trong lòng người dân miền Nam VN, sẽ có ngày được phục hồi danh dự, hậu duệ của QLVNCH sẽ có ngày hãnh diện ngẩng cao đầu với các Quân Đội nổi tiếng thế giới khi CSVN đã diệt vong”.
Mỹ đã thất bại thảm hại khi bơm tiền cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 với mong muốn xây dựng nó trở thành tay sai xâm chiếm Việt Nam cũng như các quốc gia xung quanh. Tuy nhiên, người Mỹ đã sớm nhận ra sự yếu kém, suy tàn của quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng như chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Tại thời điểm năm 1975, không mấy ai còn muốn tin tưởng, níu giữ đội quân này nữa. Cho đến ngày nay, ngoài các nhà dân chủ rởm có âm mưu phá hoại Việt Nam ra thì không một ai mong muốn đội quân này trở lại để phá nát đất nước ta một lần nữa.
Công Lý

2017/05/02

NHÂN KỶ NIỆM NGÀY 30/4 VIẾT VỀ THUYỀN NHÂN BỎ TRỐN

Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 đã trở thành dấu mốc không thể quên đối với dân tộc Việt Nam, ngày mà cả nước hân hoan ăn mừng thắng lợi thống nhất đất nước, đánh bại giặc ngoại xâm, đặt dấm chấm hết cho chế độ tay sai Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, đi ngược với xu thế của dân tộc đó, vẫn có một bộ phận cá nhận chạy theo thứ ảo tưởng suy tàn, bỏ quê hương đất nước chay theo chủ nghĩa đế quốc xâm lăng.
NHÂN KỶ NIỆM NGÀY 30/4 VIẾT VỀ THUYỀN NHÂN TRỐN CHẠY
Cảnh những kẻ hèn nhát bỏ trốn khỏi đất nước ta
Những con người vào thời điểm đó là những cá nhân không được Mỹ dùng máy bay trực thăng đưa ra khởi đất nước, chính họ cũng không dám ở lại Việt Nam vì nhiều lý do nên họ đã bám theo các con thuyền cỡ lớn có, nhỏ có, rất nhỏ cũng có để chạy trốn ra nước ngoài hòng tìm kiếm ước mơ tư bản chủ nghĩa, không ở lại xây dựng quê hương, đất nước mình. Họ bị gắn một biệt danh không mấy tốt đẹp, không mấy được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, đó là thuyền nhân.
Nếu như trước sự kiện 30/4/1975, đất nước ta bị chia cách hai miền Nam Bắc với hai thể chế chính trị đối lập nhau. Miền Bắc do Đảng Cộng sản dẫn dắt từng bước xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời tăng cường viện trợ nhân lực và của cải vật chất để giải phóng miền Nam, còn ở miền Nam được dẫn dắt bởi chế độ tay sai Việt Nam Cộng hòa dưới sự chỉ đạo, viện trợ của đế quốc Mỹ xâm lược. Đa phần người dân miền Nam đều mong muốn sớm thoát khỏi chế độ tàn ác do Mỹ thiết lập để cai trị ở miền Nam, họ đã cùng quân và dân miền Bắc đứng lên đánh đuổi để quốc Mỹ và đập tan bộ máy cai trị Việt Nam Cộng hòa.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân miền Nam lại làm tay sai, binh lính cho Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng hòa, họ hưởng lợi từ máu xương, từ công sức của chính đồng bào mình. Vì vậy, sau khi chiến tranh kết thúc, số người này không dám ở lại mảnh đất hình chữ S, nơi quê cha đất tổ sinh sống hàng bao thế hệ, họ bỏ trốn theo nhưng con thuyền nhằm kêu gọi sự cứu vớt từ chính kẻ thù xâm lược đất nước mình.
Thuyền nhân là cụm từ chỉ những kẻ hèn yếu nhất, những kẻ vì lợi ích mà rời bỏ quê hương, đất nước, chứ không phải vì hận thù hay yếu tố chính trị nào. Rất nhiều binh lính, sỹ quan của chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũ đã ở lại, học tập, cải tạo giáo dục và cho đến nay vẫn tiếp tục đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước của mình. Ngày 30/4 vẫn bị các thuyền nhân coi đó là ngày quốc hận, ngày mà chế độ Việt Nam Cộng Hòa của thối nát của các thuyền nhân chính thức bị diệt vong.
Những kẻ được cho là thuyền nhân vẫn không từ bỏ hận thù, vẫn thường xuyên tài trợ, ủng hộ vào nhiều hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Họ không xứng đáng là một phần của mảnh đất Việt Nam này, những con người bỏ trốn khỏi đất nước và luôn mang trong người tư tưởng phá hoại đất nước đến cùng thì không bao giờ được chào đón trên mảnh đất này.
Công Lý

2017/01/18

SỰ THẤT BẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 – CÓ XỨNG ĐÁNG ĐỂ CA NGỢI KHÔNG? (PHẦN II)

Tiếp theo về nguyên nhân dẫn đến thất bại thảm hại trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 của Việt Nam Cộng hòa đó chính là yếu tố con người. Trang thiết bị vũ khí của hải quân Việt Nam Cộng hòa do một tay đế quốc Mỹ tài trợ nên rất hiện đại, uy lực.
Cách tưởng niệm âm binh  Việt Nam Cộng Hoa của các nhà dân chủ
Tài liệu Trung Quốc nhận định: "Tương quan sức mạnh của hai bên có sự chênh lệch quá lớn, là hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh hải quân. Hải quân Việt Nam Cộng hòa được đánh giá là có sức mạnh nằm trong Top 10 thế giới, trong khi các máy bay chiến đấu của Trung Quốc thì không có đủ tầm bay để tới Tây Sa (Hoàng Sa), hạm đội Nam Hải phải gánh vác trọng trách lớn nhất trong trận đánh. Nhưng các tàu chiến Việt Nam Cộng hòa có tính linh hoạt kém, và nhất là các thủy thủ sợ phải chiến đấu hy sinh, điểm yếu mà họ không thể khắc phục. Mặc dù hải quân Trung Quốc kém hơn về trang bị, nhưng binh sĩ có lòng can đảm và tinh thần chiến đấu tốt, cùng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động ở eo biển Đài Loan, đã dũng cảm đối mặt với ưu thế áp đảo của hải quân Nam Việt mà không hề rụt rè”.
Yếu tố phương tiện kỹ thuật đã ăn đứt hải quân Trung Quốc thời bấy còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa được đầu tư hiện đại như bây giờ. Vậy nguyên nhân của sự thất bại nằm ở chính yếu tố con người, dó chính những binh sĩ của Việt Nam Cộng Hòa gây ra.
Hải quân của Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng có tư thế chủ động, họ đang quản lý toàn bộ quần đảo với lực lượng hải quân khá đông đảo, trang thiết bị hiện đại, có đủ thời gian và vật chất để bố trí nhiều phương án phòng ngừa từ xal. Ở tình huống này, chúng ta là người có đất, là người có chủ quyền mà bị kẻ thù đánh đuổi đi một cách dễ dàng thì phải tự trách bản thân mình, không phải bất cứ ai hy sinh cũng đều đáng được ca ngợi, hy sinh trong sự hèn yếu, sự kém cỏi thì phải cảm thấy nhục nhã, đáng bị lên án hơn là được các thế hệ sau tưởng nhớ công ơn nhường cả quần đảo cho phía địch.
Theo các tài liệu lịch sử để lại, nguyên nhân dẫn đến thất bại của trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 xuất phát từ một số yếu tố con người như sau:
Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui. Mấy phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho đồng đội. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, Việt Nam Cộng hòa mất 1 tàu do hỏa lực của chính mình bắn vào đồng đội, 2 tàu khác thì quay đầu rút lui. Chỉ còn HQ-10 nhưng đây là tàu nhỏ yếu nhất, khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải chiến vì vậy mà thất bại.
+ Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, binh lính Việt Nam Cộng hòa đã không tổ chức bắn trả mà bỏ chạy vào khu bụi cây giữa đảo, sau đó thì buông súng đầu hàng. Chỉ từ 10 giờ sáng tới xế trưa, lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh trên các đảo mà không cần nổ súng, hoàn tất chiếm các đảo một cách nhanh chóng.
+ Lực lượng không quân của Việt Nam Cộng hòa ở sân bay Đà Nẵngkhá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5) nhưng lại không được phép cất cánh để tham chiến do sức ép từ Hoa Kỳ.
Như vậy, những binh sĩ tay sai của Việt Nam Cộng hòa thể hiện bản chất yếu kém, hèn nhát, không xứng đáng để vinh danh trong trận hải chiến này. Chính kẻ địch của chúng ta trong trận hải chiến đó là hải quân Trung Quốc cũng khá bất ngờ trước chiến thắng của họ vì cả lực lượng lẫn trang thiết bị của họ khá mỏng và kém hiện đại hơn rất nhiều so với hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Như vậy, ngày 19/1 hàng năm không nên tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn của các bại binh Việt Nam Cộng hòa, có chăng là tưởng niệm lại sự thất bại, tưởng niệm lại dấu mốc khiến đất nước ta để rơi quần đảo Hoàng Sa vào tay giặc ngoại xâm khiến bây giờ, Đảng và Nhà nước ta mất nhiều công sức, tiền của để đấu tranh giành lại chủ quyền.
Công Lý

2017/01/17

SỰ THẤT BẠI CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 – CÓ XỨNG ĐÁNG ĐỂ CA NGỢI KHÔNG? (PHẦN I)

Tết Nguyên đán năm 2017 sắp cận kề cũng là lúc nhớ về những thời khắc oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam để tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hiến dâng máu xương mình để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Một sự kiện quan trọng liên quan đến biển đảo của Tổ quốc là trận Hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 của những người lính Việt Nam Cộng hòa.
Cách tưởng niệm âm binh  Việt Nam Cộng Hoa của các nhà dân chủ
Cách tưởng niệm âm binh  Việt Nam Cộng Hoa của các nhà dân chủ
Cứ đến sát ngày 19/1, những kẻ giả danh dân chủ, nhân quyền lại bày trò tưởng niệm, tưởng nhớ để tri ân những liệt sỹ hy sinh trong trận Hải Chiến đó, nhưng bản chất của bọn chúng là muốn giương cao lá cờ vàng ba sọc của chế độ tay sai Ngụy quyền đã bị sụp đổ bởi thời điểm diễn ra trận hải chiến đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang canh giữ và bảo vệ đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, những binh sĩ này có xứng đáng được vinh danh hay tưởng niệm vì đã hy sinh bảo vệ quần đảo của tổ quốc hay không thì vẫn là vấn đề tranh cãi từ trước đến nay. Trước thời điểm Trung Quốc đưa quân đội chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là người nắm giữ quyền kiểm soát, chủ động triển khai quân đội bảo vệ đảo. Nhưng thật bất ngờ là chỉ trong trận đánh chớp nhoáng, quân của Việt Nam Cộng Hòa thua tơi tả và để rơi quần đảo Hoàng Sa vào quân xâm lược Trung Quốc. Những số liệu sau đây cho thấy kết quả của trận chiến cũng hợp lý với sự ngu dốt, kém cỏi, nhát gan và thiếu tính chủ động của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Theo từ điển điện tử wikipedia: “Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm là Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Khu trục hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng SaPhía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiếm hạm trực tiếp tham gia trận chiến là: 02 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp 6604 (nhái theo lớp Krondstadt của Liên Xô) mang số hiệu 274 và số 271, 02 tàu quét thủy lôi lớp Type 010 mang số hiệu 389 và số 396 (nhái theo tàu lớp T-43 của Liên Xô), 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407. Ngoài ra, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân lục chiến, trinh sát (không rõ số lượng binh sĩ). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì tàu chống ngầm số 282, tàu chống ngầm số 281 mới đến tăng viện, coi như không tham chiến.
Về vũ khí trên các tàu, phía Việt Nam Cộng hòa có:
+ HQ-05 Trần Bình Trọng: Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). 1 pháo mũi cỡ 127mm, súng cối đa năng, 10 nòng pháo 40mm liên thanh, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau. Ngoài ra còn có thêm 6 pháo 20mm bắn nhanh.
+ HQ-04 Trần Khánh Dư: Tàu khu trục lớp Edsall, choán nước 1.590 tấn, vận tốc tối đa 21 knots (39 km/h). Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp pháo có 1 pháo 76,2mm nạp đạn tự động (bắn nhanh 20 phát/phút). Ngoài ra tàu có 2 pháo 40mm bắn nhanh, 8 pháo 20mm bắn nhanh. HQ-4 được trang bị radar trinh sát (DER - Destroyer Escort Radar) kết nối với 3 khẩu đại pháo 76,2 ly nạp đạn tự động và có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock on) mục tiêu, đây là công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ.
+ HQ-16 Lý Thường Kiệt: Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). Trang bị 1 pháo 127mm, 6 pháo 40mm bắn nhanh, 4 pháo 20mm bắn nhanh, 2 súng cối đa năng 81mm.
+HQ-10 Nhật Tảo: Choán nước 650 tấn, vận tốc tối đa 14 knots (27,4 km/h). Trang bị 1 pháo 76mm, 4 pháo 40mm, 6 pháo 20mm.
Trong khi đó, tàu chống ngầm lớp Krondstadt (Kronshtadt class submarine chaser) của Trung Quốc có choán nước khoảng 320 tấn, trang bị 1 pháo 85mm và 2 pháo 37mm, tất cả đều là kiểu pháo có từ thế chiến thứ hai, việc điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn đều thủ công bằng tay. 2 tàu rà mìn T-43 trang bị 2 pháo đôi 37mm, 2 pháo đôi 25mm, cũng chỉ điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn bằng tay. Tình trạng của các tàu Trung Quốc đều khá cũ kỹ và lạc hậu:
Tàu săn ngầm lớp 6604, với thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến 2... Qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của các tàu này chỉ còn 21 km/giờ... Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng, tới mức có thể coi là nghèo nàn. 6 tàu săn ngầm lớp 6604 lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu”, chỉ được giữ lại để luyện tập. Trước trận đánh, Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu 6604 có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.
Như vậy, xét tương quan lực lượng:
+Về số lượng, mỗi bên đều có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến.
+ Về chất lượng tàu, Việt Nam Cộng hòa có ưu thế vượt trội: các chiến hạm của họ lớn và hiện đại hơn (tàu lớn nhất là HQ-16 có kích thước lớn gấp 8 lần tàu Trung Quốc, tàu nhỏ nhất là HQ-10 cũng lớn gấp đôi tàu Trung Quốc), được trang bị radar tự phát hiện mục tiêu (tàu Trung Quốc không có). Các tàu đều có vận tốc cao hơn so với tàu của Trung Quốc.
+ Về hỏa lực, các tàu của Việt Nam Cộng hòa được trang bị số lượng pháo nhiều gấp 4 lần, các khẩu pháo cũng lớn hơn, bắn nhanh và chính xác hơn. Xét riêng về pháo cỡ lớn, Việt Nam Cộng hòa có tổng cộng 2 khẩu pháo 127mm và 4 khẩu pháo 76mm, được nạp đạn và ngắm bắn tự động. Phía Trung Quốc thì chỉ có 2 khẩu pháo 85mm, đều ngắm bắn và nạp đạn thủ công”.
Như vậy, xét về tương quan lực lượng, quân lực của Việt Nam Cộng Hòa dưới sự tài trợ của đế quốc Mỹ ăn đứt hải quân của Trung Quốc cả về số lượng lẫn chất lượng. Hỏa lực của Việt Nam Cộng Hòa rất lớn, có thể đánh bại hải quân Trung Quốc trong nháy mắt. Vào thời điểm đó, hải quân Trung Quốc còn non kém, không hề có tên tuổi trong bản đồ hải quân thế giới. Vậy mà lính Ngụy lại để rơi quần đảo Trường Sa dễ dàng vào tay hải quân Trung Quốc thì quá thất vọng, không có lý do gì để ca ngợi hay nhớ ơn với những con người như này.
Công Lý

2017/01/16

MAI KHÔI BỊ FANS CỜ VÀNG BA SỌC “NÉM ĐÁ” DỮ DỘI

Cũng vẫn là chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc, là chuyện giữa cờ đỏ sao vàng đại diện cho dân tộc Việt Nam và cờ vàng ba sọc đại diện cho chế độ Việt Nam Cộng hòa đã sụp đổ. Những thành phần bảo thủ, trì trệ, ích kỷ hẹp hòi của chế độ cũ vẫn nung nấu hận thù, sẵn sàng đáp trả quyết liệt mỗi khi ai động vào biểu tượng của một chế độ suy tàn Việt Nam Cộng Hòa.
Nạn nhân của vụ lần này chính là Mai Khôi, một ca sĩ đã từng chạy theo và được bao bọc, giúp đỡ của những cá nhân, tổ chức tôn thờ chế độ Ngụy quyền, vì được sống cùng với những con người theo  hệ tư tưởng đó nên Mai Khôi nhận thấy rõ bản chất không tốt đẹp, ích kỷ cá nhân, nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ giàu tiềm lực với sự tài trợ mạnh mẽ của đế quốc Mỹ. Tại buổi trình diễn nhạc thính phòng “Trói Vào Tự Do” vào ngày 8-1-2017 tại Mason District Government Center, Annandale, Virginia, Mai Khôi đã phản ứng mạnh mẽ trước việc treo cờ vàng ba sọc và nghi lễ chào là cờ đã bị xóa sổ khỏi thế giới này.
MAI KHÔI BỊ FANS CỜ VÀNG BA SỌC “NÉM ĐÁ” DỮ DỘI
Hành động dũng cảm này của Mai Khôi xuất phát từ tinh thần dân tộc, từ việc cảm nhận được cái đúng, cái sai, cái cá nhân ích kỷ và lợi ích dân tộc to lớn. Cờ đỏ sao vàng đại diện cho quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển của dân tộc, được cả thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Còn là cờ vàng ba sọc đỏ là biẻu tượng một thời của chế độ Việt Nam Cộng hòa, một chế độ tay sai cho đề quốc Mỹ cướp nước, đã bị dân tộc và nhân dân Việt Nam xóa sổ từ lâu, có chăng nó chỉ còn lưu giữ bởi một số thành phần chạy loạn sang Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Cách đây không lâu, Mai Khôi tin theo lời lôi kéo, dụ dỗ của các đối tượng xấu giả danh dân chủ, nhân quyền nên đã đưa ra nhiều phát ngôn không chuẩn mực như: “Hãy quan tâm đến chính trị, đến quyền được nói, quyền được yêu, được ghét, quyền tự do sáng tác, quyền được ứng cử của mình và hãy đấu tranh để bảo vệ chúng. Cũng chính bằng âm nhạc, Khôi muốn nhắc nhở chính quyền phải tôn trọng các quyền thiêng liêng đó của người dân, vốn đã ghi trong hiến pháp”. Mặc dù nhận được nhiều lời tán thưởng, cố xúy của bọn chúng nhưng bản chất không tốt đẹp thì không thể thay đổi được, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra và người không ngoan luôn nhận biết được đúng sai.
Sự thất bại dẫn đến việc sụp đổ của một chế độ tay sai là điều tất yếu, biểu tượng của chế độ thối nát này cũng vậy, bị xóa bỏ vĩnh viễn trên bàn cờ thế giới. Hình bóng của cờ vàng ba sọc chỉ xuất hiện tại đất mẹ của chế độ Việt Nam Cộng hòa, đó chính là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chính buổi hòa nhạc do Mai Khôi tham gia là do những thành phần chạy loạn khỏi Việt Nam sau chiến tranh.
Việc động đến quá khứ thối nát của một bộ phận người Việt ở Mỹ đã khiến cho Mai Khôi bị chỉ trích dữ dội trên mạng, các nhà dân chủ dành hẳn một loạt bài để phản đối, bội nhọ ca sĩ này. Cũng giống như việc Hùng Cửu Long bay sang đất Mỹ và định trưng chiếc áo có in hình cờ đỏ sao vàng, ngay lập tức bị “chó săn” của tư bản nhảy bổ vào cắn xé, ngăn cấm.
Hành động quay đầu lại làm bờ của Mai Khôi là rất đáng trân trọng, vẫn còn chút hy vọng nghĩ về dân tộc Việt Nam, mặc dù trước đây đã có nhiều hành động sai trái, chứ không phải những thành phần ăn bám tư bản và quay lưng với dân tộc Việt Nam.
Công Lý